Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 10432|Trả lời: 25
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Lãng Mạn - Xuất Bản] A Walk To Remember ( Đoạn Đường Để Nhớ ) | Nicholas Sparks

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả


Tên tác phẩm: A Walk to Remember ( Đoạn đường để nhớ )
Tên tác giả: Nicholas Sparks
Tên dịch giả: Thái Hà
Thể loại: Tiểu thuyết
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn tác phẩm: e-thuvien.com
Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim cùng tên: A Walk To Remember


Giới thiệu nội dung:

Lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật xảy ra với em gái Danielle Lewis của mình, những trang viết giản dị của Nicholas Sparks tạo cảm giác về một cuốn tự truyện thấm đẫm yêu thương...

A Walk to Remember là câu chuyện về mối tình đầu cảm động và ngọt ngào với nhiều biến cố và bước ngoặt trên hành trình đến với hạnh phúc trọn vẹn.  Bút pháp không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng tinh tế, văn phong chân thật, đậm chất thơ, ngôn ngữ văn chương quyến rũ, Sparks khiến độc giả trải lòng theo nhiều cung bậc tình cảm của từng nhân vật, để rồi không thể không miên man nhớ về những kỷ niệm đã qua trong đời. Một lần nữa "vẫy cây đũa thần" lãng mạn, Sparks nhẹ nhàng chạm đến miền xúc cảm của người đọc, đánh thức những ký ức tình yêu đẹp đẽ ngỡ đã ngủ quên theo một cách rất riêng.


Thị trấn ven biển Beaufort, nơi từ tháng Tư chí tháng Mười trẻ con chạy chân trần trên phố, nơi người ta vui vẻ chào nhau từ cửa kính ô tô dù có quen biết hay không. Khi vội vàng lướt qua cuốn kỷ yếu để tìm bạn nhảy tạm cho vũ hội đầu năm, Landon không ngờ rằng cô gái rụt rè và mờ nhạt cậu chọn sẽ lột xác thành thiên thần xinh đẹp trong ngày công diễn vở kịch Giáng sinh. Nhưng chính vẻ đẹp đích thực trong tâm hồn Jamie mà Landon ngỡ ngàng nhận ra sau những buổi tập kịch, những lần tản bộ về nhà và trò chuyện bên hàng hiên mới dần khiến cậu phải lòng cô. Landon và Jamie say sưa trong hương vị ngọt ngào của tình yêu đầu đời, nhưng chờ đợi phía trước họ là một bí mật chưa kể sẽ khiến cuộc đời họ vĩnh viễn thay đổi.

"Đầu tiên, bạn mỉm cười, rồi sau đó bạn sẽ khóc - xin đừng trách tôi đã không cảnh báo trước." Nicholas Sparks bắt đầu cuốn sách của mình bằng lời khẳng định chắc nịch như vậy, để rồi lời tuyên bố ấy xác định giọng điệu cho cả câu chuyện lay động tâm can về mối tình đầu và thời tuổi trẻ.





http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin3.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?NS9hNy81YTmUsIC5MzU1MDhiOWMxMTFlZjBkYzRiMDgzNmNkMDQwNi5cUIbaBmUsICDN8U29cUIbaBZWRheSBXZSdsWeBCBLWeBm93fE1hWeBmR5IE1vInagaMEWeB3JlIC0gSm9dUngYXRoYW4gRm9yZW18fDENinety miles outside Chicago
Can’t stop driving I don’t know why
So many questions, I need an answer
Two years later you're still on my mind

Whatever happened to Amelia Earhart?
Who holds the stars up in the sky?
Is true love just once in a lifetime?

Did the captain of the Titanic cry?

Oh, Someday we’ll know
If love can move a mountain
Someday we’ll know
Why the sky is blue
Someday we’ll know
Why I wasn’t meant for you...

Bài viết chứa quá nhiều dữ liệu cho phép.

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký

x

Rate

Số người tham gia 4Sức gió +20 Thu lại Lý do
leeteuk.chip + 5 Cảm ơn bạn
cotchip2611 + 5 1 tp tuyệt hay ^^
bnchip + 5 ♥ ♥ ♥
Mas_Crij + 5 :x

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2011 15:29:30 | Chỉ xem của tác giả
Tác giả


Nicholas Sparks là tác giả của 15 tiểu thuyết có mặt trong danh sách bestseller của New York Times.
Sinh ngày 31/12/1965, mặc dù còn khá trẻ nhưng Nicholas Sparks đã được xem là bậc thầy về tiểu thuyết lãng mạn của Mỹ. Vị trí trong nền văn học của Nicholas Sparks tại Mỹ cũng giống như vị trí của Marc Levy tại Pháp - là con gà đẻ trứng vàng của giới xuất bản và là ngòi bút quyến rũ của độc giả.

Các tác phẩm của ông được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và đã có hơn 50 triệu bản được bán ra trên thế giới. Năm tiểu thuyết của ông đã được dựng thành phim bao gồm: The Notebook, A Walk to Remember, Message in a Bottle, Nights in Rodanthe và Dear John. Doanh số phòng vé của mỗi phim trung bình đạt 56 triệu USD và doanh số bán DVD đạt 100 triệu USD.

Những cuốn sách của Nicholas Sparks viết về tình yêu, gia đình, sự quan tâm và sẻ chia, niềm tin tôn giáo, một chút thơ ca và định mệnh. Tờ Mobile Register đã nhận xét rất đúng về giọng văn của ông: “Nicholas Sparks là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất cả trong và ngoài nước Mỹ vì một lẽ dễ hiểu: Ông viết những câu chuyện cho thấy niềm khao khát điều quý giá nhất mà con người sở hữu: tình yêu.”

Các tựa sách của Nicholas đã xuất bản: * The Notebook (1996) * Message in a Bottle (1998) * A Walk to Remember (1999) * The Rescue (2000) * A Bend in the Road (2001) * Nights in Rodanthe (2002) * The Guardian (2003) * The Wedding (2003) * Three Weeks With My Brother (2004) * True Believer (2005) * At First Sight (2005) * Dear John (2006) * The Choice (2007) - Lựa chọn của trái tim (xuất bản tại Việt Nam 2010) * The Lucky One (2008) * The Last Song (2009) * Safe Haven (2010)

Bình luận

@Aqua: You're welcome :)  Đăng lúc 11-12-2011 10:39 PM
cảm ơn bạn đã đăng tiểu thuyết này :X  Đăng lúc 11-12-2011 07:02 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2011 15:37:32 | Chỉ xem của tác giả
Phần Mở Đầu

Năm mười bảy tuổi, cuộc đời tôi vĩnh viễn thay đổi.

Tôi biết khi nói điều này sẽ có người thắc mắc. Họ nhìn tôi lạ lẫm như đang cố tìm hiểu xem chuyện gì có thể xảy ra vào thời điểm đó, tuy nhiên hiếm khi tôi buồn giải thích. Bởi vì sống ở đây gần như cả đời, tôi không cảm thấy phải làm thế trừ phi chính bản thân tự nguyện, mà khi đó thì chuyện dài dòng hơn mức hầu hết mọi người đủ kiên nhẫn nghe. Chuyện của tôi không thể tóm tắt bằng hai hoặc ba câu; cũng không thể gói gọn thành một cái gì đó nhẹ nhàng, đơn giản để mọi người hiểu ngay lập tức. Những người biết tôi năm đó mà còn sống ở đây đều chấp nhận và không hề thắc mắc về việc tôi không giải thích gì mặc dù bốn mươi năm đã trôi qua. Chuyện của tôi trong một chừng mực nào đó cũng là chuyện của họ, bởi đó là điều tất cả chúng tôi đều đã trải qua.

Tuy nhiên tôi là người gần gũi với chuyện đó nhất.

Tôi năm mươi bảy tuổi, nhưng thậm chí ngay cả lúc này đây tôi vẫn có thể nhớ tất cả mọi chuyện xảy ra vào năm đó, dù là nhỏ nhất. Tôi thường xuyên hồi tưởng về năm ấy, và nhận ra rằng những lúc như vậy tôi luôn có cảm giác buồn vui lẫn lộn. Có những lúc ước gì mình có thể quay ngược lại thời gian và lấy đi tất cả nỗi buồn, nhưng tôi có cảm giác nếu làm thế niềm vui cũng biến mất theo. Vì thế tôi đón nhận những kỉ niệm khi chúng ùa về, chấp nhận tất cả, để chúng cuốn tôi đi bất cứ lúc nào. Điều này xảy ra thường xuyên hơn tôi thừa nhận.

Đó là ngày 12 tháng Tư, năm cuối cùng trước thiên niên kỷ mới, ra khỏi nhà, tôi lướt nhìn xung quanh. Bầu trời u ám và xám xịt, nhưng khi xuống phố, tôi nhận ra những khóm sơn thù du và đỗ quyên đang nở hoa. Tôi kéo khóa áo khoác lên một chút. Trời lạnh, mặc dù tôi biết chỉ một vài tuần nữa thôi thời tiết sẽ trở nên dễ chịu và bầu trời màu xám xịt sẽ nhường chỗ cho những ngày khiến Bắc Carolina trở thành một trong những vùng đất đẹp nhất trên thế giới.

Với một tiếng thở dài, tôi cảm thấy tất cả đang quay trở lại với mình. Tôi nhắm mắt và những năm tháng đã qua bắt đầu chuyển động theo chiều ngược lại, chậm rãi quay trở về, như những chiếc kim đồng hồ quay ngược. Như thể tôi thấy mình trẻ lại qua cặp mắt của một người khác; thấy tóc chuyển từ màu xám sang nâu, cảm thấy những nếp nhăn quanh mắt bắt đầu giãn ra, tay chân trở nên dẻo dai vạm vỡ. Những bài học đã học được theo năm tháng trở nên mờ nhạt, và sự trong sáng của tôi trở lại khi cái năm đầy sự kiện ấy đến.

Rồi, giống như tôi, thế giới bắt đầu thay đổi: những con đường thu hẹp lại và một số rải sỏi như xưa, sự ngổn ngang của vùng ngoại ô được thay thế bằng các trang trại, đường phố đầy những người nhìn vào các khung cửa kính khi đi ngang qua tiệm bánh Sweeney và cửa hàng thịt Palka. Những người đàn ông đội mũ, phụ nữ mặc váy. Tại sân tòa án đầu phố, tháp chuông réo rắt…

Tôi mở mắt và dừng lại. Tôi đang đứng bên ngoài nhà thờ Baptist, và khi chăm chú nhìn vào đầu hồi nhà thờ, tôi biết chính xác mình là ai. Tên tôi là Langdon Carter, và tôi mười bảy tuổi.

Đây là câu chuyện của tôi; tôi hứa sẽ không bỏ sót một chi tiết nào.

Đầu tiên, bạn mỉm cười, và rồi sau đó bạn sẽ khóc – xin đừng trách tôi đã không cảnh báo trước.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2011 15:45:16 | Chỉ xem của tác giả
Chương 1

Năm 1958, Beaufort, thuộc tiểu bang Bắc Carolina, nằm ven biển gần thành phố Morehead, một miền đất giống với nhiều thị trấn nhỏ miền Nam khác. Vào mùa hè, độ ẩm ở nơi đây cao tới mức đi bộ ra ngoài lấy thư cũng khiến cho người ta có cảm giác cần phải tắm, và suốt từ tháng Tư đến tháng Mười, bọn trẻ đi chân trần dưới những cây sồi mọc đầy rêu Tây Ban Nha. Ngồi trong ô tô, người ta vẫy tay chào tất cả những ai họ gặp trên đường, bất kể có quen biết hay không, còn không khí thì bốc mùi gỗ thông, muối và biển, một mùi hương rất riêng đối với người dân Carolina. Với nhiều người ở thị trấn, câu cá ở phá Pamlico hay bắt cua ở sông Neusey cũng là một cách sống, và thuyền bè neo đậu ở bất cứ chỗ nào trên đường thủy Intracoastal. Tivi chỉ có ba kênh, tuy nhiên với chúng tôi, những người lớn lên ở đây, truyền hình chưa bao giờ quan trong cả. Thay vào đó, cuộc sống của chúng tôi xoay quanh các nhà thờ, có tới tận mười tám ngôi nhà thờ trong thị trấn bé xíu này. Chúng được đặt tên là Nhà thờ Thiên Chúa giáo ái hữu, Nhà thờ của những kẻ được tha thứ, Nhà Thờ của sự chuộc tội ngày Chủ nhật, và tất nhiên là các nhà thờ dòng Baptist. Hồi tôi còn nhỏ, thị trấn này hiển nhiên là giáo xứ nổi tiếng nhất vùng, và thực tế là cả các nhà thờ Baptist có mặt ở mọi ngóc ngách thị trấn, dù mỗi nhà thờ đều tự cho mình là hơn hẳn những nhà thờ còn lại. thế đấy, bạn có thể hình dung ra được có đủ các kiểu nhà thờ Baptist – Baptist tự do ý chí, Baptist miền Nam, Baptist đạo hữu, Baptist truyền giáo, Baptist độc lập.

Hồi đó, sự kiện lớn của năm được nhà thờ Baptist trung tâm - miền Nam, nếu bạn muốn biết - kết hợp với trường trung học địa phương tài trợ. Năm nào cũng thế, người ta diễn Hoạt cảnh Giáng sinh tại Nhà hát Beaufort, thực ra nó vốn là một vở kịch của Hegberr Sulllivan, một mục sư đã ở nhà thờ từ khi Moses tách đôi Biển Đỏ. À vâng, có lẽ ông không già đến mức ấy, nhưng cũng đủ già để bạn có thể nhìn thấu làn da ông. Làn da lúc nào cũng nhớp nháp và trong suốt - bọn trẻ thề là chúng có thể nhìn thấy máu đang chảy trong huyết quản ông – còn tóc ông thì bạc trắng như màu lông những con thỏ bạn vẫn thấy trong các cửa hàng bán thú cưng gần dịp Phục sinh.

Dù sao, ông cũng đã viết vở kịch Thiên thần Giáng sinh, vì không muốn tiếp tục trình diễn vở kịch cổ điển Bản nhạc Giáng sinh cũ rích của Charles Dickens nữa. Trong ý nghĩ của ông, lão Scrooge là một kẻ ngoại đạo, kẻ đã tìm đến sự cứu rỗi của Chúa chỉ bởi đã nhìn thấy ma quỉ chứ không phải các thiên thần – và là kẻ bai bải suốt rằng liệu chăng chính Chúa phái ma quỷ đến? Cũng là kẻ lúc nào cũng bảo rằng mình sẽ không quay lại con đường tội lỗi nếu như lũ ma quỷ không phải từ thiên đường xuống. Vở kịch không trực tiếp nói thẳng ra như vậy ở đoạn kết – nó chỉ tạo ra niềm tin ở người xem, đại loại vậy – nhưng Hegbert không tin ở ma quỷ nếu chúng không thực sự được Chúa phái xuống, điều này không được giải thích bằng từ ngữ đơn giản, đây chính là vấn đề lớn của ông trong vở kịch. Vài năm trước ông thay đổi cái kết của vở kịch - kiểu như nối tiếp nó bằng một phiên bản của riêng ông, kết thúc khi lão Scrooge trở thành một người truyền giáo hay đại loại như thế rồi lão ta hành hương về Jerusalem để tìm đến nơi Chúa Jesus từng giảng kinh. Vở kịch không gây được ấn tượng tốt lắm - thậm chí ngay cả đối với giáo đoàn, những người ngồi ở vị trí khán giả mở to mắt xem buổi biểu diễn – còn báo chí thì đưa ra những nhận xét kiểu như “Mặc dù vở kịch thực sự thú vị, nhưng đây không hẳn là vở kịch tất cả chúng ta từng biết tới và yêu mến…”

Vì thế Hegbert quyết định thử tự mình viết kịch bản. Từ trước đến giờ ông vẫn tự viết các bài giảng đạo, phải thừa nhận một vài bài trong số đó thực sự rất hay, nhất là khi ông nói về “sự phẫn nộ của Chúa giáng xuống những kẻ tà dâm” và những điều hay ho tương tự. Khi nói về lũ tà dâm, tôi có thể nói ngay, là ông lại sôi máu lên. Đây đúng là chỗ bức xúc của ông. Hồi nhỏ, khi thấy ông đi bộ xuống phố, tôi với lũ bạn thường trốn sau những cái cây mà hét lên “Hegbert là kẻ tà dâm!”, rồi cả bọn khúc khích cười như lũ ngốc, như thể chúng tôi là những sinh vật dí dỏm nhất trên đời.

Ông già Hegbert, đứng im như thóc ở trên đường, hai tai ông vểnh lên - thề có Chúa, chúng cử động thật sự - mặt ông đỏ bừng, như thể vừa uống xăng vậy, và những đường gân xanh to tướng trên cổ ông bắt đầu nổi hết cả lên, như bản đồ của sống Amazon mà bạn thấy trên kênh National Geographic. Ông nhìn thấy hết bên này tới bên kia, mắt nheo lại thành hai dải nhỏ xíu khi tìm bọn tôi, rồi sau đó, đột ngột ngay trước mắt chúng tôi, ông trở lại nhợt nhạt với làn da tai tái. Thật tình, chắc chắn đó là một thứ rất đáng xem.

Bọn tôi trốn sau một cái cây và Hegbert (dù thế nào đi chăng nữa sao cha mẹ lại có thể đặt tên con là Hegbert cơ chứ?) đứng đó chờ chúng tôi đầu hàng, như thể ông cho rằng bọn tôi ngốc xít không bằng. Bọn tôi lấy tay che miệng để khỏi cười phá lên, nhưng đối với bọn tôi ông chỉ là con số không. Ông quay hết bên này đến bên kia, rồi dừng lại, cặp mắt nhỏ và sáng nhìn thẳng về phía chúng tôi, xuyên qua thân cây, “Ta biết cháu là ai, Landon Carter,” ông nói, “và Chúa cũng biết.” Ông đứng lặng một phút hoặc lâu hơn, rồi tiếp tục đi, và trong suốt buổi giảng đạo cuối tuần đó ông nhìn chằm chằm vào bọn tôi mà nói đại loại thế này “Chúa rất khoan dung với con trẻ nhưng trẻ con cũng phải xứng đáng với sự nhân từ đó.” Bọn tôi thu mình lại dưới ghế, không phải vì ngượng mà để giấu những tiếng khúc khích. Hegbert không hiểu bọn tôi tẹo nào, điều này thực sự rất lạ vì ông cũng có một đứa con. Mà còn nữa, nó là con gái. Còn hơn thế, tuy nhiên chuyện đó để sau.

Dù sao, như tôi đã nói, Hegbert viết vở kịch Thiên thần Giáng sinh và quyết định dựng vở kịch đó thay cho vở cũ của Dickens. Thực sự bản thân vở kịch không đến nỗi nào, điều này khiến tất cả mọi người ngạc nhiên trong năm đầu tiên nó được trình diễn. đại loại đó là câu chuyện về một người đàn ông góa vợ đã mấy năm. Người đàn ông đó, Tom Thornton, từng rất sùng đạo, nhưng ông bị khủng hoảng đức tin sau khi vợ mất trong lúc sinh nở. Ông dành hết tâm sức nuôi nấng đứa con gái nhỏ, nhưng ông không hẳn là một người cha tốt, và thứ cô con gái nhỏ khao khát có được vào dịp Giáng sinh là chiếc hộp nhạc đặc biệt với một thiên thần chạm trổ ở bên trên, giống như trong bức ảnh mà cô bé cắt ra từ cuốn tập chí cũ. Ông vất vả tìm kiếm món quà rất lâu nhưng không tài nào tìm được. Thế nên, đêm Giáng sinh đã đến mà ông vẫn đi tìm, và khi còn đang ngắm nhìn qua tủ kính các cửa hàng, ông gặp một người phụ nữ kỳ lạ mà ông chưa thấy bao giờ, người phụ nữ đó hứa giúp tìm món quà cho con gái ông. Tuy nhiên, trước tiên họ phải giúp một người vô gia cư nọ đã (nhân tiện, hồi trước, những người vô gia cư được gọi là những kẻ lang thang), rồi họ dừng chân tại một trại trẻ mồ côi để thăm mấy đứa trẻ, rồi đi thăm một bà già cô đơn, bà chỉ cần có ai đó bên cạnh trong đêm Giáng Sinh. Lúc này, người phụ nữ bí ẩn hỏi Tom Thornton muốn điều gì cho Giáng sinh, Tom nói rằng ông chỉ muốn vợ mình sống lại. Người phụ nữ đưa Tom tới đài phun nước của thị trấn và bảo ông hãy nhìn xuống nước sẽ thấy những gì mình đang tìm kiếm. Khi nhìn vào, ông thấy gương mặt cô con gái nhỏ của mình, ông sụp xuống và khóc ngay ở đó. Trong khi Tom thổn thức, người phụ nữ bí ẩn bỏ đi, Tom tìm kiếm nhưng không thấy cô đâu. Cuối cùng ông về nhà, những điều học được buổi tối hôm đó hiện ra trong đầu ông. Tom vào phòng con gái, nhìn con bé ngủ ông nhận ra con bé là tất cả những gì vợ ông để lại, và lại thổn thức vì biết ông đã không phải là một người cha tốt. Thật kỳ lạ, sáng hôm sau, chiếc hộp nhạc ở ngay dưới gốc cây thông, và thiên thần được chạm khắc trên mặt hộp giống hệt người phụ nữ Tom đã gặp đêm hôm trước.

Thực sự vở kịch không dở. Thành thật mà nói, nhiều người lần nào xem cũng khóc như mưa. Năm nào vở kịch cũng cháy vé khi được trình diễn và bởi vì tiếng tăm của nó, cuối cùng Hegbert phải đưa vở diễn từ nhà thờ tới Nhà hát Beaufort, nơi có nhiều chỗ ngồi hơn. Đến khi tôi học năm cuối trung học, nhà hát lúc nào cũng không còn lấy một chỗ trống dù với hai suất diễn, đấy là chưa nói đến những người tham gia trình diễn, riêng chuyện về họ thôi cũng phải kể hết cả ngày.

Bạn thấy đấy, Hegbert muốn người trẻ trình diễn vở kịch - những học sinh năm cuối trung học, không phải diễn viên nhà hát. Tôi đoán ông nghĩ đó là do kinh nghiệm học tập tốt trước khi học sinh vào đại học và đối mặt với những kẻ tà dâm. Ông là kiểu người luôn muốn cứu rỗi chúng tôi khỏi sự cám dỗ. Ông muốn bọn tôi biết rằng ngay cả khi ở xa, Chúa cũng đang dõi theo chúng ta, và nếu chúng ta đặt lòng tin vào Chúa thì mọi việc rốt cuộc sẽ ổn cả. Đó là bài học cuối cùng tôi cũng học được kịp lúc, dù không phải do Hegbert dạy.

Như tôi đã nói, Beaufort là một thị trấn miền Nam tương đối điển hình, cho dù nó mang trong mình một lịch sử thú vị. Tên cướp biển Râu Đen từng có một ngôi nhà ở đây, và con tàu Nữ Hoàng Anne Báo Thù của hắn bị chôn vùi trong cát, đâu đó ngay gần bờ biển. Gần đây, vài nhà khảo cổ học, hải dương học hoặc ai đó chuyên tìm kiếm những thứ như thế nói họ đã tìm thấy con thuyền, nhưng ai mà biết được, nó đã đắm cách đây hai trăm năm mươi năm và người ta không thể tìm thấy ngăn kín của chiếc tàu để kiểm tra sổ đăng ký của nó. Beaufort đã thay đổi rất nhiều từ những năm năm mươi, nhưng nó vẫn không biến chuyển thành một thành phố hiện đại. Beaufort đã từng và sẽ luôn là một thị trấn nhỏ, tuy nhiên khi tôi mới lớn, nó gần như con không được đánh dấu trên bản đồ. Hãy hình dung thế này, Beaufort nằm trong một quận chiếm toàn bộ phần phía Đông của bang - khoảng hai mươi nghìn dặm vuông - nơi chẳng có thị trấn nào có quá hai lăm nghìn người. Ngay cả khi so sánh với những thị trấn đó, Beaufort vẫn bị xem là nhỏ bé. Toàn bộ khu vực từ phía Đông của Raleight và BắcWilmington cho tới biên giới Virginia là quận mà bố tôi đại diện.

Tôi đoán chừng bạn đã nghe về bố tôi. Ông là một huyền thoại, thậm chí ngay cả đến bây giờ. Tên ông là Worth Carter, ông làm nghị sĩ trong gần ba chục năm. Khẩu hiệu của ông mỗi năm trong mùa tranh cử là “Worth Carter đại diện cho…” và từng người dân sẽ điền tên thị trấn nơi họ sinh sống. Tôi vẫn nhớ, những lần di chuyển khắp nơi bằng ô tô khi mẹ và tôi phải xuất hiện để mọi người thấy rằng bố tôi đúng là người đàn ông của gia đình, chúng tôi đều nhìn thấy những tấm biển như thế được in bằng giấy nến với những cái tên như Otway, Chocawinity và Seven Springs. Ngày nay những thứ như thế không còn hiệu quả nữa nhưng hồi đó rõ ràng đó là kiểu quảng bá tương đối cao siêu. Tôi tưởng tượng nếu bố tôi cố gắng làm thế vào thời nay, những người phản đối ông sẽ điền tất cả các loại ngôn ngữ nhạy cảm vào chỗ trống, nhưng chúng tôi đã chẳng bao giờ nhìn thấy những chữ đó. À, có lẽ là một lần. một người nông dân ở hạt Duplin đã biết từ Cứt vào chỗ trống, và khi mẹ tôi nhìn thấy từ đấy, bà che mắt tôi rồi cầu nguyện xin tha thứ cho kẻ dốt nát tội nghiệp. Bà không nói chính xác những lời đó, nhưng tôi đoán được ý đó.

Vì thế bố tôi, ông Nghị sĩ, là một nhân vật quan trọng, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều biết điều ấy, trong đó có ông già Hegbert. Hai người không hợp nhau chút nào, mặc dù bố tôi vẫn tới nhà thờ Hegbert bất cứ khi nào bố tôi ở nhà, chuyện này thì, thẳng thắn mà nói, không thường xuyên cho lắm. Hegbert, cùng với niềm tin những kẻ tà dâm sẽ bị tẩy uế công cụ của chúng ở địa ngục, cũng tin rằng chủ nghĩa cộng sản “sẽ đày đọa loài người tới chỗ ngoại đạo”. Mặc dù sự ngoại đạo không phải là một từ - tôi không thể tìm thấy từ đó trong bất kỳ cuốn từ điển nào – giáo đoàn cũng biết ông muốn nói gì. Họ cũng biết ông đang đặc biệt hướng những lời này tới bố tôi, người đang ngồi nhắm mắt giả vờ không nghe. Bố tôi là một đại biểu Quốc hội, những người theo dõi “Ảnh hưởng đỏ”, phong trào được cho rằng đang xâm nhập tất cả các lĩnh vực của đất nước, bao gồm an ninh quốc phòng, giáo dục đại học và thậm chí cả trồng thuốc lá. Bạn phải nhớ rằng sự việc này xảy ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh; rất căng thẳng, và những người dân Bắc Carolina chúng tôi cần thứ gì đó để giảm nhẹ tình hình xuống mức độ cá nhân hơn. Bố tôi thì liên tục tìm kiếm các sự kiện thực tế, một việc chẳng liên quan gì tới những người như Hegbert.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2011 15:46:28 | Chỉ xem của tác giả
Chương 1 (tiếp) ...


Về đến nhà sau buổi lễ, bố tôi hay nói mấy câu kiểu như “Hôm nay, Cha Sullivan ở trong trạng thái hiếm có. Hy vọng con nghe được đoạn Kinh thánh mà Chúa nói về người nghèo…”

Có, chắc chắn rồi, bố…

Bất cứ khi nào có thể bố tôi đều cố gắng giảm nhẹ sự việc. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao ông ở trong Quốc hội được lâu đến vậy. Ông là người có thể hôn những đứa bé xấu xí nhất mà vẫn nghĩ ra điều tốt đẹp để nói. Khi đứa bé có cái đầu khổng lồ, ông sẽ nói “Đúng là một thằng bé dịu dàng”, hoặc “Tôi chắc chắn đây là bé gái dễ thương nhất trên thế giới,” nếu nó có một vết chàm che kín toàn bộ khuôn mặt. Một lần, một người phụ nữ xuất hiện với đứa bé nằm trong xe lăn. Bố tôi nhìn thằng bé một cái rồi nói, “Tôi cá mười ăn một rằng cháu là cậu bé thông minh nhất lớp.” Và đúng là như thế thật! Quả thực, bố tôi rất giỏi những thứ như vậy. Ông có thể nhanh chóng thốt ra điều tốt nhất của người khác, không hẳn, đặc biệt nếu bạn biết sự thực ông không khi nào đánh tôi hay làm gì như thế.

Nhưng ông đã không ở bên cạnh khi tôi lớn lên. Tôi ghét phải nói vậy bởi ngày nay mọi người cứ gào lên như thế ngay cả khi họ có cha mẹ ở bên và dùng việc đó để biện hộ cho lối cư xử của mình. Bố tôi… ông ấy không yêu tôi… đó là lý do vì sao tôi trở thành vũ nữ thoát y và trình diễn trong The Jerry Springer show…Tôi không dùng lý do đó để biện hộ cho con người tôi đã trở thành, đơn giản tôi chỉ nói sự thật. Bố tôi đi vắng chín tháng trong năm, sống trong một căn hộ ở thủ đô Washington D.C cách nhà ba trăm dặm. Mẹ tôi không đi cùng ông bởi cả hai người đều muốn tôi lớn lên “giống như họ ngày xưa”.

Trước đây, ông nội tôi là người đã dắt bố tôi đi săn và đi câu, dạy ông chơi bóng, có mặt trong các bữa tiệc sinh nhật, tất cả những điều nhỏ nhặt như thế đã bồi đắp đáng kể cuộc đời ông trước khi trường thành. Trái lại, bố tôi là người xa lạ, tôi gần như không biết gì về ông. Trong năm năm đầu đời tôi đã nghĩ rằng tất cả các ông bố đều sống ở nơi khác. Phải đến hôm ở nhà trẻ khi Eric Hunter, thằng bạn thân nhất của tôi, hỏi tôi rằng người đàn ông xuất hiện ở nhà tôi đêm hôm trước là ai thì tôi mới nhận ra có gì đó không ổn trong hoàn cảnh của mình.

“Ông ấy là bố tao,” tôi tự hào nói.

“Ồ,” Eric nói trong khi lục lọi hộp đựng bữa trưa của tôi để tìm thanh sô cô la Milky Way, “tao không biết mày có bố đấy.”

Nó đốp thẳng vào mặt tôi như vậy.

Vì thế, tôi lớn lên với sự chăm sóc của mẹ. Ngày ấy bà là một quý bà dễ thương, ngọt ngào và dịu dàng, kiểu người mẹ hầu hết mọi người đều ao ước. Nhưng bà đã không, mà cũng chưa bao giờ, có ảnh hưởng kiểu đàn ông đối với cuộc đời tôi, và sự thật đó, cộng với việc lớn lên không có bố bên cạnh, khiến tôi trở thành một kẻ nổi loạn, ngay từ lúc còn nhỏ. Không phải một kẻ xấu, các bạn chú ý nhé. Thỉnh thoảng tôi cùng lũ bạn chỉ lẻn ra ngoài lúc tối muộn và xát xà phòng lên cửa sổ xe ô tô hoặc ăn lạc luộc trong nghĩa địa phía sau nhà thờ, nhưng trong những năm năm mươi đó là điều khiến các ông bố bà mẹ khác lắc đầu và thì thầm với con cái họ rằng, “Con không nên giống thằng bé Carter đó. Sớm hay muộn nó cũng vào tù thôi.”

Tôi. Một thằng bé hư hỏng. Vì ăn lạc luộc trong nghĩa địa. Thử tưởng tượng mà xem.

Dù sao, bố tôi và ông Hegbert cũng không ưa nhau, nhưng đó không chỉ là chính trị. Không, có vẻ như bố tôi và ông Hegbert biết nhau từ lâu lắm rồi. Hegbert hơn bố tôi chừng hai chục tuổi, và trước khi trở thành mục sư ông từng làm việc cho ông nội tôi.

Ông tôi - mặc dù dành cho bố tôi rất nhiều thời gian - thực sự là một kẻ xấu xa, nếu thật có loại người như vậy. Xin nói, ông chính là người gây dựng nên cơ ngơi của cả gia đình, nhưng tôi không muốn bạn hình dung ông là kiểu người nô lệ của công việc, làm lụng cần mẫn, ngắm nhìn việc kinh doanh phát triển rồi chậm rãi phát đạt cùng với thời gian. Ông tôi không ngoan hơn thế nhiều. Cái cách ông kiếm tiền rất đơn giản – ông khởi nghiệp bằng việc bán rượu lậu, tích lũy của cải trong suốt thời kỳ Cấm Rượu bằng cách phân phối rượu mạnh từ Cuba. Rồi ông bắt đầu mua đất và thuê những người lính canh làm việc. Ông lấy chín mươi phần trăm số tiền mà những người lĩnh canh thu được nhờ trồng thuốc lá, rồi lại cho họ vay tiền bất cứ khi nào họ cần với lãi suất cắt cổ. Đương nhiên, ông chẳng bao giờ định đòi tiền – thay vào đó ông tịch thu đất hoặc bất cứ công cụ sản xuất nào mà họ sở hữu. Rồi sau đó, trong lúc ông gọi là “giây phút cảm hứng”, ông thành lập một ngân hàng tên là Ngân hàng và Tín dụng Carter. Ngân hàng duy nhất khác nằm trong bán kính hai hạt đã bị cháy rụi một cách bí ẩn, và cùng với sự tấn công mạnh mẽ của thời kỳ Đại suy thoái, nó chẳng bao giờ hoạt động trở lại. Mặc dù tất cả mọi người đều biết thực sự chuyện gì đã xảy ra, nhưng không ai dám hé một lời vì sợ bị trả thù, và sự sợ hãi của họ là có lý do. Ngân hàng đó không phải là tòa nhà duy nhất bị thiêu rụi một cách bí ẩn.

Tỷ lệ lãi suất của ông tôi rất tàn bạo, và rồi từng chút từng chút một, khi người dân vỡ nợ, ông bắt đầu tích lũy thêm tài sản và đất đai. Khi cuộc Đại suy thoái vào hồi khốc liệt nhất, ông tịch thu hàng tá cơ sở làm ăn trên khắp hạt để gán nợ và cùng lúc đó giữ lại những người chủ cũ làm công ăn lương, chỉ trả vừa đủ để giữ họ ở lại, bởi vì họ chẳng có nơi nào khác để đi hết. Ông nói khi kinh tế khá hơn ông sẽ bán cơ sở kinh doanh vốn của hộ này lại cho họ, và ai cũng tin.

Tuy nhiên, ông chưa từng một lần giữ lời hứa. Cuối cùng, ông kiểm soát phần lớn kinh tế của hạt và lạm dụng quyền lực của mình theo mọi cách.

Tôi rất muốn nói với bạn rằng cuối cùng ông chết tức tưởi, nhưng không hề. Ông qua đời khi đã rất già, lúc đang ngủ với cô bồ trên chiếc thuyền buồm của mình ở ngoài đảo Cayman. Ông sống lâu hơn cả vợ và người con trai độc nhất của mình. Một lão già như thế mà kết thúc như vậy hả? Cuộc đời, theo như tôi biết, chẳng bao giờ công bằng hết. Người ta nên cho bạn biết điều đó, nếu họ có ý định dạy bạn thứ gì ở trường.

Nhưng quay trở lại với câu chuyện… Khi nhận ra ông tôi thực sự là một kẻ tồi tệ như thế nào, Hegbert đã không làm việc cho ông tôi nữa mà tham gia đoàn mục sư, sau đó ông trở lại Beaufort và bắt đầu giảng đạo tại chính nhà thờ chúng tôi đi lễ. Ông ấy dành vài năm đầu tiên để trau dồi truyền thuyết lửa-và-lưu huỳnh bằng những bài giảng đạo hàng tháng về những con quỷ tham lam, và việc này khiến ông chỉ còn rất ít thời gian làm bất kỳ thứ gì khác. Ông lấy vợ khi ngoài bốn mươi ba tuổi và ông bước sang tuổi năm lăm lúc con gái của ông, Jamie Sullivan, chào đời. Vợ ông, một người phụ nữ nhỏ bé, mong manh trẻ hơn ông hai mươi tuổi, sẩy thai sáu lần trước khi sinh hạ Jamie, và cuối cùng bà chết trong lúc sinh nở, khiến Hegbert trở nên góa bụa và một mình nuôi con gái.

Đây, tất nhiên, chính là câu chuyện đằng sau vở kịch.

Mọi người biết câu chuyện thậm chí trước khi vở kịch lần đầu tiên được trình diễn. Đó là một trong những câu chuyện được nhắc đi nhắc lại bất cứ khi nào Hegbert rửa tội cho một đứa bé hay tham dự đám tang. Tất cả mọi người đều biết rõ câu chuyện, và tôi nghĩ đó là lý do tại sao rất nhiều người xúc động khi xem vở kịch Giáng Sinh. Họ biết dựa trên một sự việc có thật, khiến vở kịch mang một ý nghĩa đặc biệt.

Jamie Sullivan, cũng giống như tôi, là học sinh năm cuối trung học, và con bé được chọn để đóng vai thiên thần từ trước, những người khác thậm chí không có lấy một cơ hội. Điều này, tất nhiên, khiến cho vở kịch đặc biệt gấp bội. Đó là một việc lớn, có thể là lớn nhất từ trước đến giờ - ít nhất là theo đánh giá của cô Garber. Cô là giáo viên môn kịch, và khi tôi gặp cô lần đầu, cô rất hào hứng về biết bao triển vọng cho vở kịch đó.

Lúc bấy giờ tôi không định tham gia lớp kịch năm học đó. Tôi thực sự không có ý định, nhưng tôi phải chọn hoặc là lớp kịch đó, hoặc là lớp hóa học II. Chuyện là, tôi nghĩ đây có thể là lớp học nhàn nhã, đặc biệt khi so sánh với lựa chọn còn lại. Không bài luận, không bài kiểm tra, không bảng số nơi tôi phải ghi nhớ các proton và neutron và các nguyên tố kết hợp trong công thức phù hợp của chúng… còn gì tốt hơn với một học sinh cuối cấp chứ? Đó có vẻ như là điều hiển nhiên, và khi ghi danh vào lớp kịch tôi nghĩ mình có thể ngủ gật trong hầu hết mọi giờ học, điều này, tính đến những buổi tối thức khuya ăn lạc luộc của tôi, thì thực sự rất quan trọng.

Vào ngày đầu tiên của lớp kịch, tôi là người cuối cùng có mặt, bước vào lớp chỉ vài giây trước khi chuông reo, rồi chiếm một chỗ ở cuối lớp. Cô Garber quay lưng lại với cả lớp, đang bận viết tên của mình với những chữ cái to tướng dính vào nhau, như thể chúng tôi không biết cô là ai vậy. Cô rất to lớn, cao ít nhất là một mét chín, với mái tóc đỏ rực và làn da tai tái cho thấy rõ những vết tàn nhang ở tuổi bốn mươi. Cô còn quá béo nữa – tôi nói thật, cô ăn đứt một tạ hơn – và cô đặc biệt thích mặc những chiếc váy hoa dài. Cô có cặp kính gọng sừng dày màu đen, và cô chào mọi người bằng kiểu “Xin chàooooo”, gần như hát lên âm tiết cuối vậy. Cô Garber là người rất đặc biệt, điều đó là chắc chán, và cô độc thân, điều này thậm chí còn khiến sự việc tồi tệ hơn. Một anh chàng, không cần biết bao nhiêu tuổi, không thể khỏi cảm thấy ái ngại cho một cô gái như cô.

Dưới tên mình, cô viết những mục tiêu mà cô muốn đạt được trong năm đó. “Tự tin” là số một, theo sau “Tự nhận thức”, và thứ ba, “Tự thực hiện”. Cô Garber rất mê những thứ “Tự”, điều này khiến cô đi trước hẳn một bước trong lĩnh vực tâm lý học trị liệu, mặc dù lúc ấy có lẽ cô cũng không nhận ra. Cô Garber là người tiên phong trong lĩnh vực này. Có thể là do vẻ bề ngoài của cô; có lẽ cô chỉ đang cố gắng để cảm thấy dễ chịu hơn về bản thân.

Nhưng tôi đang lạc đề.

Không phải cho đến khi lớp học bắt đầu tôi mới nhận thấy điều gì đó không bình thường. Mặc dù trường trung học Beaufort không lớn, tôi biết sự thật nó được chia đều theo tỷ lệ 50-50 giữa nam và nữ, đó chính là lý do tôi ngạc nhiên khi thấy lớp học này có ít nhất chín mươi phần trăm là nữ. Có duy nhất một thằng con trai khác trong lớp, điều này theo tôi là điềm lành, và trong một giây tôi cảm thấy đỏ mặt với cảm giác kiểu như “thế giới hãy coi chừng, tôi đến đây”. Bọn con gái, con gái, con gái… Tôi không thể không nghĩ đến. Con gái, con gái và không có bài kiểm tra nào trước mắt.

Té ra tôi không phải là đứa duy nhất suy tính về tương lai…

Thế rồi cô Garber nhắc đến vở kịch Giáng sinh và thông báo với tất cả mọi người rằng Jamie Sullivan sẽ đóng vai thiên thần năm đó. Cô Garber vỗ tay ngay lập tức – cô cũng là một thành viên của nhà thờ - và rất nhiều người nghĩ cô đang theo đuổi Hegbert. Tôi nhớ rằng, lần đầu tiên nghe tin ấy, tôi đã nghĩ may mà họ quá già để có thể có con, nếu họ có lấy nhau. Thử tưởng tượng mà xem – mờ nhạt và những đốm tàn nhang ư? Ý nghĩ này khiến mọi người đều rùng mình, nhưng tất nhiên  chẳng ai dám hé răng về chuyện đó, ít nhất trong khoảng cách mà cô Garber và ông Hegbert nghe được. Tin đồn là một chuyện, tin đồn ác ý lại là chuyện khác, và ngay cả trong trường trung học chúng tôi cũng không xấu tính đến vậy. Cô Garber tiếp tục vỗ tay mọt lúc, có mỗi mình cô, cho đến khi cuối cùng tất cả chúng tôi cũng tham gia, bởi rõ ràng đó là điều cô muốn. “Đứng dậy nào, Jamie,” cô nói. Rồi Jamie đứng dậy và xoay người lại với cả lớp, cô Garber bắt đầu vỗ tay thậm chí còn nhanh hơn, như thể cô đang đứng cạnh một ngôi sao điện ảnh sáng giá.

Jamie Sullivan là một con bé dễ thương. Thực sự là như vậy. Beaufort rất nhỏ nên chỉ có một trường tiểu học duy nhất, vì thế chúng tôi học chung lớp suốt từ trước tới giờ, và sẽ là nói dối nếu bảo tôi chưa bao giờ trò chuyện với con bé. Hồi lớp hai, nó từng ngồi cạnh tôi suốt cả năm học, và chúng tôi thậm chí còn có vài lần nói chuyện với nhau, nhưng điều này không có nghĩa là tôi hay chơi với nó những lúc rảnh rỗi, ngay cả hồi đó. Người tôi gặp ở trường là một chuyện; người tôi gặp sau giờ học là chuyện hoàn toàn khác, và Jamie chưa bao giờ có mặt trong chương trình vui chơi của tôi.

Không phải vì Jamie không hấp dẫn - đừng hiểu nhầm tôi. Nó không xấu xí hay làm sao hết. Thật may con bé giống mẹ nó, người mà, theo như những bức ảnh tôi đã xem, trông không hề tệ, đặc biệt khi so với người mà kết cục bà đã lấy làm chồng. nhưng dù sao Jamie cũng không hẳn là kiểu phụ nữ tôi coi là hấp dẫn. Mặc dù con bé có thân hình mảnh mai, mái tóc màu mật ong và đôi mắt xanh nhạt, nhưng hầu như lúc nào trong nó cũng có vẻ… thô sơ, ấy là khi có ai đó thèm để mắt đến nó. Jamie không quan tâm lắm đến vẻ bề ngoài, bởi nó luôn luôn tìm kiếm những thứ như “vẻ đẹp nội tâm”, và tôi đoán đó là một phần lý do con bé có hình thức như vậy. Suốt khoảng thời gian tôi biết Jamie – và điều này sẽ còn lặp lại, hãy nhớ nhé – con bé luôn búi tóc thật chặt, gần giống kiểu một bà cô không chồng, và chẳng trang điểm tí nào. Kèm thêm chiếc áo len nâu tầm thường và cái váy kẻ ô vuông, lúc nào trong nó cũng như đang trên đường đi phỏng vấn để vào làm ở thư viện vậy. Chúng tôi từng nghĩ đó chỉ là một trạng thái nhất thời và thể nào rồi con bé cũng sẽ vượt qua giai đoạn đó, nhưng chẳng bao giờ hết. Thậm chí trong suốt ba năm đầu tiên ở trường trung học, nó cũng chẳng thay đổi chút nào. Thứ duy nhất thay đổi là kích cỡ quần áo của nó.

Nhưng không chỉ vẻ bề ngoài khiến Jamie khác biệt, mà còn do cách con bé hành xử nữa. Jamie chẳng bao giờ chịu bỏ thời gian đàn đúm ở quán Cecil’s hay tới những bữa tiệc ngủ của bọn con gái, và tôi biết chắc rằng từ trước đến giờ nó chưa từng có bạn trai. Con bé mà có bồ, ông Hegbert dám lên cơn đau tim lắm. Nhưng ngay cả khi một sự thay đổi điên rồ nào đó khiến Hegbert cho phép chuyện này thì đó vẫn chẳng phải là vấn đề. Jamie mang cuốn Kinh thánh theo mình khắp nơi, và nếu Hegbert và hình thức của con bé vẫn chưa đủ khiến bọn con trai tránh xa thì cuốn Kinh thánh chắc chắn làm được điều này. Hồi đó tôi thích Kinh thánh như một thằng con trai mới lớn thôi, nhưng Jamie có vẻ thích thú nó theo cách hoàn toàn lạ lẫm với tôi. Nó không chỉ tham dự kỳ nghỉ của trường Dòng tháng Tám hàng năm, mà còn đọc Kinh thánh trong giờ nghỉ trưa ở trường. Trong đầu tôi việc đó không hề bình thường, thậm chí con bé có là con mục sư đi chăng nữa. Dù bạn có phân tích thế nào thì đọc những bức thư của Thánh Paul gửi người Ephesian cũng không thể vui bằng trò tán tỉnh, nếu bạn hiểu điều tôi muốn nói.

Nhưng Jamie không chỉ dừng ở đó. Vì đọc Kinh thánh nhiều quá, hoặc có lẽ do ảnh hưởng của Hegbert, Jamie tin rằng giúp đỡ người khác là hết sức quan trọng và cứu tế chính xác là việc con bé làm. Tôi biết nó làm tình nguyện tại một trại trẻ mồ côi ở thành phố Morehead, nhưng với nó đơn giản thế thôi thì chưa đủ. Nó lúc nào cũng phải phụ trách gây quỹ này hay quỹ khác, giúp đỡ tất cả mọi người từ hội Hướng đạo sinh tới hội Những nàng công chúa Da đỏ, và tôi biết là lúc mười bốn tuổi nó đã dành phần lớn thời gian nghỉ hè để sơn lại tường căn nhà của người hàng xóm già. Jamie là kiểu con gái sẵn sang gieo hạt trong vườn của một người nào đó mà không cần chờ nhờ vả, hay là chặn xe cộ để giúp bọn trẻ con qua đường. Nó sẽ tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua một quả bóng rổ cho lũ trẻ mồ côi, hoặc quay lại bỏ tiền vào hòm công đứa của nhà thờ vào ngày Chủ nhật. Nói một cách khác, con bé là kiểu con gái khiến bọn còn lại chúng tôi cảm thấy mình thật xấu xa, và bất kỳ khi nào nó liếc tôi, tôi không khỏi cảm thấy tội lỗi, mặc dù tôi chẳng làm gì sai cả.

Lòng tốt của Jamie không chỉ giới hạn với đồng loại. Giả sử nếu con bé vô tình bắt gặp một con vật bị thương, nó cũng cố gắng giúp đỡ con vật đó. Sóc chuột, sóc, chó, mèo, cóc… chẳng là vấn đề với nó. Bác sĩ thú y Rawlings chỉ cần nhìn từ xa là đã nhận ra Jamie, ông lắc đầu mỗi khi thấy con bé bước tới cửa mang theo chiếc hộp các tông đựng một con vật nữa bên trong. Ông tháo kính ra lau bằng khăn tay trong lúc Jamie giải thích nó đã tìm thấy con vật tội nghiệp như thế nào và chuyện gì đã xảy ra. “Nó bị ô tô đâm, bác sĩ Rawlings. Cháu nghĩ Chúa đã sắp xếp để cháu tìm ra và cứu sống nó. Bác sẽ giúp cháu chứ ạ?”

Với Jamie, mọi thứ đều nằm trong dự tính của Chúa. Đây là một chuyện khác nữa. Cứ khi nào bạn nói chuyện với Jamie, bất kể là chủ đề gì con bé cũng sẽ đề cập đến dự tính của Chúa. Trận đấu bóng bầu dục bị hoãn do trời mưa ư? Hẳn phải là kế hoạch của Chúa để ngăn chặn một điều gì đó tồi tệ hơn xảy ra. Một bài kiểm tra lượng giác bất ngờ mà cả lớp đều trượt ư? Hẳn là do Chúa muốn thử thách chúng tôi. Dù sao, bạn cũng hình dung được rồi đấy.

Rồi tất nhiên là còn chuyện toàn bộ hoàn cảnh của Hegbert, điều này chẳng hề ảnh hưởng gì đối với con bé. Là con gái mục sư hẳn không dễ dàng gì, nhưng con bé khiến việc đó nghe như là điều tự nhiên nhất trên thế giới và nó thật may mắn được ban phước theo cách này. Đây cũng chính là câu con bé hay nói. “Mình thật may mắn có người bố như bố mình.” Bất cứ khi nào nó nói vậy, chúng tôi chỉ có thể lắc đầu và tự hỏi không hiểu con bé từ hành tình nào rơi xuống.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều đáng chú ý khác, điều thực sự khiến tôi phát điên về con bé là lúc nào nó cũng vui vẻ, bất kể chuyện gì đang xảy ra xung quanh. Tôi thề, con bé đó chưa khi nào nói xấu về bất cứ thứ gì hay về bất cứ ai, thậm chí với bọn tôi, những đứa chưa bao giờ từng tử tế với nó cho lắm. Nó sẽ ngân nga một mình khi đi xuống phố, vẫy tay với những người lạ lái xe ngang qua. Nhiều khi các bà các cô còn chạy ra khỏi nhà nếu họ trong thấy Jamie đi qua, mời con bé bánh bí đỏ nếu họ vừa nướng bánh cả ngày hay nước chanh nếu hôm đó trời nóng. Có vẻ như tất cả người lớn trong thị trấn đều yêu mến con bé. “Thật là một cô bé đáng yêu,” họ nói vậy bất cứ khi nào nghe thấy tên Jamie. “Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu có nhiều người giống như con bé.”

Nhưng bọn tôi thì không thấy thế. Trong đầu chúng tôi, một Jamie Sullivan đã là quá nhiều rồi.

Tôi đang nghĩ về những điều này khi Jamie đứng trước mặt chúng tôi trong ngày đầu tiên của lớp kịch, và phải nói rằng tôi cũng chẳng thích nhìn con bé cho lắm. Nhưng thật kỳ lạ, ngay khi Jamie quay lại, tôi gần như bị sốc, giống như đang ngồi trên dây điện vậy. Con bé mặc váy kẻ sọc cùng áo cánh trắng, khoắc ngoài chiếc áo len màu nâu quen thuộc cũ kỹ tôi đã thấy hàng triệu lần, nhưng chiếc áo lên không thể giấu nổi hai quả cau mới nhú trên ngực nó mà tôi thề là ba tháng trước chưa từng thấy. Nó chưa bao giờ trang điểm và vẫn chẳng trang điểm, nhưng da nó rám nắng, có lẽ là do ở Trường Kinh tháng, và lần đầu tiên tôi thấy nó - ừ, gần như là xinh. Tất nhiên, tôi phản bác điều đó ngay lập tức, nhưng khi con bé nhìn quanh lớp học, nó dừng lại và mỉm cười với chính tôi, rõ ràng rất vui khi thấy tôi ở trong lớp. Phải đến mãi sau này tôi mới hiểu vì sao.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2011 15:52:41 | Chỉ xem của tác giả
Chương 2

Tôi dự định vào Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill sau khi học xong cấp ba. Bố muốn tôi  vào Harvard hay Princeton giống như con trai các ông nghị sĩ khác, nhưng với kết quả học tập của tôi điều đó là không thể. Nói vậy không có nghĩa tôi là một học sinh tồi. Tôi chỉ không tập trung vào việc học hành, và điểm số của tôi không đạt yêu cầu để vào các trường trong nhóm Ivy Leagues. Vào năm cuối phổ thông tôi cũng không chắc liệu mình có được nhận vào Đại học Bắc Carolina hay không, đây là nơi mà bố tôi từng học và ông có thể giật dây một số người ở đó. Trong một kỳ nghỉ cuối tuần hiếm hoi ở nhà, bố tôi đã nảy ra kế hoạch đưa tôi vào hàng học sinh đầu bảng. Lúc đó tôi chỉ vừa kết thúc tuần học đầu tiên và cả nhà đang ngồi ăn tối. Bố tôi ở nhà ba ngày nhân dịp Lễ lao động trúng vào cuối tuần.

"Bố nghĩ con nên tranh chức chủ tịch hội học sinh đi," ông nói. "Con sẽ tốt nghiệp vào tháng Sáu, bố nghĩ hoạt động này sẽ làm đẹp học bạ của con. Mẹ con cũng nghĩ như thế đấy."

Mẹ tôi gật đầu trong khi đang nhai đầy đậu trong mồm. Bà không nói nhiều khi bố tôi phát biểu, mặc dù bà nháy mắt với tôi. Đôi khi tôi nghĩ mẹ thích thấy tôi lúng túng, mặc dù bà rất dễ thương.

"Con nghĩ mình không có cơ hội chiến thắng đâu," tôi nói. Mặc dù có lẽ tôi là đứa nhà giàu nhất trong trường, nhưng không có nghĩa tôi là đứa nổi bật nhất. Vinh dự đó thuộc về Eric Hunter, bạn thân nhất của tôi. Nó có thể ném một quả bóng chày mạnh cỡ 90 dặm một giờ; và với vai trò tiền vệ ngôi sao, nó đã dẫn dắt đội bóng chày trường tôi dành nhiều cúp vô địch tiểu bang. Nó là một thằng ra trò. Thậm chí tên nó nghe cũng hay nữa.

"Tất nhiên con sẽ thắng," bố tôi nói nhanh. "Nhà Carter chúng ta luôn chiến thắng."

Đây là một trong số những lý do tôi không thích ở bên cạnh bố. Trong suốt thời gian ít ỏi ở nhà, ông luôn muốn biến tôi thành một phiên bản thu nhỏ của chính ông. Vì hầu hết thời gian lớn lên mà không có bố ở nhà, tôi thường xuyên cảm thấy bực bội khi ở bên cạnh ông. Đây là lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện trong nhiều tuần. Ông hiếm khi nói chuyện với tôi trên điện thoại.

"Nhưng nếu con không muốn thì sao?"

Bố đặt nĩa xuống, miếng sườn vẫn còn ở trên răng nĩa. Ông ném cho tôi cái nhìn giận dữ. Bố tôi mặc vest ngay cả khi nhiệt độ ở trong nhà lên tới gần 30 độ C, và nó khiến ông trông càng đáng sợ hơn. Nhân tiện, bố tôi luôn luôn mặc vest.

"Bố nghĩ," ông chậm rãi nói, "đó là một ý hay."

Tôi biết rằng khi ông nói theo cách đó thì vấn đề đã được quyết định. Đó là kiểu của gia đình tôi. Lời bố tôi nói là luật pháp. Nhưng sự thật là, ngay cả khi đã đồng ý, tôi cũng chẳng muốn làm việc này. Tôi không muốn lãng phí buổi chiều gặp giáo viên sau giờ học - sau giờ học! - hàng tuần cho đến hết năm, nghĩ ra chủ đề cho các buổi khiêu vũ ở trường hay cố gắng quyết định xem biểu ngữ nên màu gì. Đó là tất cả những việc chủ tịch hội học sinh làm, ít nhất là thời tôi trung học. Kiểu như học sinh chẳng bao giờ có quyền được quyết định việc gì có ý nghĩa.

Nhưng dù sao, tôi biết bố tôi có lý. Nếu muốn vào Đại học Bắc Carolina, tôi phải làm gì đó. Tôi không muốn chơi bóng đá hay bóng rổ, không chơi nhạc cụ nào, không ở trong câu lạc bộ cờ hay câu lạc bộ bowling hay bất cứ cái gì khác. Tôi không xuất sắc trong lớp học - chết tiệt, tôi chẳng xuất sắc bất cứ cái gì hết.

Mỗi lúc một chán nản, tôi liệt kê những thứ tôi thực sự có thể làm, nhưng thành thật mà nói chẳng có nhiều. Tôi có thể buộc chín kiểu nút dây neo khác nhau, có thể bước chân trần qua nhựa đường nóng xa hơn bất cứ người nào tôi biết, có thể giữ thăng bằng một cái bút chì thẳng tắp trên ngón trỏ của tôi trong vòng ba mươi giây... nhưng tôi nghĩ chẳng có việc gì trong những việc đó sẽ thực sự nổi bật trên hồ sơ xin vào đại học. Thế là tôi nằm dài trên giường cả đêm, dần dần đi tới một nhận định tuyệt vọng rằng mình là một kẻ thất bại. Cảm ơn bố.

Sáng hôm sau tôi lên văn phòng hiệu trưởng để ghi tên vào danh sách ứng viên. Có hai đứa khác sẽ tranh cử - John Foreman và Maggie Brown. Ngay lúc đó tôi đã biết John không có lấy một cơ hội. Nó là loại con trai có thể xé toạc quần áo của bạn trong khi nói chuyện với bạn. Nhưng nó là một học sinh giỏi. Nó ngồi hàng đầu tiên và giơ tay mỗi lần giáo viên đặt câu hỏi. Mà nếu có bị gọi bất chợt, hầu như lúc nào nó cũng trả lời đúng, và nó sẽ quay bên này bên kia với vẻ mặt tự mãn, như thể chứng mình trí tuệ siêu việt của mình khi só sánh với những đứa khác trong lớp. Eric và tôi thường ném đạn giấy vào nó khi giáo viên quay lưng lại.

Maggie Brown là trường hợp đầy vấn đề khác nữa. Con bé cũng là học sinh giỏi. Nó ở trong hội đồng học sinh trong ba năm đầu và là lớp trưởng lúc còn học trung học cơ sở một năm trước. Điều duy nhất chống lại nó là việc nó không được xinh cho lắm, và nó đã tăng tới chín cân trong mùa hè đó. Tôi biết rằng không thằng con trai nào bầu cho nó.

Sau khi cân nhắc khả năng cạnh tranh, tôi đoán rằng tôi có cơ hội. Toàn bộ tương lai của tôi nằm ở đây, vì thế tôi cần hoạch định chính xác chiến lược của mình. Eric là người đầu tiên đồng ý.

"Đương nhiên tao sẽ bảo tất cả bọn con trai trong đội bầu cho mày, không vấn đề gì. Nếu mày thực sự muốn thế."

"Cả mấy cô bồ của chúng nó nữa chứ?" tôi hỏi.

Đó gần như là toàn bộ chiến dịch của tôi. Tất nhiên, tôi tới các buổi tranh luận như việc phải làm, và phân phát chỗ tờ rơi ngớ ngẩn "Những gì tôi sẽ làm nếu được bầu làm chủ tịch", nhưng cuối cùng Eric Hunter có lẽ mới chính là người đưa tôi đến nơi tôi cần đến. Trường trung học Beaufort chỉ có khoảng bốn trăm học sinh, vì thế có được phiếu bầu của đội thể thao sẽ là điều quyết định, và dù sao phần lớn học sinh cũng chẳng thèm chú ý đến người chúng bầu. Cuối cùng mọi chuyện cũng thành công đúng như tôi dự định.

Tôi được bầu làm chủ tịch hội học sinh của trường với đa số phiếu. Lúc đó tôi cũng chẳng biết việc này sẽ dẫn tôi tới những rắc rối gì nữa.

Lớp mười một, tôi hẹn hò với một cô gái tên là Angela Clark. Angela là bạn gái thực sự đầu tiên của tôi, mặc dù chuyện đó chỉ kéo dài vài tháng. Ngay trước khi năm học kết thúc, con bé bỏ tôi theo một gã tên là Lew, hai mươi tuổi, đang làm thợ máy trong xưởng sửa chữa của bố hắn ta. Điều hay ho nhất ở hắn, theo tôi biết, chính là việc hắn ta có một chiếc ô tô rất đẹp. Lew luôn mặc áo phông trắng với một bao Camels nhét túi, đứng dựa vào mui chiếc Thunderbird của mình nhìn trước nhìn sau, nói những câu đại loại như "Chào cô bé" bất cứ khi nào có một đứa con gái đi ngang qua. Hắn ta thực sự là một kẻ "thắng cuộc", nếu bạn hiểu tôi muốn nói gì.

Dù thế nào, buổi khiêu vũ đầu năm học cũng sắp đến, và vì chuyện Angela, tôi vẫn chưa có người đi cùng. Ai trong uỷ ban sinh viên cũng phải tham dự - điều đó là bắt buộc. Tôi phải giúp trang trí lại phòng thể chất và dọn dẹp vào ngày hôm sau - hơn nữa, đây cũng là một dịp vui vẻ. Tôi gọi điện cho vài cô gái quen biết, nhưng bọn họ đều đã có hẹn, vì thế tôi gọi thêm vài cô nữa. Các cô này đều đã có hẹn luôn. Vào tuần cuối cùng, sự lựa chọn trở nên rất hạn chế. Tất cả chỉ còn những đứa con gái đeo kính dày cộp và nói ngọng. Thật ra Beaufort chưa bao giờ là quê hương của các cô gái đẹp, nhưng dù sao tôi vẫn phải tìm cho ra một ai đó. Tôi không muốn tới buổi khiêu vũ mà chẳng có cô gái nào đi cùng - trông sẽ ra làm sao chứ? Tôi sẽ là chủ tịch hội học sinh duy nhất đến dự buổi khiêu vũ đầu năm học một mình. Bọn con trai sẽ bàn tán về tôi suốt đêm hoặc tôi sẽ phải dọn dẹp những đống nôn mửa trong nhà vệ sinh. Đó là việc mà mấy đứa đi một mình thường phải làm.

Cảm thấy khá hoảng sợ, tôi lôi cuốn lưu bút năm trước ra và bắt đầu lật hết trang này trang khác, tìm bất cứ ai có thể còn chưa có hẹn. Đầu tiên tôi xem qua các trang với những cô gái hơn tuổi. Mặc dù nhiều người trong số họ đang học đại học, vài người vẫn còn ở quanh thị trấn. Thậm chí không nghĩ mình có lấy một cơ hội, tôi vẫn gọi điện, và thực tế đã chứng minh là tôi đúng. Tôi không tìm được bất kỳ ai, ít nhất không một người nào đi cùng tôi. Phải nói là nhờ vụ này tôi trở nên khá giỏi đương đầu với sự từ chối, mặc dù điều đó không phải là điều bạn thích khoe khoang với con cháu mình. Mẹ tôi biết chuyện, cuối cùng bà vào phòng và ngồi xuống cạnh tôi.

"Nếu con không có bạn đi cùng, mẹ sẽ rất vui được đi cùng con," bà nói.

"Cám ơn mẹ," tôi chán nản nói.

Khi mẹ rời khỏi phòng, tôi thậm chí còn cảm thấy tồi tệ hơn lúc trước. Ngay cả mẹ cũng không nghĩ tôi sẽ tìm được ai đó. Và nếu tôi xuất hiện cùng mẹ thì sao? Có sống đến một trăm năm tôi cũng sẽ chẳng bao giờ hết ngượng về chuyện này.

Nhân tiện đây, còn có một thằng khác cũng ở trong tình cảnh giống như tôi. Carey Dennison đã từng được bầu là thủ quỹ, và nó cũng chưa có ai đi cùng. Carey là kiểu con trai không ai muốn gần, và lý do duy nhất nó được bầu là bởi vì chẳng có ai cạnh tranh chức đó cả. Nó chơi kèn tuba trong đội nhạc diễu hành, và thân hình của nó trông chẳng cân đối chút nào, như thể nó ngừng lớn nửa chừng ở tuổi dậy thì. Nó có cái bụng vĩ đại và tay chân lênh khênh, giống như người Hoo ở Làng Hoo, nếu bạn hiểu tôi muốn nói gì. Nó cũng có kiểu nói cao giọng - cũng chính vì thế mà nó chơi đàn tuba giỏi, tôi cho là vậy - và chưa bao giờ thôi hỏi, "Cuối tuần trước mày đi đâu? Có vui không? Mày có gặp đứa con gái nào không?" Nó sẽ thậm chí chẳng đợi câu trả lời, và đi đi lại lại liên tục khi hỏi nên bạn phải liên tục quay đầu để nhìn thấy nó. Tôi thề nó có lẽ là người phiền hà nhất mà tôi từng gặp. Nếu tôi không có một cái hẹn, nó sẽ đứng cùng một phe với tôi cả đêm, bắn hàng tràng câu hỏi như một vị công tố viên loạn trí vậy.

Thế là tôi tiếp tục lật các trang lưu bút tới mục lớp 11 cho đến khi nhìn thấy ảnh của Jamie Sullivan. Tôi chỉ ngừng lại một giây, rồi chuyển qua trang khác, tự nguyền rủa bản thân vì thậm chí đã nghĩ đến điều này. Tôi dùng một giờ tiếp theo để tìm kiếm bất cứ ai trông chỉ cần hơi tử tế chút xíu thôi cũng được, nhưng dần dần tôi nhận ra chẳng còn lại ai hết. Cuối cùng, tôi trở lại bức ảnh của Jamie và nhìn kỹ lại một lần nữa. Nó không hề xấu xí, tôi tự nhủ với mình, và con bé cũng hiền lành. Tôi nghĩ, có thể nó sẽ đồng ý...

Tôi đóng sập cuốn lưu bút lại. Jamie Sullivan ư? Con gái Hegbert ư? Không đời nào. Chắc chắn không đời nào. Lũ bạn sẽ giễu tôi tới chết.

Nhưng so với việc đi cùng mẹ tôi hoặc dọn dẹp nôn mửa, hoặc thậm chí, Chúa ơi... Carey Dennison? Tôi dành thời gian còn lại của cả buổi tối hôm đó để cân nhắc lợi hại trong tình thế tiến thoái lưỡng nan của mình. Tin tôi đi, tôi đã suy đi tính lại chán chê rồi, nhưng cuối cùng, ngay cả đối với tôi, sự lựa chọn đã rõ ràng. Tôi phải mời Jamie đến buổi khiêu vũ thôi, tôi lại đi quanh phòng nghĩ xem cách nào tốt nhất để hỏi con bé.

Đó chính là lúc tôi nhận ra một điều khủng khiếp, một điều thực sự đáng sợ. Tôi đột nhiên nhớ ra, Carey Dennison có lẽ nó cũng đang xem lưu bút! Nó quái đản, nhưng không phải loại con trai thích lau các bãi nôn, và nếu đã gặp mẹ nó, người ta biết sự lựa chọn của nó thậm chí còn tồi tệ hơn tôi. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó rủ Jamie trước? Jamie sẽ không từ chối, và thực tế con bé là sự lựa chọn duy nhất mà nó có. Không ai ngoài con bé có thể chịu được việc bị bắt gặp đi cùng thằng ấy. Jamie giúp đỡ tất cả mọi người - con bé là một trong những vị thánh cho rằng ai cũng có cơ hội bình đẳng như nhau. Nó có thể lắng nghe giọng nói choang choác của thằng Carey, cảm thấy được lòng tốt tỏa ra từ tim thằng kia, và đồng ý ngay lập tức.

Thế là tôi ngồi đó, trong phòng mình, phát cuồng lên khi nghĩ tới việc Jamie có thể không tới buổi khiêu vũ với tôi. Tối hôm đó, gần như tôi không ngủ, tôi tự nhủ, đó là điều kỳ diệu nhất tôi từng trải qua. Tôi nghĩ chắc chưa có ai từng lăn tăn về việc mời Jamie đi chơi. Tôi dự định sẽ hỏi con bé ngay trong buổi sáng, trong khi tôi vẫn còn can đảm, nhưng Jamie không có ở trường. Tôi đoán con bé đang làm từ thiện ở trại trẻ mồ côi tại Morehead, việc mà hàng tháng con bé vẫn làm. Một vài đưa trong số bọn tôi đã thử trốn học bằng lý do này, nhưng chỉ có Jamie là người duy nhất được nghỉ học để làm việc đó. Thầy hiệu trưởng biết con bé sẽ đọc sách cho bọn trẻ hoặc gấp máy bay hoặc đơn giản là chỉ ngồi chơi với bọn trẻ. Con bé chẳng bao giờ trốn học ra ngoài bãi biển hoặc tụ tập ở quán Cecil's hay gì khác. Chỉ nghĩ đến việc ấy thôi cũng đã thấy lố bịch.

"Có hẹn chưa?" Eric hỏi tôi giữa giờ. Nó biết rất rõ là tôi chưa tìm được ai, mặc dù là thằng bạn thân nhất của tôi, thỉnh thoảng nó vẫn khoái trêu chọc tôi kiểu này.

"Chưa," tôi nói, "nhưng tao đang lo vụ này."

Phía dưới hành lang, Carey Dennison đang đi tới ngăn tủ riêng. Nó trừng trừng nhìn tôi, tưởng là tôi không hề hay biết.

Một ngày như thế đấy.

Từng phút của giờ học cuối chậm chạp trôi qua. Tôi tính thế này - nếu Carey và tôi ra khỏi trường cùng một lúc, chắc chắn tôi sẽ đến nhà con bé trước, chuyện, thằng bé với hai cẳng chân lóng ngóng ấy thì ăn thua gì. Tôi bắt đầu tự lên dây cót, và khi chuông reo, tôi chạy ra khỏi trường nhanh như một viên đạn. Chạy như bay được khoảng một cây số, tôi bắt đầu thấy mệt, và bị chuột rút. Rồi chỉ một lúc sau, tất cả những gì tôi có thể làm là đi bộ, vừa đi vừa phải nghiêng người và ôm lấy một bên sườn. Đi trên những con phố của Beaufort, trông tôi giống như phiên bản thở khò khè của Thằng Gù Nhà thờ Đức bà.

Tôi tưởng như đang nghe thấy tiếng cười chói tai của Carey đằng sau. Tôi nhìn quanh, bấm chặt những ngón tay vào bụng để bớt đau, nhưng không nhìn thấy nó. Có khi nó đang đi tắt qua sân nhà ai đó cũng đó nên! Carey là một thằng gian manh lén lút. Bạn không thể tin nó dù chỉ một giây.

Tôi bắt đầu quýnh quáng hơn, vội vã tới con phố nhà Jamie. Lúc đó tôi toát hết mồ hôi - áo sơ mi của tôi ướt sũng - và vẫn còn đang thở khò khè một cách ác liệt. Cuối cùng tôi đến cửa trước nhà Jamie, dành một giây để thở, rồi gõ cửa. Mặc dù đã vội vàng như vậy, nửa bi quan trong tôi vẫn cứ lo lắng Carey sẽ là người mở cửa. Tôi tưởng tượng ra cảnh nó nhếch miệng cười, nhìn tôi đắc thắng, hàm ý "Xin lỗi nhé, anh bạn chậm quá."

Nhưng không phải Carey ra mở cửa mà là Jamie, và lần đầu tiên trong đời tôi thấy con bé có thể xinh thế nào nếu là một người bình thường. Mặc quần jean và chiếc áo cánh đỏ,  và mặc dù tóc vẫn búi cao, trông nó ra dáng người thường hơn mọi khi. Tôi nhận ra rằng thực sự con bé rất xinh nếu nó tự cho bản thân cơ hội.

"Landon," nó nói khi mở cửa, "ngạc nhiên quá!" Jamie luôn vui mừng khi gặp mọi người, kể cả tôi, mặc dù tôi nghĩ sự xuất hiện của tôi làm nó giật mình. "Trông cậu như vừa tập thể dục vậy," nó nói.

"Không hẳn," tôi nói dối, chùi lông mày. May mà chuột rút tan nhanh.

"Cậu đổ mồ hôi ướt hết cả áo sơ mi rồi."

"À, ừ nhỉ?" Tôi nhìn áo sơ mi của mình. "Không sao đâu. Thỉnh thoảng mình ra mồ hôi nhiều thôi."

"Có khi cậu nên đi bác sĩ xem thế nào."

"Chắc là không sao đâu."

"Dù sao mình cũng sẽ cầu nguyện cho cậu," con bé vừa nói vừa mỉm cười. Jamie luôn luôn cầu nguyện cho một ai đó. Tôi có thể cũng được cái vinh dự này.

"Cám ơn," tôi nói.

Con bé cúi xuống và di di chân một lúc. "À, mình rất muốn mời cậu vào trong nhà, nhưng bố mình không có nhà, và bố không cho phép bạn nam vào khi ông không ở nhà."

"Ồ," tôi chán nản nói, "không sao đâu. Mình nói chuyện ở ngoài này cũng được." Thực ra, nếu được phép, tôi vẫn thích nói chuyện trong nhà hơn.

"Cậu có muốn ngồi xuống, uống một cốc nước chanh không?" con bé hỏi. "Mình vừa pha đấy."

"Thế thì hay quá," tôi nói.

"Mình quay lại ngay." Con bé quay vào trong nhà, nhưng nó để cửa mở và tôi ngó vội xung quanh. Tôi thấy bên trong căn nhà nhỏ nhưng ngăn nắp, một cây đàn piano dựa vào tường và chiếc ghế sofa kê đối diện. Một chiếc quạt nhỏ đang chạy trong góc nhà. Trên bàn uống nước có các cuốn sách như Lắng nghe Jesus vàNiềm tin là câu trả lời. Cuốn Kinh thánh của con bé cũng ở đó, đang để mở ở trang về Luke.

Một lúc sau Jamie quay lại, mang theo nước chanh, và chúng tôi ngồi xuống hai chiếc ghế ngoài hiên. Thỉnh thoảng đi ngang qua nhà họ nên tôi biết bố con Jamie hay ngồi đó vào buổi tối. Vừa ngồi xuống tôi chợt thấy bà Hastings, hàng xóm của Jamie băng qua đường, vẫy tay với chúng tôi. Jamie vẫy tay lại trong khi tôi kéo ghế của mình sang một bên để bà ta không trông thấy mặt. Mặc dù định rủ Jamie tới buổi khiêu vũ, nhưng tôi cũng không muốn bất kỳ ai - kể cả bà Hastings - nhìn thấy tôi ở đó, lỡ chẳng may con bé đã nhận lời thằng Carey rồi. Đi với Jamie là một chuyện, bị con bé từ chối từ chối vì một thằng như Carey lại là chuyện khác.

"Cậu đang làm gì đấy?" Jamie hỏi tôi. "Cậu đang dịch ghế ra ngoài nắng kìa."

"Mình thích ánh mặt trời," tôi nói. Dù sao, con bé cũng đúng. Ngay lập tức tôi đã thấy những tia nắng đang thiêu đốt mình qua lần áo sơ mi, khiến tôi toát hết mồ hôi.

"Nếu cậu muốn," con bé nói, mỉm cười. "Thế cậu định nói chuyện gì với mình?"

Jamie đưa tay lên và bắt đầu sửa lại tóc. Nhưng tôi thấy tóc nó chẳng thay đổi tí nào. Hít một hơi thật sâu, cố gắng hết sức, nhưng tôi vẫn chưa thể ép mình nói ra điều đó. "Vậy," thay vào đó tôi nói, "hôm nay cậu tới trại trẻ mồ côi hả?"

Jamie nhìn tôi tò mò. "Không. Bố và mình tới phòng khám bác sĩ."

"Bố cậu không sao chứ?"

Con bé mỉm cười. "Khoẻ như thường."

Tôi gật đầu và liếc sang bên kia đường. Bà Hastings vừa quay vào nhà, và tôi không còn thấy bất kỳ ai khác trong khu vực lân cận. Cuối cùng chẳng còn trở ngại nào nữa, thế nhưng tôi vẫn chưa sẵn sàng.

"Hôm nay trời đẹp thật," tôi nói lảng.

"Ừ, đúng thế."

"Ấm áp nữa."

"Vì cậu đang ngồi dưới nắng đấy chứ."

Tôi nhìn quanh, cảm thấy áp lực đang tăng lên. "Sao, mình cá là chẳng có lấy một đám mây trên trời."

Lần này Jamie không trả lời, chúng tôi ngồi im lặng một lúc.

"Landon," cuối cùng con bé nói, "cậu không đến đây để nói chuyện thời tiết, đúng không?"

"Hoàn toàn không."

"Thế vì sao cậu đến đây?"

Đã đến lúc nói sự thật, tôi hắng giọng.

"À... mình muốn biết liệu cậu có đến buổi khiêu vũ đầu năm học không."

"Ồ," con bé nói. Giọng nó nghe như thể nó chẳng hề biết có chuyện như thế tồn tại. Tôi ngồi bồn chồn trên ghế, chờ đợi câu trả lời.

"Mình thực ra không định đi," cuối cùng con bé nói.

"Nhưng nếu có người mời, cậu có đi không?"

Con bé mất một lúc để trả lời.

"Mình không chắc," nó suy nghĩ cẩn thận rồi nói. "Mình đoán nếu có cơ hội, mình sẽ đi. Từ trước đến giờ mình chưa tham dự buổi khiêu vũ đầu năm học nào cả."

"Vui cực," tôi nói nhanh. "Không quá vui, nhưng vui." Đặc biệt khi so sánh với những lựa chọn khác của tôi, tôi không nói thêm.

Con bé mỉm cười, loay hoay tìm cách diễn đạt. "Tất nhiên, mình phải hỏi bố, nhưng nếu bố đồng ý, mình nghĩ là mình đi được."

Trên cành cây cạnh hiên nhà một con chim cất tiếng kêu ầm ĩ, như thể nó biết tôi đáng ra không nên ở đây. Tôi tập trung vào âm thanh ấy, cố gắng tự trấn tĩnh. Chỉ cách đây hai ngày, thậm chí chính tôi còn không thể tưởng tượng được, dù chỉ là nghĩ về việc đó, nhưng rồi đột nhiên tôi ở đây, lắng nghe chính mình như thể đang nói những lời kỳ diệu.

"Thế, cậu có muốn đi đến buổi vũ hội đầu năm học với mình không?"

Có thể thấy rằng Jamie rất ngạc nhiên. Tôi nghĩ con bé tưởng rằng sự dẫn dắt nho nhỏ tới câu hỏi này phải hàm ý là một ai đó khác sẽ mời nó. Đôi khi bọn mới lớn thường nhờ bạn bè tới "thăm dò đối tượng" trước, rồi mới ngỏ lời, để tránh đối mặt với khả năng bị từ chối. Ngay cả Jamie, tuy không giống với những đứa cùng tuổi khác, tôi chắc là con bé cũng quen thuộc với khái niệm này, ít nhất là về mặt lý thuyết.

Dù sao, thay vì trả lời ngay lập tức, Jamie nhìn đi chỗ khác một lúc. Tôi có cảm giác nôn nao trong dạ vì đoán rằng con bé sẽ từ chối. Hình ảnh mẹ tôi, những bãi nôn mửa, Carey lướt trong đầu, và đột ngột thấy hối tiếc cái cách tôi đã cư xử với con bé trong suốt ba năm. Tôi tiếp tục nhớ lại tất cả những lần trêu chọc con bé hay gọi bố nó là một kẻ tà dâm hoặc đơn giản là lấy nó ra làm trò cười sau lưng. Chỉ đến khi tôi thấy thật khủng khiếp về mọi chuyện và tưởng tượng làm sao có thể tránh được Carey trong vòng năm tiếng đồng hồ, con bé chợt quay lại đối diện với tôi. Con bé thoáng mỉm cười.

"Mình rất vui được đi cùng cậu," cuối cùng nó nói, "nhưng với một điều kiện."

Tôi cố giữ bình tĩnh, hy vọng không phải là điều gì đó quá tồi tệ.

"Gì thế?"

"Cậu phải hứa rằng sẽ không phải lòng mình."

Tôi biết con bé đang nói đùa bởi cái cách nó cười phá lên, tôi cũng không thể nhịn được và thở phào nhẹ nhõm. Tôi phải thừa nhận, thỉnh thoảng Jamie khá hài hước.

Tôi mỉm cười và hứa với con bé.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2011 15:54:39 | Chỉ xem của tác giả
Chương 3

Như một quy luật chung, những người theo đạo dòng Baptist miền Nam không khiêu vũ. Tuy nhiên, ở Beaufort, đó không phải luật lệ buộc phải tuân theo một cách khắt khe. Ông mục sư trước Hegbert – đừng hỏi tôi tên ông ấy là gì – có quan điểm thoải mái về việc khiêu vũ ở trường học miễn là luôn có người đi kèm, và vì thế, các buổi khiêu vũ ở trường trở thành một truyền thống. Khi Hegbert kế nhiệm thì đã quá muộn để thay đổi. Jamie co lẽ là người duy nhất chưa bao giờ tham dự vũ hội ở trường và thẳng thắn mà nói, tôi thậm chí còn không rõ con bé có biết nhảy hay không nữa.

Thừa nhận rằng tôi cũng có vài lo ngại về việc con bé sẽ mặc gì, mặc dù đó không phải là điều tôi có thể nói với nó. Khi Jamie đến các buổi gặp mặt ở nhà thờ - điều được Hegbert khuyến khích – con bé thường mặc áo len dài tay cùng một trong những cái váy kẻ mà chúng tôi vẫn thấy ở trường hằng ngày, nhưng buổi vũ hội đầu năm học được coi là dịp đặc biệt. Hầu hết bọn con gái mua váy mới và bọn con trai mặc vest, và năm nay sẽ có thợ ảnh chụp ảnh cho chúng tôi. Tôi biết Jamie sẽ không đi mua váy mới bởi thật sự con bé chẳng giàu có gì. Mục sư không phải nghề kiếm được nhiều tiền, mà tất nhiên các mục sư cũng không làm nghề đó vì tiền, họ làm vì sự cam kết dài lâu, nếu bạn biết tôi muốn nói gì. Nhưng dù sao tôi cũng không muốn con bé mặc y chang những thứ thường ngày ở trường. Không phải chỉ vì tôi – tôi không nhẫn tâm đến thế - mà còn vì người khác sẽ nói này nói nọ. Tôi không muốn mọi người lấy nó ra làm trò cười hay bất kể điều gì khác.

Tin tốt, nếu có thứ gì như thế, là Eric không làm um lên với tôi về chuyện Jamie vì còn bận suy nghĩ về buổi hẹn hò của chính mình. Nó đi cùng Margaret Hays, đội trưởng đội cổ vũ của trường. Con bé không phải là đứa xinh nhất, nhưng đẹp theo cách của riêng nó. Đẹp, tất nhiên, tôi đang nói về đôi chân của nó. Eric gợi ý bốn chúng tôi đi cùng nhau nhưng tôi từ chối vì không muốn Eric có cơ hội để châm chọc Jamie hay bất cứ điều gì tương tự. Nó là thằng tử tế, nhưng đôi lúc cũng khá nhẫn tâm, đặc biệt khi đã làm vài ngụm bourbon.

Ngày có vũ hội tôi thật sự rất bận. Tôi dành gần hết buổi chiều giúp trang trí phòng tập thể thao, rồi phải đến nhà Jamie sớm trước nửa tiếng vì bố nó muốn nói chuyện, mặc dù tôi không biết tại sao. Ngày hôm trước, Jamie bất ngờ cho tôi biết, và phải nói là tôi thật sự hồi hộp bởi viễn cảnh đó. Tôi đoán ông sẽ nói với tôi về sự cám dỗ và con đường tội lỗi có thể dẫn chúng tôi đến. Dù sao, nếu ông ấy đề cập đến tà dâm, tôi biết tôi sẽ chết đứng ngay lập tức ở đó. Cả ngày, tôi cầu nguyện vài lời khe khẽ với hy vọng tránh được buổi nói chuyện này, nhưng tôi không chắc Chúa có xem xét đến những lời cầu nguyện của tôi hay không vì cách tôi đã cư xử trong quá khứ. Chỉ nghĩ tới chuyện đó thôi, tôi đã rất hồi hộp.

Tắm xong, tôi mặc bộ vest đẹp nhất, ghé qua tiệm bán hoa lấy hoa cài cho Jamie, rồi lái xe đến nhà con bé. Mẹ cho tôi mượn xe ô tô, và tôi đỗ xe trên đường thẳng trước cửa nhà Jamie. Thời đó người ta còn chưa chỉnh lại giờ theo mùa, vì thế khi tôi tới nơi, ngoài trời vẫn còn sáng, và tôi rảo bước trên lối đi nứt nẻ dẫn tới cửa nhà. Tôi gõ cửa và chờ một lúc, gõ lại lần nữa. Từ phái sau cánh cửa, tôi nghe thấy tiếng ông Hegbert, “Tôi ra ngay đây,” nhưng thực ra ông không hề chạy ra cửa. Tôi hẳn phải đứng đó hai phút hoặc hơn, nhìn cánh cửa. Phía bên kia là mấy chiếc ghế tôi và Jamie ngồi mấy ngày trước đó. Chiếc ghế tôi ngồi vần còn quay về hướng đối diện. Tôi đoán mấy ngày rồi bố con họ đã không ngồi ở đó.

Cuối cùng thì cánh cửa cũng cọt kẹt mở.  Ánh sáng từ chiếc đèn bên trong phủ bóng trên gương mặt của Hegbert và có vẻ như ánh lên qua tóc của ông. Như tôi đã nói, ông đã già, bảy mươi hai tuổi theo tôi biết. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn ông gần như thế, và tôi có thể nhìn thấy những nếp nhăn trên mặt ông. Da của ông thực sự trong suốt, thậm chí còn hơn cả những gì tôi hình dung.

“Chào Cha,” tôi nói, nuốt sự bối rối. “Con đến đón Jamie tới buổi vũ hội đầu năm học ở trường.”

“Tất nhiên là thế rồi,” ông nói, “nhưng ta muốn nói chuyện với con trước đã.”

“Vâng ạ, vì thế con đến sớm.”

“Vào nhà đi.”

Ở nhà thờ Hegbert là người ăn mặc tương đối bảnh bao, nhưng lúc này ông giống như nông dân trong chiếc quần yếm và áo phông. Ông tránh ra để tôi ngồi trên một chiếc ghế gỗ ông mang từ bếp vào. “Ta xin lỗi vì mất một lúc mới ra mở cửa. Ta đang chuẩn bị bài giảng đạo cho ngày mai,” ông nói.

“Không sao đâu ạ, thưa Cha.” Tôi không biết tại sao, nhưng ta chỉ có thể gọi ông ấy là “Cha”. Ông ấy phần nào tạo ra hình ảnh đó.

“Được rồi, vậy thì hãy cho ta biết về con đi.”

Tôi nghĩ đó là câu hỏi tương đối buồn cười, khi mà ông ấy có một lịch sử dài như vậy với gia đình tôi và những thứ đại loại như thế. Nhân tiện, ông cũng là người làm lễ rửa tội cho tôi, và nhìn thấy tôi ở nhà thờ mỗi Chủ nhật từ khi tôi còn là một đứa bé.

“Dạ, thưa Cha,” tôi bắt đầu, thực sự không biết nói gì, “con là chủ tịch hội học sinh của trường. Con không biết Jamie có nói cho Cha biết chuyện này không.”

Ông gật đầu. “Con bé có nói. Tiếp tục đi.”

“Và… dạ, con hy vọng sẽ vào học tại đại học Bắc Carolina mùa thu tới. Con đã nhận được hồ sơ xin học.”

Ông lại gật đầu. “Còn gì nữa không?”

Phải thừa nhận, sau đó tôi chẳng còn bất cứ thứ gì. Một phần trong tôi muốn đặt cây bút chì ra ngoài mép bàn và giữ nó thăng bằng trong suốt ba mươi giây nhưng ông này không phải loại người sẽ đánh giá cao chuyện đó.

“Con nghĩ là không, thưa Cha.”

“Con có phiền nếu ta hỏi con một câu không?”

“Không, thưa Cha.”

Dường như ông nhìn tôi chằm chằm một lúc lâu, như thể đang suy nghĩ về điều đó.

“Tại sao con lại mời con gái ta tới buổi vũ hội?” cuối cùng ông nói.

Tôi ngạc nhiên, biết rằng vẻ mặt của tôi thể hiện điều đó.

“Con không hiểu, thưa Cha.”

“Con không định làm… bẽ mặt con bé chứ?”

“Không, thưa Cha,” tôi nói nhanh, sốc bởi lời buộc tội. “Không hề. Con cần một ai đó đi cùng, và con mới bạn ấy. Đơn giản chỉ có thế.”

“Không có bất kì trò đùa nào được sắp xếp chứ?”

“Không, thưa Cha. Con sẽ không làm thế với bạn ấy…”

Chuyện này còn tiếp tục thêm vài phút nữa – ý tôi là, sự tra hỏi của ông ấy về ý định thực sự của tôi – nhưng may mắn Jamie bước ra từ căn phòng phía sau, và cả bố con bé và tôi đều quay đầu lại cùng một lúc. Cuối cùng Hegbert cũng ngừng nói, và tôi thở phào nhẹ nhõm. Con bé mặc chiếc váy màu xanh biển đáng yêu và áo cánh trắng dễ thương tôi chưa từng thấy trước đó. Thật may, nó đã bỏ chiếc áo len dài tay lại trong tủ quần áo. Tôi phải thừa nhận, con bé không quá xấu, dù biết con bé vẫn ăn mặc đơn giản hơn nhiều so với những đứa khác tại buổi vũ hội. Vẫn như mọi khi, tóc của con bé được búi cao. Cá nhân tôi nghĩ nếu con bé thả tóc xuống trông sẽ đẹp hơn, nhưng đó là điều cuối cùng tôi muốn nói. Jamie trông giống như… ừ, Jamie trông giống như con bé vẫn thường thế, nhưng ít nhất nó không có ý định mang theo cuốn Kinh thánh. Như thế có lẽ là quá đáng quá.

“Bố không làm khó Landon đấy chứ?” con bé vui vẻ nói với bố.

“Bố cậu và mình chỉ mới gặp nhau thôi,” tôi nói nhanh trước khi ông ấy có cơ hội trả lời. Vì lý do nào đó, tôi không nghĩ rằng ông ấy đã nói với Jamie về chuyện ông ấy nghĩ tôi là loại người gì, và tôi không cho rằng lúc này là thời điểm tốt.

“Vậy thì có lẽ mình nên đi thôi,” một lúc sau con bé nói. Tôi nghĩ nó cảm nhận được sự căng thẳng trong căn phòng. Con bé bước về phía bố nó và hôn lên má ông. “Bố đừng chuẩn bị bài giảng đạo quá khuya nhé?”

“Không đâu,” ông nói nhẹ nhàng. Ngay cả khi có mặt tôi trong phòng, tôi có thể nói rằng ông thực sự thương yêu con bé và không ngại thể hiện điều đó. Chỉ có ông cảm nhận về tôi thế nào mới là vấn đề thôi.

Chúng tôi chào nhau, và trên đường ra xe, tôi đưa cho Jamie hoa cài và nói sẽ chỉ cho nó làm thế nào để đeo khi chúng tôi lên xe. Tôi mở cửa xe cho con bé và bước về phía bên kia, rồi cũng vào trong xe. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, Jamie đã cài hoa xong.

“Mình không phải người tối dạ đâu, cậu biết mà. Mình biết cài một bông hoa thế nào chứ.”

Tôi khởi động xe và hướng về phía trường trung học, cuộc trò chuyện vừa rồi với Hegbert lẩn quẩn trong đầu.

“Bố mình không thích cậu lắm,” con bé nói, như thể nó biết tôi đang nghĩ gì.

Tôi gật đầu mà không nói bất cứ điều gì.

“Ông cho rằng cậu là người vô trách nhiệm.”

Tôi lại gật đầu.

“Ông cũng không ưa bố cậu nữa.”

Tôi lại gật đầu một lần nữa.

“Gia đình cậu.”

Tôi đã hình dung được câu chuyện.

“Nhưng cậu có biết mình nghĩ gì không?” con bé đột nhiên hỏi.

“Thực sự thì không.” Đến lúc đó tôi bắt đầu phát chán.

“Mình nghĩ rằng cách này hay cách khác, tất cả những việc này đều nằm trong kế hoạch Chúa. Cậu nghĩ thông điệp ở đây là gì?”

Giờ thì bắt đầu rồi đây, tôi tự nhủ.

Tôi ngờ rằng buổi tối có thể còn tệ hơn nhiều, nếu bạn muốn biết sự thật. Hầu hết bạn bè tôi giữ khoảng cách, còn Jamie không có nhiều bạn lắm để bắt chuyện, vì thế phần lớn thời gian chúng tôi ở bên nhau. Thậm chí tồi tệ hơn, hóa ra sự có mặt của tôi còn không cần thiết nữa. Bọn chúng đều đã thay đổi điều luật do thực tế là Carey không thể hẹn được ai, ngay khi tôi phát hiện ra chuyện này tôi cảm thấy vô cùng khốn khổ. Nhưng bởi những điều bố Jamie nói, tôi không thể đưa con bé về nhà sớm, bây giờ ư, liệu có được không? Và hơn thế nữa, con bé đang thực sự vui vẻ; ngay cả tôi cũng nhận thấy điều đó. Jamie thích những đồ trang trí mà tôi đã giúp treo lên, con bé yêu âm nhạc, nó thích tất cả mọi thứ về khiêu vũ. Con bé liên tục nói với tôi mọi thứ tuyệt vời như thế nào, và nó còn hỏi liệu hôm nào đó tôi có thể giúp nó trang trí nhà thờ không, cho một số buổi mít tinh của họ. Tôi lẩm bẩm rằng con bé nên gọi điện cho tôi, và mặc dù chẳng hào hứng gì khi nói điều đó, Jamie cảm ơn tôi vì đã chu đáo vậy. Thành thật, ít nhất trong một tiếng đầu tiên, tôi rất chán nản, mặc dù con bé có vẻ chẳng nhận thấy.

Jamie phải có mặt ở nhà vào lúc mười một giờ, một giờ trước khi buổi vũ hội kết thúc, việc này khiến tôi thấy dễ thở hơn một chút. Khi nhạc nổi lên, chúng tôi ra sàn nhảy, và hóa ra con bé là một người khiêu vũ khá giỏi, nếu đây đúng là lần đầu tiên nó nhảy. Sau khoảng một tá bài hát, chúng tôi đi về phía dãy bàn và có một cuộc trò chuyện gần như bình thường. Chắc chắn, con bé xen vào những từ như “đức tin”, và “niềm vui” và thậm chí “cứu rỗi”, cả về việc giúp đỡ trẻ mồ côi và người vô gia cư trên đường cao tốc, nhưng con bé thật sự rất vui vẻ, điều thật khó để duy trì trong một thời gian dài.

Vì thế mọi chuyện lúc đầu không đến nỗi và không thực sự tệ hơn những gì tôi tưởng tượng. Cho đến khi Lew và Angela xuất hiện thì mọi thứ thực sự trở nên tồi tệ.

Vài phút sau khi chúng tôi tới, hai đứa nó xuất hiện. Lew mặc chiếc áo phông ngu ngốc với mấy điếu Camel giắt trong tay áo, tóc vuốt đầy keo. Angela dính lấy hắn ngay từ đầu buổi vũ hội, và chẳng khó khăn gì để nhận ra trước khi đến đây con bé đã làm vài cốc. Bộ váy của Angela thực sự nổi bật – mẹ con bé làm việc trong thẩm mỹ viện và thông thạo tất cả các kiểu thời trang mới nhất – và tôi nhận thấy con bé đã tập tành nhai kẹo cao su giống như một quý bà. Nó thực sự làm trò với chiếc kẹo cao su đó, gần giống như một con bò đang nhai lại.

Lew nốc bát rượu pân, và một vài người khác bắt đầu trở nên chếnh choáng. Lúc các giáo viên phát hiện ra, chỗ rượu đã gần hết, và ánh mắt bọn chúng trở nên đờ đẫn. Khi nhìn thấy Angela uống cạn ly rượu thứ hai, tôi biết mình nên để ý đến con bé. Mặc dù nó đã đá tôi, tôi không muốn bất kỳ điều xấu nào xảy đến với Angela. Con bé là đứa con gái đầu tiên tôi từng hôn môi, và mặc dù lần đầu tiên chúng tôi thử hôn kiểu Pháp, răng chúng tôi đập vào nhau mạnh tới mức tôi nổ đom đóm mắt và khi về đến nhà phải uống thuốc giảm đau, tôi vẫn còn tình cảm với con bé.

Vậy là tôi ở đó, ngồi cùng với Jamie, gần như không nghe thấy gì khi con bé miêu tả  những điều kỳ diệu của Trường Kinh thánh, kín đáo để mắt tới Angela, đúng lúc đó Lew phát hiện ra tôi đang nhìn con bé. Trong một cử chỉ điên cuồng, thằng cha tóm lấy eo Angela và kéo nó qua bàn, rồi ném cho tôi một cái nhìn kiểu như “có chuyện”. Bạn biết tôi đang nói gì rồi đấy.

“Mày nhìn bạn gái tao đúng không?” thằng cha hỏi, sẵn sàng gây chuyện.

“Không.”

“Có, hắn ta có,” Angela nói, có vẻ như nói nhịu. “Hắn ta nhìn em chằm chằm. Hắn là bồ cũ của em, người em đã kể với anh đấy.”

Thằng cha nheo nheo mắt nhìn tôi, hệt như Hegbert ban nãy. Tôi đoán tôi có ảnh hưởng như vậy đối với nhiều người.

“Hóa ra là mày,” hắn nhếch mép khinh bỉ.

Hồi đó, tôi không phải là đứa giỏi đánh nhau. Trận đánh thực sự duy nhất tôi từng tham gia là hồi học lớp ba, và tôi thua đậm trong trận đó, tôi bắt đầu khóc còn trước cả khi thằng kia đấm tôi. Thường tránh xa những thứ như thế này không khó khăn gì lắm đối với tôi do bản chất tôi thụ động và bên cạnh đó, không ai gây chuyện với tôi khi có Eric ở bên. Nhưng Eric đang cùng với Margaret ở chỗ nào đó, có lẽ phía sau khán đài.

“Tôi không nhìn bạn gái anh,” cuối cùng tôi nói, “và tôi không biết cô ấy nói với anh những gì, nhưng tôi nghi ngờ tính xác tín của những lời nói ấy.”

Mắt hắn ta nheo lại. “Có phải mày đang gọi Angela là đồ dối trá không?” hắn khinh khỉnh nói.

Thôi rồi.

Tôi nghĩ hắn ta hẳn sẽ đánh tôi ngay lúc đó, nhưng Jamie đột nhiên lại tham gia vào tình huống này theo cách của con bé.

“Tôi chưa có cơ hội biết anh phải không nhỉ?” con bé nói vui vẻ, nhìn thẳng vào Lew. Thỉnh thoảng Jamie có vẻ như không hề biết đến những chuyện đang xảy ra ngay trước mắt. “Chờ đã… có, tôi biết anh. Anh làm việc trong cửa hang sửa chữa xe ở dưới phố. Bố anh tên là Joe, còn bà anh sống ở đường Foster, cạnh chỗ đường xe lửa.”

Một cái nhìn bối rối lướt qua mặt Lew, cứ như hắn ta đang cố gắng ghép một bức tranh với quá nhiều mảnh.

“Làm sao mày biết tất cả những điều đó? Ông ấy làm gì vậy, kể với mày về tao nữa ư?”

“Không,” Jamie nói, “đừng ngốc thế.” Con bé cười một mình. Chỉ Jamie mới có thể nhận thấy sự hài hước tại một thời điểm như thế này. “Tôi thấy ảnh của anh trong nhà của bà anh. Tôi đi ngang qua đúng lúc bà anh cần giúp mang đồ ăn vào nhà. Ảnh của anh ở trên mặt lò sưởi.”

Lew nhìn Jamie như thể có thân cây ngô mọc ra từ tai con bé vậy.

Trong khi đó Jamie dùng tay để quạt. “Chà, bọn tôi vừa khiêu vũ xong, đang định ngồi xuống để thở đây. Ngoài kia chắc là nóng lắm đây. Hai người có muốn ngồi cùng chúng tôi không? Có hai cái ghế đây. Tôi muốn biết bà anh có khỏe không?”

Con bé có vẻ rất vui, và điều này khiến Lew không biết phải làm gì. Không giống chúng tôi, những người đã phần nào quen với chuyện này, hắn ta chưa bao giờ tiếp xúc với một người như Jamie trước đó. Hắn ta đứng yên mất một lúc, cố gắng quyết định xem có nên đánh thằng cha đi cùng với con bé đã giúp đỡ bà mình hay không. Nếu chuyện này nghe còn khó xử với bạn, thì tưởng tượng mà xem nó còn khó đến mức nào với bộ óc bị xăng dầu phá hủy của Lew.

Cuối cùng, chẳng nói chẳng rằng, hắn ta lỉnh đi, kéo theo Angela. Và nhờ số rượu đã uống, Angela có lẽ đã quên mất mọi việc bắt đầu như thế nào. Jamie và tôi nhìn Lew bỏ đi, tôi thở phào khi hắn đã cách xa một khoảng đủ an toàn. Thậm chí tôi không còn nhận ra là mình đã nín thở.

“Cám ơn,” tôi lung búng, nhận ra chính Jamie – Jamie! – là người đã cứu tôi khỏi sự nguy hiểm nghiên trọng đến toàn bộ cơ thể.

Jamie nhìn tôi một cách lạ lung, “Vì cái gì cơ?” con bé hỏi, và khi tôi không biết trả lời thế nào thì con bé quay lại  ngay với câu chuyện của nó về trường Kinh thánh, như thể chẳng có chuyện gì xảy ra hết. Nhưng lần này, tôi nhận thấy mình thực sự lắng nghe, ít nhất bằng một tai. Đó là điều tối thiểu tôi có thể làm.

Hóa ra đây không phải là lần cuối cùng chúng tôi nhìn thấy Lew hay Angela tối hôm đó. Hai tuần rượu pân thực sự đã đánh gục Angela, và nó nôn ra khắp nhà vệ sinh nữ. Lew, trở thành anh chàng đờ đẫn, bỏ đi ngay khi biết chuyện con bé nôn ọe, lén lút cũng y  như cách hắn đến, và đó mới là lần cuối cùng tôi trông thấy hắn ta. Jamie, như số phận đã sắp đặt, lại là người tìm thấy Angela trong nhà vệ sinh, và rõ ràng Angela không được ổn lắm. Lựa chọn duy nhất là lau dọn sạch sẽ rồi đưa con bé về nhà trước khi các giáo viên phát hiện ra chuyện này. Hồi đó, say rượu là một việc nghiêm trọng, con bé có thể sẽ bị đình chỉ học, thậm chí đuổi học, nếu bị bắt gặp.

Vì Chúa, Jamie không muốn điều đó xảy ra chẳng kém gì tôi, tuy nhiên tôi hẳn đã nghĩ tới chuyện khác nếu bạn hỏi tôi trước, vì sự thật là Angela đang tuổi vị thành niên và đang phạm pháp. Con bé cũng phạm vào một luật lệ khác của Hegbert về lối cư xử đúng mực. Hegbert không tán thành việc phá luật và uống rượu bia, và mặc dù điều đó không khiến ông ấy nổi điên lên giống như sự tà dâm, mọi người đều biết ông là người cực kỳ nghiêm khắc, và chúng tôi nghĩ Jamie chắc hẳn cũng cảm thấy y như vậy. Có thể con bé cũng thấy thế thật, nhưng bản năng giúp đỡ trong nó hẳn đã thắng thế. Có lẽ con bé thấy Angela kiểu như “một người đáng thương” và nhận ngay lấy trách nhiệm trong tình huống này. Tôi đi ra ngoài và tìm thấy Eric phía sau khán đài, nó đồng ý đứng gác tại cửa nhà vệ sinh trong khi Jamie và tôi vào trong dọn dẹp. Tôi nói cho các bạn biết, Angela đã nôn mửa cực kì hoành tráng. Những bãi nôn mửa ở khắp nơi trừ bồn cầu. Trên tường, sàn nhà, bồn rửa tay – thậm chí cả trên trần nhà, đừng hỏi tôi làm sao con bé làm được như vậy. Thế là tôi ở đó, bò ra mà dọn dẹp những đống nôn mửa trong buổi vũ hội đầu năm học với bộ vest xanh đẹp nhất của mình, điều tôi muốn tránh né ngay từ đầu. Và Jamie, bạn hẹn của tôi, cũng bò ra, làm y hệt như vậy.

Tôi nghe thấy tiếng thằng Carey đang cười re ré điên cuồng ở đâu đó phía xa.

Cuối cùng, chúng tôi lẻn ra ngoài bằng lối sau của phòng thể chất, giữ thăng bằng cho Angela bằng cách đi kèm hai bên. Nó liên tục hỏi Lew ở đâu, nhưng Jamie đã trấn an con bé. Jamie có cách nói chuyện với Angela thực sự rất dịu dàng, dù Angela cho đến lúc đó quá say rồi, tôi không nghĩ rằng nó biết mình đang nói chuyện với ai. Chúng tôi đặt Angela vào ghế sau xe ô tô, con bé mê man gần như tức khắc, dù trước đó nó đã kịp nôn thêm ra sàn xe. Cái mùi khủng khiếp tới mức chúng tôi phải kéo cửa kính xuống để khỏi nôn theo, và chuyến xe đưa Angela về nhà dường như dài khủng khiếp. Mẹ nó ra mở cửa, nhìn con gái bà ta một cái, rồi đưa nó vào trong nhà mà không nói lấy một lời cảm ơn. Tôi nghĩ bà ta xấu hổ, và dù sao chúng tôi thực sự cũng không có gì nhiều để nói với bà ta. Bản thân tình huống đã nói lên rất nhiều rồi.

Lúc đưa Angela về nhà thì đã là mười giờ bốn mươi lăm phút, chúng tôi phải quay xe về thẳng nhà Jamie. Khi đến nơi, tôi thực sự lo lắng cho bộ dạng và mùi của con bé, và thầm cầu mong Hegbert không còn thức. Tôi không muốn phải giải thích chuyện này với ông. Ồ, có thể Hegbert sẽ chịu nghe Jamie nếu con bé là người thuật lại chuyện đó, nhưng tôi có cảm giác nôn nao rằng thể nào ông cũng tìm cách trách mắng tôi.

Thế rồi tôi đưa Jamie đến cửa, và chúng tôi đứng dưới ánh sáng hiên nhà. Jamie khoanh tay lại và khẽ mỉm cười, trông như thể vừa đi dạo buổi tối và thưởng thức vẻ đẹp của thế giới về.

“Xin đừng nói với bố cậu về chuyện này,” tôi nói.

“Mình sẽ không nói đâu,” con bé nói. Nó quay lại phía tôi, tiếp tục mỉm cười. “Mình đã có một buổi tối rất vui. Cám ơn cậu đã đưa mình đến buổi vũ hội.”

Con bé đứng đó, người đầy vết nôn mửa, thực sự đang cảm ơn tôi về buổi tối hôm đó. Jamie Sullivan đôi lúc thực sự có thể khiến một thằng con trai phát điên.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2011 16:03:27 | Chỉ xem của tác giả
Chương 4

Trong hai tuần tiếp sau buổi vũ hội đầu năm học, cuộc sống của tôi gần như trở lại bình thường. Bố tôi quay lại Washington D.C, điều này khiến mọi việc ở nhà tôi vui vẻ hơn nhiều, chủ yếu vì tôi lại có thể trèo ra ngoài cửa số và đi tới nghĩa địa với những cuộc đột nhập đêm khuya. Tôi không biết thứ gì ở nghĩa địa lại hấp dẫn bọn tôi đến thế. Có lẽ là do bản thân những tấm bia mộ, vì thực sự ngồi lên đó cũng khá thoải mái.

Bọn tôi thường ngồi trong một khoảng đất nhỏ nơi gia đìnhPreston được chôn cất một trăm năm trước. Có tấm bia mộ ở đó, tất cả được sắp xếp theo hình vòng tròn, khiến việc chuyền lạc luộc qua lại giữ bọn tôi dễ dàng hơn. Một lần, bọn bạn và tôi quyết định thử xem có thể tìm hiểu được những gì về gia đìnhPreston, và chúng tôi đi tới thư viện xem có tài liệu gì viết về họ không. Ý tôi là, nếu bạn ngồi trên mộ của ai đó, bạn cũng nên biết chút gì về họ chứ, đúng không?

Hóa ra chẳng có nhiều thông tin về gia đình Preston trong các ghi chép lịch sử, mặc dù bọn tôi tìm ra một mẩu thông tin nhỏ xíu thú vị. Tin hay không thì tùy, Henry Preston, ông bố, là người thợ rừng chỉ có một tay.  Thử tưởng tượng ông ấy có thể đốn cây nhanh như một người đàn ông có đủ hai tay. Lúc đó, hình ảnh về người thợ rừng một tay trở nên sống động tức thì, thế là bọn tôi nói rất nhiều về ông ấy. Bọn tôi tự hỏi ông ấy có thể làm gì khác chỉ với một cánh tay, và dành nhiều giờ đồng hồ tranh cãi xem ông ta có thể ném một quả bóng chày nhanh đến mức nào hoặc là liệu ông ấy có thể bơi qua kênh đào Intracoastal không. Tôi thừa nhận những cuộc tãn gẫu của bọn tôi thực sự không trí thức sách vở gì hết, nhưng dù sao tôi vẫn rất thích được tào lao như vậy.

Một tối thứ Bảy, khi Eric và tôi ở ngoài đó với một vài đứa bạn khác, ăn lạc luộc và nói về Henry Preston, nó hỏi “buổi hẹn hò” của tôi với Jamie Sullivan thế nào. Eric và tôi không gặp nhau khá lâu kể từ buổi vũ hội đầu năm học với vòng đấu loại mùa bóng bầu dục đã bắt đầu và Eric rời thị trấn suốt mấy cuối tuần qua cùng với đội bóng.

“Bình thường” tôi nhún vai nói, cố gắng hết mức có thể để trông thật ngầu.

Eric châm chọc huých khuỷu tay vào sườn tôi, khiên tôi càu nhàu. Nó nặng hơn tôi it nhất mười bốn cân.

“Mày có hôn tạm biệt nó không?”

“Không.”

Nó uống một hơi dài chai bia Budweiser lúc tôi trả lời. Tôi không biết sao nó làm thế được, nhưng Eric chưa bao giờ gặp rắc rối với việc mua bia, điều này thật kỳ lạ, bởi tất cả mọi người trong thị trấn đều biết nó bao nhiêu tuổi.

Nó dùng mu bàn tay chùi mép, liếc tôi một cái đầy ngụ ý.

“Tao tưởng sau khi con bé giúp mày lau dọn nhà vệ sinh, ít ra mày cũng phải hôn tạm biệt nó một cái chứ.”

“Chẹp, tao không làm thế.”

“Thế mày có thử không?”

“Không.”

“Sao không?”

“Nó không phải loại con gái đó đâu,” tôi nói, và mặc dù tất cả chúng tôi đều biết đó là sự thật, nghe vẫn có vẻ như tôi đang bảo vệ Jamie.

Eric vẫn bám riết chủ đề đó như một con đỉa.

“Tao nghĩ mày thích con bé,” nó nói.

“Mày thật vớ vẩn” tôi trả lời, và nó vỗ lưng tôi, đủ mạnh khiến tôi hụt cả hơi. Đi chơi với Eric thường xuyên có nghĩa là hôm sau tôi sẽ có vài vết bầm tím.

“Ừ, cứ cho là tao vớ vẩn đi,” nó nói, nháy mắt với tôi, “nhưng tao cá là mày mê Jamie Sullivan rồi.”

Tôi biết chúng tôi đang nói tới chủ đề nguy hiểm.

“Tao chỉ lợi dụng con bé để gây ấn tượng với Margaret thôi,” tôi nói. “Mà gần đây Margaret vẫn gửi cho tao mấy mẩu giấy tỏ tình, tao nghĩ chiêu đó chắc hiệu quả đấy.”

Eric cười lớn, thụi vào lưng tôi lần nữa.

“Mày và Margaret hả - vụ đó thật buồn cười…”

Tôi biết mình vừa tránh né chủ đề lớn, và thở phào nhẹ nhõm khi cuộc trò chuyện chuyển sang một hướng mới. Thỉnh thoảng tham gia vào câu chuyện, nhưng tôi thực sự không lắng nghe bọn bạn. Thay vào đó, tôi cứ nghe thấy một giọng thì thầm trong lòng khiến tôi băn khoăn về những điều Eric nói.


Chuyện là, Jamie có lẽ là người tốt nhất mà tôi có thể có tối hôm đó, đặc biệt khi nghĩ đến chuyện buổi tối đó xảy ra như thế nào.  Không nhiều bạn hẹn – quỷ tha ma bắt, đúng hơn là chẳng có nhiều người – chịu làm những gì con bé đã làm. Tuy nhiên, buổi hẹn tốt đẹp không có nghĩa là tôi thích nó. Tôi không hề nói chuyện với con bé kể từ buổi khiêu vũ, ngoại trừ lúc nhìn thấy con bé trong lớp tập kịch, thậm chí ngay cả khi đó chúng tôi cũng chỉ trao đổi một vài lời. Tôi tự nhủ, nếu thích Jamie, tôi hẳn muốn trò chuyện cùng con bé. Nếu thích Jamie, tôi hẳn xin đi cùng con bé về nhà. Nếu thích Jamie, tôi hẳn muốn mời con bé tới quán Cecil’s dùng bánh bột ngô viên và nước ngọt RC. Nhưng tôi không muốn làm bất kỳ điều gì trong số đó. Tôi thực sự không muốn. Trong tâm trí mình, tôi đã bày sẵn lời xưng tội.

Ngày hôm sau, Chủ nhật, tôi đang ở trong phòng, làm hồ sơ xin học vào Đại học Bắc Carolina. Cùng với bảng điểm ở trường trung học và các thông tin cá nhân khác, họ còn cần năm bài luận theo kiểu thông thường. Nếu có cơ hội được gặp một danh nhân lịch sử, bạn sẽ chọn ai và tại sao? Kể lại điều ảnh hưởng quan trọng nhất trong cuộc đời bạn và vì sao bạn cảm thấy như thế. Bạn tìm kiếm hình mẫu nào và tại sao? Các chủ đề của bài luận tương đối dễ đoán – giáo viên Ngữ văn đã nói chúng tôi nên chuẩn bị những gì – và tôi đã làm một vài bài tập trên lớp có dạng tương tự.

Ngữ văn có lẽ là môn học ưa thích nhất của tôi. Tôi chưa bao giờ nhận thấp hơn A kể từ ngày đầu tiên đi học, và tôi rất mừng vì viết luận rất quan trọng trong quá trình làm hồ sơ xin học. Nếu đó là toán, tôi hẳn đã gặp rắc rối rồi, đặc biệt nếu nó gồm những câu hỏi đại số về hai đoàn tàu rời nhà ga cách nhau một giờ, đi theo hai hướng ngược nhau với vận tốc bốn mươi dặm một giờ, vân vân... Không phải là tôi dốt toán – thường ít nhất tôi cũng dành được điểm C – nhưng nó không đến với tôi một cách tự nhiên, nếu bạn hiểu tôi muốn nói gì.

Lúc đó, tôi còn đang dở dang với bài luận thì điện thoại reo. Chiếc điện thoại duy nhất trong nhà được đặt dưới bếp, nên tôi phải chạy xuống nhà để nghe. Tôi thở mạnh đến nỗi không nhận ra được giọng ai, mặc dù nghe có vẻ giống giọng Angela.  Ngay lập tức tôi cười một mình. Mặc dù hôm đó nó say không biết trời đất gì và tôi phải lau chùi dọn dẹp, nhưng phần lớn khoảng thời gian hẹn hò với con bé rất thú vị. Và bộ váy của nó thực sự ấn tượng, ít nhất trong tiếng đồng hồ đầu tiên. Tôi đoán chừng con bé gọi điện để cảm ơn hoặc thậm chí để rủ tôi đi ăn bánh mì kẹp thịt nướng, bánh bột ngô hay cái gì đó.

“Landon?”

“Ồ, chào,” tôi nói, ra vẻ thật ngầu, “có chuyện gì thế?”

Đầu dây bên kia chợt dừng lại một lúc.

“Cậu thế nào?”

Đó chính là lúc tôi chợt nhận ra không phải tôi đang nói chuyện với Angela.  Mà là Jamie, và tôi suýt đánh rơi điện thoại. Không thể nói tôi vui mừng khi nghe thấy giọng con bé, và trong một giây tôi tự hỏi ai đã cho con bé số điện thoại nhà tôi nhưng rồi tôi kịp nhận ra có thể nó tìm được trong danh sách ở nhà thờ.

“Landon?”

“Mình khỏe,” cuối cùng tôi thốt lên, vẫn còn đang sốc.

“Cậu bận à?” con bé hỏi.

“Đại khái thế.”

“À... mình hiểu rồi...,” con bé nói, nhỏ dần.  Nó ngừng lại lần nữa.

“Sao cậu gọi điện cho mình thế?” tôi hỏi.

Phải mất vài giây để con bé nói thành lời.

“Ừ... mình chỉ muốn biết chiều nay liệu cậu có phiền ghé qua một lúc không.”

“Ghé qua?”

“Ừ. Ghé qua nhà mình.”

“Nhà cậu à?” tôi thậm chí không cố che giấy sự ngạc nhiên đang lớn dần trong giọng nói của tôi. Jamie lờ đi và tiếp tục.

“Có chuyện mình muốn nói với cậu. Mình sẽ không hỏi đâu nếu chuyện không quan trọng.”

“Cậu không nói qua điện thoại được à?”

“Có lẽ không tiện.”

“Chà, mình đang viết luận cho hồ sơ xin học, chắc sẽ mất cả buổi chiều,” tôi nói, cố gắng thoát khỏi vụ này.

“À.. ừ... như mình đã nói, việc này khá quan trọng, nhưng mình nghĩ mình có thể nói chuyện với cậu vào ngày thứ Hai ở trường vậy...”

Lúc đó, tôi chợt nhận ra con bé sẽ không để tôi thoát khỏi chuyện này và kiểu gì rồi cuối cùng bọn tôi cũng phải nói chuyện với nhau. Đầu tôi đột nhiên lướt qua tất cả các kịch bản trong lúc tôi đang cố tính xem nên làm theo cách nào – nói chuyện với con bé ở nơi bọn bạn tôi có thể nhìn thấy hay làm việc này tại nhà con bé. Mặc dù chẳng có lựa chọn nào tốt cả, vẫn có điều gì đó trong đầu nhắc nhở tôi rằng chính con bé đã giúp tôi khi tôi thực sự cần, và điều tối thiểu tôi có thể làm là chịu nghe những gì con bé nói. Tôi có thể vô trách nhiệm, nhưng là người vô trách nhiệm tử tế, nếu tôi phải nói vậy về bản thân.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là mọi người khác phải biết chuyện.

“Thôi,” tôi nói, “để hôm nay cũng được...”

Chúng tôi sắp xếp gặp nhau lúc năm giờ, và phần còn lại của buổi chiều trôi qua một cách chậm chạp, giống như những giọt nước trong hình phạt nước Trung Quốc thời xưa. Tôi rời nhà sớm hai mươi phút, để có nhiều thời gian hơn đến đó. Nhà tôi gần khu bản đảo trong khu vực lịch sử của thị trấn, nhìn ra kên đào Intracoastal, chỉ cách chỗ tên cướp biển Râu Đen từng sống vài ngôi nhà. Jamie sống ở phía đầu kia của thị trấn, bên kia đường ray xe lửa, vì thế phải mất nhiều thời gian như vậy để đến nơi.

Lúc đó là tháng Mười một, và cuối cùng thì nhiệt độ cũng dịu xuống. Điều tôi thực sự thích ở Beaufort là mùa xuân và mùa thu nơi đây kéo dài gần như vô tận. Trời có thể nóng vào mùa hè và có tuyết rơi sáu năm một lần, và một đợt lạnh ngắn ngày có thể kéo dài hơn một tuần vào tháng Một, nhưng trong phần lớn thời gian còn lại, bạn chỉ cần một chiếc áo khoác nhẹ để qua được mùa đông. Hôm nay là một trong những ngày hoàn hảo như thế - khoảng hơn hai lăm độ, trên trời không một gợn mây.

Tôi đến nhà Jamie vừa đúng lúc và gõ cửa. Jamie mở cửa, và chỉ cần liếc nhanh vào bên trong cũng biết Hegbert không có ở nhà. Trời không đủ nóng để uống trà ngọt hay nước chanh, và chúng tôi lại ngồi trên ghế ở ngoài hiên, chẳng có bất kỳ ai trên phố. Lần này tôi không phải chuyển ghế của mình nữa. Không như lần trước tôi ở đây.

“Landon, cảm ơn vì cậu đã tới” con bé nói. “Mình biết cậu bận, và mình rất cảm kích vì cậu đã dành chút thời gian.”

“Vậy, chuyện gì mà quan trọng thế?” tôi nói, muốn xong chuyện càng sớm càng tốt.

Jamie, lần đầu tiên kể từ khi tôi biết con bé, thực sự trông rất lúng túng khi ngồi với tôi. Nó liên tục nắm hai tay lại rồi lại buông ra.

“Mình muốn nhờ cậu một chuyện,” con bé nói một cách nghiêm túc.

“Nhờ mình ư?”

Con bé gật đầu.

Lúc đầu tôi tưởng con bé sắp nhờ tôi giúp trang trí nhà thờ, như con bé từng đề cập tại buổi vũ hội đầu năm học, hoặc có thể con bé cần tôi dùng xe ô tô của mẹ mang thứ gì đó tới trại trẻ mồ côi. Jamie không có bằng lái xe, và Hegbert lúc nào cũng cần xe ô tô, bởi luôn có một đám tang hay một việc gì đó ông ấy phải làm. Phải mất một vài giây con bé mới nói ra thành lời.

Nó thở dài, hai tay lại nắm vào nhau lần nữa.

“Mình muốn hỏi xem liệu cậu có ngại đóng vai Tom Thornton trong vở kịch ở trường không?” con bé nói.

Tom Thornton, như tôi đã kể, là người đàn ông đi tìm chiếc hộp nhạc cho con gái mình, và sau đó đã gặp thiên thần. Không kể vai thiên thần, thì đây là vai quan trọng nhất.

“Hmm… mình không biết,” tôi bối rối nói. “Mình nghĩ Eddie Jones sẽ đóng vai Tom. Cô Garber đã phân công thế rồi kia mà.”

Nhân tiện, Eddie Jones rất giống Carey Dennison. Nó cực gầy, mụn đầy mặt, thường xuyên vừa nói chuyện với người khác vừa nhướng cả hai mắt lên. Nó có tật máy mắt và máy mắt không ngừng mỗi khi hồi hộp, hầu như lúc nào cũng vậy. Rồi nó sẽ bắn lời thoại giống như một người mù loạn trí nếu bị đẩy ra trước đám đông. Chưa hết, nó còn có tật nói lắp và thường mất một lúc lâu mới nói xong một câu. Cô Garber giao vai diễn cho Eddie chỉ vì nó là đứa duy nhất đề nghị được làm việc này, nhưng thậm chí như thế, người ta vẫn thấy rõ là cô Garber cũng không muốn nó nhận vai. Thầy cô giáo cũng là người cả, nhưng cô không có lấy một sự lựa chọn vì chẳng còn ai khác hứng thú.

“Cô Garber không nói chính xác điều đó. Những gì cô ấy nói là Eddie có thể đóng vai Tom nếu không có ai khác muốn thử vai.”

“Không có ai khác làm được việc này sao?”

Nhưng rõ ràng là chẳng có ai khác, và tôi biết điều đó. Bởi vì yêu cầu của Hegbert là chỉ có những học sinh năm cuối tham gia, nên năm đó vở kịch chịu ràng buộc ấy. Có khoảng năm mươi học sinh nam năm cuối tại trường phổ thông, hai mươi hai đứa trong số đó nằm trong đội bóng bầu dục, và với việc đội bóng đang tranh giải tiểu bang, không đứa nào trong bọn chúng có thời gian để đến tham dự các buổi tập. Trong số ba mươi đứa còn lại, hơn một nửa là ở trong ban nhạc và bọn chúng cũng ở lại tập sau giờ học. Một phép tính nhanh cho thấy rằng có lẽ chỉ còn khoảng hơn chục đứa có thể làm điều đó.

Lúc đó, tôi không muốn tham gia vở kịch một chút nào, và không chỉ bởi tôi nhận ra kịch là môn học buồn chán nhất từng được phát minh. Chuyện là, tôi đã đưa Jamie tới buổi vũ hội, và tôi chỉ không thể chịu đựng được ý nghĩ rằng tôi sẽ phải ở bên con bé trong vai thiên thần vào tất cả các buổi chiều trong tháng tới. Bị bắt gặp với con bé một lần là quá đủ rồi… nhưng bị bắt gặp với con bé mỗi ngày? Bọn bạn tôi sẽ nói gì chứ?

Nhưng tôi có thể nói điều này rất quan trọng với con bé. Đến Jamie mà nhờ ai giúp đỡ thì đã đủ cho thấy điều đó rồi. Con bé chưa từng cần đến sự giúp đỡ bao giờ. Tôi nghĩ tận sâu thẳm con bé nghi ngờ rằng chẳng ai giúp đỡ nó chỉ vì bản chất của con bé. Nhận ra điều đó khiến tôi buồn.

“Jeff Bangert thì sao? Nó có thể đóng vai này,” tôi nói.

Jamie lắc đầu. “Không được. Bố cậu ấy bị ốm, và Jeff phải làm thêm ở cửa hàng sau giờ học cho đến khi bố cậu ấy bình phục trở lại.”

“Còn Darren Woods thì sao?”

“Tuần trước cậu ấy bị gãy tay do trượt chân trên thuyền. Taycòn đang bó bột.”

“Thật à? Mình không biết điều đó,” tôi nói, lảng đi, nhưng Jamie biết tỏng tôi đang làm gì.

“Landon, mình đã luôn cầu nguyện cho điều này,” con bé nói một cách đơn giản, và thở dài lần thứ hai. “Mình thực sự muốn vở kịch năm nay thật đặc biệt, không phải vì mình, mà vì bố. Mình muốn nó sẽ là buổi trình diễn xuất sắc nhất từ trước đến giờ. Mình biết chuyện thấy mình trong vai thiên thần có ý nghĩa nhiều như thế nào đối với bố, bởi vì vở kịch này gợi nhớ về mẹ mình…” Con bé ngừng lại, góp nhặt những suy nghĩ của nó. “Sẽ thật là kinh khủng nếu vở kịch năm nay lại thất bại, đặc biệt vì có mình tham gia.”

Một lần nữa con bé ngừng lại trước khi tiếp tục, giọng của nó trở nên xúc động hơn, con bé nói tiếp.

“Mình biết Eddie sẽ làm hết sức cậu ấy có thể, mình biết vậy. Và mình không xấu hổ khi đóng chung với cậu ấy, thật sự không. Thực sự, Eddie là người rất tốt, nhưng cậu ấy nói với mình rằng cậu ấy đang nghĩ lại về việc tham gia vở kịch. Đôi khi mọi người ở trường thật… thật… độc ác, và mình không muốn Eddie bị tổn thương. Nhưng…” Con bé hít một hơi thật sâu, “nhưng lý do thật sự mình yêu cầu giúp đỡ là vì bố. Bố mình là người tốt bụng, Landon. Nếu mọi người lấy kỷ niệm của ông về mẹ mình ra làm trò cười trong lúc mình đang diễn vai của mình… thì điều đó sẽ làm trái tim mình tan vỡ mất. Với Eddie và mình… cậu biết mọi người sẽ nói gì rồi đấy.”

Tôi gật đầu, môi mím chặt, biết rằng mình hẳn là một trong những người mà con bé đang nói tới. Sự thực, tôi là một trong số đó. Jamie và Eddie, cặp đôi năng động, chúng tôi gọi như thế ngay sau khi cô Garber phân vai cho vở kịch. Thú thật tôi là người đã khởi xướng, và chuyện này khiến tôi cảm thấy thật kinh khủng, gần như là đau dạ dày.

Jamie nhích người ngồi thẳng lại trên ghế và nhìn tôi buồn bã, như thể nó biết rằng tôi chuẩn bị nói không. Tôi nghĩ con bé không biết tôi đang cảm thấy thế nào. Con bé tiếp tục.

“Mình biết rằng các thử thách luôn là một phần trong kế hoạch của Chúa, nhưng mình không muốn tin rằng Người khắc nghiệt, đặc biệt với một người như bố mình. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho Chúa, và cho cộng đồng. Ông đã mất vợ và phải một mình nuôi dạy con. Và mình yêu bố rất nhiều vì điều đó…”

Jamie quay đi chỗ khác, nhưng tôi có thể thấy những giọt nước mắt trong mắt của con bé. Đó là lần đầu tiên tôi thấy nó khóc. Tôi nghĩ một phần trong tôi cũng muốn khóc.

“Mình không nhờ cậu làm điều đó vì mình,” con bé nói nhẹ nhàng. “Thực sự không phải vậy, và nếu cậu từ chối, mình sẽ vẫn cầu nguyện cho cậu. Mình hứa. Nhưng nếu cậu không ngại làm một điều tốt cho một người đàn ông tuyệt vời, người có ý nghĩa rất nhiều đối với mình… Cậu sẽ suy nghĩ về chuyện này chứ?”

Cặp mắt con bé nhìn giống như cặp mắt của một chú chó nhỏ vừa quậy phá trên tấm thảm. Tôi nhìn xuống chân mình.

“Mình không cần suy nghĩ thêm nữa,” cuối cùng tôi nói. “Mình sẽ làm”

Tôi thực sự không có lấy một lựa chọn, đúng không?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2011 16:05:18 | Chỉ xem của tác giả
Chương 5

Ngày hôm sau tôi nói chuyện với cô Garber, tham gia buổi thử vai, và nhận được vai diễn. Phải nói rằng, Eddie chẳng hề khó chịu chút nào. Thật ra, tôi có thể nói nó thực sự thở phào vì toàn bộ sự việc. Khi cô Garber hỏi liệu nó có sẵn lòng để tôi đóng vai Tom Thornton không, mặt nó gần như giãn ran gay lập tức và một mắt nó mở thao láo. “V…v…vâng, ch… chắc… chắn rồi,” nó lắp bắp. “E…e… em hiêu…hiểu.” Phải mất tới mười giây nó mới nói xong.

Tuy nhiên, nhờ sự rộng lượng này, cô Garber để Eddie đóng vai người lang thang, và chúng tôi biết rằng nó sẽ đóng rất tốt vai đó. Nhân vật người lang thang, bạn biết đấy, câm hoàn toàn, nhưng thiên thần luôn biết anh ta đang nghĩ gì. Trong vở kịch, thiên thần phải nói với người lang thang bị câm này rằng Chúa sẽ luôn để mắt đến anh ta vì Chúa đặc biết quan tâm tới những người nghèo và người bị áp bức. Đó là một trong những điểm mấu chốt khiến khán giả biết rằng nhân vật này được gửi tới từ thiên đường. Như tôi nói trước đó, Hegbert muốn khán giả hiểu rõ ai là người đưa ra sự chuộc tội và cứu rỗi, chứ chắc chắn không phải là một vài hồn ma vật vờ chỉ vừa hiện ra không biết từ đâu.

Tuần tiếp theo, các buổi luyện tập bắt đầu, và chúng tôi tập diễn trong lớp học, vì nhà hát không mở cửa chừng nào chúng tôi chưa loại bỏ hết “sạn” ra khỏi phần trình diễn. Nói tới sạn, tôi muốn đề cập đến xu hướng vô tình làm đổ các đạo cụ. Đạo cụ được làm cách đây mười lăm năm, khi vợ kịch lần đầu tiên được dàn dựng, bởi Toby Bush, người làm thuê lang thang, từng làm vài việc cho nhà hát trước đó. Ông là người làm thuê lang thang vì ông uống bia cả ngày ngay cả khi làm việc, và chỉ đến khoảng hai giờ chiều ông ấy đã ngà ngà say rồi. Tôi đoán ông còn không nhìn thẳng được nữa, bởi ông nện búa vào tay ít nhất mỗi ngày một lần. Mỗi lần như thế, ông lại ném búa xuống đất rồi nhảy chồm chồm lên, vừa túm chặt ngón tay vừa chửi rủa tất cả mọi người từ mẹ ông cho tới quỷ sứ. Cuối cùng khi bình tĩnh lại, ông bèn uống thêm bia để làm dịu cơn đau trước khi quay lại công việc. Các khớp ngón tay của ông to như quả óc chó, thường xuyên sưng tấy từ nhiều năm do va đập, và không ai chịu thuê ông lâu dài. Lý do duy nhất Hegbert thuê ông vì ông là người có giá công rẻ nhất trong thị trấn.

Nhưng Hegbert không cho phép uống bia rượu hay chửi bậy, và Toby thực sự không biết làm thế nào để làm việc trong môi trường nghiêm khắc như thế. Kết quả là, công việc không được làm đến nơi đến chốn, mặc dù không ai nhìn ra ngay lập tức. Sau một vài năm, các đạo cụ bắt đầu lung lay, và Hegbert tự mình giữ gìn mọi thứ. Nhưng Hegbert giỏi diễn giảng Kinh thánh, chứ không hề thành thạo đóng đinh, thế là các đạo cụ bị cong vênh, những chiếc đinh han gỉ long ra hết, chọc xuyên qua lớp gỗ dán nhiều đến mức chúng tôi phải rất cẩn thận bước sao cho vào đúng vị trí cần đặt chân. Nếu động vào chúng không đúng quy cách, hoặc chúng tôi sẽ làm mình bị thương hoặc các đạo cụ sẽ đổ nhào, tạo ra những hố đinh nho nhỏ trên khắp sân khấu. Sau một vài năm sân khấu nhà hát phải được đánh bóng lại, và dù người ta không thể từ chối Hegbert, họ thỏa thuận với ông để cẩn trọng hơn trong tương lai. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải luyện tập trong lớp học cho đến khi không còn “sạn” nữa.

May mắn thay, vì Hegbert phải thực hiện các công việc của một mục sư nên không tham gia vào việc dàn dựng vở kịch. Vai trò đó dành cho cô Garber, và cô bảo chúng tôi việc đầu tiên là học thuộc lời thoại càng nhanh càng tốt. Chúng tôi không có nhiều thời gian cho việc tập luyện vì lễ Tạ ơn sẽ đến vào ngày cuối cùng trong tháng Mười một, và Hegbert không muốn vở kịch được trình diễn quá gần với lễ Giáng sinh, để không ảnh hưởng tới “ý nghĩa thực sự của nó”. Điều này nghĩa là chúng tôi chỉ còn ba tuần để chuẩn bị, mà mỗi tuần lại như ngắn hơn bình thường.

Các buổi tập bắt đầu vào lúc ba giờ, và chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Jamie thuộc tất cả lời thoại của mình vào ngày đầu tiên. Điều bất ngờ là nó còn thuộc cả lời thoại của tôi, cũng như lời thoại của tôi, cũng như lời thoại của những đứa khác nữa. Chúng tôi tập thử một cảnh, con bé diễn mà không cần tới kịch bản, còn tôi thì phải nhìn xuống giấy liên tục, cố gắng tìm xem lời thoại tiếp theo của mình là gì, và bất cứ khi nào tôi ngước lên, ánh mắt con bé cũng lấp lánh, như thể đang đợi chờ một bụi cây bốc cháy hay gì đó vậy. Lời thoại duy nhất tôi thuộc là của người lang thang bị câm, ít nhất là trong ngày đầu tiên này, và đột nhiên tôi thực sự ghen tị với Eddie, chí ít về mặt đó. Sẽ còn rất nhiều việc phải làm, và đây không phải là điều tôi mong đợi khi ghi danh vào lớp kịch.

Thứ xúc cảm cao thượng mà tôi mang theo khi tham gia diễn tập vở kịch này đã tan thành mây khói ngay ngày tập thứ hai. Dù tôi biết mình đang làm “một việc đúng đắn”, bọn bạn tôi không ai hiểu gì, và chúng chế nhạo tôi ngay khi phát hiện ra. “Mày làm cái gì cơ?” Eric hỏi khi biết chuyện. “Tập kịch với Jamie Sullivan? Mày bị điên hay mắc chứng thiểu năng vậy?” Tôi lầm bầm rằng tôi có lý do chính đáng, nhưng Eric không cho tôi cơ hội nói thêm, rồi nó đi loan báo khắp nơi rằng tôi phải lòng con bé. Tôi phản đối chuyện đó, tất nhiên, điều này chỉ khiến bọn chúng càng cho là thật, bọn chúng cười to hơn và kể với người tiếp theo chúng gặp. Và câu chuyện cứ liên tiếp bị phóng đại thêm – đến giờ ăn trưa thì tôi thấy Sally bảo rằng tôi đang tính đến chuyện đính hôn. Tôi thực sự cho rằng Sally đang ghen. Con bé mê tôi đã nhiều năm nay, và có khi tôi đã đáp lại nếu nó không có một mắt bằng thủy tinh, thứ tôi không thể lờ đi được. Con mắt giả của nó nhắc tôi nhớ đến thứ được nhồi trong đầu một con cú treo trong tiệm đổ cồ tồi tàn, và thú thực, nó phần nào khiến tôi sợ sệt.

Tôi nghĩ đó chính là khi tôi bắt đầu cảm thấy bực mình với Jamie. Tôi biết đây không phải lỗi của con bé nhưng chính tôi là người chịu hứng lấy vụ này giúp Hegbert, người đàn ông đã không thèm thay đổi cách cư xử vào đêm vũ hội đầu năm học để tôi thấy được chào đón. Những ngày tiếp theo, tôi bắt đầu đọc qua loa lời thoại trong lớp, thậm chí không thực sự có ý định học thuộc chúng, và thỉnh thoảng tôi biến chúng thành trò cười, khiến mọi người đều cười ồ lên, ngoại trừ Jamie và cô Garber. Sauk hi buổi tập kết thúc, tôi về nhà, gạt vở kịch ra khỏi đầu, thậm chí chẳng buồn sờ đến kịch bản. Thay vào đó, tôi pha trò với bọn bạn về những việc kỳ cục mà Jamie làm và bịa ra chuyện cô Garber đã buộc tôi phải tham gia vào vụ này như thế nào.

Tuy nhiên, Jamie không để tôi thoát dễ dàng đến thế. Không, con bé tóm được ngay điểm yếu nhất của tôi, đánh ngay vào lòng tự trọng của tôi.

Tôi đi chơi với Eric vào tối ngày thứ Bảy sau giải vô địch bóng đá tiểu bang lần thứ ba, chừng khoảng một tuần sau khi các buổi tập kịch bắt đầu. Bọn tôi đang tụ tập ở khu cảng bên ngoài quán Cecil’s, ăn bánh bột ngô viên và ngắm mọi người đi dạo trên xe thì tôi nhìn thấy Jamie đi bộ xuống phố. Mặc chiếc áo lên nâu và mang theo cuốn Kinh thánh, con bé vẫn còn cách bọn tôi khoảng một trăm mét, quay đầu hết bên này tới bên kia. Lúc đó đã khoảng chín giờ tối rồi, cũng đã là muộn để nó có thể ra ngoài, và còn lạ lùng hơn khi nhìn thấy nó ở khu này của thị trấn. Tôi quay lưng về phía con bé và kéo cổ áo khoác lên, nhưng ngay cả Margaret – đứa có bánh pút đinh chuối thay vì bộ não – cũng đủ thông minh để đoán ra ai là người con bé đang tìm.

“Landon, bạn gái cậu kìa.”

“Nó không phải là bạn gái của tớ,” tôi nói. “Tớ không có bạn gái.”

“Vợ chưa cưới của cậu vậy.”

Tôi đoán con bé cũng đã nói chuyện với Sally.

“Tớ chưa đính hôn,” tôi nói. “Giờ thì tôi đi.”

Tôi liếc qua vai để xem liệu con bé đã trông thấy tôi chưa, và tôi đoán là rồi. Nó đang đi về phía bọn tôi. Tôi giả vờ như không thấy.

“Con bé đến đây kìa,” Margaret nói, và cười khúc khích.

“Tớ biết rồi,” tôi nói.

Hai mươi giây sau, Margaret nói lại một lần nữa.

“Con bé vẫn đang đi tới.” Tôi đã kể với bạn là con bé rất nhanh rồi đấy.

“Biết rồi,” tôi nói qua hàm răng nghiến chặt. Nếu không tính đến đôi chân của nó, thì Margaret gần như khiến bạn phát điên lên giống như Jamie vậy.

Tôi liếc quanh một lần nữa, và lần này Jamie biết tôi đã thấy nó, con bé mỉm cười và vẫy tay với tôi. Tôi quay đi chỗ khác, và chỉ một phút sau đã thấy con bé đứng ngay bên cạnh mình.

“Chào Landon,” con bé nói, không chú ý đến sự khinh khỉnh của tôi. “Chào Eric, Margaret…” Con bé đi quanh nhóm. Mọi người cũng lầm bầm “chào” và cố gắng không nhìn chằm chằm vào cuốn Kinh thánh.

Eric đang cầm chai bia, và nó vòng tay ra sau lưng để con bé không trông thấy. Thậm chí Jamie có thể khiến Eric cảm thấy tội lỗi nếu con bé đủ gần nó. Hai đứa trước đây là hàng xóm, và Eric từng là nạn nhân cho các cuộc chuyện trò của Jamie. Sau lưng, nó gọi con bé là “Quý bà Cứu rỗi,” rõ ràng liên tưởng tới Lực lượng Cứu rỗi. “Con bé nên làm sĩ quan mới phải,” nó muốn nói. Nhưng khi con bé đứng ngay trước mặt nó thì lại là chuyện khác. Trong đầu nó, con bé có mối giao cảm với Chúa trời, và nó không muốn bị Jamie ghét bỏ.

“Cậu thế nào Eric? Dạo này mình không gặp cậu mấy nhỉ.” Con bé nói điều này như thể nó vẫn nói chuyện với Eric hàng ngày vậy.

Eric đổi hết chân nọ tới chân kia rồi nhìn xuống giày, thể hiện cái vẻ tội lỗi đúng như nó đáng thế.

“Ừ thì, gần đây mình không đi nhà thờ,” nó nói.

Jamie cười rạng rỡ. “Chà, cũng không sao đâu, mình nghĩ vậy, miễn sao điều đó không trở thành thói quen là được.”

“Không đâu.”

Bấy giờ tôi đã từng nghe về xưng tội – tức là những người Thiên Chúa giáo ngồi phía sau tấm màn để kể với linh mục về những tội lỗi của mình – và đó là cách Eric thể hiện khi nó ở cạnh Jamie. Trong một giây, tôi nghĩ nó sắp xưng hô với con bé là “thưa bà” cũng nên.

“Cậu có muốn uống bia không?” Margaret hỏi. Tôi nghĩ con bé đang cố gắng làm trò, nhưng chẳng ai cười cả.

Jamie đặt tay lên tóc, khẽ kéo búi tóc của nó. “Ồ… không, không đâu… dù sao cũng cám ơn cậu.”

Con bé nhìn thẳng vào tôi với một vẻ thẹn thùng ngọt ngào, và ngay lập tức tôi biết có chuyện rắc rối. Tôi nghĩ con bé sẽ kéo tôi sang một bên mà hỏi chuyện, nếu được như vậy tôi nghĩ chắc đã đỡ hơn, nhưng việc này lại không nằm trong kế hoạch của con bé.

“À, các buổi tập kịch tuần này cậu diễn tốt lắm,” con bé nói với tôi. “Mình biết cậu sẽ phải học rất nhiều lời thoại, nhưng chắc cậu sẽ thuộc nhanh thôi. Và mình chỉ muốn cám ơn vì cậu đã tình nguyện làm việc này. Cậu thật tốt bụng.”

“Cám ơn,” tôi nói, bụng thắt lại. Tôi cố tỏ ra thật ngầu, nhưng tất cả bọn bạn đều nhìn tôi, chợt tự hỏi liệu chuyện cô Garber buộc tôi tham gia vở kịch mà tôi kể với chúng có phải sự thật không. Tôi hy vọng bọn nó đã quên điều đó.

“Các bạn cậu nên tự hào về cậu,” Jamie thêm vào, kết thúc ngon lành.

“Ồ, có chứ,” Eric nói, chộp ngay lấy cơ hội. “Rất hãnh diện là đằng khác. Landon là một chàng trai tốt, việc tình nguyện của cậu ấy và mọi thứ.”

Ôi không.

Jamie mỉm cười với Eric, rồi quay lại với tôi lần nữa, với sự vui vẻ hàng ngày của mình. “Mình định nói thêm là nếu cậu cần giúp gì, cậu có thể ghé qua bất cứ lúc nào. Nếu cần bọn mình có thể ngồi ngoài hiên giống như lần trước và tập qua một lượt lời thoại của cậu.”

Tôi nhìn thấy Eric làm khẩu hình mấy từ “giống như lần trước” với Margaret. Thế này thì không hay chút nào. Lúc này thì cục tức trong bụng tôi đã to bằng quả bóng bowling của Paul Bunyan rồi.

“Được rồi,” tôi lẩm bẩm, tự hỏi làm sao tôi có thể thoát ra khỏi chuyện này. “Mình có thể học thoại ở nhà.”

“Có khi có người đọc cùng sẽ tốt hơn đấy Landon,” Eric đề nghị.

Tôi đã nói với bạn nó sẽ chọc ghẹo tôi mà, ngay cả khi nó là bạn tôi.

“Không, không cần,” tôi nói với Eric, “tao tự học được.”

“Có lẽ,” Eric nói, mỉm cười, “khi việc luyện tập đã khá hơn, hai cậu nên diễn thử ở trại trẻ mồ côi xem sao. Cậu biết đấy, kiểu như một buổi diễn tập với phục trang và đạo cụ vậy. Bọn chúng sẽ thích xem lắm đấy.”

Có thể thấy não bộ Jamie bắt đầu hoạt động lách cách khi nghe đề cập đến từ trại trẻ mồ côi. Ai cũng biết đó chính là điểm nóng của con bé. “ Cậu nghĩ vậy thật sao?” con bé hỏi.

Eric nghiêm túc gật đầu. “Mình chắc mà. Landon là người nghĩ ra điều đó trước tiên, nhưng mình biết nếu là một đứa trẻ mồ côi, mình cũng sẽ thích cái gì đó giống như thế, thậm chí cả khi đó thực sự không phải là điều có thật.”

“Mình cũng vậy,” Margaret chêm vào.

Lúc hai đứa nó nói, điều duy nhất tôi có thể nghĩ đến là cảnh trong vở Julius Caesar khi Brutus đâm vào lưng ông ta. Et tu, Eric? (Tiếng Latinh trong nguyên bản, nghĩa là: Cả mày nữa sao, Eric?)

“Đó là ý của Lanton à?” con bé cau mày hỏi.

Con bé nhìn tôi, và tôi chắc nó vẫn còn suy nghĩ về điều đó.

Nhưng Eric đã không để tôi thoát khỏi cái bẫy đó dễ dàng như vậy. Giờ thì nó đặt tôi lên thớt và điều duy nhất còn lại là làm thịt tôi. “Mày thích làm vậy mà, đúng không Landon?” nó nói. “Giúp đỡ trẻ mồ côi ấy.”

Đó là điều mà bạn không thể trả lời có hoặc không, đúng không?

“Có lẽ vậy,” tôi lầm bầm, nhìn chằm chằm vào đứa bạn thân nhất của tôi. Eric, dù học hành không giỏi giang gì, vẫn là một tay chơi cờ lão luyện.

“Tốt, vậy coi như sắp xếp xong xuôi. Nếu cậu thấy ổn, Jamie.” Điệu cười của nó ngọt đến mức hắn đã phải gia giảm tới nửa số nước ngọt RC trong vùng.

“À…ừ, mình sẽ phải nói chuyện với cô Garber và giám đốc của trại trẻ, nhưng nếu họ nói không vấn đề gì, mình nghĩ đó là một ý hay.”

Vấn đề là, ai cũng có thể thấy con bé thực sự rất vui vì chuyện này.

Chiếu tướng.


Ngày hôm sau, tôi mất mười bốn tiếng đồng hồ học thuộc lời thoại, nguyền rủa bọn bạn, và tự hỏi làm sao cuộc sống của tôi lại ra khỏi tầm kiểm soát đến mức này. Năm học cuối cấp của tôi chắc chắn sẽ không giống những gì tôi tưởng tượng lúc đầu, nhưng nếu phải trình diễn cho đám trẻ mồ côi, chắc chắn tôi không muốn mình giống một thằng ngốc

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2011 16:06:33 | Chỉ xem của tác giả
Chương 6


Việc đầu tiên chúng tôi làm là nói chuyện với cô Garber về kế hoạch tới trại trẻ mồ côi, và cô nghĩ đó là một ý kiến tuyệt hảo. Nhân tiện – tuyệt hảo – đó là từ cô yêu thích sau khi nói “Xin ch…à…oooo.” Ngay thứ hai, sau khi nhận ra tôi thuộc hết tất cả lời thoại của mình, cô nói, “Tuyệt hảo!” và trong vòng hai tiếng đồng hồ tiếp theo, cứ mỗi khi tôi diễn xong một cảnh, cô lại nói từ đó lần nữa. Vào cuối buổi tập, tôi đã nghe từ đó tới bốn tỉ tỉ lần.

Nhưng cô Garber thực sự khiến ý tưởng của chúng tôi trở nên thú vị hơn. Cô thông báo với cả lớp những gì chúng tôi đang làm, và hỏi liệu các diễn viên khác có sẵn lòng tham gia cùng không, để bọn trẻ mồ côi có thể thực sự thưởng thức toàn bộ vở kịch. Cách mà cô hỏi khiến bọn chúng chẳng còn lựa chọn nào khác, rồi cô nhìn khắp cả lớp, chờ đợi đứa nào đó gật đầu để ra quyết định chính thức. Không ai di chuyển lấy một milimet, ngoại trừ Eddie. Bằng cách nào đó, nó hít một con bọ vào mũi vào đúng giây phút đó, và nó hắt hơi rất mạnh. Con bọ bay ra khỏi mũi nó, bắn ngang qua bàn, và đậu xuống sàn nhà ngay ở chân Norman Jean. Con bé nhảy khỏi ghế và hét toáng lên, và những đứa ngồi bên cạnh nó hét theo, “Eo!... kinh!”. Bọn còn lại trong lớp bắt đầu nhìn quanh và nghển cổ lên, cổ dòm xem chuyện gì đã xảy ra, và trong mười giây tiếp theo lớp học hoàn toàn hỗn loạn. Đối với cô Garber, đó chính là câu trả lời đồng ý tốt đẹp mà cô cần.

“Tuyệt hảo,” cô nói, kết thúc buổi thảo luận.

Trong lúc đó, Jamie thực sự trở nên háo hức với việc trình diễn cho bọn trẻ mồ côi. Trong giờ giải lao giữa các buổi tập, nó kéo tôi ra một chỗ và cảm ơn vì đã nghĩ đến bọn trẻ. “Cậu không biết đâu,” con bé nói một cách gần như bí mật, “mình đã suy nghĩ xem nên làm gì cho trại trẻ mồ côi năm nay. Mình cầu nguyện điều đó hàng tháng trời nay vì muốn Giáng sinh này sẽ thật đặc biệt.”

“Tại sao Giáng sinh năm nay lại quan trọng đến vậy?” tôi hỏi con bé, và nó nhẫn nại mỉm cười như thể tôi đã hỏi một câu hoàn toàn vô nghĩa.

“Chỉ vì nó quan trọng thôi,” con bé nói đơn giản.

Bước tiếp theo là bàn chuyện đó với ông Jenkins, giám đốc trại trẻ. Tôi chưa bao giờ gặp ông Jenkins trước đó, bởi trại trẻ mồ côi nằm trong thành phố Morehead, bên kia cầu so với Beaufort, nên tôi chẳng có lý do gì để đi đến đó. Lúc Jamie báo tin bất ngờ là chúng tôi sẽ gặp ông Jenkins vào lúc chiều muộn ngày hôm sau, tôi ngạc nhiên và có phần lo rằng mình ăn mặc không đủ lịch sự. Tôi biết đó là trại trẻ mồ côi, nhưng bọn con trai chúng tôi luôn muốn tạo ấn tượng tốt. Mặc dù không hào hứng với chuyện đó bằng Jamie (chẳng ai hào hứng như con bé), tôi cũng không muốn bị liên tưởng là lão Grinch kẻ chuyên phá hoại Giáng sinh của bọn trẻ mồ côi.

Trước khi tới cuộc hẹn ở trại trẻ mồ côi, chúng tôi phải đi bộ về nhà để lấy ô tô của mẹ tôi, và tôi định thay thứ gì đó trông đẹp đẹp hơn một tí trong lúc ở nhà. Việc cuốc bộ mất khoảng mười phút, và Jamie không nói nhiều trên đường, ít nhất cho đến khi tới khu tôi ở. Những ngôi nhà xunh quanh nhà tôi đều rất rộng và được chăm sóc cẩn thận, con bé hỏi ai sống ở đây và các ngôi nhà đó được xây bao lâu rồi. Tôi trả lời những câu hỏi của con bé mà không suy nghĩ nhiều lắm, nhưng khi tôi mở cửa vào nhà, tôi chợt nhận ra thế giới này khác với thế giới của con bé tới mức nào. Trông con bé có vẻ sốc khi nhìn quanh phòng khách, và ghi nhận những gì xunh quanh.

Không nghi ngờ gì nữa, đây là ngôi nhà sang trọng nhất mà con bé từng đặt chân tới. Một lúc sau tôi nhìn thấy mắt con bé di chuyển qua những bức tranh treo tường. Đó chính là tổ tiên của tôi. Giống như nhiều gia đình miền Nam, toàn bộ dòng dõi nhà tôi có thể nhìn thấy trong hàng tá bức chân dung treo trên tường. Con bé nhìn họ đăm đăm, tìm kiếm sự giống nhau, tôi nghĩ thế, rồi nó hướng sự chú ý tới đồ đạc trong nhà, những đồ vật trông vẫn còn mới, thậm chí sau hai mươi năm. Đồ đạc được làm thủ công, lắp ghép và chạm trổ từ gỗ dái ngựa hoặc gỗ sơ ri, và được thiết kế một cách đặc biệt cho từng phòng. Rất đẹp, tôi phải thừa nhận, nhưng đó không phải là thứ tôi thực sự quan tâm. Với tôi, nó chỉ là một ngôi nhà. Phần tôi yêu thích nhất trong ngôi nhà là cửa sổ phòng tôi, nơi dẫn tới phần mái hiên của tầng cao hơn. Đó chính là lối tẩu thoát của tôi.

Mặc dù vậy, tôi dắt con bé đi xem nhà, qua phòng khách, thư viện, phòng giải trí, rồi phòng sinh hoạt chung của gia đình, mắt của Jamie mở to hơn khi tới mỗi phòng. Mẹ tôi đang ngồi ngoài hiên phơi nắng, nhấm nháp rượu whiskey đá pha bạc hà và đọc sách. Nghe tiếng chúng tôi, bà liền vào trong để chào hỏi.

Tôi đã nói với bạn là tất cả người lớn trong thị trấn đều yêu mến Jamie phải không? Trong số họ có cả mẹ tôi. Mặc dù Hegbert luôn đưa ra những bài giảng đạo có tên gia đình tôi, mẹ tôi không bao giờ vì thế mà ghét bỏ Jamie, bởi con bé dễ thương biết chừng nào. Vì thế trong khi hai người trò chuyện với nhau một lúc, tôi lên gác lục tung tủ, tìm một chiếc sơ mi và cà vạt sạch. Hồi đó, bọn choai choai chúng tôi mang cà vạt rất nhiều, đặc biệt khi đi gặp những người có chức vụ. Lúc tôi xuống lầu sau khi đã ăn vận đàng hoàng, Jamie đã kể cho mẹ tôi về kế hoạch của chúng tôi.

“Đó là một ý kiến tuyệt vời,” Jamie nói, tươi cười với tôi. “Langdon thực sự có một tấm lòng đặc biệt.”

Mẹ tôi – sau khi đảm bảo vừa nghe Jamie nói một cách chính xác – nhướng lông mày nhìn tôi. Bà nhìn tôi chằm chằm như thể tôi là người ngoài hành tinh vậy.

“Vậy ra đây là ý tưởng của con à?” mẹ tôi hỏi. Giống như tất cả những người khác trong thị trấn, bà biết Jamie không nói dối.

Tôi hắng giọng, nghĩ tới Eric và những trò tôi định làm để trả đũa nó. Nhân tiện, vụ này liên quan đến mật đường và kiến lửa.

“Đại khái thế,” tôi nói.

“Hay thật.” Đó là từ duy nhất bà có thể nói ra. Bà không biết chi tiết, nhưng bà biết tôi hẳn bị ép thì mới làm điều gì đó như thế này. Các bà mẹ luôn biết rõ mọi chuyện, rồi bà chăm chú nhìn sát mặt tôi, cố gắng đoán xem lý do là gì. Để thoát khỏi cái nhìn dò hỏi đó, tôi nhìn đồng hồ, giả bộ ngạc nhiên, và tự nhiên bảo Jamie rằng chúng tôi nên đi. Mẹ tôi lấy chìa khóa ô tô từ trong túi, đưa cho tôi, tiếp tục nhìn tôi dò hỏi cho tới khi chúng tôi đi ra khỏi cửa. Tôi thở phào nhẹ nhõm, tưởng tượng mình vừa thoát khỏi việc này bằng cách nào đó, nhưng ngay khi tôi cùng Jamie tới chỗ đậu xe ô tô, tôi lại nghe thấy tiếng mẹ tôi.

“Jamie đến chơi lúc nào cũng được nhé!” mẹ tôi nói to. “Cháu luôn được chào mừng ở đây.”

Thậm chí đôi khi các bà mẹ cũng khó làm bạn.

Vào đến trong xe rồi tôi tiếp tục lắc đầu.

“Mẹ cậu thật là một phụ nữ tuyệt vời,” Jamie nói.

Tôi nổ máy. “Ừ,” tôi nói, “Mình đoán vậy.”

“Nhà của cậu cũng đẹp thật.”

“Ừ…hử.”

“Cậu nên biết ơn Chúa về sự may mắn của mình.”

“ Ồ,” tôi nói. “Có chứ. Mình có khi lại là thằng bé may mắn nhất còn sống cũng nên.”

Thế nào đó mà, con bé đã không nhận ra giọng mỉa mai trong câu nói của tôi.

Chúng tôi tới trại trẻ mồ côi vừa lúc trời xẩm tối. Hai đứa đến sớm vài phút, ông giám đốc còn đang nói chuyện điện thoại. Đó là cuộc gọi quan trọng nên ông không thể gặp chúng tôi ngay được, vì thế chúng tôi cứ tự nhiên. Bọn tôi ngồi đợi trên ghế băng ở hành lang bên ngoài. Jamie quay sang tôi, cuốn Kinh thánh đặt trên đùi con bé. Tôi đoán Jamie muốn cuốn sách động viên tinh thần, nhưng cũng có thể đó chỉ là thói quen của con bé.

“Hôm nay thực sự cậu làm rất tốt,” con bé nói. “Mình muốn nói đến lời thoại của cậu.”

“Cảm ơn,” tôi nói, cảm thấy tự hào và chán nản chính xác cùng một lúc. “Tuy nhiên mình vẫn chưa học các phân đoạn,” tôi nói thêm. Chúng tôi không thể thực hành những phân đoạn đó ngoài hiên nhà con bé, tôi hy vọng con bé sẽ không đề xuất điều này.

“Cậu làm được mà. Khi học thuộc tất cả các từ rồi, việc đó sẽ dễ dàng thôi.”

“Mình hi vọng thế.”

Jamie mỉm cười, và một lúc sau con bé đổi chủ đề, phần nào khiến tôi bối rối. “Cậu có bao giờ nghĩ về tương lai không Langdon?” con bé hỏi.

Câu hỏi của con bé khiến tôi giật mình bởi nói nghe có vẻ…thật bình thường.

“Có chứ. Mình đoán vậy,” tôi trả lời một cách cảnh giác.

“Vậy, cậu muốn làm gì với cuộc đời mình?”

Tôi nhún vai, thận trọng không hiểu con bé sẽ dẫn dắt chuyện này tới đâu. “Mình không biết. Mình vẫn đang suy nghĩ. Mùa thu tới mình sẽ vào Đại học Bắc Carolina, ít nhất mình hy vọng vậy. Trước tiên, mình phải được nhận vào học đã.”

“Cậu sẽ được nhận mà,” con bé nói.

“Làm sao cậu biết chứ?”

“Bởi mình đã cầu nguyện như vậy.”

Khi con bé nói điều này, tôi nghĩ sẽ xảy ra một cuộc thảo luận về sức mạnh của cầu nguyện và đức tin, nhưng Jamie đã nói sang chuyện khác.

“Học xong đại học thì sao? Cậu làm gì sau đó?”

“Mình không biết,” tôi nói, nhún vai. “Có thể mình sẽ làm tiều phu đốn củi một tay.”

Con bé không thấy điều tôi vừa nói có gì buồn cười.

“Mình nghĩ cậu nên trở thành mục sư,” con bé nói nghiêm túc. “Mình thấy cậu rất tốt với mọi người và ai cũng tôn trọng những điều cậu nói.”

Mặc dù khái niệm này cực kỳ lố bịch, nhưng với Jamie, tôi biết lời khen tặng này bắt nguồn từ trái tim con bé.

“Cảm ơn,” tôi nói. “Làm mục sư hay không mình cũng không biết, nhưng chắc chắn mình sẽ tìm được việc gì đó.” Mất một lúc để tôi nhận ra cuộc trò chuyện đã bắt đầu và giờ đến lượt tôi đặt câu hỏi.

“Còn cậu thì sao? Cậu muốn làm gì trong tương lai?”

Jamie quay đi chỗ khác, mắt nhìn xa xăm, tôi tự hỏi con bé đang nghĩ gì, nhưng rồi ánh mắt đó biến mất ngay, như khi nó đến.

“Mình muốn kết hôn,” con bé khẽ nói. “Trong đám cưới, mình muốn bố dắt tay mình vào thánh đường làm lễ và mình muốn tất cả những người mình quen biết có mặt ở đó. Mình muốn nhà thờ chật ních người.”

“Vậy thôi sao?” Mặc dù tôi không ghét ý tưởng về đám cưới, nhưng có vẻ thật ngu ngốc khi coi hy vọng đó là mục tiêu của cả cuộc đời.

“Ừ,” con bé nói. “Đó là tất cả những gì mình muốn.”

Cái cách con bé trả lời khiến tôi ngờ rằng con bé nghĩ nó có thể kết thúc giống như cô Garber. Tôi cố gắng khiến con bé cảm thấy tốt hơn, mặc dù ý tưởng đó vẫn có vẻ ngốc nghếch đối với tôi.

“Rồi một ngày nào đó, cậu sẽ lấy chồng. Cậu sẽ gặp một anh chàng, hai người tâm đầu hợp ý, và anh ta sẽ hỏi cưới cậu. Và mình chắc rằng bố cậu sẽ rất vui sướng được đưa cậu tới thánh đường.”

Tôi không đề cập đến phần có nhiều người trong nhà thờ. Tôi nghĩ đó là điều thậm chí tôi không thể tưởng tượng nổi.

Jamie cẩn thận suy nghĩ về câu trả lời của tôi, thực sự cân nhắc cách mà tôi vừa nói, mặc dù tôi không biết vì sao.

“Mình hy vọng thế,” cuối cùng con bé nói.

Có thể Jamie không muốn bàn về chuyện đó nữa, đừng hỏi tôi vì sao, thế nên tôi chuyển sang một chủ đề mới.

“Vậy cậu thường xuyên tới trại trẻ này được bao lâu rồi?” tôi vui vẻ hỏi.

“Đến giờ là bảy năm rồi. Lần đầu tiên tới đây mình mười tuổi. Hồi ấy mình còn ít tuổi hơn nhiều trẻ mồ côi ở đây.”

“Điều này khiến cậu thích thú hay cảm thấy buồn?”

“Cả hai. Một vài đứa trẻ ở đây có hoàn cảnh thực sự khủng khiếp. Chỉ cần nghe những điều này cũng đủ khiến trái tim cậu tan vỡ. Nhưng khi bọn trẻ thấy cậu đến cùng vài cuốn sách từ thư viện hay một trò chơi mới, những nụ cười của chúng sẽ xua đi mọi nỗi buồn. Đó là cảm xúc tuyệt vời nhất trên thế giới.”

Jamie nói, khuôn mặt rạng rỡ. Mặc dù con bé không nói điều này để khiến tôi thấy mình tội lỗi, tôi vẫn cảm thấy chính xác như vậy. Đó là một trong những lý do khiến việc chịu đựng con bé thật khó khăn, nhưng vào lúc đó tôi thấy mình đã khá quen với điều này. Tôi đã nhận ra rằng con bé có thể xoay chuyển ta theo mọi cách trừ cách bình thường.

Đúng lúc đó, ông Jenkins mở cửa mời chúng tôi vào. Văn phòng gần giống một phòng trong bệnh viện, sàn nhà lát gạch ca rô đen trắng, tường và trần nhà đều màu trắng. Nơi thường đặt giường bệnh có một chiếc bàn bằng kim loại giống như được đóng dấu sản xuất hàng loạt. Nó sạch bóng một cách bệnh hoạn, không có gì mang tính cá nhân. Không có lấy một bức ảnh hay bất cứ thứ gì.

Jamie giới thiệu tôi, và tôi bắt tay ông Jenkins. Sau khi chúng tôi đã an tọa, Jamie gần như là người nói hết trong cuộc trò chuyện. Họ đã quen thân từ rất lâu, có thể thấy điều đó ngay lập tức, ông Jenkins ôm choàng lấy Jamie ngay khi con bé bước vào. Sau khi vuốt lại váy, Jamie giải thích kế hoạch của chúng tôi. Ông Jenkins đã xem vở kịch vài năm trước, và ông biết chính xác ý định con bé gần như ngay khi nó vừa bắt đầu. Tuy nhiên, dù rất quý Jamie và biết con bé có ý tốt, ông Jenkins không nghĩ đây là một ý kiến hay.

“Ta không nghĩ đó là một ý hay đâu,” ông nói.

Nghe vậy là tôi đã hiểu ông đang nghĩ gì.

“Tại sao ạ?” Jamie hỏi, con bé cau mày. Nó có vẻ thực sự bối rối bởi sự thiếu thiện cảm của ông.

Ông Jenkins nhặt một chiếc bút chì lên và bắt đầu gõ lên bàn, rõ ràng đang nghĩ làm thế nào để giải thích. Cuối cùng, ông buông bút chì xuống và thở dài.

“Mặc dù đó là một đề nghị tuyệt vời và ta biết cháu muốn làm điều gì đó đặc biệt, nhưng vở kịch này kể về một người cha mà rốt cuộc đã nhận ra ông ấy yêu con gái mình nhiều đến thế nào.” Ông để điều đó lắng xuống một lúc rồi lại cầm biết chì lên. “Không nhắc lũ trẻ nhớ lại những mất mát trong khi không khí Giáng sinh tràn ngập đã là khó khăn lắm rồi. Ta nghĩ nếu bọn trẻ xem một vở kịch giống như thế…”

Ông thậm chí không phải nói hết. Jamie lấy tay che miệng. “Ôi trời,” con bé nói ngay lập tức, “bác nói đúng. Cháu đã không nghĩ tới điều đó.”

Thật ra, tôi cũng chưa nghĩ tớ điều này. Nhưng rõ ràng ông Jenkins nói đúng.

Dù vậy ông ấy vẫn cảm ơn chúng tôi và trò chuyện một lúc về những dự định thay thế. Chúng ta sẽ có một cây thông nhỏ và một ít quà tặng – một thứ gì đó mà tất cả bọn trẻ có thể san sẻ. “Các cháu có thể đến chơi vào đêm Giáng sinh…”

Sau khi chia tay ông Jenkins, Jamie và tôi rảo bước trong im lặng mà không nói thêm điều gì. Tôi có thể thấy con bé buồn thế nào. Càng chơi với Jamie, tôi càng nhận ra con bé có rất nhiều tâm tư – không phải con bé lúc nào cũng vui vẻ và hạnh phúc. Tin hay không, đây chính là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng, ở một vài khía cạnh, con bé cũng giống như tất cả chúng ta.

“Mình rất tiếc vì chuyện không thành,” tôi nói nhẹ nhàng.

“Mình cũng thế.”

Con bé lại nhìn xa xăm, chỉ ít lâu trước khi tiếp tục.

“Mình chỉ muốn làm điều gì đó khác biệt vào năm nay cho bọn trẻ thôi. Điều gì đó thật đặc biệt mà chúng sẽ nhớ mãi. Mình cứ tưởng chuyện này chắc chắn…” Con bé thở dài. “Có vẻ như Chúa hẳn có một kế hoạch nào khác mà mình chưa biết.”

Con bé yên lặng một lúc lâu, và tôi nhìn nó. Nhìn thấy con bé buồn còn tệ hơn cảm thấy buồn vì nó. Không như Jamie, tôi đáng phải cảm thấy tồi tệ vì bản thân mình – tôi biết tôi là loại người nào. Nhưng với con bé.

“Nhân tiện đang ở đây, cậu có muốn ghé qua thăm bọn trẻ không? Tôi hỏi để xua tan im lặng. Đó là điều duy nhất tôi nghĩ có thể khiến con bé cảm thấy đỡ hơn. “Mình có thể đợi ở ngoài này trong khi cậu nói chuyện với bọn trẻ, hoặc đợi ở ô tô nếu cậu muốn.”

“Cậu có muốn vào thăm bọn trẻ cùng mình không?” con bé đột nhiên hỏi.

Thú thật, tôi không chắc có thể đảm đương được chuyện này, nhưng tôi biết Jamie thực sự muốn tôi có mặt ở đó. Và con bé cảm thấy tuyệt vọng đến nỗi những lời nói này tuôn ra một cách tự động.

“Chắc chắn rồi, mình sẽ cùng đi.”

“Chắc bây giờ bọn trẻ đang ở trong phòng đồ chơi. Chúng thường có mặt ở đó vào khoảng giờ này,” con bé nói.

Chúng tôi xuôi xuống hành lang tới đoạn cuối của sảnh lớn, nơi hai cánh cửa dẫn vào một căn phòng khá rộng. Một chiếc ti vi nhỏ đặt trên cao ở góc xa cùng với khoảng ba mươi chiếc ghế kim loại gấp xung quanh. Bọn trẻ ngồi trên ghế, chen chúc quanh ti vi, và có thể thấy ngay rằng chỉ những đứa ngồi hàng đầu tiên mới có thể nhìn rõ.

Tôi liếc quanh. Có một bàn bóng bàn trong góc phòng. Mặt bàn đã rạn và bụi bặm, không nhìn thấy lưới đâu. Hai chiếc cốc giấy trống không đặt ở trên, và tôi biết nó đã không được sử dụng nhiều tháng rồi, có thể là nhiều năm. Dọc theo bức tường cạnh bàn bóng bàn là các giá đựng đồ, với một ít đồ chơi rải rác – những khối xếp hình và miếng ghép hình, vài đồi chơi. Chẳng có gì nhiều, một vài đồ đạc như thể đã ở trong căn phòng này một thời gian dài. Dọc theo các bức tường gần đó là những chiếc bàn cá nhân nhỏ với các chồng báo viết nghuệch ngoạc bằng bút chì màu.

Chúng tôi đứng ở ngưỡng cửa chỉ khoảng một giây. Bọn trẻ vẫn chưa để ý tới chúng tôi, và tôi hỏi những tờ báo đó để làm gì.

“Bọn trẻ không có sách tô màu,” con bé thì thầm, “vì vậy chúng dùng báo thay thế.” Con bé không nhìn tôi trong khi nói – thay vào đó sự chú ý của con bé tập trung hoàn toàn vào lũ trẻ. Con bé bắt đầu mỉm cười trở lại.

“Đây là tất cả đồ chơi mà bọn trẻ có đúng không?” tôi hỏi.

Con bé gật đầu. “Ừ, ngoại trừ thú nhồi bông. Bọn trẻ được phép giữ chúng trong phòng riêng. Đây là nơi để những thứ còn lại.”

Tôi đoán con bé đã quen với điều đó. Mặc dù vậy, với tôi, sự trống trải của căn phòng khiến cho mọi thứ trở nên buồn bã. Tôi không thể tưởng tượng được chuyện lớn lên ở một nơi như thế này.

Cuối cùng Jamie cùng tôi bước vào bên trong căn phòng và vài đứa quay lại khi nghe tiếng bước chân của chúng tôi. Trong đó có một thằng bé khoảng tám tuổi hoặc hơn một chút, với mái tóc đỏ và những nốt tàn nhang, sún hai răng cửa.

“Jamie!” nó hét lên hạnh phúc khi nhìn thấy con bé, và tất cả bọn trẻ lập tức quay đầu lại. Lũ trẻ nằm trong độ tuổi từ năm tới mười hai, con trai nhiều hơn con gái. Sau này tôi mới biết, sau mười hai tuổi, bọn trẻ phải tới sống với cha mẹ bảo trợ.

“Chào Roger,” Jamie đáp lại, “em khỏe không?”

Thế là, Roger và mấy đứa trẻ bắt đầu vây quanh chúng tôi. Vài đứa khác lờ chúng tôi đi và dịch lại gần chiếc ti vi hơn khi giờ đây đã có những chiếc ghế trống ở hàng đầu. Jamie giới thiệu tôi với một trọng những đứa trẻ lớn hơn, nó đến và hỏi tôi có phải là bạn trai của con bé không. Nghe giọng của nó, tôi nghĩ nó có cùng quan điểm về Jamie với hầu hết những đứa trong trường trung học của bọn tôi.

“Anh ấy chỉ là bạn thôi,” con bé nói. “Nhưng anh ấy rất dễ thương.”

Hơn một tiếng sau, chúng tôi chuyện trò thân mật với bọn trẻ. Chúng hỏi tôi rất nhiều về việc tôi sống ở đâu, nhà của tôi có lớn không hay là chiếc xe mà tôi sở hữu là loại gì, và cuối cùng khi chúng tôi phải về, Jamie hứa sẽ sớm quay lại. Tôi nhận ra rằng con bé không hứa tôi sẽ đi cùng với nó.

Lúc quay lại chỗ chiếc xe ô tô, tôi nói. “Bọn chúng thật đáng yêu.” Tôi nhún vai ngượng ngập. “Mình vui vì cậu muốn giúp bọn trẻ.”

Jamie quay sang nhìn tôi và mỉm cười. Con bé biết chẳng có gì nhiều để thêm vào sau đó, nhưng tôi có thể nói con bé vẫn còn đang băn khoăn sẽ làm gì cho bọn trẻ vào Giáng sinh năm ấy.

Bình luận

^^ hay quá, rết dc là ta rết cho vài chục phát liền :x  Đăng lúc 12-10-2011 11:32 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách