Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 11614|Trả lời: 64
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Tra | Ngải Mễ

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả


"Anh không thể chờ em nổi một năm lẻ một tháng, anh cũng không thể chờ em đến hai mươi lăm tuổi, nhưng anh sẽ chờ em suốt đời" (Trích nhật kí, trang 463)


Cùng anh ngắm hoa sơn tra

Tác giả: Ngải Mễ

Người dịch: Sơn Lê

Đơn vị xuất bản: NXB Phụ nữ



Vài nét về tác giả Ngải Mễ:

Nữ văn sĩ Ngải Mễ bắt đầu sáng tác từ năm 2005, cho đến nay đã có hàng loạt tiểu thuyết được xuất bản. Khởi đầu là bộ tiểu thuyết về tình yêu:

- Cùng anh ngắm hoa sơn tra (Phần I), 2007.
- Dịu dàng đến vô cùng (Phần II), 2009.

và các tiểu thuyết khác:
- Mười năm biến động, 2009.
- Không biết nói tương lai, 2009.
- Ba người đồng hành, 2010.
- Chim cùng rừng, 2010.


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Trước khi post truyện thì dành 5 phút cho tiết mục quảng cáo.{:291:}

Đầu tiên, tác phẩm này đã được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim điện ảnh tựa "Sơn tra thụ chi luyến", đã được làm vietsub. Phim được công chiếu vào cuối năm 2010 và dự LHP Berlin lần thứ 62 năm 2011. Thread phim online nằm ở đây . Ngoài ra, còn có bản phim truyền hình của tác phẩm này nữa, nhưng mình chưa xem, tại vẫn còn hình bóng một cô Tĩnh Thu người nhó bé và rụt rè của Châu Đông Vũ và một lão Tam chân thành của Đậu Kiêu.

Bài hát cho phim được Trần Sở Sinh hát, cũng có vietsub rồi do bạn khác làm, mình dịch không được trao chuốt nên không có ý định dịch và làm vietsub lại MV đó. Mình đưa bản MV vietsub lên đây, nếu mod không đồng ý thì mình gỡ xuống.



Đọc xong mấy dòng lảm nhảm và nghe bài hát kia xong thì chắc cũng hết 5 phút rồi {:313:}


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

















Rate

Số người tham gia 3Sức gió +20 Thu lại Lý do
nail65 + 5 Ủng hộ 1 cái!
greenrosetq + 10 Ảnh đẹp ^^
Spica + 5 em rate đây ^^

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2012 02:05:19 | Chỉ xem của tác giả










Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 3-10-2012 08:45:39 | Chỉ xem của tác giả
Trời ơi, chị mần tiếp rồi ạ :x. Em chờ mãi đấy :x.

Ớ, phần 2 ư :-O. Thế phần 2 nói về ai? Hay là 2 câu chuyện độc lập hả chị?

Chờ đợi~ing. Cố lên nha chị :x

Mới đọc GT Dịu dàng đến vô cùng, hình như nam chính mắc bệnh gì đó. Lại là 1 tình yêu đầy day dứt, Ngải Mễ quả thực rất giỏi trong việc lấy nước mắt độc giả. Nhưng em thích giọng văn của chị ấy, lời văn rất đẹp.

Bình luận

vì cô được bên cạnh người mình yêu đến phút cuối.  Đăng lúc 3-10-2012 10:43 AM
theo em thì chuyện tình trong phần 2 " Dịu dàng đến vô cùng " ko hay bằng ss à, hay có lẽ do em ko thik nó như Sơn Trà. đáng mừng là Carol ko hối tiếc như Thu,   Đăng lúc 3-10-2012 10:42 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 3-10-2012 10:37:50 | Chỉ xem của tác giả
nhớ hồi đọc xong " Đỗ quyên đỏ " có tìm vài tác phẩm về thời kỳ cách mạng văn hóa của Trung Quốc, lượm được bộ này sau đó là ám ảnh vài ngày :(

truyện rất hay, cách Ngải Mễ truyền tải cảm xúc đến người xem từ giọng văn, tình tiết đến tâm hồn của các nhân vật đều khắc họa 1 cách rõ nét. ấn tượng bởi cách yêu thuần khiết, có phần ngây thơ của Tĩnh Thu, và quả thật nhận xét như nhiều độc giả & cả đạo diễn Trương Nghệ Mưu thì đây chính là chuyện tình thanh khiết nhất!

mà khi đó chưa được rèn luyện trong SE nhiều nên đã khóc như mưa khi đọc những chương cuối, thậm chí còn tự kỉ khi những hình ảnh của Ba trong vài tháng cuối đời cứ tua lại trong đầu, dày vò mình. Ba đã dành ngày tháng ấy để hàng ngày nhìn Thu, bên cạnh Thu như chiếc bóng vô hình, chắt chiu từng chút niềm vui để làm hành trang khi ra đi. Hồi ức ấy sao mà khắc khoải đau thương.

Thiết nghĩ có lẽ cả đời này câu nói khiến Thu hối hận nhất chính là: " Nếu anh chết em sẽ đi cùng anh ". Giả như ko có câu nói ấy, chắc 2 người đã có quảng thời gian ít ỏi mà ngọt ngào, ko còn gì hối tiếc. Mỗi tháng 5 hàng năm bên gốc cây sơn trà ấy, có cô gái lặng lẽ ngắm hoa, ôn lại từng kỉ niệm, màu đỏ của hoa rực rỡ như giọt nước mắt màu máu của người yêu. Vết thương ấy chắc chẳng có ngày lành.

Nếu bạn là người mê ngôn tình, lại bỏ lỡ tiểu thuyết này thì tiếc lắm đấy. Dù kết thúc đượm buồn nhưng ai tim mỏng cũng đừng sợ nhá. Rất đáng đọc! ( cả phim chuyển thể cũng tuyệt ko kém ^^ )

Haizz, cứ nghĩ đến Ba và Tôn Gia Ngộ là ngực cứ thắt lại.... 2 câu nói Anh ko chờ em được 1 năm lẻ 2 tháng, ko chịu được đến năm 25 tuổi nhưng anh sẽ chờ em cả đời & Cô bé của anh, chúc em cả đời bình an và hạnh phúc! chính là tài sản giá trị nhất của 2 anh in sâu trong tâm trí độc giả.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2012 15:44:34 | Chỉ xem của tác giả
Kurt gửi lúc 3-10-2012 08:45
Trời ơi, chị mần tiếp rồi ạ . Em chờ mãi đấy .

Ớ, phần 2 ư :-O. Thế phần 2 nói ...


Ừ, mần tiếp chứ để lâu quá nó sắp lên men trong máy chị luôn nè.
Cuốn "Cùng anh ngắm hoa sơn tra" chị mua năm ngoái lúc về VN. Lúc đó NXB chỉ có cuốn này thôi, chưa ra cuốn "Dịu dàng đến vô cùng". Hôm qua lúc post truyện đi tìm trên gg thì thấy đã ra cuốn 2 rồi, năm nay chị không về VN nên chưa mua. Để mấy bữa có hội chợ sách, chị xem có công ty nào của VN sang thì chị hỏi thử xem có không.
Chị chưa đọc truyện gốc, nhưng khi truyện dịch thì phát hiện cách viết lập lại từ rất nhiều, đọc mà muốn nổi đóa. Không biết là thủ pháp viết văn của tác giả là lập lại từ nhằm nhấn mạnh, hay do dịch nó thế. Có rất nhiều từ ngữ cứ lập đi lập lại trong đoạn văn, đọc muốn trẹo lưỡi. Còn nhiều đoạn giải thích tâm tình của Thu thì viết cứ dài dòng, lòng vòng, cũng không hiểu đó là thủ pháp của tác giả hay là sản phẩm phát sinh trong quá trình dịch.

@halay: mấy bạn đọc ngôn tình chắc không thích truyện này lắm đâu, nên cũng không thể nói bỏ lỡ truyện là sai lầm vì đọc truyện đau lòng muốn chết, lại thêm cái kết nữa.
Giờ mới để ý là áo của bạn hình hoa bỉ ngạn {:306:}


@ Cà: đúng là đồ keo kiệt, chị GR chưa gì đã rết cho chị 10 xèng, mang tiếng là người quen mà em chỉ cho chị 5 xèng, dỗi, nghỉ chơi nhau đây {:262:}

Nỗi lòng của Lão Tam



Nỗi lòng của Tĩnh Thu

Bình luận

đúng là bài sau em nghe đau lòng hơn bài trước :((  Đăng lúc 5-10-2012 01:03 AM
nghe clip thật muốn rơi nc mắt thật ấy,bài do nữ hát "gió ơi,mưa ơi,xin đừng mang anh ấy đi" nghe thổn thức cõi lòng quá :((((  Đăng lúc 4-10-2012 12:52 AM
Coi 2 clip rồi ngồi nhớ tình tiết trong phim mà muốn rơi nước mắt :((  Đăng lúc 3-10-2012 07:04 PM
ơ thế chị nghi oan cho em nó à? :))  Đăng lúc 3-10-2012 04:36 PM
vì nó chỉ rết đc có 5$ là hết cỡ chị ơi =))  Đăng lúc 3-10-2012 03:55 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 5-10-2012 00:55:21 | Chỉ xem của tác giả
Chương 2





BA CÔ HỌC SINH ĐƯA MẮT NHÌN NHAU, không muốn để một cô tách đàn ở nhà ông Trương ngủ cùng giường với con gái ông ta. Tĩnh Thu thấy khó giải quyết, chủ động nói:


- Hai bạn ở với nhau, tớ ở đây.


Hai cô học sinh vui mừng đồng ý ngay.


Hôm ấy không còn hoạt động gì, mọi người ổn định chỗ ở, nghỉ ngơi, buổi tối tập trung tại nhà ông Trương cùng ăn cơm và bàn công việc của ngày hôm sau: phần lớn thời gian sẽ đi thăm hỏi, nói chuyện với bà con trong thôn, biên soạn tài liệu giáo khoa, nhưng cũng cần sắp xếp thời gian ra đồng làm việc với bà con nông dân.


Ông Trương đưa mọi người đến chỗ ở, nhà chỉ còn một mình Tĩnh Thu cùng với vợ ông ta. Bà Trương đưa Thu vào buồng cô con gái thứ hai, bảo Thu để hành lí vào đấy. Căn buồng này giống như những căn buồng của các làng quê khác Thu đã từng đến, chỉ có một cửa sổ nhỏ không lắp kính mà dán giấy bóng.


Bà Trương bật đèn, đèn điện rất tối, cố gắng lắm mới nhìn rõ mọi thứ. Căn buồng chừng mười lăm mét vuông, thu xếp gọn gàng, cái giường lớn hơn giường một, nhỏ hơn giường đôi, hai người ngủ hơi chật nhưng cũng vừa. Khăn trải giường trắng tinh, vừa giặt hồ còn cứng, sờ tay lên như sờ mặt giấy, không giống sờ lên vải. Chăn gấp thành hình tam giác, ruột chăn trắng lòi ra hai đầu, mặt chăn hoa đỏ. Thu suy nghĩ hồi lâu, nhưng vẫn không nghĩ ra phải bằng cách nào để tung chăn, cô không khỏi bối rối, quyết định tối nay đắp chăn của mình để sáng mai không phải gấp đúng kiểu. Theo yêu cầu hồi đó, học sinh về nông thôn ở trong các gia đình trung nông lớp dưới, phải giống như Bát lộ quân thời xưa, sau khi dùng đồ của gia chủ phải trả về đúng nguyên dạng.


Trên chiếc bàn bên cửa sổ có tấm kính lớn dùng để ép ảnh được coi như thứ xa xỉ thời đó. Dưới tấm kính lót mảnh vải nâu, ảnh để trên vải, tấm kính đặt lên trên. Tĩnh Thu tò mò ghé vào xem ảnh.


Có thể bà Trương thường xuyên tiếp khách cho nên rất hay chuyện, cũng rất hòa nhã, thân tình. Bà chỉ vào từng tấm ảnh giới thiệu với Thu. Trong ảnh là Trương Trường Sâm, con trai cả của ông bà, người cao lớn, không thể nghĩ đấy là con của vợ chồng ông Trương, có thể đấy là sự biến dị trong gia đình này. Anh làm việc ở bưu điện Nghiêm Gia Hà, một tuần lễ mới về thăm nhà có một lần. Nàng dâu cả lã Dư Mẫn, dạy tiểu học trường làng, dáng người mảnh mai, xinh xắn, rất xứng đôi với chồng.


Con gái lớn tên là Trương Đường Phần cũng rất xinh đẹp, sau khi tốt nghiệp trung học về lao động tại địa phương. Con gái thứ hai là Trương Đường Phương, dung nhan hoàn toàn ngược lại với chị, miệng dẩu, mắt cũng nhỏ hơn mắt chị gái. Phương Đang học trung học ở Nghiêm Gia Hà, mỗi tuần lễ về nhà hai lần.


Đang nói chuyện thì anh con trai thứ hai của ông Trương về, cha gọi anh về gánh nước, thổi cơm sớm, nghe nói nhà có khách trên tỉnh về, khách sẽ ăn cơm ở nhà.


Tĩnh Thu ra chào công tử thứ hai của ông Trương, thấy cậu ta không giống anh trai, nhưng lại giống cha như đúc, thấp lùn, các đường nét hình như cũng không cân đối. Thu hơi giật mình, tại sao trong nhà hai anh em, hai chị em lại khác nhau đến vậy? Hình như cha mẹ sinh con trai và gái đầu phải dốc toàn bộ phẩm chất tốt đẹp để tạo nên, đến đứa sau thì đâm uể oải, biếng nhác, tùy ý trời muốn thế nào cũng xong.


Bà Trương nói chuyện rất thân thiết, hai người chào hỏi nhau xong khách cảm thấy như trong một nhà. Bà chỉ vào cậu con trai thứ hai nói với Tĩnh Thu:


- Đây là anh Hai của con, tên là Lâm.


Thu không biết nên xưng hô thế nào, cô chỉ nói:


- Đi gánh nước à? Để em giúp.


Lâm tỏ ra xấu hổ, nói khẽ:


- Gánh được không?


- Có gì mà gánh không được? Em vẫn về nông thôn học tập bà con nông dân.


Bà Trương nói:


- Cô giúp được à? Để tôi ra sau vườn nhổ mấy cây rau, cô mang ra sông rửa giúp.- Nói xong bà cầm cái làn ra sau vườn.
Trong nhà chỉ còn Tĩnh Thu và Lâmn, Lâm tay chân ngượng ngùng không biết để vào đâu, cậu liền ra sau nhà lấy thùng gánh nước. Một lúc sau bà Trương mang hai cây rau vào, đưa cho Thu để cô theo Lâm ra sông.


Lâm không nhìn Thu, chỉ nói trống không: „Đi thôi“, rồi bước đi trước. Thu xách làn theo sau, hai người men theo con đường nhỏ ra sông. Dọc đường họ gặp mấy thanh niên trong thôn, các cậu này chọc Lâm: „Lâm, cha mày hỏi vợ cho mày đấy à?“ „Ôi, con gái thành phố cơ đấy!“ „Súng bắn chim đổi được trọng pháo!“
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 5-10-2012 00:58:56 | Chỉ xem của tác giả
(tt)

Lâm bực mình, đặt thùng xuống, đuổi theo lũ bạn. Tĩnh Thu gọi to: „Đi thôi, mặc kệ họ“. Lâm quay lại, gánh đôi thùng đi nhanh ra bờ sông. Thu lòng dạ bồn chồn, không biết đám thanh niên kia nói năng với ý gì? Tại sao lại đùa chuyện ấy?


Ra đến bờ sông, Lâm nhất định không cho Thu rửa rau, bảo nước rất lạnh, sẽ làm cô cóng tay. Thu không thể cưỡng lại, đành đứng nhìn Lâm rửa rau. Lâm rửa xong rau rồi múc đầy hai thùng nước, Thu giành lấy để gánh:


- Vừa rồi anh không để em rửa rau, bây giờ phải để em gánh nước.


Lâm không chịu, cậu ta gánh nước chạy như bay về phía trước.


Về đến nhà, Lâm lại đi gánh tiếp, thu giúp bà Trương thổi cơm, nhưng bà không để cô làm. Vừa lúc ấy, thằng cháu của Lâm là Hoan Hoan dậy, bà Trương dặn cháu:


- Cháu đưa cô đi mời bố Ba về ăn cơm.


Lúc này Tĩnh Thu mới biết bà còn có một người con trai nữa, cô hỏi Hoan Hoan:


- Cháu biết bố cháu ở đâu không?


- Cháu biết, ở đội tham tham.


- Đội tham tham?


Bà Trương giải thích:


- Ở đội thăm dò, cháu nó nói không rõ.


Thằng Hoan lôi tay Thu:


- Đi, đi đến đội tham tham, bố Ba có kẹo cho cháu.


Tĩnh Thu theo thằng Hoan, vừa đi được một quãng thì thằng nhỏ không chịu đi, nó đưa hai tay ra đòi bế:


- Cháu mỏi chân, không đi được!


Thu cười, bế thằng nhỏ lên. Trông nó nhỏ con, nhưng rất nặng. Hôm nay Thu đã phải đi xa, bây giờ bế thằng nhỏ, cô cảm thấy như bê tải thóc. Nhưng nó không chịu đi, cô đành đi một đoạn lại nghỉ một lúc, liên tiếp hỏi:


- Đến chưa? Đến chưa? Cháu có quên đường không?


Đi rất lâu mà vẫn chưa tới, Tĩnh Thu lại nghỉ, bỗng nghe thấy có tiếng đàn accordéon vọng lại, cô không ngờ ở cái thôn miền núi nhỏ bé này mà cũng có người chơi đàn accordéon, bất giác Thu đứng lại lắng nghe. Đúng là âm thanh accordéon đang chơi bài „Kị binh tiến hành khúc“, tiết tấu nhanh, Thu cũng đã từng tập bài này, nhưng tập chưa đâu vào đâu, tay phải tương đối thành thạo, nhưng tay trái vẫn chưa ổn. Cô cảm thấy người chơi đàn này tay phải rất thành thạo, tay trái cũng rất dẻo, những đoạn sôi nổi đúng như đàn ngựa đang phi nhanh, gió cuốn mây bay.


Tiếng đàn từ trong lán số một vọng ra, những dãy lán không giống với nhà của bà con trong thôn, mà là một dãy dài, nhất định đấy là lán của đội thăm dò.


Tĩnh Thu hỏi Hoan Hoan:


- Có phải bố ở kia không?


- Vâng! - Thằng Hoan thấy đã đến nơi, nó sôi nổi hẳn lên, chân cũng không còn mỏi nữa, nó muốn thoát khỏi tay Thu.


Thu dắt thằng Hoan đi về phía cái lán kia. Lúc này cô nghe rõ tiếng accordéon, tiếng đàn chuyển sang bài „Cây sơn tra“, có thêm mấy giọng nam hòa chung. Họ hát bằng tiếng Trung Quốc, tưởng như tay đang bận việc nhưng miệng vẫn hát, tiếng hát chậm rãi lúc hát lúc dừng, lúc hạ giọng khe khẽ, khiến cho tiếng hát hay hơn.


Thu nghe say sưa, tưởng chừng như lạc vào thế giới thần thoại. Bóng tối dần buông, khói bếp lan tỏa, hương thơm đặc trưng của miền sơn cước hòa vào không gian, bên tai là tiếng đàn accordéon và tiếng hát của những chàng trai, cái thôn xóm xa lạ bỗng trở nên thân thuộc, một không khí chỉ có thể gọi đấy là những tình cảm của giai cấp tiểu tư sản.


Thằng Hoan thoát ra khỏi bàn tay Tĩnh Thu, nó chạy vế phía cái lán, vào cửa thứ ba, tiếng đàn cũng theo đó ùa ra. Tĩnh Thu đoán, rất có thể người kéo đàn là bố của nó, cũng tức là con trai thứ ba của ông Trương.


Thu có phần hiếu kì, cậu con trai thứ ba này liệu có giống anh Cả hay là giống anh Hai? Không biết tại sao cô mong anh này giống Sâm, bởi tiếng đàn hay như vậy không có lí gì lại phát ra từ bàn tay một người con trai giống như Lâm. Thu biết nghĩ như thế là không công bằng đối với Lâm, nhưng cô vẫn nghĩ như vậy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
Đăng lúc 5-10-2012 01:09:27 | Chỉ xem của tác giả
Cảm ơn bạn đã làm truyện này. Lần đầu mình đọc truyện này khóc như mưa như gió, ám ảnh suốt mấy ngày. Sau đó mình có xem phim nhưng chưa xem được trọn vẹn. :(
Giờ nghe lại 2 bài hát mà lòng vẫn nhói đau, nhất là bài hát nói về tâm tư của Tĩnh Thu. Giá như hai người họ dừng lại mãi trong bức ảnh 2 người chụp chung mà lão Tam dán trên trần nhà.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2012 04:05:33 | Chỉ xem của tác giả
Chương 3





TĨNH THU như đang chờ người diễn trò ảo thuật mở phép màu, chờ bố của Hoan Hoan từ trong lán đi ra, cô nghĩ nếu như không phải là người kéo đàn thì cũng sẽ là một trong mấy người hát. Cô không ngờ, ở góc này của thế giới lại có một người biết hát bài „Cây sơn tra“, có thể dân làng không biết bài hát này là của Liên Xô, cho nên đội viên của đội thăm dò hát một cách tự nhiên.


Một lúc sau Tĩnh Thu thấy một người bế thằng Hoan đi ra. Anh mặc cái áo bông xanh dài đến tận đầu gối, có thể cái áo là của đội thăm dò phát, vì Thu đã thấy có mấy người mặc cái áo bông này đi quanh nhà. Thằng Hoan che khuất một nửa khuôn mặt của anh, cho đến khi anh đi tới, đặt nó xuống đất, Thu mới trông thấy cả khuôn mặt anh.


Tĩnh Thu lúc nhìn người tưởng tượng trong đầu cũng có một đôi mắt, trong lòng cũng có một đôi mắt khác. Đôi mắt trong đầu nói với cô, người không hợp với quan điểm thẩm mĩ của giai cấp vô sản, là bởi khuôn mặt ấy không đỏ au mà rất trắng trẻo, dáng người không giống với một toà tháp bằng thép, mà hơi gầy; anh có đôi hàng lông mày hơi rậm, nhưng không giống với dáng vẻ tuốt kiếm giương cung, không giống hai lưỡi kiếm xếch ngược như hình vẽ trong tranh cổ động. Nói tóm lại, anh không giống với định nghĩa „đẹp trai tài giỏi“ của giai cấp vô sản.


Còn nhớ bộ phim „Thời thanh niên“ chiếu hồi trước Cách mạng văn hóa, trong đó có một nhân vật tên Lâm Dục Sinh là một thanh niên lạc hậu, sợ về nông thôn, sợ đến những nơi gian khổ. Nhân vật Dục Sinh do Đạt Thức Thường đóng, hồi ấy Đạt Thức Thường vẫn còn trẻ, người hao gầy, đường nét trên khuôn mặt rất rõ ràng, có cái vẻ thư sinh, rất phù hợp với vai diễn.


Nếu Tĩnh Thu là đạo diễn, cô sẽ phân vai Lâm Dục Sinh cho bố thằng Hoan, bởi cái vẻ bề ngoài của anh không cách mạng, không võ biền, rất tiểu tư sản.


Nhưng đôi mắt trong trái tim Thu đang ra sức ngắm nhìn cái vẻ không cách mạng ấy của anh, chẳng qua vẫn chưa hình thành quan điểm rõ ràng, mà chỉ tiềm ẩm trong dòng ý thức. Cô biết trái tim mình xao động, trở nên bối rối, bỗng chú ý đến cách ăn mặc, trang điểm của mình.


Hôm ấy Thu mặc cái áo bông cũ của anh trai, vừa giống kiểu áo Tôn Trung Sơn, vừa không giống, vì chỉ có một túi và được gọi là áo học sinh. Áo học sinh cổ đứng rất thấp, nhưng cổ Thu lại cao, cô cảm thấy lúc này mình như con hươu cao cổ, trông rất xấu.


Bố của Tĩnh Thu đã bị đưa về nông thôn để cải tạo từ lâu, ba anh chị em ở nhà dựa vào đồng lương giáo viên tiểu học của mẹ, cuộc sống rất khó khăn, cho nên Thu phải mặc áo cũ của anh trai. Cũng may thời ấy ăn mặc thế nào cũng xong, tuy vậy con gái mặc áo con trai cũng bị người khác cười, nhưng quen rồi chẳng coi có chuyện gì. Hình như đây cũng là lần đầu tiên Thu bận tâm về cách ăn mặc của mình, sợ để lại ấn tượng xấu cho anh.


Thu không nhớ mình đã có lúc nào phải bận tâm về dáng vẻ và cách ăn mặc trước người khác chưa, cũng không nhớ mình đã bao giờ bối rối, mất tự nhiên trước người khác như thế chưa. Các bạn nam trong lớp đều sợ Thu, học tiểu học, trung học cơ sở còn có người bắt nạt, nhưng lên trung học phổ thông thì cánh học sinh nam không ai dám nhìn thẳng Thu, hễ nói chuyện với Thu là mặt đỏ lựng, cho nên Thu không quan tâm đến chuyện cánh học sinh có vừa ý hay không về cách ăn mặc và ngoại hình của mình, tất cả đều là lũ trẻ con.


Nhưng với con người trước mắt đây lại làm cho Thu căng thẳng đến độ đau lòng. Thu cảm thấy anh mặc rất đẹp, cái cổ áo trắng mặc trong cái áo xanh không cài cúc, trắng sạch và phẳng phiu, chắc chắn đó là thứ vải tốt mà Tĩnh Thu không thể mua được. Cái áo len màu vàng nhạt mặc ngoài áo trắng chắc chắn đan bằng tay, ngay như Thu biết đan giỏi cũng cảm thấy kiểu này rất khó đan. Anh còn đi giày da. Bất giác Thu nhìn đôi giày giải phóng đã bạc màu đang đi ở chân, cảm thấy rõ sự chênh lệch giữa giàu và nghèo.


Anh cười với Tĩnh Thu nhưng lại như đang hỏi thằng Hoan:


- Cô Thu của con đấy à? - Sau đấy anh mới chào hỏi. - Vừa đến hôm nay à?


Anh nói tiếng phổ thông, không phải tiếng huyện K, cũng không phải tiếng thành phố K. Tĩnh Thu không biết có nên bắt chuyện với anh không. Thu nói tiếng phổ thông cũng rât tốt, là phát thanh viên của đài truyền thanh nhà trường, thường xuyên được cử đi làm người dẫn chương trình trong những buổi liên hoan hoặc các hội khỏe, nhưng ngày thường Thu không tiện nói tiếng phổ thông, là bởi thành phố K trừ những người từ nơi khác đến, không ai nói tiếng phổ thông. Tĩnh Thu không biết tại sao anh biết nói tiếng phổ thông, có thể anh nói với Thu mộ người từ nơi khác về chăng? Thu „vâng“ coi như câu trả lời.


Anh hỏi:


- Đồng chí nhà văn từ huyện hay từ Nghiêm Gia Hà về? - Tiếng phổ thông của anh rất hay.


- Em không phải là nhà văn. - Tĩnh Thu ngượng ngùng. - Anh đừng gọi em như thế. Chúng em từ huyện về.


- Chắc là mệt lắm nhỉ, vì từ huyện về chỉ có thể đi bộ, ngay cả cái máy kéo nhỏ cũng không thể đi nổi. - Anh nói, rồi đưa tay ra. - Mời cô ăn kẹo.


Tĩnh Thu thấy trong lòng bàn tay anh hai cái kẹo gói giấy, hình như không phải thứ kẹo bán ở phố huyện. Thu lắc đầu thẹn thùng:


- Em không ăn, cảm ơn, anh cho trẻ con.


- Cô không phải trẻ con à?


Anh nhìn Tĩnh Thu như nhìn một đứa trẻ.


- Em... anh không thấy cháu Hoan gọi em là cô hay sao?


Anh cười. Tĩnh Thu rất thích nhìn anh cười.


Có những người lúc cười chỉ làm rung động những thớ thịt trên khuôn mặt, miệng cười nhưng mắt không cười, ánh mắt vẫn lạnh lùng, thậm chí có vẻ thù hận.


Nhưng lúc anh cười hai bên mũi có hai nếp cười, mắt cũng nheo nheo, cho cảm giác cái cười của anh bắt nguồn từ nội tâm, không phải giả vờ, cũng không phải trào lộng, mà cười thật lòng.


- Không phải trẻ con cũng có thể ăn kẹo. - Anh nói, lại đưa cái kẹo cho Thu. - Cầm lấy, đừng xấu hổ.


Tĩnh Thu đành cầm, tự an ủi:


- Em cầm cho cháu Hoan.


Thằng Hoan chạy tới đòi bế. Thu không biết tại sao mình được thằng Hoan mến, cô chiều nó, bế nó lên, nói với anh:


- Mẹ gọi anh về ăn cơm, em về trước nhé.


Anh đưa tay ra đón thằng Hoan:


- Hoan, ra đây bố bế, hôm nay cô phải đi xa, chắc chắn mệt lắm rồi.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 10-10-2012 04:10:26 | Chỉ xem của tác giả
(tt)

Thằng Hoan không phản đối, vậy là anh đi tới, đón thằng Hoan từ trong tay Thu, ý bảo Thu đi trước. Thu không chịu, sợ anh đi sau sẽ trông thấy dáng đi của mình không đẹp, hoặc trang phục không chỉnh, nên cố tình nói:


- Anh đi trước, em... không biết đường.


Anh không cố ép, bế thằng Hoan đi trước, Tĩnh Thu theo sau, trông anh như một quân nhân đã được rèn luyện, đôi chân dài thẳng bước về phía trước. Tĩnh Thu cảm thấy không giống với anh cả Trường Sâm, cũng không giống anh Hai Trường Lâm. Hình như anh là một gia đình khác.


Thu hỏi:


- Vừa rồi anh... kéo đàn đấy à?


- Cô cũng nghe thấy à? Tiếng đàn còn nhiều lỗi lắm nhỉ?


Thu không trông thấy mặt anh, nhưng từ sau lưng cô cảm thấy anh đang cười. Thu ngượng, nói:


- Em... không nhận thấy lỗi. Em không biết chơi đàn này.


- Khiêm tốn làm cho con người tiến bộ, cô khiêm tốn như vậy chắc chắn tiến bộ nhanh lắm. - Anh dừng bước, khẽ quay người lại. - Nhưng nói dối không phải là đứa trẻ ngoan, chắc chắn cô biết. Cô có đem đàn về không?


Thấy Tĩnh Thu lắc đầu, anh đề nghị:


- Chúng ta quay lại, cô thử kéo tôi nghe nhé?


Thu xua xua tay:


- Không, không, em kéo vớ vẩn lắm, anh kéo... rất hay, em không dám.


- Vậy thì để hôm khác.


Nói xong, anh tiếp tục đi.


Thu không biết phải từ chối thế nào, cô hiếu kì hỏi:


- Tại sao chỗ các anh ai cũng biết hát bài „Cây sơn tra“ thế nhỉ?


- Bài hát này rất hay, rất phổ biến hồi những năm năm mươi, nhiều người biết hát. Cô có hát được không?


Thu suy nghĩ, không nói mình biết hát hay không. Mạch suy nghĩ của Thu bắt đầu từ bài hát „Cây sơn tra“, nhớ đến cây sơn tra hôm nay trông thấy trên đường, Thu nói:


- Trong bài hát sơn tra nở hoa trắng nhưng hôm nay em nghe bác Trương nói cây sơn tra kia lại nở... hoa đỏ.


- Đúng vậy, có loại hoa sơn tra nở hoa đỏ.


- Có đúng... cái cây sơn tra ấy vì máu liệt sĩ tưới gốc cây cho nên mới nở hoa đỏ phải không?


Thu hỏi xong thấy thật ngu ngốc. Cô thấy anh đang cười, liền hỏi:


- Có phải anh thấy câu hỏi của em ngớ ngẩn lắm nhỉ? Em muốn hiểu rõ mới viết vào tài liệu giáo khoa, em không dám nói dối.


- Cô không phải nói dối, cô nghe thấy thế nào thì cứ viết lại như thế, còn có thật hay không đâu có phải là vấn đề của cô.


- Như vậy anh tin hoa là do... máu liệt sĩ nhuộm đỏ?


- Tôi không tin. Từ góc độ khoa học thì không thể, nó vốn là loài hoa đỏ. Nhưng mà, người ở đây nói vậy, coi như một truyền thuyết đẹp.


- Vậy ý anh bảo người ở đây... bịa chuyện?


Anh cười, nói:


- Không phải bịa, mà là thi vị hóa. Thế giới tồn tại khách quan, nhưng mỗi người cảm nhận thế giới một khác, con mắt nhà thơ nhìn thế giới sẽ thấy một thế giới khác.


Tĩnh Thu cảm thấy anh nói chuyện rất „văn học“, theo cách nói của „vua“ nói sai của lớp Thu, thì đó là „văn vẽ“. Tĩnh Thu hỏi:


- Anh đã thấy cây sơn tra ấy nở hoa bao giờ chưa?


- Tháng sáu năm nào nó cũng nở hoa.


- Tiếc thật, cuối tháng tư chúng em phải về trường, không thể thấy hoa sơn tra.


- Đi rồi còn có thể về chơi. - Anh nói như hứa với Tĩnh Thu. - Chờ cho năm nay cây sơn tra ấy nở hoa tôi sẽ bảo với cô, để cô về xem.


- Anh làm sao bảo với em được?


Anh lại cười:


- Muốn thì sẽ có cách.


Thu cảm thấy anh chỉ tùy tiện nói vậy thôi, bởi hồi ấy điện thoại chưa phổ biến, cả trường trung học số Tám của thành phố K mới có một máy điện thoại, muốn gọi điện thoại đường dài phải đến bưu điện cách đấy rất xa. Xem chừng cái thôn Tây Thôn Bình này cũng không có điện thoại.


Hình như anh cũng nghĩ đến chuyện ấy:


- Ở đây không có điện thoại, tôi sẽ gửi thư.


Nghe anh nói vậy, Thu thấy rất sợ. Gia đình Thu ở trong khu tập thể của nhà trường, mẹ dạy học, nếu anh viết thư về trường, chắc chắn sẽ bị mẹ cầm thư, mẹ sẽ hoảng lên mất. Từ ngày Thu còn nhỏ mẹ đã dặn „một lần sẩy chân ôm hận suốt đời“, nhưng mẹ chưa bao giờ bảo như thế nào mới gọi là sẩy chân, cho nên Thu vẫn nghĩ, qua lại với một bạn trai cũng là sẩy chân. Thu vội vã nói:


- Đừng viết thư, đừng viết thư, mẹ em thấy lại cho rằng...


Anh quay đầu lại, an ủi:


- Đừng sợ, đừng sợ, cô bảo tôi không viết tôi sẽ không viết đâu. Hoa sơn tra không phải là hoa chóng tàn, nở rồi tàn ngay, hoa này nở mấy ngày liền. Đến tháng Năm, tháng Sáu, bất cứ ngày Chủ nhật nào cô về cũng có thể thấy.


Về đến nhà, anh đặt thằng Hoan xuống, cùng với Thu vào nhà. Người trong nhà đã về gần đủ, Phần tự giới thiệu mình là con gái lớn trong nhà, rồi rất nhiệt tình giới thiệu với Tĩnh Thu từng người một:


- Đây là anh Hai, đây là chị dâu.


Thu cũng gọi „anh Hai“, „chị Mẫn“, mọi người đều vui vẻ.


Cuối cùng Phần chỉ vào „bố Ba“ nói:


- Đây là anh Ba, chào đi.


Tĩnh Thu rất ngoan ngoãn chào „anh Ba“ làm mọi người trong nhà phải bật cười.


Tĩnh Thu không biết mình làm sai như thế nào, mặt cô đỏ lựng, đứng ngây ra. „Anh Ba“ giải thích:


- Tôi không phải là người trong gia đình, giống như cô, chỉ ở đây thôi, cả nhà vẫn gọi tôi như thế, cô đừng gọi. Tôi là Tôn Kiến Tân, cô cứ gọi tên tôi, hoặc như mọi người gọi tôi là Ba.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách