Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 1631|Trả lời: 14
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Thực - Xuất Bản] Kỹ Nghệ Lấy Tây | Vũ Trọng Phụng (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 29-10-2013 10:38:45 | Xem tất |Chế độ đọc
Tên tác phẩm: Kỹ Nghệ Lấy Tây
Tác giả: Vũ Trọng Phụng
Độ dài: 10 chương
Thể loại: Tiểu thuyết, hiện thực phê phán
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: http://vnthuquan.net/truyen/truy ... 343tq83a3q3m3237nvn
Nhà xuất bản: N/A
Ngày xuất bản: 1936


Mục lục



Tựa

Ai đã từng đọc qua sách “Cạm bẫy người” chắc cũng nhận thấy rằng ngòi bút phóng sự của ông Vũ Trọng Phụng đã nói tới một độ rất cao trong nghệ thuật. Không những ngòi bút ấy đã ghi được sự thực, lại còn ghi được cả cái thực trạng của sự thực nữa: ghi được cái trạng thái biến hiện trong chớp mắt, cái trạng thái phức tạp hỗn độn và bình dị linh hoạt của sự thực hàng ngày xô đẩy quanh mình. Nếu phải giới thiệu với quốc dân thiên “Kỹ nghệ lấy Tây” về phương diện phóng sự, thì tài nghệ của tác giả trong những tác phẩm đã nói trên kia đủ làm đảm bảo chắc chắn rồi. Cuốn sách này, tôi không muốn chỉ coi là một thiên phóng sự. Tôi muốn đặt nó vào hàng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch phương hướng cho văn nghệ, những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này. Buổi này là một buổi hy sinh. Đời chúng ta chỉ là một độ đường phải qua, một số năm, tháng phải phí để đi đến một tổ chức, một trật tự mới. Vừa ở thế giới cũ bàng hoàng bước sang thế giới mới, chúng ta tuy vẫn hành động, vẫn tiến thủ, nhưng chỉ là thử đất dò đường, đi hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác, chưa đặt được căn bản vững cho cuộc sinh tồn. Cái căn bản ấy, phải xây đắp nên được là công cuộc của thời gian. Trong khi chờ thời gian ta chỉ gọi là sống một cuộc đời bơ vơ trôi nổi. Cuộc đời “hy sinh” này gây cho ta nhiều điều bi phẫn, nhưng, đứng vào phương diện một nhà cầm bút, thì buổi đời lại mở ra được nhiều đất mới để vun trồng tài nghệ. Nước ta hiện đương sống một cuộc đời biến đổi lạ lùng, không có hai trong lịch sử. Chỉ trong vòng ngoài năm mươi năm, bao nhiêu lề thói, bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu hình dạng của bốn nghìn năm phải phá huỷ đi gần hết. Vậy hiện tượng của cuộc biến đổi ấy như thế nào, sức xung đột của Đông Tây ảnh hưởng vào đời vật chất và tinh thần của xã hội ra sao, há chẳng là những điều nên mô tả ra cho đời sau được biết ư? Được cái vinh dự sống trong một thời cục độc nhất của lịch sử, nhà cầm bút há chẳng nên tiến thẳng vào trung tâm thời cục mà tìm tòi, xem xét, suy nghĩ, ghi chép những sự trạng người trước chưa ai gặp thấy, những sự trạng người sau không thấy nữa, những sự trạng chỉ riêng mình được mục kích mà thôi? Ở buổi giao thời này, nhà cầm bút không nên phí thời giờ đem tài nghệ ra phụng sự cho những vấn đề đời nào người ta cũng có dịp nghĩ đến, những vấn đề “thiên cổ” làm thắc mắc tâm óc của nhân loại những tự xưa rồi. Công việc ấy là công việc đời thái bình. Bây giờ nhà cầm bút đương đứng làm chứng cho cuộc tàn phá xã hội cũ, và xây đắp xã hội mới, phải nghĩ thuật lại cho đời sau biết một vài trong muôn nghìn công cuộc hoặc đã gây nên thời cục, hoặc ở trong thời cục mà ra. Tôi riêng nghĩ về bổn phận người cầm bút bây giờ là thế, chắc ý kiến không khỏi có chỗ sai nhầm hoặc sơ lậu. Nhưng tôi cũng đánh bạo viết ra đây, vì tôi cho rằng cuốn “Kỹ nghệ lấy Tây” đã đưa tác giả vào con đường bổn phận theo như tôi hiểu. Mong rằng cuốn sách này, quốc dân sẽ không hoan nghênh nó như hoan nghênh những cuốn sách đọc tiêu khiển trong nửa giờ.

Nam Định, 25 Mars 1936 Phùng Tất Đắc
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 29-10-2013 10:44:47 | Xem tất
Chương I
Đầu và tai

Nhà bà bán hàng nước ấy đã bắt đầu run…

Trước một cơn thịnh nộ vô nghĩa lý của một kẻ sức lực hơn mình, tôi vội phải đứng ngay lên và lùi mấy bước để giữ thế thủ. Giữ một cách kể cũng hèn, vì cái thế mình đúng là mình không dám để lộ, mình vẫn cứ phải làm như chỉ nhượng bộ, và sợ sệt, và khuất phục nữa, vì sợ cái thế thủ của mình cũng đủ khiêu khích cho bên địch lại càng khởi thế công!

Những lời doạ nạt vẫn không thôi hắt vào mặt tôi như một cơn mưa nặng hạt:

- Phải! Một trăm thằng thì đều lấy cớ là đến du lịch cả trăm. Nhưng bọn chúng ta không còn ai lạ gì! Cái đất Thị Cầu này vẫn là chỗ để cho bọn trẻ tuổi nhàn cư đến ăn trộm ái tình hoặc giở giói những thủ đoạn hèn mạt khác, bọn người bản xứ khốn nạn ấy thường cũng có những bộ dạng khả nghi y như anh (1).

Kẻ gây sự như thế với tôi vừa la xong thì hai bàn tay hộ pháp của va đã nắm tròn. Cái mặt va khiến tôi phải nhớ đến một vài vai trò trong phim Big House. Mép, cằm và quai hàm của va tua tủa những sợi râu mới đâm ra vài hôm làm cho va có cái vẻ ngang tàng của Jean Valjean khi mới vượt ngục.

Chừng như nước mật của va chỉ có đến thế, và chỉ còn cách nhổ xuống đất một cái tỏ ý khinh bỉ và dồn cả sự căm hờn vào đôi mắt đe doạ tôi. Trước mắt tôi là một con hổ đang muốn gầm. Nhưng trước mắt con hổ lại có sự thản nhiên bình tĩnh của tôi – lớp rào sắt ngăn nó vậy. Tôi đợi va căm tức tôi chán chê đi rồi mới đáp:

- Tôi đây không thuộc hạng người mà các ông chồng ghen tuông phải gặp mặt thì mới xong đâu! Anh đừng vội nhầm.

Sau cùng, va lầu nhầu:

- Tôi rất hy vọng thế đó. Và tôi xin báo trước anh rằng, nếu tôi sẽ bắt được quả tang anh làm một chuyện bất lịch sự gì thì mặc lòng là thiệt hại cho tôi hoặc chỉ thiệt hại cho ông bạn đồng ngũ của tôi ở đây, tôi cũng sẵn lòng “hầu hạ” anh ngay!

Tôi đáp gọn:

- Xin vâng. Và cảm tạ.

Thế xong va mới chịu quay đi, lộp cộp in xuống mặt đường lầy bùn dấu giày đầy những vết đanh khuy to tướng.

Đó là một dân nước nào bên Tây phương? Người Đức hay người Nga? Người Ý hay người Bỉ? Hay một người Ba Lan?

Tôi không biết và có lẽ cũng không cần biết rõ đến thế. Điều tôi cầm chắc là bác lính lê dương ấy, thấy một người trẻ tuổi lạ mặt ở giang sơn mình mà đã nổi nóng, tất nhiên có phen bị vợ, hạng phụ nữ Việt Nam đi lấy Tây (2) lừa dối hẳn hoi rồi. Nghĩ kỹ ra người ta cũng có quyền nghi ngờ mình và sinh sự với mình. Lẽ thứ nhất vì người Âu ở Đông Dương có cái thói quen hễ cứ thấy một người bản xứ làm báo thì nghi cho là làm hội kín cũng như thấy một người ăn vận âu phục lại gần nhà mình là chỉ có một nghề đi chim vợ Tây!

Và lẽ thứ hai là vì ở cái… “Kỹ nghệ lấy Tây” nữa.

Những cuộc phối hợp của một số đông phụ nữ nước nhà với những người Tây phương liệu có đáng là những cuộc nhân duyên hẳn hoi không? Hay đó chỉ là, chỉ như…, chỉ hao hao giống… chỉ phảng phất… đáng gọi là một thứ “kỹ nghệ”?

Trước khi nêu lên đây những việc có thể đáp lời cho câu hỏi ấy, tôi hãy xin kể qua mấy cảnh mà, nhờ đó, tôi thấy ra trong cái óc cái câu hỏi kỳ lạ trên kia.

Trước nhà thờ chính, Hà Nội…

Buổi sáng, tiếng chuông đương khua động cả kinh thành.

Bốn chục chiếc xe hơi từ thềm nhà thờ nối nhau một hàng dài vắt ra phố Lagisquet như một con rắn bể kỳ quái nằm vươn mình: một đám cưới Tây. Mặt trời tươi tỉnh rọi ánh sáng để điểm thêm cho những bộ áo của những ngày đại tiệc. Hàng đám người ta đón chào vồn vã nhau, ồ ạt kéo nhau vào nhà thờ. Tại một góc thềm nọ, hai nhà, một gia đình Pháp một trăm phần trăm và một gia đình Pháp – Việt đương tưng bừng trò chuyện với nhau. Cái gia đình Pháp chỉ có hai người: bà vợ trẻ và rất đẹp, còn ông chồng đã già, tóc đã bạc phơ, tinh thần trông oai nghiêm sang trọng như một ông công sứ nào vậy. Còn cái gia đình Pháp – Việt thì có bốn người: ông chồng Pháp, bà vợ Nam, với hai con (tất nhiên là lai) trai và gái. Cặp vợ chồng quý phái người Pháp trăm phần trăm kia đã bắt tay bà “đầm ta” một cách kính cẩn không ngờ. Bà này cứ khanh khách cả cười, tiếng Pháp làu làu, tiếp chuyện đã tự nhiên, mà bệ vệ, mà sang trọng!

Một cảnh như thế khiến ta có cái cảm tưởng dễ chịu khi thấy một người đàn bà là dân một nước còn “dã man”, lấy chồng người bảo hộ mình hẳn hoi mà cũng không lép vế. Lấy tây như thế hẳn là không phải làm một kỹ nghệ.

Một cảnh khác nữa…

Một cái nhà tây nhỏ ở vùng châu thành.

Ngoài sân.

Dân quê qua đường thường phải ngạc nhiên mà dừng chậm đà chân mỗi khi thấy một ông Tây chân đi guốc mộc quai cao su lúi húi cầm bồ cào san một luống rau giữa lúc vợ ông ngồi chễm chệ trên ghế mây ở dưới hiên, đan một cái áo len và tặng cho mấy đứa con lai nghịch ngợm những tiếng nói cả Pháp lẫn Nam, thứ thì để chỉ tên súc vật, với thứ nữa, chuyên chỉ để réo đến năm đời, mười đời. Đó tưởng cũng là một bức tranh về hạnh phúc gia đình, mặc lòng có những lời nguyền rủa tục tằn của người đàn bà An-nam. Người chồng vốn là cựu chiến binh, có lẽ đã quen tai với những tiếng súng đại bác ở Verdun, nên cũng không chấp chi ngôn ngữ mọi rợ của một mụ đàn bà mọi rợ.

Nếu chỉ thấy toàn những cảnh như thế, tôi đã chẳng dám nghĩ đến sự viết một thiên phóng sự với cái nhan đề “Kỹ nghệ lấy Tây”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 29-10-2013 10:46:49 | Xem tất
Chương I
(tiếp theo)

Nhưng, một buổi sáng kia, một me Tây trước vành móng ngựa toà trừng trị đã nói một câu khiến cho công chúng quên khuấy ngay mình đang ở chỗ trang nghiêm, tưởng dè lúc đó đương xem hát bội mà thích chí cười ồ.

Viên thông ngôn vừa dứt tiếng gọi. Một thị khua rộn gót giày mang cá đỏng đảnh dẫn xác lên. Cử chỉ tuy vô lễ, khả ố, song cái mặt trông lại khả ái.

- Tên là gì?

- Nguyễn Thị Ba.

- Bao nhiêu tuổi?

- Hăm nhăm.

- Làm nghề gì?

- Trước lấy một ông phó đoan, sau lại lấy một ông…

- Im! Nghề gì chứ ai hỏi chồng!

- Sau lấy một ông cập-ten.

Viên thông ngôn cáu kỉnh làm luôn:

- Không có nghề phải không? Vô nghề nghiệp (quay lên quan toà). Sans profession.

- Việc gì mà vô nghề nghiệp?

- Thế làm nghề gì?

- Làm nghề gì? Làm nghề… làm nghề lấy Tây!

Công chúng cười ồ. Viên mõ toà đứng lên suỵt suỵt hoài mà ở cuối toà vẫn có tiếng cười khúc khích. Đáp một câu hỏi của quan biện lý, viên thông ngôn bực mình cứ việc:

- Elle déclare exercer le métier d’épouser les Européens!

Ông biện lý ngẩn người ra nhìn ông chánh án. Ông chánh án cũng ngẩn người ra nhìn ông biện lý. Rồi hai ông mỉm cười.

Lời khai nọ cũng đã ngộ nghĩnh, cũng đã táo tợn thay. Nhưng sao thị kia dám sưng sưng như thế? Hay là có nghề lấy Tây thật? Mà sao hai ông quan toà lại chỉ mỉm cười? Chỉ tha thứ, hay là hai Ngài đã hiểu lời khai ấy không sai với sự thực đó chăng?

Tôi muốn hiểu sự mỉm cười tha thứ của hai ông quan toà.

Cho nên buổi sáng mưa phùn gió bấc, tôi đã đội vào đầu một cái cát-két, ôm dưới nách một cái cặp nhỏ, đáp chuyến xe hơi thứ nhất đi Thị Cầu.

Các me đã chia chồng Tây ra làm ba hạng: xi-vin, cô-lô-nhần và lê dương.

Tôi muốn đến chỗ có thứ hàng hạ giá nhất đã.

Trước khi thẳng tiến trên con đường vào làng Cổ Mễ nó dắt tôi qua xóm các me, tôi mới kịp ngồi tránh mưa tại một hàng nước có một bà “nguyên vợ Tây” ngồi bán, thì thình lình bác lính nọ đến gây sự với tôi.

Một anh làm báo trẻ tuổi và yếu ớt, lại lăn lóc ở chỗ có những ông chồng cả ghen người Âu châu thì cũng là một sự nguy hiểm đấy.

Khốn nỗi, tôi chỉ muốn hiểu nghĩa lý cái mỉm cười của hai ông quan toà.

*
* *

Bóng người lính lê dương ấy đã khuất sau bức tường của Nhà Ngựa, bà hàng nước mới hết tái mặt hộ người khác (là tôi) và hỏi:

- Anh chàng cà cái gì thế ông?

- Có gì đâu: họ ghen tôi đấy. Sao bà lại cười?

Bà hàng nước vẫn cười, cười mãi, rồi mới nói:

- Biết mà! Anh chàng ghen là phải. Vừa mới chủ nhật tuần trước, anh chàng bắt được quả tang vợ đi chơi với giai.

- Thế à!

Bà hàng tiếp:

- Hôm ấy chẳng may hắn lại săng-ty-nền nên không làm gì được vợ. Về sau chị vợ chối mà bảo đấy là đi với em họ sang có việc nhà. Phúc làm sao nó chỉ cho mấy cái tát.

Bị mấy cái tát mà còn nói là có phúc! Độc giả nên cố hiểu đi, chứ người nói thế không hoá dại một tí nào. Nếu mình đi tưởng rằng ấy là câu pha trò thì lại là không tri kỷ với bà ta.

- Thế ông ở đâu, đến đây làm gì?

- Nguyên tôi làm nghề nhật trình, đi chơi lang thang, có gì hay thì viết.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 29-10-2013 10:48:09 | Xem tất
Chương I
(tiếp theo)

- Thôi chết tôi rồi. Còn trách gì bác lính kia?

Bà hàng cứ gật gù cười một cách tinh quái làm sao! Bà ta cũng nghi tôi nốt!

Vội vàng tôi phải nói một cách rất đứng đắn cho bà ta nghe là tôi không có nhân tình nhân ngãi với ai ở đây, và hỏi bà ta những điều cần hỏi. Nhờ cuộc trò chuyện, tôi mới biết đại khái đồn Thị Cầu.

Trời vẫn rả rích mưa to, nhưng vũ vô kiềm toả… Cho nên bà hàng nước cũng buồn, chẳng còn cách gì khác là kể hết, kể hết cho tôi.

Tuy chỉ có vài ngọn đồi, một nhà ga với vài trại lính, Thị Cầu cũng đáng gọi là một tỉnh “quốc tế”, cũng như Chùa Thông, Tuyên Quang hay Việt Trì. Bề ngoài thì nó còn có gì tỏ ra cái tính cách quốc tế được! Nhưng ta thử ngẫm về cái tinh thần nó xem! Ba trăm lính lê dương đóng đồn tại đó thì biết bao nhiêu thứ người các nước bên Tây phương? Trong các hàng ngũ người Đức đứng cạnh một người Nga, một người Lỗ đứng cạnh một người Bồ đào, nhưng ai cũng đều bập bẹ nói tiếng Pháp cả. Trong 300 người, mỗi khối óc là một thế giới riêng. Ba trăm cái tiểu sử hoặc lâm ly hoặc bi hùng trộn lẫn nhau tại đó. Muốn tưởng tượng ra được những cuộc đời của họ, ta cần phải đã có xem chiếu những phim: Le grand jeu, Je suis un évadé, Le passager v.v… Người này có lẽ đã chọc một mũi dao nhọn vào cái cổ trắng nõn như ngà của một người đàn bà đã phụ bạc… Kẻ kia có lẽ bắn súng lục vào ngực một người mẹ đã cho bố mình mọc sừng. Một kẻ khác nữa có lẽ đã đâm chết vài thằng phản đảng một đảng quá khích.

Rồi họ đăng lính, đến đây để tìm sự sống còn, hay tìm cái Quên.

Dù xưa kia là (…) một kẻ sát nhân xoàng, một người lê dương thì ít ra cũng đã là một ông cọp. Họ thường có những lá gan, quả mật to phi thường. Nếu họ phải lấy một người vợ đất Nam Việt thì đó là hùm thiêng khi đã sa cơ.

Mà 300 lính ít ra cũng phải chế tạo được 350 me Tây và vì bao giờ cũng phải có một số các me nghỉ việc. Thí dụ cứ cho là 50 me “thất nghiệp” thôi, ta cũng đã có thể đoán trước được những sự cạnh tranh hèn hạ, phỗng tay trên nhau, phá giá nhau. Một người chồng không mỗi lúc đã trở mặt hoá ngay ra được một bạc tình lang, nếu luật cung không quá luật cầu.

Trước, tôi chỉ muốn hỏi: lấy Tây có thể gọi được là một kỹ nghệ không thì sau khi trò chuyện với bà hàng, tôi thấy rằng kỹ nghệ ấy đã đến hồi suy đốn nữa!

Vì rằng bà ấy đã nói:

- Tuần lễ trước có cả mấy cô thiếu nữ Hà thành cũng sang đây để kiếm chồng! Có chồng rồi, vì không biết nên cho được đồng lương cao, thành ra không đủ tiền mua rượu, thuốc lá, đồ hộp cho chúng nó. Thiếu thốn, bị chồng vặc, chưa chi đã sợ, ấy thế là bảo nhau tìm đường chuồn. Thành thử lấy chồng lỗ vốn! Rõ khốn nạn! Tài có, sắc có, chữ nghĩa cũng có mà thế đấy! Bảo via như tôi thì đã đành. Nghe đâu bây giờ có một cô ả trong bọn ấy sang một tiệm nhảy ở Đáp Cầu xin vào làm ca-va-li-e.

Nào cô Nguyễn Thị Kiêm đâu?

Đó, một tài liệu cho cô để diễn thuyết về vấn đề chức nghiệp của phụ nữ!

Tự nhiên bà hàng lại mách:

- Lại còn điều này mới chua chát: bây giờ vô số anh không chịu lấy vợ, chỉ rượu và quây quần nhau lại một chỗ để bẹp tai.

Sẵn dịp, tôi liền hỏi:

- Bà có biết anh nào hiện không vợ và dễ dãi, thích nói chuyện, có thể nhận lời mời của tôi không?

Bà ta:

- Có! Tôi quen thì nhiều.

- Không cần nhiều. Chỉ cần một người, nhưng mà dễ dãi.

- À, thế thì có lão cai Đi-mi-tốp.

- Làm cách nào bén chuyện làm quen được?

- Đến chiều, hết giờ la-gát thì thế nào anh chàng cũng đi qua đây.

- Thì bà mách cho tôi nhé?

- Được. Khó gì điều ấy? Lão ta đã lấy nhiều vợ lắm, mà gặp phải những đứa không ra gì cả nên lão bây giờ lử đử lù đù như người chán đời, chỉ thích trò. Ông muốn lão cởi hết ruột gan ra thì cứ việc nói xấu người đàn bà nước ông cho nó nhiều vào! Nhiều vào! Và mời lão đi cát-cút (3) hay là đi chén rượu ty với phở tái cũng được cả.

Tôi hẹn giờ quay lại rồi đứng lên cáo từ.

Bà hàng thế mà là người tốt, mặc lòng tôi thường thấy rợn cả tóc gáy mỗi khi bà ta cười mà để lộ hai hàm răng trắng nhởn ra.

Chú thích:

(1) Nếu độc giả thấy câu văn là ngây ngô thì xin nhớ cho rằng tôi cố dịch những lời nói tiếng Pháp đúng từng chữ một để khỏi sai lạc tinh thần những người nói.

(2) Chữ Tây ở đây xin độc giả hiểu cho là Tây phương, lấy Tây là lấy người Tây phương (Occidentaux) chứ người Tây không chỉ là người Pháp.

(3) Cát-cút theo chữ casse-croutte, nghĩa là bóp vỡ cùi bánh, nghĩa là ăn bánh với các thức ăn nguội.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 29-10-2013 18:04:21 | Xem tất
Chương II
Cự Môn thê thiếp

Vì rằng ông bạn mới quen nhưng đã tri kỷ của tôi đã có hai hơi một chai “bố” nên nay ông nói chuyện nhiều nhiều. Rượu làm nóng máu, máu nóng bắt người ta nghĩ đến ái tình, mà ái tình bao giờ cũng khiến người ta phải đau thương. Trước mắt tôi, nằm dài tại khay đèn một cách cũng xoàng xĩnh như tôi là một vị “anh hùng” của chính phủ Kerenski. Ông đã cao tuổi, kêu chỉ ao ước một chế độ trọng sự tự do cá nhân như chính thể cộng hoà của nước Pháp thôi, nên ông phải bỏ nước xa nhà. Sang Paris, Đi-mi-tốp đã làm đầu bếp một khách sạn lớn. Việc bắt mất tích nguyên soái Koutiepoff khiến ông ta rùng mình rồi đăng vào đội lính lê dương. Ngày nay… than ôi! Ngày nay Đi-mi-tốp chỉ còn là một người đội lê dương, và rồi có khi đến… bẹp tai nữa.

- Tôi đã sang Bắc Kỳ lần này là hai lần, mỗi lần hai năm sáu tháng, nghĩa là 5 năm. Trong 5 năm mới gặp ông là phái viên nhà báo, lần này là lần đầu. Ồ, tôi sẽ nói hết các chuyện cho ông hiểu tại sao một người đàn ông như tôi mà một đời lấy đến mười bốn người vợ. Mà người đàn bà Bắc Kỳ, trời ơi! Thật là những “đứa trẻ ốm yếu và mười hai lần nhơ bẩn” theo lời thi sĩ nhà binh Pháp De Vigny! Xin lỗi ông, ông có giận tôi vì lại nói xấu người đàn bà xứ sở ông không? Chắc không, vì ông cần biết những sự thực. Còn nếu ông không bằng lòng thì, tôi xin lỗi ông!

- Không, không! Việc gì ông lại phải xin lỗi?

Tôi “đỡ lời” như vậy mà thấy khoái chí vô cùng. Cái gì nhỉ? Một người anh hùng muốn nói xấu một người đàn bà mà lại phải xin phép tôi ư? Phái viên một nhà báo, dễ thường Đi-mi-tốp cũng tưởng tôi oai như ông Pierre Seize hay một ông Louis Roubaud nào chắc!

Rồi tôi nghĩ đến lúc bà hàng nước huyên thuyên chỉ chờ nói những câu tiếng Tây khó hiểu để giới thiệu tôi với ông ta. Lại lúc mời ông ta một “chầu” phở thì sao mà khó vô cùng! Bây giờ mọi sự đã thay đổi hẳn. Cái gian nhà gỗ ở bên đường sau Nhà Ngựa này đã tình cờ giấu kín dưới mái bao lời tâm sự của một viên tướng võ mà những sự nghiệp “anh hùng” nay cũng không còn dấu vết ở Nga-la-tư.

Bên ngoài, trời vẫn mưa. Mưa đã một tuần lễ rồi.

Tiếng cửa kẹt, bác chủ “tiệm” đã mua thuốc về. Chúng tôi chỉ còn nằm lại để nhường chỗ cho người nằm tiêm.

*
* *

Trong sách Tử Vi có câu “Cự Môn thê thiếp, đa bất mãn hoài”. Dám chắc Đi-mi-tốp có cái số ấy. Ông ta đã khoe lấy đến mười bốn người vợ tất cả. Nhưng trong số đó chỉ 9 người là đàn bà Bắc Kỳ mà thôi.

- Từ nay trở đi, tôi đã có ý không bao giờ lấy vợ nữa. Tôi đã tự cầm dao đâm vào quả tim tôi, cái quả tim chịu đau thương, đúng 14 lần! Tất cả 14 đứa đều đã lừa tôi, mỗi đứa một cách, vào một trường hợp…

- Ông cho biết những sự lừa đảo của 9 người đàn bà ở đây.

- Con mụ thứ nhất, béo chứ không đẹp, trước khi lấy tôi đã lấy biết bao nhiêu là đời chồng. Vì rằng ngoài sự có hai hàm răng trắng kiểu Tây phương, nó lại có nhiều cử chỉ thạo đời làm cho tôi sung sướng và làm cho tôi đau khổ. Sung sướng vì được hầu hạ vừa ý, mà đau khổ vì phải nghĩ đến những thằng đã nằm cùng giường với nó trước tôi.

Đến đây, Đi-mi-tốp ngừng đau khổ để… sung sướng hưởng điếu thuốc thứ nhất là điếu thuốc “danh dự”. Kéo xong, ông lại ngồi nhỏm lên mà rằng:

- Vậy thì, dù sao đi nữa, tôi cũng không sướng hẳn. Tôi, tôi là kẻ có can đảm, đeo 60 kilô vào người, để đi mỗi ngày 30 cây số, tôi không có sức nói với nó lấy một điều ái ân. Ngày nào cũng thường cãi cọ nhau: nó mắng tôi là khốn nạn vì ghen tuông, tôi mắng nó là khốn nạn vì đĩ thoã. Một buổi, đáng lẽ dọn rượu vang ra bàn, thì nó đi dọn hai chai rượu bản xứ, đúng cái thứ ta uống với nhau vừa rồi. Sinh nghi tôi hỏi thì nó bảo rượu vang đắt và không bổ, rượu bản xứ rẻ tiền mà khoẻ hơn. Thế là… tôi uống cả hai chai. Rồi sau ra sao, ông có biết không? Ông không biết, tôi cũng không biết! Chỉ biết một vài giờ sau, bốn tên lính tuần phòng tóm cổ tôi ngoài phố ga, bắt về trại. Hôm sau, tỉnh rượu, tôi mới biết là tờ biên bản kể rằng tôi đã đập phá nhà một hiệu xe đạp ngoài ga. Một người đàn bà đã bị tôi đánh cho chảy máu trán. Mười lăm ngày tù. Mất lương. Hết hạn nhà pha, lại được tha ra, thì vợ tôi đã lấy người khác! Mà người chồng ấy, sau tôi mới nhớ rõ, chính là một người trong bốn người lính tuần phòng đã bắt tôi! Hay là chúng nó đã đồng mưu với nhau đổ rượu cho tôi? Tức quá, tôi muốn thưa vợ. Tôi đi hỏi mấy anh em. Chao ôi! Họ chỉ nhìn tôi mà rũ người ra cười. Lúc ấy, vì mới sang đây nên tôi chưa hiểu phong tục. Rõ những phong tục mới đẹp và kỳ làm sao? Ở đây, tình nghĩa vợ chồng phải đi theo đồng tiền. Tôi bị nhà pha, không có tiền lương đưa cho vợ tôi, thế cũng như là ở phương Tây, toà đã cho cặp vợ chồng ly dị! Đó không phải là điều luật, đó là một điều lệ mà thôi! Cái con vợ bỏ tôi, tôi không được phép trách nó! Ông thử nghĩ xem: loài người với nhau mà thế à? Tiền bạc có thế lực làm suy vong quả tim của người ta đến thế à?

Đi-mi-tốp vừa nói vừa đập vào ngực mình thình thình sừng sộ như muốn cà khịa với tôi.

Nhưng ông ta cũng không nên nằm ngay xuống đón dọc tẩu mà người chủ tiệm đã tiêm thuốc xong nhưng chưa chìa ngay ra.

Phải, Đi-mi-tốp đương đau đớn mà lị!...

*
* *

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 29-10-2013 18:06:03 | Xem tất
Chương II
(tiếp theo)

Người thứ hai không có gì lạ – Đi-mi-tốp nói tiếp, cả đến người thứ ba cũng vậy. Hai người ấy bị tôi bỏ vì không hiểu được tiếng Tây. Hai nữa, cả hai đều xấu quá. Ông Trời của tôi! Xấu mà lại ngu, thật là những cái kỷ lục của sự ngu. Khi ông bảo chúng nó đánh cái mũ, nó đi lau ngay cho ông đôi giày. Khi bảo chúng nó mua thuốc lá chưa quấn thì nó lấy về thuốc 20 điếu! Chẳng lẽ tôi lại có tiền thuê một người thông ngôn. Mà mặt mũi chúng nó xấu đâu xấu đến thế! Chúng tôi mỗi tuần lễ chỉ được phép không ngủ trong trại có ba đêm thôi. Thế mà khi về nhà, nằm xuống giường nhìn đến mặt vợ…

Đi-mi-tốp so vai không nói nữa. Tôi bàn:

- Nhưng mà có vợ xấu thì mình mới yên tâm. Vợ đẹp lắm tôi tưởng là sự nguy hiểm. Người dân ở đây nghĩ thế cả, không biết dân phương Tây nghĩ thế nào…

- Nếu ông nói thế thì ra có vợ xấu nghĩa là có hạnh phúc?

- Có lẽ. Mà người ta oẻ hoẹ lắm thì có sướng bao giờ đâu!

- Vẫn hay thế, nhưng mà ông nói ngược đời lắm. Có vợ đẹp mà lại có thể tin được rằng vợ không bao giờ phản mình, thì sướng đến đâu! Phải, có khi nằm nhắm mắt bên cạnh một người đàn bà không có nhan sắc, mình có thể lấy làm tự hào rằng được người đàn bà ấy yêu, không hề nghĩ đến chuyện ngủ với kẻ khác. Rồi mình sung sướng đi. Rồi mình nhắm mắt khoái chí đi. Nhưng mà nếu lại mở mắt mà xem, chao ôi! Mình lại có món triết lý khác: Mình sẽ nghĩ rằng… thà rằng…

- Thà rằng…?

- Thà rằng có vợ đẹp vẫn đi ngủ trộm với kẻ khác!

Nói xong, Đi-mi-tốp mím môi cười! Điếu thuốc thứ sáu của ông ta mà là thứ chín của người nằm tiêm. Trời vẫn mưa lại thêm gió thổi mạnh.

- Đến người thứ tư…

- À, người thứ tư! Chỉ có người ấy là tôi bỏ rồi tôi phải hối hận. Đành rằng nó không nói một câu tiếng Pháp nhưng tôi cũng yêu. Chúng tôi hợp nhau. Không phải hợp nhau về tinh thần, đã không cùng một thứ lưỡi thì hiểu nhau làm sao được…? Nhưng nó hợp tôi về… xác thịt. Bây giờ bỏ rồi, tôi lại tiếc. Không thể nào lại còn tìm được một người đàn bà thứ hai có cái thân thể bốc lửa ngùn ngụt đến thế nữa. Dễ nó đi Tông mất rồi.

Thằng cha này hoặc lẩn thẩn, hoặc có khối óc phê phán xuất chúng.

Hết thuốc, say, Đi-mi-tốp nằm chập chờn. Người tiêm thuốc sang cái chõng nằm, để chúng tôi được thảnh thơi hơn.

*
* *

- Ông đừng hỏi tôi đến người vợ thứ năm nhé?

- Sao vậy?

- Nhắc đến nó, tôi buồn rầu.

- Thế nói những người về sau vậy.

- Tôi còn phải kể chuyện bốn người nữa. Bốn con đàn bà này cũng chẳng ra gì. Lỗi ở chúng cả – tôi không phải hạng người đổi vợ như thay áo lót mình như ai. Vả lại đó là bọn đàn bà mà tôi lấy khi đăng sang Bắc Kỳ đây lần thứ hai, nên xảy ra điều gì, tôi cũng không bực tức nữa. Tôi biết rõ: họ chỉ vì tiền. Tôi yên trí họ không thể hiểu được chúng tôi. Thành thử sang đây lần thứ hai là tôi gọi ai tôi cũng coi như thuê gái trong một hạn dài vậy. Không còn bao giờ tưởng nhầm đến cái nghĩa cả: vợ chồng. Con đàn bà thứ sáu, một đêm bất kỳ ở trại ra, về nhà không thấy đâu, tức thì tôi bỏ. Con thứ bảy bị tôi bắt được đi chơi với một người nhân tình An-nam. Con thứ tám bỏ tôi vì không bắt được tôi trả nhiều tiền. Nó làm ăn hoang toàng vụng về quá, mỗi tháng 18 đồng bạc mà đến nỗi lỗ vốn. Nó bỏ tôi đi lấy người khác, đó không phải lỗi ở tôi. Còn con thứ chín. Nó nhà quê mà tinh khôn làm sao! Đẹp đẽ, nó khiến tôi lại muốn coi nó là vợ. Ở với nhau hai tháng, một hôm về nhà, tôi gặp một người đàn ông nhà quê. Nó nhận là anh nó… Hôm sau, tự nhiên có giấy gọi tôi ra sở cẩm. Rồi tôi thấy viên cẩm trỏ ông “anh vợ” tôi ấy mà bảo tôi rằng không nên quyến rũ vợ “người ta”. Nếu tôi không buông tha, sở cẩm sẽ nhờ quan binh xử hộ!

Một hồi kèn gọi từ trại vang ra.

Đi-mi-tốp ngồi lên, cài khuy, thắt lưng, đi giày. Sau cùng bắt tay tôi, hẹn hôm sau lại đến. Nhưng, chưa ra khỏi, đã thấy có tiếng đàn bà…

- Đi-mi-tốp! Vén s…

Ông ta rảo cẳng ra.

Tôi đưa mắt hỏi, người có khay đèn lắc đầu chán nản, ra vẻ không thể hiểu nổi bao nhiêu chuyện tình rắc rối của lính lê dương.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-10-2013 11:22:09 | Xem tất
Chương III
Mày không muốn nhận tao là chồng?

Trời thì tối mà đường thì bẩn, đó là… phong cảnh sau Nhà Ngựa lúc 10 giờ đêm. Tôi đi như một người phiêu lưu, mạo hiểm, mắt nhiều khi chỉ thấy tối mịt, giày cứ thỉnh thoảng lại “hụp” xuống một vũng nước đánh bõm một cái, tai nghe thấy tiếng ngựa hí với đập móng xuống thềm lộp cộp mà thèm thuồng, mà cảm thấy có cái tư tưởng phi thường là mình cũng được yên nghỉ như một con vật nào bên trong bức tường ấy thì cuộc đời há lại chẳng tốt đẹp lắm sao! Đây rồi, một ngọn đèn. Một ngọn đèn điện như vươn cổ soi hộ đường cho mình mà sáng cũng chẳng được mấy. Mà mắt thấy ánh sáng thì đôi giày vô tội lại sắp chịu một cái khổ hình khác, quãng đường sáng lại lầy nhầy những bùn mới đọng nước hơn những quãng tối tăm. Trước mắt tôi, những vết bánh xe đã hiện thành hình những con rắn bạc nằm ngổn ngang khắp mặt đất. Người ta giàu trí tưởng tượng cũng nguy hiểm thật, vì tôi rùng mình nghĩ đến con đường nhỏ ở giữa cánh đồng có nhiều bãi tha ma mộ địa nhờ nó tôi sẽ về nhà bạn ở làng Cổ Mễ. Rõ khổ! Nhớ đến câu: “Đã khuya, ông cứ nghỉ tạm đây với tôi” của bác “chủ tiệm”, tôi bỗng hối hận vô cùng. Song không lẽ lại khóc để hòng với ai? Rồi thì… những bức hàng rào với tường đắp bằng đất đỏ nó là đặc tính của những nhà ở Cổ Mễ, mới ban ngày khiến tôi ca tụng mãi là có vẻ thần bí như nhà ở Tây Tạng, thì bây giờ đã khiến tôi rùng mình phát sợ, sợ vì đã hiểu nghĩa chữ thần bí. Chợt thấy từ cách chỗ ấy vài mươi thước đưa ra những tiếng gào thét và gắt gỏng với nhau. - Toa ba mỏ nhá cút xê ăng co xê moa! Toi kích tê moi săng bảy dề, a lò phi nì phăm, phi nì ma ghi! A lò, kích! (Mày không có quyền về ngủ nhà này nữa. Mày bỏ tao đi mà không trả tiền, thế là hết vợ, hết chồng. Thế thì… đi, đi!). Một vài phút thấy im. Sau lại có tiếng gắt, mà vẫn tiếng người đàn bà: - No, se phi ni! Vắt tăng. (Không! Thế là hết! Đi, đi) Tôi định thần nhìn… Hai mươi thước trước mặt tôi, trong một gian nhà gỗ lợp lá kia, dưới ánh sáng yếu ớt một ngọn đèn dầu, tôi thấy bóng dáng một người lính hai tay gãi sườn, chân giang rộng, đứng nghênh ngang lấp cả cái cửa mà nhìn vào để cho một người đàn bà áo trắng quần trắng cũng to lớn chẳng kém, tóc đã sổ, sừng sộ xỉa xói vào mặt rồi ân ái tặng mình những câu văn chương kia. Người lính – chồng hay khách hàng? – vẫn cứ đứng im. Hình như hãy sử dụng cái im xem bên kia có sợ không đã… Người đàn bà nóng tiết, chỉ tay ra đường: - Va tăng! Ê tút-suýt! (Bước ngay tức khắc!). Bây giờ ông chồng bị đuổi mới hỏi, mà giọng vẫn bình tĩnh: - Rê pét tơ cơ tuy viêng đờ đia (Mày thử nói lại những lời vừa nói tao nghe!) Tức thì, rõ rẹo vào mặt chồng, người đàn bà lại: - Moa ba bơ toa! Sí toa phe két sốt, moi điếc com măng đăng phe toa xếp linh ê toa pát sê công sây đờ ghe! (Tao không sợ mày. Nếu mày làm gì, tao trình quan tư bỏ nhà pha mày và lôi mày ra toà án binh). Bốp một cái, cái tát đã vội chấm câu cho những câu mắng nhiếc với đe doạ “lăng loàn”. Người vợ lùi lại đằng sau hai bước, hai tay bưng giữ lấy mặt và cúi đầu đứng im. Nhưng, than ôi! Anh chồng bây giờ lại muốn cho vợ nói nữa, nói nhiều hơn trước, nói tệ hơn trước. Vì rằng lúc ấy nó mới xông vào, hai bàn tay nắm lại mà tặng vợ những cái “quai hàm” hình như trên sân đánh bốc nó muốn cho kẻ địch bị một miếng “nốc ao” để mình chiếm giải vậy! Tức thì tiếng mấy đứa trẻ con oà khóc lên như ri. Nhanh như chớp, một thằng bé độ 10 tuổi từ trong nhà chạy vụt ra. Nó sang nhà bên cạnh đấm cửa. Rồi thì, từ hai nhà bên cạnh đều thấy tiếng cửa mở và có hai bác lính lê dương khác, quần áo ngủ, đi guốc ta, vừa chạy sang cái nhà “khổ chủ” ở giữa, vừa lầu nhầu… Sau ba phút, phố Nhà Ngựa hết vắng vẻ, vì đã đầy những đàn bà con trẻ chạy ra xem. Mải nhìn người đổ ra xem, tôi quay lại nhìn đến cặp vợ chồng kia thì không hiểu bởi duyên cớ vì đâu, cuộc chiến tranh đã bày ra một cục diện khác hẳn. Ông hàng xóm đang bị cái “ông chồng bị vợ đuổi” đấm đá cho một trận không tiếc tay. Một phút sau, ông hàng xóm khác nhảy vào đấm đá anh chồng bạo ngược. Sau cùng thì bị một người giữ hai tay, bị một người bóp cổ, bác lê dương khiêu khích trước nhất lả oằn người đi như một sợi tóc hơ trên một ngọn lửa rồi ngã xuống thềm nhà. Bấy giờ tôi đã dám chạy đến tận nơi. Lạ chưa! Phái phụ nữ với bọn trẻ con tò mò nhìn tôi mà những ngài lê dương lúc ấy không ai để ý đến tôi cả. Vậy cứ bảo họ đa nghi thì hiểu sao được! Người vợ lúc này ngồi thở hồng hộc, xoa mặt, xoa lưng rồi nói một cách tự nhiên như chung quanh đấy ai cũng là đầy tớ mình vậy: - Phe vơ nia ba tui! (Đi gọi lính tuần phòng!). Chợt một bác lê dương khác vỗ vai sừng sộ hỏi tôi những câu bất nhã thế này: - Thằng này! Mày đứng làm gì ở đây? Tôi nghiêm mặt nhưng vẫn giữ lễ độ: - Không phải chuyện mày tao! Tôi là một người viết báo đến lấy tin! Tôi là một người viết báo đến lấy tin. Anh ta dịu giọng: - Lấy tin về nỗi gì? Đó chỉ là chuyện vợ chồng người ta đánh nhau! - Thế ngộ đã xảy ra một vụ án mạng? Chợt lại một người thứ hai, mặt mũi sáng sủa, trông có vẻ học thức hơn, mỉm cười hỏi tôi rất nhã nhặn: - Đấy, một việc như thế, ông sẽ bình phẩm người lính lê dương hay người vợ người lính lê dương như thế nào, tôi có thể biết trước không? Nguy rồi. Một anh lễ phép bao giờ cũng đáng sợ hơn một kẻ thô tục. Người thô tục thực thà nên sự nóng nảy ấy không đáng lo. Điều này họ lịch sự tươi cười với mình, nếu họ trị mình là họ trị cho rõ đâu ra đấy. Tôi phải nghĩ rồi mới đáp: - Một chuyện vợ chồng đánh nhau thì ở nước tôi là sự thường, có gì mà bình phẩm? Có lẽ tôi cũng chả viết nổi một cái tin vặt nữa. Tôi chỉ lấy làm kính phục các ông mà thôi. Các ông đã dám gác tình anh em đồng ngũ ra để che chở một người đàn bà. Đã chắc đâu người đàn bà ấy không có lỗi. Thế là người lính lê dương lịch sự ấy được vui lòng. Vi chỉ so vai khẽ nói với tôi: - Chính thế. Chúng tôi dân Tây phương không ai nỡ dùng đến một cành hoa để đánh một người đàn bà. Anh chàng kia đã đánh một người đàn bà, thế là không tốt, là làm một việc tổn danh dự cho chúng tôi. Chúng ta là phái khoẻ thì dù người đàn bà không ra gì nữa chúng ta cũng chỉ nên chịu nhường nhịn. Bốn ông lính lê dương đi tuần đã rầm rộ kéo đến. Mãi đến bấy giờ, hai ông hàng xóm quý hoá mới thôi đè và bóp cổ giúi dưới thềm nhà ông bạn cô thế kia. Người lính bị giải đi rồi thì lân bang cũng kéo về ngủ cả. Tôi ngạc nhiên ở chỗ lân bang coi một chuyện to như vậy chỉ là sự thường. Rồi không bao giờ tôi có thể quên được cái cười gằn, cái cười nhạt, cái cười nghiến rít hai hàm răng lại, của người chồng bị hắt hủi, một cái cười có hứa một cuộc đổ máu, của người chồng tặng lại cho vợ khi bị bốn ông “ba tui” giải đi. Trước khi bước vào gian nhà ấy, vẳng từ xa thấy còn đưa đến tai tôi một câu: - Đã bị “công sây đờ ghe” rồi mà lần này lại thế, bà cho gọi là đi đứt!

* * *

Bà này tên ở khai sinh là gì không rõ: cái xã hội các me ở Thị Cầu cứ gọi là bà Kiểm lâm thì tôi cũng đành cứ gọi là bà Kiểm lâm. Bà ta đã sẵn lòng kéo ghế mời tôi, mặc dầu lúc ấy đã quá 11 giờ. Tại sao người làm báo xưa nay vẫn bị người ta ghê là kẻ đi bới móc để tống tiền, mà khi nghe xong chức nghiệp với mục đích của tôi, bà Kiểm lâm đã không nghi ngại gì cả? Ngồi ở giường, hai tay thấm bông vào một bát dấm rồi đập vào cổ, má, trán, mũi, bà cứ kể lể các chuyện của bà một cách dễ dàng và thực thà khiến tôi cảm động rồi kính phục một người có can đảm nói những cái cũng chẳng sang trọng gì mà chẳng sợ ai khinh. - Hạng người chúng tôi là hạng bỏ đi, ông ạ. Dù xã hội không khinh chăng nữa, chúng tôi cũng đã tự biết phận mình. Bây giờ nghèo hèn, tôi cũng chẳng còn sợ ai cười, chỉ cố chí làm giầu để sau này có thể ở ác được lại với những kẻ đã khinh tôi mà thôi. Nhưng mà cứ phú quý giật lùi ông ạ. Xuất thân lấy chồng xi-vin hẳn hoi. Sau chồng về Tây, phải giang hồ lưu lạc, lâm đến cảnh đi lấy chồng cô-lô-nhần. Bây giờ thì đến với các anh lính lê dương cũng không xong. Xưa kia, giữa lúc đương xuân, nào có phải đâu tôi không lấy nổi một tấm chồng ta danh giá! Hỡi bạn độc giả! Con đường “công danh” của những thợ đàn bà trong kỹ nghệ lấy Tây này thật là gập ghềnh, khuất khúc lầy lội và quanh co. Phái đàn ông ta, không ai lại có thể đỗ cử nhân trước, rồi đỗ thành chung sau, rồi đỗ sơ học sau cùng. Nhưng cái công danh của một người đàn bà đi lấy Tây có thể ví như thế được đấy. Vì mỗi một người chồng – nói đúng ra, mỗi một đời chồng – cũng có giá trị như một cái giấy chứng chỉ để tiện việc kiếm chồng, nghĩa là sinh nhai. Bà Kiểm lâm đã lâu không dám về thăm bố mẹ giàu ở làng. Phải, cứ thế, trước kia làm gì chẳng lấy được người chồng hẳn hoi. Con gái một nhà quyền thế vì lắm của, lại đẹp, như thế ai dám bảo ế chồng. Ngay bây giờ, cái mặt phong trần của bà cũng vẫn còn phảng phất những nét đẹp hồi xuân xưa. Bà ta có thể hưởng một cuộc đời bình tĩnh. Khốn nỗi sự đau khổ của loài người đã muốn rằng bà ta lại đa tình, đã có một quả tim đáng quý vì biết thổn thức trước một sự đáng yêu. Trong lúc đương xuân và còn hưởng mọi sự giàu sang, cô gái trẻ đã yêu một người. Gia cảnh đôi bên không cân nhau, việc dạm hỏi không thành, người đàn bà đã đau khổ. Thế rồi… một buổi chiều… Một bức thư tuyệt mệnh! - Không, tôi đã nghĩ: chẳng tội gì mà quyên sinh! Chỉ cốt để bố mẹ tưởng là mình chết rồi thì thôi, có muốn thương cũng không thương được nữa. Thế rồi thì là cái đời giang hồ. Bà Kiểm lâm gục đầu xuống bàn một lúc lâu. Tôi tưởng bà ta khóc. Nhưng khi bà ta ngẩng lên, nét mặt chỉ thoáng mấy nét bơ thờ… Một người đáng thương làm sao! Cái quả tim đã già cằn rồi, bây giờ không còn thổn thức được nữa. Cô thiếu nữ đa cảm khi xưa nay đã đến nỗi hoá ra một “con quái vật” trên đời! Vì rằng một người đàn bà hết nước mắt có thể gọi là một con quái vật được. - Thế câu chuyện xảy ra vừa rồi thì nguyên do bởi đâu? - À, tại nó chứ không phải tại tôi chút nào cả. Vẫn hay chúng tôi lấy họ là vì tiền chứ không bao giờ vì tình. Nhưng họ cũng nhiều khi quá lắm. Có khi sẵn tiền, họ tìm đến bọn trẻ hơn mình mà chơi kia. Hết tiền lại đòi quay về, làm thế nào mình có thể ừ được? - Không có lẽ người lính lê dương nào cũng lại thế cả? - Phải, cũng có nhiều anh trung hậu lắm chứ. Nhưng cái số tôi nó thế, chỉ gặp những đồ không ra gì mà thôi. Làm thế nào? Anh chàng vừa rồi là một người Đức đấy. Mà ở nước anh ta, anh ta là quân giết người rồi bỏ xứ sở ra đi. Chao ôi! Ông bảo chúng tôi có gan không? Ngủ với cả những quân đã giết người! Mặt nó đẹp đẽ thế mà linh hồn nó rất xấu. Giọng nói của bà Kiểm lâm khẽ dần… Bà hầu như châu đầu vào tôi. Một đêm kia, bác lính lê dương đã khêu to ngọn đèn cúi xuống nhìn kỹ vợ và hỏi: - Tao đẹp lắm phải không? - Đẹp thật. - Thế mà tao xưa kia đã giết một người! - Đừng nói dối! - Nói dối à? Mày có muốn biết rõ cái độc ác của tao không? Thế là bác lính lê dương nghiến răng, cau mặt lại nhìn vợ trừng trừng. Cái mặt đẹp trai bỗng chốc hoá ra mặt một kẻ đầu trâu mặt ngựa, trông rất ghê gớm. Bà Kiểm lâm đã sợ hãi, rú lên một tiếng rồi quay đi. - Ông có đời nào tin được rằng một người đẹp đẽ, có thể khiến mình say mê mà bỗng chốc làm mình sợ hãi được không? Tôi, tôi đã thấy một cái mặt… một cái mặt… hai cái mặt như thế đấy! Đến đây, bà trỏ ba đứa con ngồi ở giường ngây ra nghe chuyện từ nãy mà rằng: - Từ lần ấy, tôi cứ nơm nớp sợ rằng có một ngày, nổi ghen lên, anh ta sẽ giết chết ba đứa con của ba chồng cũ của tôi. Tội gì bây giờ sẵn có cớ bỏ, tôi lại không cự tuyệt! 12 giờ. Gió thổi mạnh nhưng mà may không mưa. Tôi đứng lên, xin một lần sau sẽ đến. Tiễn tôi ra khỏi cửa, bà Kiểm lâm lại thêm rằng: - Ông chớ tưởng tôi cạn tàu ráo máng với người ta quá. Dẫu rằng để cho mình bị đánh đập, tôi cũng là người khôn. Nếu cứ nhận, có phen họ giết mình. Vì rằng lấy chồng là vì tiền, như thế họ tha thứ mình được. Nếu tôi nhận, họ có thể cho tôi là đĩ, mà vợ đã đĩ thì có thể họ vắng nhà, vợ ngủ với những thằng đẹp hơn. Lúc nãy ấy à? Nếu tôi ừ thì biết đâu họ chẳng giết tôi chứ không phải chỉ có đánh! Mới hay có thể có những kẻ nghĩ sâu xa khác thường!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-10-2013 11:26:44 | Xem tất
Chương IV
Lá gió cành chim

Sở dĩ gọi được là nhà “bên cạnh” cũng vì gian nhà gỗ ấy ngăn đôi ra không phải bằng tường không phải bằng vách, cũng không bằng cót hẳn, nhưng một nửa cái hàng rào thì là bằng cót, còn nửa nữa chỉ là cái mành mành mà muốn khỏi để thông thống, bà chủ nhà đã treo vào mành mấy bức tranh Hàng Bồ với hai đôi câu đối... không có chữ, thế là xong.

Cho nên cứ từ bên này để ý tò mò, tôi cũng có thể biết được mọi sự xảy ra ở gian bên cạnh.

Bà Ách lúc này còn lúi húi dưới bếp làm cà phê cho tôi. Không hiểu bà Kiểm lâm đã tiến cử tôi bằng những câu khôn khéo thế nào mà bạn bà ta, tiếp đãi tôi một cách cảm động. Cũng may là hiện nay bà ta nghỉ việc – chết, quên! nghỉ chồng – mà cái tuổi trẻ của tôi chỉ vào hạng con bà nên bà không sợ ai nghi. Chứ gì?

Những thị nào dù có ngọn lưỡi rắn độc đến đâu chăng nữa, dễ đã dám nghi một kẻ như tôi lại đi lôi thôi với một bà già. Nhất là Suzanne, cô con gái bà, tuy đương độ phơi phới 17 cái xuân, song lúc tôi có đây, may sao lại đi Hà Nội.

Không phải tự nhiên tôi có cái tính xấu: tò mò. Nếu khi bà Ách dọn giường cho tôi nghỉ tạm mà chẳng thì thào: “Này, bên cạnh cũng có mấy đám đang tìm chồng đấy!” thì tôi đã chẳng phải nhịn thở mạnh, vén bức câu đối để nhòm sang...

Có hai me. Một me nằm đắp chăn uể oải đọc một tờ báo cũ. Còn me kia ngồi thừ trên ghế, khoanh tay co ro, cái quần trắng cái áo len xanh, đôi bít tất hoa đào cũng không thể bài trí nổi cho mặt có được lấy một vài nét... me. Cũng răng trắng cẩn thận đấy, song nó vẫn quê kệch thế nào! Chỉ được cái bình tĩnh là đáng phục! Ôi! Lã Vọng! Cụ thử sống lại mà xem vẻ mặt một người đàn bà khi ngồi bó tay chờ... công danh mà thản nhiên đến thế, rồi cụ nghĩ lại những lúc có cái tâm thần thư thái lúc ngồi câu, xem cụ có phải kính phục cái “triết học” của me ấy không!

Một tiếng cùi rìa chạm cốc đánh keng một cái khiến tôi quay lại.

Bà Ách đã bày lên bàn mẩu bánh, cốc cà phê sữa và gật đầu gọi tôi. Tôi ra ngồi bàn. Bà Ách nháy mắt một cái, đoạn khẽ hỏi:

- Bên ấy có mấy người ở nhà?

- Hai.

- Hai thôi á? Thế thì họ đi đâu vắng mất hai đấy. Mới có hai ả nhảy đầm ở Hà thành sang vài hôm nay.

- Sang đây nhảy đầm hay tìm chồng?

- Chắc là để kiếm chồng đấy chứ nhảy với nhót gì! Thế ông có thấy bà già nào cũng độ tuổi tôi ngồi đấy không?

Tôi lắc đầu. Bà Năm cau mày một lát rồi:

- Bà ấy là bà Cẩm, nghĩa là hồi ở Chùa Thông đã lấy nhầm ông cẩm. Con cái chả có, nay trở về già đành phải làm cái nghề bà Nguyệt rồi lấy hoả hồng để độ thân. Nghĩa là cũng như bà Hai Yểng bên này. Song bị khốn đốn hơn bà Hai Yểng nhiều, vì không có vốn. Phải lắm, đến bà Hai Yểng là người sống đã thâm căn cố đế bên này, cửa hàng cát-cút (casse croute) đắt, cửa hàng xe đạp chạy, mà chỉ bao số chị em bị chạy làng cũng đến lệch nghiệp nữa là trần như bà ta. Đã ít xu lại cờ bạc thì tất phải chết!

Vừa lúc ấy có tiếng guốc ở ngoài vào. Rồi thấy những câu hỏi, đáp:

- Thế nào me, được hay thua?

- Được ba hào! Tao đói lắm mà có hàng miến ngon quá cũng không dám ăn, sợ không có tiền tiêu vặt. Mày xem trong bíp-phê còn gì không? Hình như còn cái bánh hai đấy. Lấy ra đây, cả hộp bơ nữa, mau! Con Duyên kia, đứng lên!

Vậy thì ra bà Cẩm của tôi đã là người quen thân mất nết đi rồi! Vào cái cảnh ngộ ấy, giá biết điều thì bà nên hỏi cơm nắm tay hay cơm nguội với niêu dừa kho. Song le... thói quen! Bơ với phó mát đã vượt trùng dương qua đây, đã chinh phục được nhiều kẻ thù ở đủ các giai cấp.

Chợt thấy tiếng bà Cẩm gắt:

- Làm gì mà lâu thế? Lúi húi mãi thế? Có thấy mẩu bánh không?

Đến cái giọng thản nhiên không run sợ đáp lại:

- Thưa cô, có bánh, nhưng hộp bơ đặc cả kiến rồi...

- Cái gì? Kiến vào bơ à? Tiên nhân mẹ nhà mày nữa! Làm với ăn! Chỉ được cái bộ ngồi lỳ ra như mẹ người ta ấy, chứ không còn biết trông đến một cái gì cả!

Một... nàng tên Duyên là đến nỗi bị chửi như thế việc ấy khiến động lòng... trắc ẩn của tôi. Tôi chỉ muốn can thiệp. Chưa thể can thiệp được ngay, tôi hãy chạy ra chỗ cái mành mà nhòm. Thế cũng đủ tỏ lòng săn sóc rồi: tôi đã bỏ cốc cà phê.

Lúc này cô ả nằm đắp chăn cũng bỏ tờ báo cũ, xướng hoạ:

- Chị Duyên cứ lơ đễnh như thế thì không thể lấy thằng nào bền được. Chị phải biết lo mới được chứ! Đến như tôi cũng còn khốn đốn đây nữa là...

Rõ thật lửa đã cháy lại có kẻ tưới thêm dầu, Bà Cẩm làm một hồi nữa:

- Sao không ở làng mà lấy thằng cổ cày vai bừa nào thì lấy có được không? Thân phận đã thế lại còn chê chồng! Không biết bố mẹ mày ăn uống gì mà đẻ ra mày như thế chứ? Xào một xanh rau thì bắc lên hai con đỉa! Một tháng chưa tắm, rận chấy lúc nào cũng như sung! Ngồi ăn cơm, ho một cái bắn vung cơm ở mồm ra như mưa ấy! Chồng nó đã không chê thì thôi chứ lại còn chê chồng! Tưởng ta... vàng... ngọc lắm đấy!

Duyên chỉ đứng im cúi đầu. Không cãi là nhận lỗi.

Ấy một người như thế mà người ta nuôi để chỉ chờ đến lúc là... quăng cho Tây phương.

Tôi đã quay về bàn với cốc cà phê của tôi để nghĩ đến các ông lính lê dương, những vị hoặc anh hùng, hoặc có khối óc ngang tàng, đã ở một đảng cướp hay một đảng vô chính phủ, đã nậy đường sắt để làm đổ một chuyến hoả xa trên có một ông tổng trưởng ngoại giao, hoặc đã ra lệnh cho mấy chục phát súng lục cùng nổ tại một ngân hàng, đã vượt ngục, đã tránh thoát viên đạn trượt ngang tai tại một biên thuỳ, để rồi lạc loài đến Thị Cầu này, ôm lấy một người có giá trị đến như thế mà nỉ non, rền rĩ: “Tôi yêu mình lắm, mỹ nhân ơi!”.

Tôi không được mục kích thấy Duyên chê chồng. Tôi cũng không được biết lúc Duyên bị ba ông chồng lính lê dương chê.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-10-2013 11:27:54 | Xem tất
Chương IV
(tiếp theo)

Nhưng mà... đôi bít tất hoa đào, cái vẻ mặt thản nhiên vì ngu đần của Duyên. Với những câu kê khai tam đại Duyên của bà Cẩm.

Vậy thì tôi thử cứ phác hoạ cái đoạn đời của Duyên từ khi Duyên còn là cô gái quê...

Một buổi chiều...

“Hỡi anh đi đường cái quan…

Dừng chân đứng lại em than một lời!”

Đương bó lúa với mấy chị em, Duyên thấy một chàng quần lụa, áo xa hoa, giày đế kếp, đội nón dứa, tay xách cái va-ly tre, bước thoăn thoắt trên đường Duyên đã cất giọng oanh hát ghẹo. “Anh đi đường cái quan” đi ba bước rồi dừng lại, nhìn... Dưới ruộng chiêm, tiếng mấy người đàn bà cười khúc khích. Chợt khách bộ hành cũng hát:

“Nếu không duyên số thì thôi,

Xin đừng chuốc tiếng là người lẳng lơ!

Dù anh đã có con thơ,

Nếu còn đú đởn anh cũng vơ lên lòng!

Hay em là gái chưa chồng?

Lên đây, anh sẽ cho bồng... cho mang!”

Mấy chị em bạn càng cười già hơn, riêng Duyên chỉ đứng cúi mặt. Duyên đã có chồng rồi. Người khác, không có ý gì thì mới bông lơn được. Sự im lặng này đã tố cáo một tội của Duyên: không yêu chồng!

“Anh đi đường cái quan” đáo để ấy mỉm cười đắc chí rồi đi.

Đêm, về nhà, nằm cạnh anh chồng đi ngủ không rửa chân, Duyên thấy chán. Trời! Con người bần tiện, ngồi ăn thì đầu gối quá tai, chán làm sao, trời ơi, buồn làm sao! Nói thì giọng nhát gừng, chỉ những ấy với lại nhà mày ơi, có phải không nhẩy! Đã thế, có việc ra đình lại ngôn bất xuất khẩu, trên các cụ ghét, dưới bọn đàn em khinh.

Chán ơi là chán!

Một tháng ấy, Duyên đã dùng thời giờ để chê chồng.

Tháng thứ ba, Duyên về ở nhờ chị: hai bên cùng bỏ lửng.

Trốn chúa lộn chồng thì còn ai lấy, Duyên đã ra Hà thành. Một hôm, tại kinh đô, Duyên may sao đã gặp một người trông y như “anh đi đường cái quan” vậy. Người ấy đã nói với Duyên những câu ngọt ngào làm sao, bùi tai làm sao. Người ấy mời Duyên vào nhà kia “trò chuyện” một đêm, Duyên đã gật đầu. Sáng hôm sau người ấy không biết bảnh mắt đã đi đâu, làm cho Duyên phải tháo đôi khuyên bạc.

Thế rồi thì... những ngày sống vất vưởng tại kinh thành.

Không chịu nổi nữa, Duyên đã... bò lên Chùa Thông tìm cô là bà Cẩm.

- Lạy cô cháu đã dại dột, cô thương cho.

Duyên tuy thú tội dại dột, song vẫn không hối hận, phải không hối hận một tí nào cả! Bà Cẩm chép miệng:

- Rõ đồ voi dày! Tiên nhân mẹ mày nữa! Thôi được! Cứ ở đây hầu hạ bà rồi tiện dịp thì bà gả cho Tây cho xong!

Hôm sau, bà Cẩm tống con sen đi vì nó hay ngủ gật.

Rồi bà Cẩm dạy cô cháu đánh phấn, bôi môi, kẻ lông mày. Bà thương cháu bà lắm: cái cóoc-xê lụa cũ còn dùng được mà bà cũng cởi ra cho. Bà chỉ dặn là lúc thổi cơm, rửa bát thì đừng có mặc đến. Xóm các me ở Chùa Thông mới ít lâu đã đồn nhau biết cô Duyên là gái quê đi kiếm chồng.

Hôm ấy, me sừ Giăng đến chơi...

- Ki e xen là? (Thị kia là ai?)

- Ma ni-et. Bay dan, dơn, bố cu tốt! Toa vù loà ê-pu-dê? (Cháu tôi đấy. Nhà quê, trẻ, tốt lắm. Có muốn lấy không?)

- Bay-dan? Vre? Đăng noa? Phét voa! (Nhà quê thật? Răng đen à? Xem nào).

Bà Cẩm quay lại bảo cháu:

- Mày nhìn nó mà cười tình đi ta xem!

Duyên liếc mắt một cái rồi cười, Me sừ Giăng gật gù:

- Xa và xa và. Giơ viêng đê. Ô voa com me. (Được lắm, được lắm. Tôi sẽ quay lại. Chào mụ thôi).

- Chiêng! Giăng! Phô mơ đồ nê vanh biết cẩm bua boà! Xăng qua ba lạp ben rơ vơ nia! Hánh? (Này, Jean, phải biếu tôi hai chục bạc hoa hồng. Nếu không đừng lại nữa. Thế chứ?).

Me sừ Giăng lại gật gù một hồi rồi mới ra đi. Thế là xong. Bao nhiêu tin đi mối lại của hai bên nhà gái nhà trai, trầu cau, chạm ngõ, sêu tết, bánh chưng bánh giầy, đại lễ, dẫn cưới, chỉ là mấy câu tiếng tây giả cầy ấy. Ba hôm sau, Duyên đã thành: Madame Jean. Bà Cẩm có hai chục bạc bỏ hòm... Chả lỗ vốn...

Tôi tính đến chuyện đi tìm bà hai Yểng, tìm bà Đội Tứ là người chôn các me, với bà Ách Nhoáng xem độ này còn hùng hổ như hồi ở Việt Trì không. Tôi đã đứng lên, toan đi:

- Chào ông!

- Không dám, chào cô.

Suzanne đã về. Cô ăn mặc ta. Chao ôi! Đẹp đâu có đẹp! Thế thì tôi đi làm sao?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 31-10-2013 19:07:21 | Xem tất
Chương V
Suzanne muốn… và không muốn

Tại sao bà Ách không những cho phép mà lại còn muốn tôi với Suzanne cùng sóng đôi nhau thăm thú Thị Cầu và Đáp Cầu? Hay đó là một cuộc xếp cảnh? Hay đó là chứng nhận lòng tin. Không bao giờ tôi biết rõ được và tưởng cũng chẳng cần biết rõ. Các ngài cứ hiểu cho rằng sau vài tiếng đồng hồ trò chuyện thì, trước mắt Suzanne, tôi đã tỏ ra là một kẻ biết điều phải trái, đại lượng, đáng yêu, không khinh người. Cho nên trong khi đi đường, tôi hỏi thật Suzanne rằng: - Cô đi chơi với tôi thế này mà không ngại điều tiếng gì hay sao? Thì Suzanne cúi đầu đáp: - Tôi tưởng chính tôi đã coi ông như một người anh thì ai muốn bảo sao cũng mặc họ chứ? Cứ biết, chính tôi, tôi không nghi tôi, thế là đủ rồi. Nghe thấy thế tôi vừa vui, vừa buồn. Vui vì được người tin và không vui vì... chỉ được tin thôi, phải đâu đó là sự đáng cho mình tự đại! Đã quá huyện Võ Giàng. Trên đường về Bắc Ninh, chúng tôi lộn bước; tiết trời hơi lạnh, lại vừa lạnh mưa, nên đi chơi Đông chúng tôi cũng có cái cảm tưởng như đi chơi Xuân. Những me... Những me... Lại những me... Nào hai chúng tôi có thể là một đám rước đâu mà các me chạy ra xem đông đến thế! Quần trắng lồm lộp, răng cũng trắng với những cái áo len hoặc áo di-lê, các me khiến tôi muốn hỏi: “Nhàn hạ thế, không họp nhau đánh chắn đi à?” Dù đẹp, dù xấu các me đều có những nét mặt khó tả cả. Thập thò bên trong cánh cửa hay sau cái mành mành, các me khiến tôi muốn đổi lại câu thơ của Ôn Như Hầu: Bóng gương lấp ló trong mành, Cỏ cây cũng... sợ nổi tình mây mưa! Tôi hỏi Suzanne: - Tại sao phần nhiều các me Tây vẫn già, vẫn xấu, mà vẫn đắt chồng? - A, cái điều ấy tôi biết rõ lắm. Tây họ có con mắt nhận sự đẹp khác xa ta. Ông trông thấy một người đàn bà đẫy đà, mặt đầy đặn, hoặc béo núc béo ních chẳng hạn... Thế thì ông đủ ghê sợ, cho là thô phải không? Ấy đại khái thế, người Tây họ lại cho là đẹp. Ông có biết mặt bà Bé Tý không? Ấy chính tại tôi đã được nghe một ông Tây khen bà ta có cái đẹp hoàn toàn: người đàn bà đẹp nhất nước Nam! Còn khi ông thấy một người yêu kiều, thướt tha như liễu, rồi ông say mê... Người Tây thì lại cho thế là cái đẹp đáng sợ. Lấy người mảnh dẻ, sinh đẻ vài chuyến thì nguy to ngay chứ gì? Hai nữa, cái đẹp mảnh dẻ là cái đẹp không bền, có phải thế không? Tôi cười và hỏi thêm: - Thế thì người Tây phương ưa mua những đồ có thể giữ được lâu bền? Suzanne khẽ cho tôi một khuỷu tay vào mạng mỡ: - Ông, thí dụ ông sắm bộ đồ gỗ hay may bộ quần, áo, liệu ông có thích cho những cái ông sắm chóng cũ chóng nát, chóng hỏng đi không? Những sự đó đã đủ cắt nghĩa tại sao dân Âu châu ham mê thể thao và đã chế tạo ra vật gì thì vật ấy phải bền, không những kể đẹp. Chỉ có Đông phương, thí dụ như nước Nhật, là ưa cái đẹp mảnh dẻ chóng hỏng mà thôi. Song le lời cắt nghĩa của Suzanne chỉ mới cho tôi rõ hai quan niệm về vẻ đẹp. Tôi còn muốn biết tại sao người xấu như ma cũng vẫn lấy được chồng. Mà xấu thì bà Ách kể đã là xấu! Vậy thì... ăn làm sao nói làm sao bây giờ? Tôi bèn xa xôi: - Có lẽ không phải họ chỉ thích đẹp mà thôi đâu. Chắc cũng có nhiều người trọng nết, muốn vợ là người đức phụ. Phải thế những người không có nhan sắc mới không đến nỗi ế chồng. Chính tôi, tôi đã không thật thà, để cho Suzanne tỏ ra là hơn tôi: đã thật thà... Vì rằng Suzanne nói: - Ông tưởng thế chứ tiếng đức phụ không bao giờ nên để tặng cho một người đã đi lấy Tây. Tại làm sao xấu họ cũng lấy, già họ cũng lấy? Những người Tây ấy là những người chán đời. Nuôi đầy tớ sợ nó ăn cắp, thà lấy một người vợ, vừa được sai bảo vừa được... việc khác nữa. Đã không cùng nói một thứ tiếng, người vợ lại chỉ coi ông chồng là cái tủ bạc thì người chồng dễ mỗi lúc đã đem tấm thân ái tình ra tặng vợ hay sao? Vả lại, một người Tây đã sang đây thì ai biết rõ đoạn đời về trước của người ấy thế nào? Khối óc họ không nhẽ chỉ để làm việc cho ái tình! Hai người đều có địa vị, cùng chí hướng, cảnh ngộ cần nhau, mà yêu nhau, đó mới là yêu. Muốn có ái tình thì hai bên không ai có thể khinh được ai. Chứ còn yêu để mà “một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng” thì đó là yêu vì thương chứ còn đâu là yêu vì yêu nữa? Thật vậy, Suzanne còn trẻ mà đã hiểu sự đời biết bao! Nhưng cái đó cũng chẳng hay gì. Người nào hiểu sự đời lắm thì không mấy khi sướng cả. Sung sướng là cái phần của ai không hiểu biết sự gì mới được hưởng mà thôi. Mới chuyện có một lúc mà đi đã được khối đường đất rồi. Trái đồi có nhà thương đã qua, phố ga qua, bây giờ trước mặt chúng tôi là cầu và sông, bên trái là đường hoả xa, bên phải là ngọn đồi có trại binh pháo thủ. - Hay là chúng ta lên đồi? Suzanne gật đầu, chúng tôi vòng nhà máy Gạch, qua những dãy nhà đằng sau chợ Đáp Cầu thủng thỉnh bước lên. Những nhà ở đây có thi vị lạ. Tôi bỗng có cái cảm tưởng như đi du lịch một nơi xa lạ nào. Những gian nhà nhũn nhặn đắp bằng đất đỏ chen chúc nhau mái thấp, mái cao hoặc cách biệt nhau bằng những lối đi quanh co như vết rắn, do những tảng đá xanh và xám nối nhau, bắc bậc nhau như những cái thanh ở một hòn giả sơn nào. Đẹp quá đi mất! Bây giờ đã đến lúc để tôi tìm mọi cách khám phá cho ra những ý nghĩ âm thầm của một cô đầm lai trẻ trung, xinh đẹp, xem cô đã biết phác hoạ lấy một cái chương trình về cuộc đời hay chưa. Những chuyện tâm sự chỉ có thể dò được giữa một cảnh nên thơ... Ngọn đồi này... với cái miếu nhỏ chung quanh có mấy cây ổi điểm tô cho, mà dưới chân là một vùng nhà với trại binh, mà gần sườn là một khúc sông, kể cũng đã nên thơ lắm.

* * *

- Phải, tuy tôi có lang Tây nhưng mà tôi không hi vọng lấy chồng Tây. Hoặc lấy Tây là bần cùng. Vì rằng từ bé đến nhớn, mà tôi lấy bốn đời chồng sau khi ba tôi về Pháp, thì cả hai chân tướng cuộc đời ra sao, tôi đã nhiều lần nom thấy rõ. Cảnh ngộ tôi thật khó nghĩ. Lấy Tây ngộ nhỡ phải theo chồng về bên... mẫu quốc thì để rồi mẹ già chết đói bên này hay sao? - Lấy một người chồng An-nam... - Cũng khó lắm. Hạng người dám có gan hỏi tôi chẳng hạn thì không chắc đã được gia đình công nhận hẳn cho cái việc người ta làm. Nếu còn bị điều nọ tiếng kia thì khó chịu lắm. Vả lại chỉ say mê cái sắc đẹp một lúc, có khi rồi họ bỏ mình. Ấy là noi những người gan nhất thì như thế. Còn những người sống theo cuộc đời nề nếp thì làm gì có can đảm hỏi một người lai? Là một người lai là một cái khổ. Người Tây đã không hẳn quý trọng mình, mà người Nam cũng không yêu thương hẳn mình. Ở cái xã hội quý phái Âu Tây, một ít máu An-nam trong huyết quản là một cái nhục. Ở cái xã hội quý phái người Nam, một ít máu Pháp trong huyết quản cũng chẳng là sự vinh. Giời ơi! Thì ra tôi không có Tổ quốc! Suzanne cúi đầu, bất giác nức nở... Tôi chỉ còn kịp kéo tay cô ta về mình, và muốn tỏ sự cảm xúc bằng một cái hôn. Song le, nghĩ rồi lại thôi. Không nên chơi với lửa. Suzanne lại nói một cách chua chát: - Oui, je suis sans patrie! Tôi khẽ nói: - Lấy một người chồng lai... Nén cơn đau, Suzanne lại bình tĩnh thêm rằng: - Ông nói phải lắm. Tôi đã nghĩ thế. Một người chồng lai, cũng có Pháp tịch, mà không thể nào khinh được tôi. Nếu chồng phong lưu, tôi sẽ mặc đầm. Nếu chồng nghèo, chỉ là lính tráng chẳng hạn, thì tôi sẽ chỉ cứ ăn mặc ta. Tôi đã học hành mãi ở trường trẻ con lai vô thừa nhận. Giá như ai, không nghĩ đến mẹ, tôi đã sang Pháp năm ngoái rồi. Mà giá muốn lấy chồng xi-vin như ai, tôi cứ ở Hà Nội, tìm một chân bán hàng mỗi tháng kiếm vài chục bạc may mặc, có lẽ tôi cũng đã có một vị hôn phu rồi. Nhưng mà thà về với một người mẹ khổ sở, cùng mẹ ăn cơm ngô, cơm khoai. Thế là Suzanne hết đau đớn. Lòng hiếu đã làm cho cô ta trở nên... anh hùng! Vì rằng Suzanne kể thêm: - Ừ, mà tội gì lại phải đau xót vì không có tổ quốc nhỉ? Nói xong cô ta đứng lên quay ra bốn phương, nhìn... Suzanne không muốn lấy chồng Pháp. Suzanne chẳng đau khổ vì không có tổ quốc mà thờ. Suzanne cũng chẳng muốn lấy chồng An-nam. Ồ, nếu thế thì còn thú gì nữa! Có thể như thế được chăng? Tôi làm ra lần thần: - Theo ý tôi, dù sao nữa, lấy một người chồng An-nam vẫn hơn... Suzanne lườm tôi mỉm cười. Trong cái lườm ấy, trách là trách yêu. - Ấy má tôi vẫn nghĩ như thế. Vẫn bảo tôi đại khái rằng: tao chỉ muốn có một người chàng rể An-nam để sau này chôn cất cho tao. Bao giờ cũng thế, má tôi chỉ lo chết hơn lo sống. May quá! Tôi chẳng để lỡ một cơ hội tốt: - Chứ gì! Bà cụ lo thế là phải lắm chứ. Suzanne nên lấy chồng ta, xem người nào xoàng xĩnh, quân tử, có óc mới... không chịu luỵ về những cái thành kiến cổ hủ, chỉ biết có ái tình. Suzanne nhoẻn cười: - Như ông có phải không? Rõ khéo chỉ được cái giọng kẻ Bưởi! Tôi cũng cả cười. Nhưng Suzanne đã nghiêm nét mặt: - Không! Không thể được. Bao giờ lúc đầu người ta cũng mơ màng sự đời là tốt đẹp lắm. Cái khốn nạn nó không đi ngay với cái tốt đẹp bao giờ. Nó chỉ chùn lại để đi sau mà thôi. Thí dụ như ông chàng rể bà Đồng Đền ở Phủ Lạng! Chuyện này cũng thuộc về cái đề, “kỹ nghệ lấy Tây” song... người thợ lại thuộc về giống đực. Anh đàn ông coi cô vợ đầm lai như cái mỏ vàng. Suzanne thuật chuyện trong ba phút, nhưng tôi phải viết đến ba mươi dòng mới đủ nghe. Cách đây độ tám năm, một viên giáo học bị cữu, kết duyên loan phụng với cô đầm lai, con một bà Đồng Đền. Cả tỉnh ồn ào chê anh chàng tham của. Bà đồng này có tới bạc vạn và đã hết lòng sửa lại cái điện thờ ở chợ Bắc môn. - Không biết đã làm gì mà giàu? - Hay đã buôn thuốc phiện lậu? - Không phải, của mấy ông chồng để lại cho đấy! - Nói khoác, xấu như ma lại đòi làm giàu về nghề lấy Tây! - Cứ gì xấu hay đẹp... ở đời này có số chứ! Đó là những điều “ngồi lê đôi mách” của các me, mỗi khi muốn ghen với cái lá số của bà Đồng Đền. Mà cái lịch sử li kì của bà kể cũng đáng làm rỏ dãi các me. Khi còn cái tên Tư Bạc, nghĩa là giữa lúc “mơn mởn đào tơ” thì bà ta vì cái nhan sắc mẫu dạ xoa, chỉ thèm làm bạn... dăm năm với một ngài săng đá, một người mà quan niệm về mĩ thuật chưa phát triển mạnh. Do đó, đẻ được một mụn con gái... Rồi thì, một hôm bà Tư Bạc ngán ngẩm cuộc đời mà than rằng: “Mặt sông nước chảy lờ đờ, ông về bên ấy bao giờ ông sang!” Một vài năm qua... Sự túng thiếu... sự khổ nhục. Hết các kế, bà ta phải lấy bốn chữ “lá gió cành chim” ra làm một nghề. Một đêm, một quan tư thầy thuốc sai bồi đi gọi bà ta. Tháng sau, bà ta thành vợ quan tư thầy thuốc! Sự thương hại hay ái tình? Nào ai hiểu nổi sự rộng lượng của người đàn ông. Cứ cho là tại duyên số. Sau vài năm, ông quan tư ấy về rồi không sang. Năm sau lại một ông quan tư khác đến kế chân ấy. Rồi được ít lâu, ông cũng về. Ông nào về cũng để lại cho vợ nào nhà gạch đầy rẫy, nào bạc đầy rương. Giàu có rồi, bà Tư lần này đành... thủ tiết. Chỉ có một con gái, bà Tư muốn được một quý tế An-nam mai sau chôn cất cho mình. Viên giáo học ấy đã đến nói với con bà: “Tôi lấy mình vì tình chứ chẳng vì tiền đâu”. Được dăm năm, chàng rể quý ngày đêm cứ cầu trời khấn Phật vật chết mẹ vợ! Duy-ly – tên người vợ – đã cau mặt: - Đồ khốn nạn, mày chỉ vì tiền mà thôi! Thì ông chồng cười gằn: - Mang trên trán cái nhục là chồng mày, là con rể một kẻ như mẹ mày, mà không nói đến chuyện tiền thì thiên hạ nó cũng chửi! Những câu ấy chẳng phải không đến tai bà Đồng Đền. Nhưng mà bà cần gì! Đêm ngày bà ta cứ “tấu lạy Vua mẫu” xin ban ơn cho nhân gian, múa vung khói nhang mà hé hé hé! - Không! Dù nghèo hay giàu tôi cũng chẳng lấy chồng An-nam! Suzanne đã thở dài mà nói thế. Tôi, tôi cũng đã thở dài.

* * *

- Vâng, tôi cũng phải đi ngay. Bà Kiểm lâm gọi tôi có việc cần. - Nhưng trước khi về Hà Nội, ông có quay lại đây nữa không? - Không biết thế nào mà dám nói trước. Xin kính chào bà và cô. Nói xong tôi với lấy mũ ra đi, Suzanne chạy theo tôi mười bước. - Này ông. - ?... - Thế chuỗi hạt này ngụ những ý gì? Suzanne hỏi tôi một cách đứng đắn lắm. Chuỗi hạt pha lê ấy, khi từ đồi về đi qua phố Chính, tôi đã vào một hiệu khách mua nó và chờ về đến nhà mới rón rén đeo vào cổ Suzanne. Bà Ách nghèo nhưng trong khi tiếp đãi tôi, đã chịu thiệt. Lúc ấy tôi đã phải nói liều: - Để làm một kỉ vật đau đớn. Những dòng này, tôi mong sẽ có ngày ở dưới mắt Suzanne.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách