Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 10687|Trả lời: 130
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa l Ichikawa Takuji (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 18-4-2013 09:45:04 | Xem tất |Chế độ đọc

Em sẽ đến cùng cơn mưa















Em sẽ đến cùng cơn mưa  (Be with you)
Tác giả: Ichikama Takuji
Dịch giả: Mạc Tú Anh
Số trang: 332
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Ngày xuất bản: 12-01-2013
Giá bìa: 72.000 ₫
Công ty phát hành: Nhã Nam
Nhà xuất bản: NXB Văn Học






Văn học Nhật đem đến cho độc giả cảm giác bình yên, lãng mạn khi đắm mình trong những tác phẩm tinh tế, chìm trong câu chữ nhẹ nhàng nhưng đầy trầm tư, ám ảnh. Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa cũng vậy. Không nhiều màu sắc, không nhiều kịch tính, dữ dội mà chỉ với một gam màu trầm buồn, một khung cảnh ảm đạm ngày mưa, một cốt truyện nhẹ nhàng, Ichikawa Takuji đã vẽ nên được một bức tranh tình yêu tuyệt diệu.


Ở tác phẩm không có sự đối lập, hoặc giả có đi chăng nữa thì cũng hết sức nhạt nhòa, chỉ có sự hài hòa được đề cao (đặc trưng của văn phong Nhật). Sự hài hòa không chỉ ở vòng xoay giữa Takumi, Mio và Yuji mà còn lan ra cả những mối quan hệ khác với thầy Nombre,và chú chó Pooh, với cả thiên nhiên cùng mùa mưa ẩm ướt.


Nét u huyền phảng phất suốt tác phẩm gây cho người đọc những cảm xúc không thể diễn tả, có một cái gì đó không chắc chắn, không rõ ràng vẫn đang tồn tại đâu đó. Ta không thấy sự đau khổ đến tột cùng của Takumi khi Mio qua đời, không thấy niềm hạnh phúc mãnh liệt của anh khi bỗng nhiên nàng quay lại, ta chỉ thấy một sự nhẹ nhàng lan tỏa trong tình yêu đó - phẳng lặng nhưng tràn ngập ở khắp nơi. Vậy mới biết, tình yêu có rất nhiều cung bậc, không phải cứ cuồng nhiệt nhiều, đau đớn nhiều đã là yêu nhau nhiều, mà có khi chỉ cần nhẹ nhàng, êm dịu như tình yêu của Takumi và Mio là đã đủ chạm đến thiên đường hạnh phúc.


Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa được viết với lời văn trong sáng, ngắn gọn và đôi chút ngộ nghĩnh sẽ đem đến sự thú vị và ấm áp khi “nhấm nháp” những trang sách, có thể trong một ngày mưa nhẹ nhàng.





©

Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa

Tác Giả: Ichikama Takuji









P/s : Đây là lần đầu post bài, sai sót gì, mọi người cứ góp ý nha ! Thanks mọi người!!



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-4-2013 22:41:51 | Xem tất

***


“Hôm nay là lần đầu tiên chúng mình gặp nhau với đôi giầy có cổ và có gót. Cũng phải nói thêm, hôm nay cũng là lần đầu tiên anh thấy em mặc chiếc váy liền màu đỏ sẫm. Lần đầu tiên anh thấy em tô son. Lần đầu tiên anh thấy mái tóc em đung đưa mỗi lần em nghiêng đầu, lần đầu tiên anh cảm thấy bồn chồn không yên khi nói chuyện với em.


Tất cả đều là lần đầu tiên, đến nỗi mà khó tìm được một thứ không phải lần đầu tiên.’’







"Anh cũng hiểu, tuy chỉ mang máng, rằng ngay cả giai đoạn hôn thôi cũng cần phải có thời gian. Anh không vội, hơn nữa, em là người sẽ sống cùng anh cả đời nên vẫn còn khối thời gian. Ít ra thì chúng mình đã mất ba năm mới hẹn hò nhau lần đầu, kể từ sau lần nói chuyện đầu tiên. Cho nên, muốn tiến tới được giai đoạn hôn thì cũng phải mất thêm ba năm nữa.


Anh đã nghĩ vậy.


Trong lần trò chuyện năm tiếng này, chúng mình đã tiến gần đến đoạn hôn nhau. (Không biết lúc hôn, cái răng khểnh của em có bị vướng không?) Anh đã nghĩ thế lúc nhìn vào môi em.


Trời tối, chúng mình phải về. Giờ nhìn lại có thể nói lần hẹn hò này là bước mở đầu cho giai đoạn tiếp theo, nhưng thú thật với em là khi ấy, anh không đủ tự tin để nghĩ vậy. Nhiệm vụ trước mắt của anh là phải hẹn được em cho lần sau chứ không phải nghĩ tới chuyện hôn hay cưới em."


(trích "Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa", Ichikawa Takuji, Mộc Miên dịch)








Về Tác Giả:


Takuji Ichikawa sinh ngày 7 tháng 10 năm 1962 tại Tokyo. Ông tốt nghiệp trường đại học Dokkyo. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, Separation, xuất bản năm 2002. Cuốn Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa (xuất bản tại Nhật với tên Ima Ainiyukimasu) in lần đầu năm 2003, là một trong những tiểu thuyết thành công nhất Nhật Bản, được chuyển thể thành truyện tranh, kịch, phim truyền hình ở Nhật và điện ảnh tại Mỹ.






Lời Khen Tặng Dành Cho Tác Phẩm:


“Một câu chuyện tình tinh tế và ngọt ngào đến nỗi ngay cả cái chết rình rập cũng đem lại những an ủi dịu dàng.” - Le Monde


“Vừa phi thực vừa chân thực, một câu chuyện ngọt dịu về sự trường tồn của tình yêu.” - Reading-reviewing.com


“Hành trình khám phá, một lần nữa, về tình yêu đã mất.” - Goodreads.com


“Kết hợp hài hòa giữa những điều có và không thể, một câu chuyện bình dị dành cho bất kỳ ai.” - Amazon.com





Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 18-4-2013 22:43:55 | Xem tất
truyện này hay, nhẹ nhàng.
để lại cho mình cảm xúc lắng đọng, vừa có vui vừa có buồn
giọng văn trong trẻo, trong sáng rất hay
====================================================================
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-4-2013 22:44:12 | Xem tất
1.



Khi Mio qua đời, tôi đã nghĩ thế này.

Ai đó, người đã sáng tạo ra tinh cầu của chúng ta, phải chăng lúc ấy, đang tạo thêm một tinh cầu khác ở đâu đó trong vũ trụ…

Tinh cầu nơi người ta sẽ tới sau khi qua đời.

Tinh cầu mang tên Lưu Trữ.

“Lưu Trữ?” Yuji hỏi

Không phải, tinh cầu Lưu Trữ.

“Lưu trữ?”

Lưu Trữ.

“Lưu.” Yuji ngẫm nghĩ rồi nói tiếp,  “Trứ?”

Thôi được rồi.

Nơi ấy giống như một thư viện khổng lồ, rất mực yên tĩnh, sạch sẽ và ngăn nắp.

Đại để là một nơi rộng mệnh mông, với hành lang dài ngút mắt chạy xuyên các tòa nhà.

Tại đây, những người đã rời bỏ tinh cầu của chúng ta đang tận hưởng một cuộc sống an bình.

Có thể nói tinh cầu này ở trong chính trái tim chúng ta.

“Nghĩa là sao ạ?”

Yuji thắc thắc.

Là thế này, khi mẹ Mio qua đời, các cô các bác đã nói với Yuji thế nào nhỉ? Là mẹ vẫn ở trong trái tim của con đúng không?

“Vâng.”

Bởi vậy, tinh cầu này là nơi những người sống ở trong tim của tất cả mọi người trên thế giới cư ngụ cùng nhau.

Chừng nào vẫn có ai đó nghĩ đến, họ còn được sống ở tinh cầu đó.

“Nếu ai đó quên họ thì sao ạ?”

Ừ, thì họ sẽ buộc phải rời tinh cầu.

Lần này mới là “chia tay” thực sự.

Vào buổi tối cuối cùng, tất cả bạn bè sẽ tụ tập lại để tổ chức tiệc chia tay.

“Có ăn bánh ga tô không?”

Có, có bánh ga tô.

“Cá trứng cá hồi!”

Ừ, cá trứng cá hồi. ( Trứng cá hồi là món khoái khẩu của Yuji.)

“Thế còn…”

Đủ mọi thứ. Con không phải lo.

“Thế, tinh cầu ấy có Jim Button không?”

Sao cơ?

“Vì con biết Jim Button. Tức là Jim Button ở trong trái tim con phải không?”

Ừ ừ, (tối qua, tỗi đã đọc cho Yuji nghe truyện Jim Button và bác lái tàu Luke), bố nghĩ là có, có thể lắm.

“Thế còn đầu máy Emma? Emma cũng ở đấy chứ?”

Emma không có ở đấy.

Chỉ có con người mới ở đấy thôi.

“Hừm.” Yuji nói.

Có Jim Button, có cả Momo(1).

Có cô bé quàng khăn đỏ, đương nhiên cả Anne Frank(2) nữa, Hitle và Rudoft Hess(3) chắc cũng có ở đó.

Có cả Aristotle và Newton.

“Mọi người làm gì ở đó ạ?”

Làm gì à, họ cứ lặng lẽ sống thôi.

“Chỉ thế thôi?”

Chỉ thế thôi là sao, à, có lẽ họ còn suy nghĩ về điều gì đó chăng?

“Suy nghĩ? Nghĩ gì thế ạ?”


1. Tên nhân vật chính trong chuyện thiếu nhi cùng tên của nhà văn Michael Fine.

2. Cô bé người Đức gốc Do Thái, tác giả cuốn nhật ký nỏi tiếng Nhật ký Anne Frank.

3. Cận vệ thân tín của Hitle dưới thời Đức Quốc xã.



Điều gì đó vô cùng phức tạp. Phải suy nghĩ rất lâu mới ra được câu trả lời. Vì thế, ngay cả khi đến tinh cầu Lưu Trữ, họ vẫn
tiếp tục suy nghĩ.

“Cả mẹ cũng thế?”

Không, mẹ chỉ nghĩ về Yuji.

“Thật hả?”

Thật.

Nên Yuji không được quên mẹ đâu đấy.

“Con không quên đâu.”

Nhưng con còn nhỏ quá. Mới ở được với mẹ có năm năm.

“Vâng.”

Vậy bố sẽ kể cho con trước kia mẹ là cô gái như thế nào.

Mẹ đã gặp và kết hôn với bố ra sao.

Mẹ đã vui mừng như thế nào khi Yuji chào đời.

“Vâng.”

Bố mong con sẽ luôn nhớ những điều ấy.

Nhất định con phải nhớ đến mẹ đấy, để khi đến lượt bố tới tinh cầu ấy, bố vẫn có thể gặp được mẹ.

Con hiểu chứ?

“Gì ạ?”

Thôi được rồi.




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-4-2013 22:47:41 | Xem tất



2




“Con chuẩn bị đi học xong chưa?”

“Gì ạ?”

“Con chuẩn bị xong chưa? Đeo thẻ tên vào chưa?”

“Gì ạ?”

Sao thằng bé lại nghễnh ngãng thế nhỉ? Hồi Mio còn sống, nó đâu có thế này. Có vẫn đề về tâm lý chăng?

“Đến giờ rồi. Đi thôi.”

Tôi cầm tay Yuji, lúc này vẫn còn ngái ngủ, kéo ra khỏi nhà. Tôi trao Yuji cho cậu bé phụ trách dẫn các em đi học(1) đang đợi
dưới chân cầu thang,  rồi đứng dõi theo thằng bé. Đi cạnh anh phụ trách lớp Sáu, trông Yuji như trẻ mẫu giáo. So với tuổi lên
sáu, thằng bé còn nhỏ quá. Dường như nó đã quên mất việc phải lớn lên.

1. Ở Nhật, nhiều trường học thường phân công học sinh lớp lớn tới tận nhà các em lớp nhỏ cùng khu phố và dẫn các em đi
học. Việc này một phần là để đảm bảo an toàn cho các học sinh lớp nhỏ, một phần để tăng thêm tính hòa đồng giữa cộng
đồng thiếu nhi.

Nhìn từ đằng sau, gáy Yuji gầy và trắng  như cổ hạc, phần tóc lộ ra bên dưới chiếc mũ vàng có màu giống nước trà Darjeeling
pha sữa.

Vài năm nữa, mái tóc trông như tóc của hoàng tử Anh quốc này thế nào cũng xoăn tít lại.

Tôi đã trải qua chặng đường này rồi. Nguyên nhân là bởi một số hoóc môn bị tiết ra quá nhiều vào tuổi dậy thì. Đến khi ấy,
Yuji sẽ lớn bổng lên, hơn cả tôi bây giờ. Yuji sẽ gặp một cô gái giống mẹ, sẽ yêu, và nếu thuận lợi sẽ có được một bản sao
mang nửa gien di truyền của mình.

Từ thời xa xưa, con người đã luôn như vậy (phần lớn mọi sinh vật đều thế), chừng nào tinh cầu này còn quay, quy trình vẫn
sẽ được lặp lại.

Tôi leo lên chiếc xe đạp cũ dựng dưới chân cầu thang, nhấn bàn đạp hướng về văn phòng luật nơi tôi làm việc. Văn phòng
cách khu nhà tôi chưa tới năm phút đạp xe.

Khoảng cách lý tưởng đồi với một người không chịu nổi các phương tiện giao thông như tôi.

Tôi làm ở đây được tám năm.

Khoảng thời gian đó không hề ngắn. Lấy vợ, có con, và vợ rời đến một tinh cầu khác.

Khoảng thời gian đủ dài cho ngần ấy chuyện xảy ra.

Vậy đấy, giờ ở tuổi hai chín, tôi đã là ông bố độc thân với một cậu con trai sáu tuổi.

Giám đốc văn phòng rất tốt với tôi.

Tám năm trước ông đã là một ông già, giờ đây ông vẫn là một ông già và sẽ còn tiếp tục là một ông già cho đến lúc nhắm
mắt. Tôi không hình dung nổi ông giám đốc không phải là một ông già. Chẳng rõ ông đã bạc bao nhiêu tuổi. Chỉ biết là ông đã
qua tuổi tám mươi.

Bộ dạng ông rất giống loài chó St.Bemard có thùng rượu treo cổ(1). Có điều, thứ treo cổ ông là cái cằm hai ngấn. Ông cũng
giống loài chó này ở tính cách điềm đạm, hòa nhã, mắt lúc nào cũng lim dim.

Giả sử có một con St.Bemard già nua, ngồi thế chỗ ông ở góc phòng, chưa chắc tôi đã phát hiện ra.

Khi Mio mắt, tôi vốn yếu đuối lại càng thêm yếu đuối, ngay cả chút sức lực để thở cũng ngày một cạn kiệt.

Suốt một thời gian dài, tôi bỏ bê công việc, gây biết bao phiền toái cho văn phòng. Tuy vậy, ông giám đốc không tìm người
thay thế mà chờ cho tới lúc tôi đủ sức gượng dậy. Sau đó, ông còn cho phép tôi chỉ làm đến bốn giờ chiều. Tôi đề đạt nguyện
vọng rằng không muốn Yuji ở nhà một mình sau giờ tan học và ông đã đáp ứng. Làm vậy, tuy lương ít, nhưng bù lại tôi có
được khoảng thời gian không thể đổi bằng tiền.

Nghe nói ở thị trấn khác có nhận giữ trẻ sau giờ học, nhưng nơi tôi ở không tồn tại mô hình hữu ích này.

Bởi vậy, tôi rất biết ơn ông giám đốc.

1. Ở phương Tây, người ta thường đeo lên cổ giống chó St.Bermard những thùng rượu mini bằng gỗ (còn goinlaf “keg collar)
thay vì vòng cổ thông thường như những giống chó khác.



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-4-2013 22:49:31 | Xem tất





Đến văn phòng, tôi cất tiếng chào Nagase, người có mặt sớm hơn tôi.

“Chào cô.”

Cô chào đáp lại.

“Chào anh.”

Nagase làm ở đây trước tôi. Theo lời cô, học xong cấp III là cô vào văn phòng này luôn, vậy nên tính ra cô cũng phải hai sáu
tuổi rồi.

Cô là một người khiêm tốn, nghiêm túc, gương mặt cô già dặn rất hợp với tính cách lặng lẽ của cô.

Đôi khi tôi thấy lo cho cô, không biết liệu có chỗ nào dành cho cô giữa những phụ nữ thời nay chẳng ngại ngần thể hiện bản
thân.

Nhỡ đâu một ngày nào đó, trong lúc chen lấn xô đẩy, cô bị sẩy chân, ngã khỏi rìa Trái Đất thì sao? Tôi đã nghĩ đến tình huống
ấy.

Ông giám đốc vẫn chưa tới văn phòng.

Gần đây, ông giám đốc bỗng nhiên đi làm muộn hơn hẳn. Dù tôi chẳng thấy điều đó có mối liên hệ nào với tốc độ đi bộ đã
giảm sút của ông.

Bởi vậy, bây giờ và một lát nữa, văn phòng sẽ chỉ có hai người.Đó là toàn bộ số nhân viên ở đây. Xét theo khối lượng công
việc ở đây là con số hợp lý.

Tôi ngồi vào bàn làm việc, lướt qua đống giấy nhớ dán trên bảng ghi chú. Những dòng chữ rất khó đọc, nào là “đến ngân
hàng lúc hai giờ”. “đến chỗ khách hàng lấy hồ sơ”, “đến Sở Tư pháp”. Những lời nhắn mà tôi của ngày hôm qua gửi đến tôi
của ngày hôm nay.

Trí nhớ của tôi rất tệ. Thành thử tôi phải thường xuyên ghi lại những việc cần làm.

Trí nhớ kém chỉ là một trong vô vàn vấn đề sức khỏe tôi đang phải chịu đựng. Giải thích ngắn gọn thì đó là do sơ đồ thiết kế
được chuẩn bị để làm ra tôi có sai sót.

Một sai sót rất nhỏ.

Việc dùng bút phủ xóa chỗ sai đi rồi viết bút chì đè lên đã không còn phát huy tác dụng. Tất nhiên đây chỉ là cách nói ví von,
nhưng tôi đồ rằng, trên thực tế hẳn đã xảy ra việc tương tự.

Rốt cuộc, không rõ là do người viết cẩu thả hay bởi chữ bên dưới lớp phủ trắng nhòe lên dòng viết bị đè bên trên, nhưng đại
để trong não tôi, tình trạng khá hỗn loạn, hậu quả của việc những chất hóa học quan trọng bị tiết ra vô tội vạ. Điều đó khiến
tôi trở nên phấn khích quá độ, lo lắng không đúng lúc, không thể quên những việc mún quên, nhưng lại quên những việc
không được phép quên.

Đúng là bất tiện kinh khủng. Hoạt động bị hạn chế, lúc nào cũng mệt mỏi. Tôi thường xuyên mắc lỗi trong công việc, bị mọi
người đánh giá thấp đến bất công.

Nói cách khác, người ta coi tôi chẳng khác gì một thằng bất tài vô dụng. Tôi khong đi phân trần với từng người rằng đó là tại
những chất hóa học trong não tôi. Làm thế rất phiền phức mà chưa chắc mọi người đã thông cảm,vả lại, nế chỉ nhìn vào kết
quả thì phải thừa nhận là họ có lý.

Ông giám đốc là một người độ lượng, tôi như thế nhưng ông chẳng những không đuổi việc mà vẫn tiếp tục sử dụng tôi.
Nagase thì chưa từng tỏ thái độ khó chịu và luôn hỗ trợ tôi trong công việc.

Tôi biết ơn hai người đó lắm.

Hoàn tất một số việc tại văn phòng, tôi nhét tài liệu vào cặp rồi ra ngoài. Tôi đạp xe đến Sở Tư pháp.

Tôi không có bằng lái ô tô. Hồi năm thứ hai địa học, tôi có thi một lần nhưng không vượt qua nổi vòng thi cấp giấy phép tạm.




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-4-2013 22:51:11 | Xem tất




Trước đó vài tháng, lần đầu tiên tôi phát hiện ra não mình có vấn đề. Cạch! Công tắc bật lên, van mở ra, kim áp kế vọt lên
mức kịch trần. Khi chuẩn bị thi lấy bằng lái, tôi vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn. Có lẽ tôi gắng gượng được đến tận kỳ thi
cấp giấp phép tạm thời cũng đã là đáng hoan nghênh lắm rồi.

Hôm đi thi, tôi đang ngồi sau tay lái với thầy hướng dẫn thì những chất hóa học kia bắt đầu túa ra ào ào trong huyết mạch.
Tôi cảm thấy lo lắng thái quá, không duy trì nổi sự tập trung cần thiết. Nỗi lo cứ lớn dần lên với tốc độ kinh hoàng, hệt như
những quân cờ domino đang theo nhay đổ ập xuống hàng loạt.

Sự kinh hoàng ấy thực sự là rất kinh hoàng, có thể biểu thị theo hàm số mũ.

Mình sắp chết.

Tôi đã nghĩ “mình sắp chết” thật.

Hồi đó, tôi đã nghĩ mình sẽ chết đến vài chục lần mỗi ngày (đến tận bây giờ, có hôm tôi vẫn nghĩ thế đến vài lần.)

Tôi bỏ dở bài sát hạch lái xe hôm đó. Tôi còn cố thêm hai lần nữa trươc khi bỏ hẳn ý định lấy bằng.

Buổi trưa, tôi ngồi trên ghế đá trong công viên, ăn cơm hộp tự làm. Tôi đang cắt giảm tối đa những gì có thể trong tình cảnh
chật vật này.

Với lại, cơm hộp ở cửa hàng tiện dụng dễ khiến tôi đau bụng. Người khác có thể chẳng hề gì, nhưng đối với tôi, các chất phụ
gia có thể đe dọa đến tính mạng.

Bộ cảm ứng trong cơ thể tôi nhạy hơn người thường vài chục lần. Tôi vô cùng mẫn cảm với sự biến đổi của nhiệt độ, độ ẩm
và áp suất. Vì vậy mà tôi luôn phải đeo đồng hồ có cảm biến áp suất, giúp tôi biết trước thay đổi sắp xảy ra để kịp ứng phó.

Bão là thứ rất đáng sợ.

Tôi rất phục những người bình thường ở sự dẻo dai của họ. Đôi lúc tôi nghĩ mình giống một loài động vật ăn cỏ quá yếu ớt
nên sắp bị tuyệt chủng.

Không chừng tên tôi có trong Sách Đỏ cũng nên.

Buổi chiều, sau khi gặp vài khách hàng, tôi quay về văn phòng.

Đi ra ngoài tôi vẫn phải mang theo giấy nhớ. Tôi đánh dấu X vào cạnh tên những khách hàng đã gặp để biết chắc những
khách hàng còn lại là ai. Nếu không làm vậy, tôi sẽ đến gặp cùng một khách hàng hai lần hoặc bỏ qua những khách hàng cần
gặp mà đi thẳng về văn phòng.

Tôi trao cho Nagase hồ sơ vừa lấy từ khách hàng rồi làm nốt mấy việc ở văn phòng, cũng vừa lúc hết giờ làm. Chưa thấy
bóng dáng ông giám đốc đâu cả.

Tôi chào tạm biệt Nagase.

Bông Nagase gọi tôi lại: “Anh này…”

“Gì hả cô?”

Thấy tôi hỏi, cô tỏ ra bối rối, kéo đi kéo lại vài lần cổ và tay áo sơ mi.

“Không ạ.” Nagase nói. “Không có gì đâu ạ.”

“Vậy à.”

Tôi nghĩ một giây rồi mỉm cười.

“Chào cô nhé.”

“Chào anh.”

Tôi đạp xe về nhà. Yuji đang nằm  đọc sách. Ngó qua bìa tôi thấy đó là cuốn Momo của Michael Ende.

“Con đọc được hả?” tôi hỏi.

Yuji liền quay sang nhìn tôi: “Gì ạ?”

Tôi hỏi lại một lần nữa: “Con đọc được cuốn đó à?”

“Dạ.” Yuji trả lời. “Một ít thôi ạ.”

“Đi mua thức ăn cho bữa tối nào.”

Tôi thay quần áo, mặc áo nỉ chui đầu, quần bò, rồi gọi Yuji.

“Tối nay con muốn ăn gì?”

“Cơm cà ri.”

Hai bố con mở cửa bước ra ngoài. Lúc đi xuống cầu thang, tôi bảo:

“Hôm kia mình ăn cơm cà ri rồi.”

“Nhưng con vẫn muốn ăn.”

“Hình như Chủ nhật vừa rồi cũng ăn cà ri.”

“Vâng, nhưng con vẫn muốn ăn.”

“Nấu cà ri lâu lắm.”

“Không sao ạ.”

“Được rồi.”




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-4-2013 22:53:11 | Xem tất




Chúng tôi mua bột cà ri, hành tây, cà rốt và khoai tây ở trung tâm mua sắm trước cửa ga. Tay trái tôi xách túi ni lông đựng
đồ, tay phải dắt Yuji. Tay thằng bé lúc nào cũng nhớp nháp mồ hôi.

Vốn hay lo lắng thái quá nên khi đi bộ ra ngoài đường, tôi không bao giờ rời tay Yuji. Tôi nói với thằng bé:

“Ô tô đáng sợ lắm. Phải thật cẩn thận.”

“Dạ.”

“Mỗi ngày có hàng chục người chết vì tai nạn ô tô đấy.”

“Thật ạ?”

“Đúng thế. Nếu ngày nào cũng có ngần ấy người chết vì tàu điện, máy bay, người ta sẽ cho rằng chúng bị lỗi ở bộ phận quan
trọng và loại bỏ những phương tiện ấy.”

“Thế người ta sẽ loại bỏ ô tô ạ?”

“Không hề. Lượng ô tô đang tăng lên.”

“Vì sao?”

“Chẳng biết nữa.”

“Lạ nhỉ!”

Rất là lạ.

Trên đường về, chúng tôi tạt vào công viên số 17 (Không biết có tất cả bao nhiêu công viên ở thị trấn này. Có lần tôi đã nhìn
thấy công viên số 21.)

Trong công viên, như thường lệ, đã có mặt thầy Nombre và con chó Pooh.

Tôi không biết tên thật của thầy Nombre. Nghe nói hồi trẻ, lúc còn dạy ở trường tiểu học người ta đã gọi ông như vậy. Lần
đầu tiên nghe thấy tiên này, tôi đã hỏi ông.

“Nombre có phải là cách gọi các số đánh bên dưới mỗi trang tiểu thuyết không ạ?”

“Đúng rồi!” ông trả lời.

Người ông lúc nào cũng run lẩy bẩy. Cứ như chú chó nhỏ bị ngấm nước mưa. Có lẽ tại ông đã quá già.

“Sao từ đó lại thành biệt danh của thầy?”

Ông khẽ lắc đầu. Hoắc có thể chỉ là ông đang run lẩy bẩy thôi.

“Tại sao nhỉ? Hoặc giả những người xung quanh cho rằng tôi hoàn toàn chẳng có gì chăng? Giống như quyển sách giở mãi
thấy toàn giấy trắng, trang nào cũng chỉ có mỗi số trang.”

“Thật ạ?” tôi hỏi.

Ông nhìn vào không trung bằng đôi mắt đục ngầu đặc trưng của người già.

“Đời tôi, toàn bộ chỉ dành cho em gái mình.”

Con Pooh lông xù, ngồi dưới chân ông há miệng ngáp dài.

(Con chó này có “tên thật” hẳn hoi, nhưng Yuji tự đặt tên cho nó là Pooh.)

Tôi và em gái chênh nhau mười ba tuổi. Giữa tôi và em gái còn một đứa em trai nữa, nhưng sau khi bố mẹ lần lượt qua đời,
thằng em tôi vội vàng bỏ đi sống tự lập. Nhà chỉ còn mỗi tôi và em gái.

Em tôi từ nhỏ đã ốm yếu, bác sĩ hồi ấy chẩn đoán nó không thể sống đến mười lăm tuổi.

Chẩn đoán là gì ạ? Yuji ngồi nghe bên canh hỏi. Không tìm được cách giải thích nào thấu đáo, tôi đành trả lời “ Còn nghĩ thế
nào thì nó là như thế.”

“Biết mà!” Yuji cười.

Tôi dám chắc thằng bé đang nghĩ đến một thứ hoàn toàn khác.

Khi em trai tôi bỏ đi, em gái tôi mới mười bốn tuổi, còn tôi hai bảy. Tôi xác định sẽ chăm sóc em gái đến giây phút cuối cùng nên đã chọn cuộc sống chỉ có hai an hem. Khi ấy tôi cũng đến tuổi lấy vợ, trong lòng cũng đang thương thầm một cô. Nhưng tôi tự nhủ phải lo cho em trước, chuyện mình thì để sau. Thực tế là việc chữa trị cho em tôi tiêu tốn rất nhiều tiền. Gỉa sử
chuyện tôi với cô gái kia có đơm hoa kết quả đi nữa, cũng chưa chắc tiến được tới hôn nhân.

Cứ như vậy năm tháng trôi qua với tốc độ kinh ngạc.

Nhanh quá cậu ạ! Hay chỉ riêng với tôi mới nhanh đặc biệt như vậy. Thậm chí tôi còn ngờ rằng kẻ nào đó cao tay đã đánh cắp
mất thời gian của tôi.

Tóm lại, thời gian trôi vèo trong nháy mắt.

Chắc chắn là chẳng có gì đáng để viết vào cuốn sách của đời tôi. Nếu ngay trang đầu tiên kể về một ngày của một gã đàn
ông nhàm chán, chẳng có gì đáng nói, thì ở các trang sau, chỉ cần viết “giống như trang trước” là đủ.

Cậu có tin nổi không? Tôi đã sống như thế suốt ba mươi năm trời.

Em tôi mất năm bốn mươi bốn tuổi. Còn tôi khi ấy , ba năm nữa là tròn sáu mươi.

Nhưng tôi có thể cam đoan một điều, đó là đời tôi không hề “trống rỗng”. Thậm chí cuộc đời của một gã đàn ông nhàm chán.
Chẳng có gì đáng nói thực ra vẫn chứa đựng điều gì đó. Không trống rỗng chút nào.

Có niềm vui, có những xúc cảm khác, dù chỉ là rất nhỏ. Sau một ngày làm việc, niềm vui của tôi là được trở về nhà, nơi em gái
đang đợi, và kể cho em tôi nghe những sự kiện xảy ra trong ngày.

Đó là cuộc đời tôi.

Có lẽ, nếu được sống một cuộc đời khác, chắc hẳn tôi đã là một con người khác với tôi bây giờ. Con người chẳng ai chọn
được cuộc đời của mình cả.

Và hôm nay, thầy Nombre vẫn sống cuộc đời của riêng ông ấy.

Cùng với con chó Pooh già nua, lông xù.




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-4-2013 22:54:53 | Xem tất



Yuji xoa xoa dưới cằm con Pooh, lập tức cổ họng con Pooh phát ra tiếng kỳ lạ. Chính xác thì đó là một dao động thoáng qua
không khí. Dù vậy, dao động ấy vẫn đầu đủ vần điệu.

Nếu phải viết hẳn ra, có thể diễm tả tiếng ấy thế này: “~?”

Thầy Nombre từng kể cho tôi, người chủ trước đã tiến hành phẫu thuật để lấy đi giọng của con Pooh.

Giờ đây mỗi khi được các con chó khác trong công viên chào “gâu gâu”, Pooh chỉ có thể đáp lại “~?”. Nhưng bản thân nó có
vẻ chẳng bận tâm lắm đến chuyện này.

“Tối này hai bố con ăn cà ri à?”

Thầy Nomber nhìn vào túi ni lông đi chợ của tôi, hỏi.

“Vâng.Còn thầy.”

“Của tôi đây.”

Trong túi ni lông ông giơ lên cho tôi xem có một hộp cá trích tẩm bột rán.

“Hàng tồn nên được giảm nửa giá. Đỡ được bao nhiêu.”

Ông đưa chiếc túi lên gần mũi ngửi, vẻ mặt mãn nguyện.

“Đây cũng là một trong những niềm vui nho nhỏ của tôi đấy.”

Trông gương mặt rạng rỡ của thầy Nombre lúc ấy, tự nhiên tôi thấy buồn.

Chẳng rõ tại sao nữa. Chỉ biết là buồn.

Có phải vì niềm vui của thầy Nombre quá tằn tiện? Một người đang ở chương cuối của cuộc đời đáng ra vẫn có thể hưởng
nhiều trái ngọt hơn chứ.

Bởi thế nên tôi thấy buồn?

Tôi và thầy Nombre ngồi trên ghế đá nói đủ thứ chuyện, cùng lúc quan sát Yuji và con Pooh chơi đùa. Tôi thổ lộ với ông kế
hoach tôi ấp ủ gần đây.

“Chuyện là, em đang có ý định viết tiểu thuyết.”

Thầy Nombre khẽ nhích ra khỏi vị trí đang ngồi, hơi ngả người lại phía sau, mắt nheo lại như muốn thu trọng hình ảnh của tôi
vào tầm mắt. Thầy đưa cả hai tay lên, đoạn bảo tôi:

“Tuyệt! Tuyệt lắm!”

“Thầy nghĩ vậy ạ?”

“Ừ. Tiểu thuyết là nguồn dinh dưỡng cho tâm hồn. Là ngọn đèn trong đêm đen, là hạnh phúc vượt lên trên cả tình yêu.”

“Cũng không đến mức to tát vậy đâu thầy ạ. Em chỉ định viết chuyện của em và Mio, để sau này Yuji đọc thôi.”

“Ừ, ý hay đấy. Cô ấy là một phụ nữ tuyệt vời.”

Yuji kéo cổ con Pooh xuống, giả vờ cắn vào tai con chó. Con Pooh khó chịu ra mặt, liên tục kêu “~?” “~?”

“Có lẽ em bị bệnh hay sao đó mà dạo này trí nhớ rất kém.”

Cho nên, tôi tiếp tục.

“Em muốn viết lại trước khi quên hết mọi chuyện.”

Thầy Nombre khẽ gật đầu.

“Quên là một việc đáng buồn. Tôi cũng quên mất nhiều chuyện rồi. Nếu nhớ được ta sẽ sống lại khoảnh khắc xưa thêm một
lần nữa. Sống lại trong đầu mình ấy.”

Thầy Nombre chỉ vào đầu mình. Đầu ngón tay run rẩy trông như thể thầy ấy đang cố viết một từ gì đó vào bên thái dương.

“Mất trí nhớ rồi thì không thể sống lại những ngày tháng ấy nữa. Như cuộc đời dần trôi tuột khỏi kẽ tay ta.”

Thầy Nombre gật gù trước câu nói của chính mình đến mấy lần trước khi tiếp tục.

“Vì vậy, tôi nghĩ, ghi chép lại các thứ là một việc nên làm. Biết đâu, cuốn sách của cậu sẽ có nội dung đầy đủ hơn cuốn sách
của tôi (nói đến đây, ông nháy một bên mắt rất điệu nghệ). Một trong những tiểu thuyết được coi là vĩ đại nhất thế kỷ hai
mươi cũng bắt đầu từ việc lần lại ký ức tuổi thơ đất.”

Thầy Nombre chậm rãi đứng lên. Trông ông chật vật đên nỗi tưởng chừng lực hấp dẫn dưới chân ông mạnh gấp đôi những
nơi khác.

“Đến giờ tôi phải về rồi. Niềm vui nho nhỏ đang đợi tôi.”

Đoạn ông chậm chạp bước từng bước ngắm. Con Pooh nhận ra, liền chạy tới, đi theo chủ.

“Chào thầy nhé”, tôi nói.

Thầy Nombre không ngoảnh lại, chỉ giơ tay phải lên chào, chân vẫn bước.

“Chào Pooh nhé!” Yuji nói.

Con Pooh ngoảnh lại kêu “~?” rồi lại chạy theo thầy Nombre.




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-4-2013 22:57:30 | Xem tất




Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi kể cho Yuju chuyện về tinh cầu Lưu Trữ. Tôi kể thêm nhiều chi tiết nhằm tăng thêm tính hiện
thực cho tinh cầu này. Bản thân tinh cầu cũng trở nên sống động hơn qua mỗi câu hỏi của Yuji.

“Tinh cầu này có hình gì ạ?”

Với câu hỏi này, tinh cầu có thêm hình thù cụ thể. Tôi lấy chiếc bút dạ, vẽ phác hình tinh cầu lên mặt sau một tờ quảng cáo
rao vặt.

Tinh cầu trông thế này.



“Toàn bộ bề mặt tinh cầu được bao phủ bởi các tòa nhà giống như thư viện.”

“Không có núi hay biển gì ạ?”

“Không có. Người ta san núi đi rồi dùng đất đó để lấp sông và biển. Sau khi san phẳng những chỗ mấp mô, họ xây các tòa
nhà lên trên đó.”

“Sao lại thế ạ?”

“Vì nơi đó đông người lắm. Không được để lãng phí bất cứ khoảnh đất nào.”

“Thật ạ?”

“Con thử nghĩ xem. Có bao nhiêu là người ở trong trái tim bố. Giờ họ không còn ở trên Trái Đất này nữa mà đang sống trên
tinh cầu Lưu Trữ.”

“Bố có kể rồi.”

“Như vậy, nếu cộng cả những người có trong tim mọi người trên Trái Đất thì tất cả sẽ là bao nhiêu người?”

“Ừm. Con không biết.” (Động não chút đi chứ, Yuji!)

“Thế này nhé, giả sử trong tim mỗi người có khoảng mười người, như vậy tính ra có hơn sáu mươi tỷ người sống trên tinh
cầu Lưu Trữ. (Con số này sẽ nhỏ hơn nếu loại đi những trường hợp trùng lặp, nhưng thật khó giải thích cho Yuji hiểu được.)

“Sáu mươi tỷ là bao nhiêu ạ?”

“Xem nào, chẳng hạn trường của Yuji có khoảng một nghìn học sinh, tính từ lớp Một đến lớp Sáu. Con đã thấy tất cả các bạn
vào giờ tập trung buổi sáng rồi phải không?”

“Rồi ạ.”

“Như vậy, sẽ là…đợi bố chút (tôi nhẩm đếm các số 0 bằng ngón tay.), tương đương với khoảng sáu mươi triệu lần như vậy.”

“Sáu mươi triệu là bao nhiêu ạ?”

“Một câu hỏi rất đỗi là hiển nhiên.)

“Là…xem nào. Cái chai đặt trên nóc ti vi nhà mình đầy ắp đồng xu một yên phải không?”

“Vâng. Con để dành suốt bao lâu rồi.”

“Đúng rồi. Trong đấy phải có chừng mộ nghìn đồng xu, vậy sáu mươi triệu sẽ là khoảng sáu mươi nghìn cái chai giống thế kia.”

“Sáu mươi nghìn là bao nhiêu ạ.”

(Một câu hỏi rất hay.)

“Là…sáu mươi nghìn là…à bố nghĩ ra rồi, bố và Yuji vẫn thường đến thư viện phải không nào?”

“Vâng.”

“Có lần bố nghe nói rằng ở thư viện có khoảng sáu mươi nghìn quyển sách.”

“Tất cả sách ở thư viện?”

“Ừ.”

“Vậy chỗ đấy là sáu mươi nghìn ạ…”

Nằm trong chăn bên cạnh, Yuji ngẫm nghĩ một lúc. Yuji nghĩ rất lâu, tôi tưởng thằng bé đã ngủ rồi, nhưng đột nhiên nó thì
thào:

“Takkun ơi?” (Yuji vẫn gọi tôi như vậy.)

“Ơi?”

“Cho con hỏi thêm câu nữa nhé?”

“Hỏi đi.”

“Dạ…” Yuji nói.

“Đầu tiên con hỏi cái gì ấy nhỉ?”

“Đầu tiên á?”

“Vâng.”

“Bố quên mất rồi.”

“Ồ?”

“Bố con mình ngủ thôi.”

“Vâng.”






Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách