Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 5778|Trả lời: 113
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Viễn Tưởng - Xuất Bản] Tôi Là Số Bốn | Pittacus Lore (HOÀN)

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Tôi Là Số Bốn




Nguyên tác: I Am Number Four [Lorien Legacies #1]
Tác giả: Pittacus Lore
Dịch giả: Tịnh Thủy
Nhà xuất bản: Trẻ
Số trang: 564
Bìa: Mềm
Năm phát hành: 2011
Kích thước: 13 x 20 cm
Trọng lượng: 510 g
Giá bìa: 110.000
Nguồn: http://e-thuvien.com/forums/
Link ebook: http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=56283

Giới thiệu nội dung:
Tôi Là Số Bốn là phần đầu tiên trong bộ sách 6 cuốn của Pittacus Lore (bút danh của hai nhà văn James Frey & Jobie Hughes). Nhân vật chính là anh chàng trai John Smith (hay còn gọi là Số Bốn). John là một trong 9 thiếu niên ngoài hành tinh đổ bộ xuống trái đất để chạy trốn kẻ thù độc ác đang truy đuổi họ.
Tại đây, John Smith hòa nhập vào cuộc sống của người trái đất, anh liên tục thay đổi thân thế, liên tục di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác cùng người giám hộ Henri. Anh tưởng mình đã không còn mối liên hệ nào với quá khứ nhưng tại thị trấn nhỏ Paradise, John bắt đầu vướng phải “sự cố” nằm ngoài dự kiến và có thể sẽ làm thay đổi số phận của anh. Đó là tiếng sét ái tình, anh đã tìm thấy tình yêu đầu đời.
Tuy nhiên, 3 trong số 8 thanh niên cùng hành tinh với anh đã bị giết chết một cách bí ẩn tại trái đất. Cùng lúc đó, anh phát hiện ra những khả năng mới của mình và anh dùng nó để chống lại những kẻ đang truy đuổi.

“Số Bốn là một anh hùng thật sự.”
- MICHAEL BAY (đạo diễn phim Transformers)
CHÚNG TÔI
CÓ THỂ ĐANG ĐI LƯỚT QUA BẠN NGAY LÚC NÀY
CHÚNG TÔI
BIẾT ĐƯỢC BẠN ĐANG ĐỌC NHỮNG DÒNG CHỮ NÀY
CHÚNG TÔI
CÓ THỂ Ở TRONG THÀNH PHỐ, THỊ TRẤN NƠI BẠN SINH SỐNG
CHÚNG TÔI
ĐANG SỐNG ẨN DANH
CHÚNG TÔI
SẼ TÌM KIẾM ĐỒNG ĐỘI
CHÚNG TÔI
SẼ SÁT CÁNH BÊN NHAU - NẾU CUỘC CHIẾN NÀY THẮNG LỢI
CHÚNG TÔI
SẼ SỐNG, VÀ
BẠN
CŨNG THẾ

CÒN NẾU NHƯ CHÚNG TÔI THẤT BẠI,
THÌ MỌI THỨ CŨNG LỤI TÀN

“Tôi đang ngồi ngập chân trong nước, bất chợt cảm giác cũ xuất hiện.
Nước xung quanh chân tôi bắt đầu sôi lên, và chân tôi sáng rực khi vết sẹo chuẩn bị hằn dấu.
Biểu tượng Lorien thứ ba, sự cảnh báo thứ ba.
Thật nguy hiểm.
Kẻ thù đã lùng được Số Ba, dù cho đồng đội của tôi đang ở đâu, Số Ba cũng đã bị giết hại”...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 4-9-2013 09:00:43 | Chỉ xem của tác giả
TẤT CẢ NHỮNG SỰ KIỆN TRONG QUYỂN SÁCH NÀY

ĐỀU LÀ SỰ THẬT.



TÊN VÀ NƠI CHỐN ĐÃ ĐƯỢC THAY ĐỔI

ĐỂ BẢO VỆ SÁU NGƯỜI LORIEN,

VẪN CÒN ĐANG LẨN TRỐN.



HÃY XEM ĐÂY NHƯ LỜI CẢNH BÁO ĐẦU TIÊN.



RẰNG QUẢ THỰC LÀ CÓ SỰ TỒN TẠI

CỦA CÁC NỀN VĂN MINH KHÁC.



VÀ MỘT SỐ THẾ LỰC ẤY ĐANG TÌM KIẾM BẠN

ĐỂ TIÊU DIỆT.



CÁNH CỬA BẮT ĐẦU RUNG NHẸ. CHỈ LÀ MỘT MANH CỬA được tạo thành từ các ống tre buộc bằng dây chão. Chấn động rất dè dặt, dừng lại gần như liền tức thì. Họ dỏng tai nghe ngóng, một thiếu niên mười bốn tuổi và một người đàn ông cỡ tầm năm mươi, thoạt nhìn, ai cũng ngỡ là bố đứa trẻ, song kì thực, đó là người sống ở gần một khu rừng khác, trên một hành tinh khác, cách xa đây hàng trăm năm ánh sáng. Không áo sống, hai người nằm dựa lưng vào nhau, mỗi bên giường đều giăng một cái mùng chống muỗi. Tiếng đổ vỡ vẳng đến từ đâu đó xa xăm, nghe như tiếng một con thú vừa làm gãy một nhành cây, tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, người ta có cảm giác như một thân cây vừa bị đốn hạ.

- Gì thế? - Cậu trai lên tiếng.

- Suỵt - Người đàn ông khẽ giọng nhắc nhở.

Thính giác của họ ghi nhận được loáng thoáng tiếng côn trùng, ngoài ra, chẳng có gì thêm nữa. Mặt đất lại rung chuyển, người lớn tuổi thòng chân xuống một bên võng. Cơn địa chấn mạnh hơn, nhiều hơn, đi kèm với tiếng gãy đổ lần này là ở khá gần. Người đàn ông đứng dậy, bước một cách chậm rãi về phía cửa. Im ắng. Hít vào một hơi thật sâu, ông ta lần tay lên chốt cửa. Cậu con trai chồm dậy.

- Không - Giọng nói của người lớn tuổi không khác nào một tiếng thở hắt ra.

Một thanh kiếm dài, sáng lóa, được làm bằng một thứ kim loại trắng không hề có mặt trên Địa Cầu chợt xuyên qua cánh cửa và đâm thật ngọt vào ngực người đàn ông. Chỉ trong vòng chưa đầy một tích tắc sau, lưỡi kiếm đã nhô ra ở sau lưng người xấu số đúng mười lăm phân rồi thụt lại ngay tức khắc.

Người đàn ông làu bàu.

Cậu trai thở dốc.

Nạn nhân thở ra hơi cuối cùng, đồng thời với một từ duy nhất được thốt ra: “Chạy!” - Rồi cả thân người to lớn đổ gục xuống nền đất.

Cậu trai nhào ra khỏi võng, phóng thẳng ra cửa sau. Cửa ra vào, cửa sổ chẳng phải chướng ngại của cậu ta; cậu chạy xuyên qua tường theo đúng nghĩa của từ đó, bức tường thủng toác không khác nào được làm bằng giấy, dù kì thực nó được làm từ thứ gỗ dái ngựa Phi Châu rắn chắc. Cậu con trai lao đi như xé toạc màn đêm Congo, cậu nhảy phốc qua các ngọn cây, các nhánh cành với vận tốc ước chừng sáu mươi dặm một giờ. Thị lực cũng như thính giác của cậu vượt quá khả năng của con người. Cậu di chuyển lắt léo qua các thân cây, xuyên qua các lưới dây leo, chỉ một bước chạy duy nhất đã có thể nhảy qua mấy con suối nhỏ. Đằng sau cậu ta, những bước chân nặng nề đang không ngừng đuổi theo, và mỗi một khắc trôi qua, cái khoảng cách ở giữa lại càng được rút ngắn lại. Những kẻ săn đuổi cũng sở hữu các năng lực thần kì. Ngoài ra, họ còn sở hữu một thứ khác - một thứ mà người-bị-săn chỉ mới được nghe qua, một thứ mà cậu không bao giờ tin rằng mình lại có thể nhìn thấy ở Địa Cầu.

Tiếng đổ vỡ mỗi lúc một gần. Cậu trai ghi nhận được một tiếng gầm nhỏ nhưng đầy uy lực. Cậu ý thức được rằng đối thủ của mình đang tăng tốc. Phía trước cậu là khoảnh rừng trống. Vừa trờ tới nơi, cậu nhận ra một khe núi khổng lồ, ngang chín mươi mét, sâu cũng chín mươi mét, và dưới cùng là một con sông. Bờ sông đầy những tảng đá lớn, mà nếu ngã xuống thì hẳn thân xác sẽ bị xả ra làm đôi. Cơ hội duy nhất của cậu lúc này là nhảy qua bên kia bờ. Cậu sẽ phải chạy lấy đà và thực hiện cơ hội - cơ hội cứu sống cuộc đời của chính cậu - của cậu, cũng như của bất kì một cá nhân nào khác có thân phận như cậu đang lưu lạc trên Địa Cầu. Cơ hồ như đây là một cú nhảy quá sức. Thoái lui, nhảy xuống hay chiến đầu với kẻ thù cũng đều đồng nghĩa với cái chết. Cậu chỉ có một con đường duy nhất mà thôi.

Tiếng gầm phía sau vang lên đinh tai nhức óc. Họ chỉ còn cách cậu ba mươi, hai mươi bước chân nữa. Cậu trai lùi lại năm bước, bắt đầu chạy, và trước khi đến được gờ đá, cậu tung mình, bay thẳng qua khe núi. Thời khắc ở trong không trung chỉ áng chừng ba, bốn giây. Cậu thét vang, đôi tay duỗi thẳng ra phía trước, chờ đợi cái thời khắc đến được đích an toàn, hay nói một cách khác, đến được bờ bến bên kia. Và rồi cậu tiếp đất, chúi người tới trước nhưng đã lấy lại được thăng bằng nhờ một thân cây cực kì to lớn. Nhoẻn miệng cười, người thiếu niên không dám tin rằng mình có thể thực hiện được cú nhảy, và rằng cậu sẽ tồn tại. Không hề muốn đối phương trông thấy mình, cũng như ý thức được rằng cần phải cách xa đối thủ, cậu đứng dậy. Cậu sẽ phải chạy tiếp.

Cậu nhắm thẳng về phía khu rừng. Bất thình lình, một bàn tay khổng lồ siết chặt lấy cổ họng của cậu và nhấc bổng lên cao. Cậu cố sức chống cự, quẫy chân đạp liên hồi phản kháng, giằng ra, nhưng mọi nỗ lực đều vô vọng, tất cả đã kết thúc. Lẽ ra, cậu cần phải hiểu rằng họ tầm nã cậu bằng cả hai hướng, rằng một khi đã tìm thấy cậu thì tuyệt nhiên không hề có một lối thoát nào. Tên Mogadore ấy nhấc bổng “con mồi” lên để có thể nhìn thấy rõ ngực cậu, trông thấy mảnh bùa đeo quanh cổ cậu, mảnh bùa chỉ có cậu cũng như những người có thân phận như cậu luôn đeo. Giật phắt lấy mảnh bùa ấy, hắn lẳng lặng cất vào chiếc áo choàng đen dài, và chỉ trong tích tắc, trong tay hắn đã xuất hiện một thanh kiếm sáng lóa. Chú mục vào đôi mắt đen to, sâu thẳm mà vô hồn của gã Mogadore, cậu trai cất tiếng nói một cách dõng dạc:

- Biệt năng vẫn còn đó. Rồi họ sẽ tìm về với nhau và khi liên thủ lại, các người sẽ bị tiêu diệt.

Tên Mogadore bật cười, tiếng cười trầm đục đầy vẻ giễu cợt. Hắn đưa thanh kiếm lên, thứ vũ khí duy nhất trong thiên hà hiện thời có khả năng phá hủy lớp hộ thân đang bảo vệ người thiếu niên, cũng như đang bảo vệ những người còn lại. Mũi kiếm hướng lên cao, toàn thân thanh kiếm đột ngột phát ra một quầng lửa bạc như sắp sửa thi hành nhiệm vụ và để chuẩn bị đối phó. Rồi khi thanh kiếm ấy hạ xuống, một luồng ánh sáng lao thẳng vào bóng tối sâu thẳm của khu rừng, người thiếu niên vẫn giữ một lòng tin, rằng đồng đội của cậu sẽ tồn tại, rằng họ sẽ về được đến nhà. Cậu khép mắt lại trước khi thanh kiếm xỉa tới. Mọi thứ tắt lịm.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 4-9-2013 09:02:49 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG MỘT


KHỞI ĐẦU, CHÚNG TÔI GỒM CHÍN NGƯỜI. Ra đi khi còn rất nhỏ, hầu như chẳng ghi nhận trong ký ức một điều gì.

Gần như là vậy.

Tôi được nghe kể lại rằng khi ấy, mặt đất rung chuyển, rằng bầu trời sáng lòa đầy những tiếng nổ. Đó là khoảng thời gian hai tuần - hai mặt trăng nằm đối xứng nhau nơi đường chân trời, mỗi năm một lần. Và chúng tôi đang tận hưởng các ngày lễ. Thoạt tiên, tiếng nổ được cho rằng là do hoạt động bắn pháo hoa. Nhưng kỳ thực không phải vậy. Tiết trời ấm áp, một làn gió nhẹ ngoài khơi thổi vào bờ. Gió rất êm. Tôi vẫn thường được nghe kể lại như thế. Không bao giờ tôi có thể hiểu được vì sao nguồn cơn lại như vậy.

Hoài niệm rõ rệt nhất trong tôi là hình ảnh của bà tôi ngày ấy. Trông bà mới bải hoải và rầu rĩ làm sao. Đôi mắt đầy ngấn nước, ông tôi đứng kế vai bên bà. Tôi còn nhớ đôi tròng kính ông đeo phản chiếu một bầu trời sáng lóa. Những cái ôm ghì. Những lời nhắn nhủ, của từng người một. Tôi không còn nhớ các lời lẽ ấy ra sao. Không còn gì có thể ám ảnh tôi được nữa.

Phải mất một năm sau mới đến được chốn này. Khi đến nơi, tôi vừa đúng năm tuổi. Chúng tôi phải hòa mình vào nền văn hóa nơi đây trước khi có thể quay trở về Lorien, lúc hành tinh đã có xoay vần lại được cuộc sống. Chín đứa chúng tôi tách nhau ra, tự đi theo con đường của mình. Mất bao lâu. Không ai biết được. Các bạn của tôi hoàn toàn không biết tôi đang ở đâu, cũng như tôi không biết bất kỳ một tung tích nào về các bạn, thậm chí là dáng vóc của mọi người bây giờ. Đấy là cách chúng tôi tự bảo vệ bản thân, bởi chỉ khi chia nhau ra, lớp hộ thân mới phát huy được tác dụng, lớp hộ thân đảm bảo rằng chúng tôi chỉ có thể bị giết hại theo số thứ tự của từng người, miễn là đừng ở gần nhau. Nếu chúng tôi tập hợp lại, lớp hộ thân sẽ bị hủy hoại.

Khi một người bị phát hiện và bị giết hại, bên chân phải của những người còn lại sẽ xuất hiện một vết sẹo tròn bao quanh mắt cá. Còn bên mắt cá chân trái, được hình thành khi lớp hộ thân Loric lần đầu tiên hiển linh, là một vết sẹo nhỏ có hình dạng giống hệt mảnh bùa mà mỗi người chúng tôi đang đeo. Những vết sẹo tròn cũng là một phần của lớp hộ thân, là hệ thống cảnh báo để chúng tôi biết được mình đang đứng gần đồng đội, cũng là để ý thức được rằng mình là kẻ bị tầm nã tiếp theo, vết sẹo thứ nhất xuất hiện năm tôi tròn chín tuổi. Đánh thức tôi dậy giữa những cơn mơ, hằn dấu trên da thịt tôi. Lúc ấy, chúng tôi đang ở bang Arizona, trong một thị trấn giáp ranh Mexico. Tôi đã tỉnh giấc vào nửa đêm và thét lên trong sự đau đớn kinh hoàng khi vết sẹo in dấu vào da thịt. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng cuối cùng, bọn người Mogadore cũng đã lần ra chúng tôi ở Địa Cầu, cũng là biểu hiện đầu tiên cho biết chúng tôi đang ở trong vòng nguy hiểm. Cho đến khi vết sẹo thành hình, tôi gần như đã thuyết phục được bản thân mình rằng ký ức của tôi đã hoàn toàn nhầm lẫn, rằng những gì bác Henri kể với tôi là hoàn toàn sai. Những gì tôi mong muốn chỉ là trở thành một con người bình thường, và rồi tôi nhận ra, không thể nghi ngờ hay bàn cãi được, ấy là tôi không bao giờ có được cơ hội đó. Ngay ngày hôm sau, chúng tôi chuyển địa điểm đến bang Minnesota.

Vết sẹo thứ hai xuất hiện vào năm tôi mười hai tuổi. Lúc ấy, tôi đang ở trường học, thuộc tiểu bang Colorado, đang tranh tài trong cuộc thi viết chính tả. Vừa lúc cơn đau nhói lên, tôi đã ý thức được ngay cớ sự, rằng chuyện gì đã xảy đến với Số Hai. Lần ấy, tôi đã phải trải qua một nỗi đau đớn như xé toạc cơ thể, song tôi vẫn còn có thể chịu đựng được. Tôi ngã sóng soài trên sân khấu, sức nóng thiêu cháy chiếc vớ của tôi. Giáo viên điều khiển cuộc thi buộc phải dùng đến bình chữa cháy và gấp rút đưa tôi vào bệnh viện. Vị bác sĩ trong phòng Cấp Cứu trông thấy vết sẹo thứ nhất, đã gọi điện thoại thông báo với cảnh sát. Lúc bác Henri xuất hiện, người ta cảnh cáo sẽ bỏ bác vào tù vì tội ngược đãi trẻ em. Thế rồi ở thời điểm vết sẹo thứ hai hình thành, bác Henri chẳng hề có mặt ở hiện trường, vậy nên người ta đã để cho bác đi. Chúng tôi vào trong xe hơi và dông thẳng đi xa, lần này là đến bang Maine, bỏ lại mọi thứ sau lưng đã có được, trừ chiếc hộp Loric mà bác Henri vẫn hằng mang theo mỗi khi chúng tôi chuyển chỗ trú ẩn. Tính tới thời điểm hiện thời đã là hai-mươi-mốt chốn rồi.

Vết sẹo thứ ba xuất hiện độ một tiếng đồng hồ trước. Khi ấy, tôi đang ngồi trên một chiếc thuyền phao. Chủ nhân của chiếc thuyền này là bố mẹ của một cậu học trò nổi tiếng nhất trường tôi; giấu bố mẹ, cậu ta tổ chức một bữa tiệc trên thuyền. Trước đây, chưa bao giờ tôi được mời đến dự một buổi tiệc tùng nào của trường. Lúc nào tôi cũng phải giữ mình, tôi ý thức được rằng bất cứ một giây phút nào, tôi cũng có thể phải ra đi. Nhưng hai năm qua, hoàn toàn không có động tĩnh gì. Bác Henri không hề nhận ra bất kỳ một dấu hiệu nào khả dĩ cho thấy bọn người Mogadore đã đến chỗ một trong những người chúng tôi, hay đánh động chúng tôi về bọn chúng. Vậy nên tôi kết bạn với hai người. Một người đã giới thiệu tôi với cậu bạn tổ chức buổi tiệc này. Tất cả đều gặp nhau ở bãi tàu. Ba thùng làm lạnh, nhạc nhiếc các thứ; tôi ngắm các cô gái từ xa chứ chưa từng trò chuyện - dù rằng rất muốn. Thế rồi mọi người nhổ neo, vi vu nửa dặm vào vịnh Mexico. Lúc này, tôi ngồi trên gờ phao; chân để ngập trong nước và trò chuyện với cô bạn mắt xanh, tóc đen, rất đáng yêu, tên là Tara; bất chợt cảm giác cũ xuất hiện. Nước xung quanh chân tôi bắt đầu sôi lên, chân tôi sáng rực khi vết sẹo chuẩn bị hằn dấu. Biểu tượng Lorien thứ ba, sự cảnh báo thứ ba. Tara thét váng lên và mọi người lục tục xúm lại quanh tôi. Tôi hiểu rằng mình không thể nào giải thích được cái hiện tượng đang xảy ra với tôi này. Tôi cũng hiểu mình cần phải lên đường không một phút chậm trễ.

Nguy hiểm quá. Kẻ thù đã lùng được Số Ba, dù cho đồng đội của tôi có ở địa điểm nào, Số Ba cũng đã bị giết hại. Tôi trấn an Tara, hôn lên má cô bạn và nói rằng tôi rất vui được gặp cô, rằng tôi mong cuộc đời của cô luôn tốt đẹp. Thế rồi tôi nhảy khỏi thuyền, bắt đầu bơi đi, toàn bộ hành trình đều chìm trong nước, ngoại trừ một lần duy nhất tôi ngoi lên lấy hơi khi đã bơi được nửa đường, cứ thế tôi rẽ nước, lao đi hết sức bình sinh cho đến khi vào được đến bờ. Vẫn cái đà ấy, tôi chạy theo đường lớn, bên trong hàng cây. Và khi tôi về được đến nhà, bác Henri đang ở bên hàng loạt các máy quét, các màn hình, những công cụ bác thường dùng để theo dõi tin tức thế giới cũng như hoạt động an ninh trong khu vực chúng tôi đang sống. Chẳng cần tôi phải lên tiếng một lời nào, bác đã hiểu ngay cớ sự, bác lẳng lặng vén chiếc quần ướt sũng của tôi lên để xem các vết sẹo.



***



Khởi đầu, chúng tôi gồm chín người.

Ba người đã vĩnh viễn không còn nữa.

Giờ chỉ còn sáu người thôi.

Kẻ thù đang săn lùng chúng tôi cho đến khi giết được tất cả.

Tôi là Số Bốn.

Và tôi ý thức được rằng mình là người tiếp theo.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 4-9-2013 09:04:27 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG HAI


ĐỨNG GIỮA LỐI VÀO, TÔI QUAN SÁT NƠI Ở CỦA MÌNH. Căn nhà màu hồng nhạt, nằm trên các cọc chống bằng gỗ cao ba mét, thoạt trông chẳng khác nào một chiếc bánh kem. Trước nhà đu đưa bóng một cây cọ. Sau nhà là cầu tàu dài ngót hai mươi mét dẫn vào Vịnh Mexico. Nếu nhà tôi ăn sâu xuống phương Nam một dặm thì chiếc cầu tàu sẽ vươn thẳng tới Đại Tây Dương.

Bác Henri bước ra khỏi nhà, ôm theo những chiếc hộp cuối cùng, từ dạo chuyển nhà gần đây nhất, hai bác cháu chưa hề khui hộp. Khóa cửa nẻo lại xong xuôi, bác Henri bỏ chùm chìa khóa vào khe hẹp ở chỗ cửa. Đã hai giờ sáng. Bác mặc một chiếc quần soọc kaki và một chiếc áo thun polo màu đen. Nước da rám nắng, râu ria không cạo - trông bác thật chán chường. Bác Henri cũng chẳng vui sướng gì khi lại phải ra đi. Bác bỏ những chiếc hộp cuối cùng vào cốp xe tải cùng với các vật dụng khác.

- Xong rồi đấy - Bác lên tiếng.

Tôi gật đầu. Cả hai bác cháu đứng ngắm nghía căn nhà, thưởng thức tiếng gió luồn qua những chiếc lá hình răng lược. Trên tay tôi là một bao cần tây.

- Cháu sẽ nhớ nơi này - Tôi tâm sự - Thậm chí còn hơn cả những nơi khác nữa.

- Bác cũng vậy.

- Đã đến lúc phi tang hết mọi thứ rồi phải không bác?

- Ừ. Cháu có muốn tự tay châm lửa không, hay để bác?

- Bác cứ để cháu.

Bác Henri rút ví ra, quẳng xuống đất. Tôi cũng rút chiếc ví của mình ra và làm theo như vậy. Bác bước trở ra xe, sau đó quay trở lại với những sổ hộ chiếu, giấy khai sinh, các thẻ an sinh xã hội, những sổ séc, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, tất cả đều được thảy xuống đất. Những tài liệu, các vật dụng liên quan đến nhân dạng của chúng tôi nằm hết cả ở đây, toàn bộ đều là giả mạo và tự chế. Tôi ôm bình xăng con xuống khỏi xe tải, phòng khi cần đến, tự tay rưới lên đống giấy tờ. Hiện thời, tên của tôi là Daniel Jones, lớn lên tại California nhưng chuyển đến nơi này vì bố tôi là một lập trình viên máy tính. Tiểu sử của Daniel Jones sắp sửa sẽ biến mất khỏi cuộc đời. Tôi quẹt diêm và quẳng xuống đất, mớ giấy trước mặt tôi bắt lửa liền tức khắc. Một trong những phần đời của tôi chuẩn bị kết thúc. Như thường lệ, bác Henri và tôi đứng nhìn ngọn lửa. Vĩnh biệt Daniel - tôi thầm nghĩ trong đầu - rất vui được quen biết cậu. Đến khi lửa tàn, bác Henri mới quay sang tôi, nói:

- Chúng ta phải đi thôi.

- Cháu biết.

- Mấy hòn đảo kiểu này không hề an toàn chút nào. Khó rút nhanh, khó tẩu thoát lắm. Chúng ta dọn đến đây thật là khờ khạo.

Tôi gật đầu. Bác Henri nói không sai, tôi biết. Song, vẫn không tránh được cảm giác miễn cưỡng khi phải ra đi. Cả hai bác cháu chuyển đến chốn này là do tôi mong muốn, và cũng là lần đầu tiên bác Henri cho phép tôi chọn địa điểm. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đã lưu lại nơi đây được chín tháng ròng, khoảng thời gian dài nhất dành cho một chốn trú ngụ kể từ khi rời khỏi hành tinh Lorien của chúng tôi. Tôi sẽ nhớ xiết bao ánh mặt trời và thời tiết ấm áp, nhớ con tắc kè mỗi khi ăn sáng tôi vẫn thấy trên tường. Dù rằng ở phía Nam Florida này, có cả triệu con tắc kè, nhưng tôi dám thề rằng con tắc kè này luôn luôn theo tôi đến trường, và dường như nó hiện diện bất cứ nơi đâu có mặt tôi. Tôi sẽ nhớ các cơn mưa bão bất chợt, những sự im ắng, tĩnh lặng của vạn vật vào mỗi buổi sáng sớm trước khi đàn nhạn biển bay về làm xôn xao; nhớ những chú cá heo thi thoảng vẫn kiếm ăn vào buổi chiều tà; nhớ cả mùi lưu huỳnh của đám tảo mục rữa bên bờ biển; nhớ cái hơi rong rêu ùa vào nhà và xâm nhập vào những giấc mơ đêm.

- Thanh toán mớ cần tây ấy đi, bác chờ cháu trong xe nhé - Bác Henri bảo tôi - Tới giờ rồi.

Tôi bước vào tán cây rậm rạp nhất ở mé phải của chiếc xe, nơi có ba chú nai con đang đứng đợi. Bỏ mớ cần tây xuống chân các con vật hiền lành, tôi cúi xuống vuốt ve từng con một. vẫn để yên cho tôi vuốt ve, vỗ về, cả ba con vật không hề tỏ thái độ bất kham, khó chịu. Một con bất giác ngẩng đầu lên nhìn tôi, đôi mắt đen đờ đẫn. Dường như con vật muốn gửi gắm điều gì qua ánh nhìn ấy. Cơn rùng mình chợt xuất hiện nơi sống lưng tôi. Con vật cúi đầu xuống, trở lại với miếng mồi.

- May mắn nhé, những người bạn nhỏ - Tôi nói lời tạm biệt rồi bước về phía chiếc xe tải, leo lên ghế ngồi.

Hai bác cháu tôi cứ thế dõi mắt vào kính chiếu hậu, ngắm nhìn ngôi nhà đang mỗi lúc một nhỏ dần, cho đến lúc bác Henri cho chiếc xe rẽ ra đường cái, và ngôi nhà mất dạng. Thứ Bảy. Chẳng rõ không có tôi thì buổi tiệc sẽ thế nào. Mọi người sẽ nói gì về việc tôi bỏ đi, sẽ bàn tán thế nào khi thứ Hai, tôi không đến lớp. Ước gì tôi đã có thể nói lời chào tạm biệt. Sẽ chẳng bao giờ tôi được gặp lại những người quen ở nơi này, chẳng bao giờ được trò chuyện với bất kỳ ai nữa. Các bạn của tôi sẽ không bao giờ biết được thân phận của tôi cũng như nguyên nhân tôi phải ra đi. Vài tháng sau, mà cũng có khi chỉ là vài tuần thôi, có thể sẽ chẳng có ai còn nhớ tới tôi nữa.

Trước khi ra đến đường quốc lộ, bác Henri tấp xe vào trạm đổ xăng. Trong lúc bác hí hoáy bơm xăng vào thùng, tôi bắt đầu chú ý đến tập bản đồ mà bác để ở giữa lòng ghế. Kể từ ngày đặt chân lên hành tinh này, lúc nào chúng tôi cũng cầm theo tấm bản đồ. Trong đó là các đường gạch nối giữa nơi đến và nơi đi, chằng chịt khắp nước Mỹ. vẫn hiểu rằng cần phải bỏ lại tấm bản đồ này, nhưng quả thật đó là vật duy nhất lưu lại cuộc đời của hai bác cháu tôi. Người bình thường có hình ảnh, các thước phim và nhật ký; còn chúng tôi thì chỉ có các tấm bản đồ. Cầm lên và ngó qua, tôi nhận ra được ngay là bác Henri đã gạch thêm một đường mới từ Florida đến Ohio. Nói đến Ohio, tôi liên tưởng ngay đến các chú bò, bắp ngô và những con người tốt bụng. Tôi cũng ý thức được rằng biển số xe của bang sẽ có dòng chữ: TRÁI TIM CỦA TẤT THẢY. “Tất thảy” ở đây là gì nhỉ, tôi không rõ, nhưng có lẽ tôi sẽ biết được thôi.

Bác Henri quay trở lại xe. Bác đã mua hail on sô - đa và một gói bánh chip. Khởi động xe, người đồng hành với tôi hướng thẳng về phía đường U.S. 1 dẫn lên phía Bắc. Bác với tay lấy tấm bản đồ.

- Bác nghĩ ở Ohio có người hả? - Tôi bông đùa.

Bác Henri toét miệng cười.

- Chắc cũng có. Biết đâu bác cháu ta gặp may, tìm được xe cộ và ti-vi ở đó.

Tôi gật đầu. Có lẽ sẽ không đến nỗi buồn chán như tôi đang nghĩ.

- Bác thấy cái tên “John Smith” như thế nào ạ? - Tôi ướm hỏi.

- Cháu lấy cái tên ấy từ đâu vậy?

- Cháu nghĩ ra thôi, bác ạ - Tôi trả lời. Trước đây, tôi chưa lấy cái tên John hay Smith bao giờ.

- Chẳng còn cái tên nào phổ biến hơn nó nữa đâu. Bác chỉ muốn nói rằng rất hân hạnh được gặp “ngài”, thưa “quý ngài” Smith.

Tôi mỉm cười.

- Vâng, cháu thích cái tên “John Smith”.

- Khi chúng ta dừng lại, bác sẽ làm giấy tờ cho cháu.

Sau một dặm đường, chúng tôi đã ra khỏi địa phận đảo và đang lướt qua cầu. Đại dương rì rào dưới chân. Dòng chảy thật hiền hòa, bóng trăng lấp lóa trên từng con sóng nhỏ khiến đầu sóng loang loáng ánh bạc. Bên phải là biển, bên trái là vịnh; về cơ bản, cùng là nước như nhau, nhưng có hai cái tên gọi rạch ròi, rõ ràng. Tôi chực muốn khóc, nhưng cố kìm lại. Chẳng phải việc rời khỏi Florida làm cho tôi buồn bã, mà bởi sự trốn chạy đã khiến tôi quá mỏi mệt. Tôi chán nản với việc cứ mỗi sáu tháng lại phải nghĩ ra một cái tên mới; chán nản với những ngôi nhà mới, những ngôi trường mới. Không biết đến bao giờ chúng tôi mới được dừng chân.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 4-9-2013 09:06:54 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG BA


CHÚNG TÔI DỪNG LẠI MỘT LÚC ĐỂ MUA THỰC PHẨM, XĂNG, VÀ ĐIỆN THOẠI. Trước trạm dừng xe, hai bác cháu thưởng thức mấy lát thịt, mì ống và phô-mai, là vài món trong số những thứ ít ỏi mà bác Henri cho biết là ngon hơn bất cứ thứ gì trên hành tinh Lorien. Trong lúc đang thưởng thức mấy món ăn, bác tranh thủ tạo ra các tài liệu mới trên laptop, sử dụng các tên mới của chúng tôi. Khi đến nơi, bác Henri sẽ in các giấy tờ ấy, và theo chừng mực bất cứ ai có thể nhận thức được, thân phận của chúng tôi sẽ chính xác như những gì chúng tôi đã vạch ra.

- Cháu chắc chắn là lấy tên John Smith chứ? - Bác Henri cất tiếng hỏi.

- Vângggg.

- Cháu sinh ra ở thành phố Tuscaloosa, bang Alabama?

Tôi cười, hỏi lại:

- Sao bác lại nảy ra cái chi tiết ấy?

Bác Henri mỉm cười, ra hiệu về phía hai người phụ nữ đang ngồi cách đó vài bàn. Cả hai đều rất gợi cảm. Một người trong họ mặc cái áo thun có in dòng chữ: Ở TUSCALOOSA, TA CÒN TIẾN XA.

- Sau này, đó sẽ là điểm dừng chân tiếp theo - Bác Henri cho biết.

- Nghe lạ quá, cháu hy vọng chúng ta sẽ định cư ở Ohio lâu dài đấy.

- Thế à? Cháu thích Ohio ư?

- Cháu thích có bạn, thích học mãi một trường chứ không phải chỉ trong vài tháng, thích sở hữu một cuộc sống thật sự. Cháu đã bắt đầu thực hiện điều đó ở Florida. Thật tuyệt, bác ạ, lần đầu tiên kể từ khi đặt chân đến Địa Cầu, cháu cảm thấy bình yên. Cháu muốn tìm một nơi sống đơn giản như vậy.

Người đồng hành với tôi trở nên đăm chiêu.

- Hôm nay, cháu đã kiểm tra các vết sẹo chưa?

- Chưa ạ, nhưng sao hả bác?

- Vấn đề không phải nằm ở bản thân cháu, mà là sự tồn tại của giống nòi chúng ta hiện đang bị tiêu diệt chẳng còn bao nhiêu người, và cần phải bảo vệ cuộc sống của cháu. Mỗi lần một người trong chúng ta chết đi - mỗi lần một người trong các cháu, một Garde, chết - cơ hội của chúng ta lại bị thu hẹp lại. Cháu là Số Bốn; cháu là người tiếp theo, là mục tiêu của bọn sát nhân nguy hiểm. Vì lẽ đó, khi phát hiện ra bất kỳ một dấu hiệu bất ổn nào, chúng ta lại lập tức phải lên đường ngay, và bác sẽ không tranh cãi với cháu về chuyện này nữa.

Bác Henri gần như lái xe suốt. Trừ những lúc tạm dừng nghỉ ngơi và làm giấy tờ, còn thì thời gian chúng tôi rong ruổi trên đường là ba mươi tiếng đồng hồ. Tôi gần như chỉ ngủ và chơi game. Với khả năng phản xạ nhanh, tôi thường kết thúc các game một cách mau lẹ. Thời gian lâu nhất mà tôi đã từng hoàn tất là một ngày. Tôi thích trò chiến tranh liên hành tinh và các game liên quan đến vũ trụ. Tôi tưởng tượng như mình đã trở về Lorien và chiến đấu với bọn Mogadore, hạ gục chúng, biến chúng thành tro bụi. Bác Henri cho rằng điều đó thật kỳ quặc và ngăn tôi thôi cái suy nghĩ ấy. Bác bảo chúng tôi cần phải sống trong thế giới thực, nơi chiến tranh và cái chết là thực trạng, chứ không phải là giả thể. Sau khi chơi xong trò chơi cuối cùng, tôi ngẩng mặt lên. Ngồi mãi trong xe thật chán. Đồng hồ trên bảng hiện con số 7:58. Tôi ngáp dài, dụi mắt.

- Còn bao xa nữa vậy bác?

- Gần tới rồi - Bác Henri trả lời tôi.

Bên ngoài tối đen, khoảng trời phía tây đã bắt đầu rạng. Chúng tôi lướt qua những nông trại, những đàn ngựa nuôi, rồi lâu đài, những cánh đồng cằn cỗi, những rặng cây ngút ngàn hun hút phía xa. Quả đúng như tiêu chuẩn của bác Henri, đây là một nơi êm ả chẳng ai màng ngó tới. Mỗi tuần một lần, bác bỏ ra sáu, bảy, tám tiếng đồng hồ để rà trên internet bản danh sách nhà đất quốc gia đáp ứng được mục tiêu: biệt lập, xa xôi, và có thể vào ở ngay. Bác bảo có bốn nơi phù hợp với lựa chọn của bác - một ở Nam Dakota, một ở New Mexico, một ở Arkansas - và cuối cùng là căn nhà cho thuê mà hiện thời chúng tôi đang chuyển tới.

Vài phút sau, những ánh đèn rải rác đó đây của thị trấn bắt đầu xuất hiện. Chúng tôi lướt qua một bảng hiệu có ghi chú:



CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI

THỊ TRẤN PARADISE, BANG OHIO

SỐ DÂN: 5.243



- Ồ - Tôi thốt lên - ở đây còn nhỏ hơn cái chỗ ở Montana nữa.

Người đồng hành với tôi mỉm cười.

- Cháu biết Paradise này là thiên đường của cái gì không?

- Bò hả bác, biết đâu? Hay bù nhìn?

Chúng tôi đi qua một trạm xăng cũ, một chỗ rửa xe hơi, một nghĩa trang; kế đến là những căn nhà tường, nhà ván ép cách nhau ngót mười mét. Gần như cửa sổ nhà nào cũng treo các vật dụng trang trí Halloween. Một vỉa hè nằm vắt qua các khoảnh sân nhỏ trước cửa. Một bùng binh tọa lạc ngay trung tâm thị trấn, chính giữa là pho tượng một người đàn ông ngồi trên lưng ngựa đang cầm một thanh kiếm. Bác Henri dừng ngay xe lại. Cả hai bác cháu cùng cười, hy vọng rằng sẽ không thấy một ai lăm lăm thanh kiếm xuất hiện ở chốn này nữa. Bác cho xe cua nửa vòng cung hướng về phía con đường trước mặt, bảng hệ thống Định vị Toàn cầu cho biết chúng tôi sắp phải rẽ. Chúng tôi cùng tiến về phía tây, ra khỏi thị trấn.

Ước chừng sau bốn dặm đường, chúng tôi quẹo trái vào một con đường rải sỏi, những cánh đồng đã gặt - có lẽ trước đó đã rộ vàng những trái bắp mùa hạ - nhanh chóng hiện ra, tiếp đến là cánh rừng rậm trải dài hút tầm mắt. Và rồi sau khoảng một dặm nữa, chúng tôi nhận ra, xen lẫn với đám cây cối um tùm, là một hòm thư bạc đã hoen gỉ, bên hông là dòng chữ sơn đen: 17 D. OLD MILL.

- Căn nhà gần nhất cách đây hai dặm - Bác Henri cho biết, đoạn xoay bánh lái rẽ vào. Con đường phủ đầy cỏ dại, đó đây là những trũng nước đen. Bác dừng xe lại và tắt máy.

- Xe của ai vậy bác? - Tôi thắc mắc, hất đầu về phía chiếc SUV màu đen đậu trước mũi xe tải.

- Có lẽ là của người kinh doanh bất động sản.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 4-9-2013 09:08:40 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 3.2


Căn nhà rợp những bóng cây, trong bóng tối, trông thật kỳ quái; hình như người cuối cùng sống trong ấy do sợ quá mà đã dông thẳng, đã vù xe, hay đã chạy mất biến. Tôi bước ra khỏi xe. Hệ thống máy bắt đầu vang lên những tiếng tíc tíc đều đặn, tôi cảm nhận được nguồn nhiệt lượng đang không ngừng tỏa ra từ đấy. Thộp lấy chiếc túi dưới sàn xe, tôi đứng yên lặng quan sát.

- Cháu nghĩ gì vậy? - Bác Henri cất tiếng hỏi.

Căn nhà một tầng. Ván ghép bằng gỗ. Lớp sơn trắng đã tróc gần hết. Một ô cửa sổ trước nhà bị bể. Mái lợp đá đen trông méo mó và dễ gãy. Ba bậc thang gỗ dẫn lên hàng hiên ngổn ngang những chiếc ghế ọp ẹp. Khoảng sân thuôn dài và rậm rạp. Đã lâu lắm rồi, cỏ không được xén.

- Nhìn cứ như là thiên đường ấy - Tôi đáp.

Cả hai bác cháu cùng bước lên nhà. Một người phụ nữ tóc vàng, ăn vận trang nhã, tuổi cũng vào tầm với bác Henri, bất chợt xuất hiện nơi ngưỡng cửa. Bà ta mặc bộ vét văn phòng, trên tay là tấm bìa kẹp hồ sơ, chỗ lưng váy có gài một chiếc điện thoại BlackBerry. Người phụ nữ mỉm cười.

- Ông Smith?

- Vâng - Bác Henri đáp gọn lỏn.

- Tôi là Annie Hart, đại diện của Công ty Bất Động Sản Paradise. Chúng ta đã trao đổi với nhau qua điện thoại rồi. Hồi sớm, tôi có gọi cho ông, nhưng hình như điện thoại của ông tắt máy.

- Vâng. Trên đường đến đây, máy của tôi chẳng may bị hết pin.

- À, chỉ là tôi không thích tình trạng khi ấy thôi - Bà Hart nói trong lúc tiến về phía chúng tôi, bắt tay bác Henri.

Bà hỏi tên tôi và tôi đã trả lời, tuy trong thâm tâm, như vốn dĩ, rất muốn trả lời là: “Bốn”.

Lúc bác Henri kí vào bản hợp đồng thuê nhà, người phụ nữ hỏi đến tuổi của tôi, và thổ lộ rằng bà có một cô con gái học ở trường trung học địa phương cũng ở độ tuổi như thế. Bà Hart thật thân thiện, ấm áp và rất thích trò chuyện. Bác Henri đưa lại bản hợp đồng. Cả ba người chúng tôi cùng bước vào nhà.

Bên trong ngôi nhà, các đồ nội thất được che đậy bằng những tấm phủ trắng muốt. Những vật dụng không được bao bọc thì bám đầy bụi bặm và xác côn trùng. Các tấm chắn cửa sổ trông thật mỏng mảnh, còn các bức tường được ốp bằng gỗ rẻ tiền. Nhà có hai phòng ngủ, một gian bếp có diện tích vừa phải, mặt sàn lót vải sơn xanh và một phòng tắm. Phòng khách to, hình chữ nhật, nằm ngay trước nhà. Ở góc tường phía xa là một chiếc lò sưởi. Tôi đi vào nhà trong, thảy chiếc túi lên giường. Căn phòng nhỏ nhắn có treo một tấm áp-phích to đã bạc màu, hình một cầu thủ trong bộ đồng phục màu cam sáng, đang trong pha chuyền bóng, và có vẻ như sắp sửa va chạm với một gã khổng lồ mặc bộ đồ vàng, đen. Tấm ảnh có ghi chú: BERNIE KOSAR, TIỀN VỆ, ĐỘI CLEVELAND BROWNS.

- Ra chào tạm biệt bà Hart đi này - Bác Henri gọi vọng vào từ phòng khách.

Người phụ nữ đang đừng ở cửa cùng bác Henri. Bà bảo tôi nên tìm cô con gái của bà ở trường, chúng tôi có thể kết bạn với nhau. Tôi mỉm cười vâng, dạ, nói rằng điều đó thật tuyệt vời. Và ngay sau khi bà Hart vừa đi khỏi, hai bác cháu tôi lật đật dỡ hành lí xuống khỏi xe. Tùy thuộc vào sự hối hả trong cuộc di dời mà, hoặc là chúng tôi đi rất nhẹ - nghĩa là quần áo, chiếc laptop của bác Henri và chiếc hộp Loric được chạm trổ tinh xảo lúc nào cũng theo sát bước chân của hai bác cháu - hoặc là mang theo một ít hành lí - thường là các máy vi tính chuyên dụng và các thiết bị, những thứ mà bác Henri dùng để thiết lập một vành đai an toàn và có thể theo dõi tin tức, sự kiện có liên quan đến chúng tôi. Lần này, cả hai bác cháu mang theo chiếc Hộp, hai máy vi tính công suất cao, bốn màn hình tivi, bốn ca-mê-ra. Bên cạnh đó là quần áo, dù rằng nhiều món đồ ở Florida chẳng phù hợp với xứ Ohio này chút nào. Bác Henri mang chiếc Hộp vào phòng riêng, sau đó, chúng tôi bưng tất cả các thiết bị xuống tầng hầm, để tránh có thể có một vị khách nào đó chăng, sẽ chứng kiến được hoạt động của bác Henri. Sau khi mọi thứ đã đâu vào đấy, bác Henri bắt đầu lắp đặt các camera và bật các màn hình.

- Từ giờ đến sáng mai, nhà mình sẽ không thể kết nối được với internet. Nhưng nếu cháu muốn ngày mai đến trường, bác có thể in được tất cả các tài liệu mới cho cháu.

- Nhưng nếu cháu ở nhà, cháu sẽ phải giúp bác lau chùi nhà cửa và sắp xếp các thứ?

- Phải.

- Thế thì cháu sẽ đi học - Tôi nói.

- Vậy tốt hơn hết là lên giường và ngủ cho ngon đi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 4-9-2013 09:12:19 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG BỐN


LẠI MỘT THÂN PHẬN MỚI, LẠI MỘT TRƯỜNG HỌC MỚI. Không rõ với chừng ấy thời gian, tôi đã trải qua bao nhiêu cuộc đời rồi. Mười lăm? Hay hai mươi? Lúc nào cũng là một thị trấn nhỏ, một trường học nhỏ, một môtíp chung. Đám học trò mới chú ý? Lắm lúc tôi tự hỏi chuyện chúng tôi cứ một hai đeo bám các thị trấn tỉnh lẻ thực sự là vì khó khăn, hay chính xác là để không thể bị dòm ngó? Kì thực, tôi vẫn biết lí do của bác Henri: không được để cho thiên hạ chú ý tới mình.

Ngôi trường cách nhà chúng tôi ba dặm. Bác Henri chở tôi đến trường. So với tất cả những nơi tôi đã được học qua thì qui mô của ngôi trường này khiêm tốn vào hàng bậc nhất, diện mạo cũng chẳng hấp dẫn chút nào - một tầng, dài và thấp. Trên tường, ngay cạnh cửa ra vào, có hình vẽ một tên cướp biển đang ngậm dao.

- Vậy là giờ, cháu cũng là Cướp Biển rồi? - Bác Henri lên tiếng bên cạnh tôi.

- Có vẻ là như vậy, bác ạ - Tôi đáp lời.

- Cháu nắm nguyên tắc rồi đấy - Bác Henri bảo.

- Đây đâu phải là đấu trường đầu tiên của cháu.

- Đừng có thể hiện mình quá. Người ta sẽ khó chịu cho mà xem.

- Cháu chẳng dám đâu.

- Đừng tách biệt mình, hay làm gì có thể gây sự chú ý.

- Cháu chỉ âm thầm lặng lẽ thôi.

- Cũng đừng làm tổn thương ai. Đừng quên cháu mạnh hơn tất thảy mọi người.

- Cháu biết rồi.

- Nhất là, phải luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng, sẵn sàng lên đường khi có gì bất ổn. Trong ba-lô của cháu có gì thế?

- Dạ, trái cây khô và quả hạch dùng trong năm ngày. Quần áo lót, vớ dự trữ. Áo mưa. Thiết bị Định vị Toàn cầu cầm tay. Và một con dao xếp có hình dạng chiếc bút.

- Lúc nào cũng là những thứ ấy - Người đồng hành với tôi hít vào một hơi thật đầy - Nhớ để tâm chú ý mọi động tĩnh nhé. Bất cứ lúc nào, các Biệt năng của cháu cũng có thể xuất hiện. Bằng mọi giá, phải che giấu chúng và gọi điện thoại cho bác ngay.

- Cháu biết rồi, bác Henri ạ.

- Bất cứ lúc nào, John - Bác Henri lập lại - Nếu cháu thấy các ngón tay của mình bắt đầu biến mất, cháu bắt đầu lơ lửng trên không trung, hay như thấy cơ thể rung chuyển không ngừng; nếu cháu bắt đầu mất khả năng kiểm soát cơ thể và nghe thấy các giọng nói, dù chẳng có ai lên tiếng cả; gì thì gì, cũng phải gọi điện thoại cho bác ngay.

Tôi vỗ vỗ vào chiếc ba-lô của mình,

- Cháu có mang theo điện thoại đây.

- Bác sẽ chờ cháu ở đây khi tan học. May mắn nhé, nhóc - Bác Henri chào tạm biệt tôi.

Tôi mỉm cười. Bác Henri đã bước sang tuổi năm mươi. Điều đó có nghĩa là khi chúng tôi đặt chân đến đây, bác vừa tròn bốn mươi tuổi - Độ tuổi của những cuộc di chuyển khó khăn. Đến giờ, bác Henri vẫn nói rặt giọng Loric, chất giọng trại âm thường gặp ở tiếng Pháp. Và ngay từ buổi đầu, đó là một lý do hoàn hảo, khi bác lấy tên là Henri, rồi kể từ đó về sau, bác cứ luẩn quẩn với cái tên ấy, chỉ thay đổi mỗi họ cho phù hợp với tên của tôi mà thôi.

- Cháu đi coi trường lớp thế nào đây - Tôi nói với bác Henri.

- Ngoan nhé.

Tôi bước về phía khu nhà. Cũng giống như mọi trường trung học khác, ngoài sân đông đúc học sinh. Tất cả đều túm tụm lại thành nhóm riêng, tốp thì hoạt động thể thao và các hoạt náo viên, tốp chơi nhạc mang vác những nhạc cụ, tốp mọt sách đeo kính trắng, trên tay là những quyển sách giáo khoa và những chiếc điện thoại BlackBerry, tốp cá biệt đứng riêng một góc, chẳng ai ngó ngàng đến. Ở phía khác, một nam sinh cao lênh khênh với đôi kính dày đeo ở mắt đang đứng một mình. Trong chiếc áo thun đen có in chữ NASA và chiếc quần jean, trông có vẻ như cậu ta nặng chưa tới bốn mươi lăm kí, cậu nam sinh cao lênh khênh ấy đang mải mê quan sát bầu trời bằng chiếc kính viễn vọng cầm tay. Lúc này, chỉ có mây giăng mịt mờ. Và kia, tôi nhận ra một cô gái đang say sưa chụp hình, với cử chỉ vô cùng nhanh nhẹn, cô ấy liên tục di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác. Mái tóc vàng thẳng, dài quá vai, nước da trắng ngà, gò má cao và đôi mắt xanh long lanh - cô gái có vẻ đẹp mê hồn. Mọi người xung quanh dường như ai cũng biết cô nữ sinh ấy, những tiếng xin chào không ngừng cất lên, và không một ai phản đối những cú bấm hình cả.

Cô gái thích chụp hình ấy cuối cùng đã nhìn thấy tôi, mỉm cười và vẫy chào. Không khỏi ngạc nhiên, tôi ngoái đầu lại để xem ai đang đứng sau lưng mình. Chẳng có ai khác cả, ngoài hai học sinh đang tranh luận về một bài tập toán. Tôi quay đầu trở lại. Vẫn giữ nguyên nụ cười ấy, cô gái tiến lại phía tôi. Chưa bao giờ tôi trông thấy một cô gái nào đẹp đến thế, nói không ngoa, cũng chưa bao giờ tôi được một người nào vẫy tay chào và mỉm cười với mình như những người bạn. Liền tức khắc, tôi thấy căng thẳng, mặt bắt đầu đỏ bừng. Song, trong lòng tôi cũng đầy nỗi ngờ vực, như vẫn thường được bảo ban. Thế rồi khi đã đến gần tôi, cô gái nâng máy ảnh lên, bắt đầu chụp. Ngay lập tức, tôi đưa tay che mặt. Người đối diện hạ máy xuống, mỉm cười:

- Đừng nhát thế.

- Tôi không nhát. Tôi chỉ bảo vệ ống kính của cô thôi. Gương mặt của tôi sẽ làm hỏng nó mất.

Cô gái cười.

- Ấy là nếu anh cau mày. Cười thử xem nào.

Tôi mỉm cười, chỉ hơi hơi thôi. Nỗi lo lắng lớn đến nỗi tôi có cảm tưởng mình sắp nổ tung đến nơi. Tôi hoàn toàn có thể cảm nhận được cổ mình như đang bị nung trong lửa, hai bàn tay bắt đầu ấm ấm dần.

- Có phải là cười thật đâu - Cô gái mê chụp ảnh vặn vẹo, tỏ ra chọc ghẹo. - Cười là phải thấy răng kìa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 4-9-2013 09:14:06 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 4.2


Tôi cười toe, và thế là cô gái bắt liền cái khoảnh khắc ấy. Bình thường, tôi không cho ai chụp hình mình. Ngộ nhỡ cuối cùng nó được tung lên internet, hay trên một tờ báo thì chuyện tìm ra tôi càng trở nên dễ dàng hơn. Chuyện này đã từng xảy ra hai lần, bác Henri khi ấy đã nổi xung thiên, gom hết tất cả các tấm hình, đem đi tiêu hủy. Nếu bác biết hiện giờ tôi đang làm gì, thế nào tôi cũng sẽ gặp rắc rối to. Dù sao thì tôi cũng không thể cưỡng lại được - cô gái đang đứng trước mặt tôi quá xinh đẹp và quyến rũ. Trong lúc cô ấy chụp hình tôi, một con chó bông từ đâu chạy lại. Đó là giống chó săn, hai tai nâu vàng mềm mại, chân và ngực trắng, thân đen, thon, nhưng bẩn thỉu và hình như là vô chủ. Con chó dụi người vào chân tôi, rên ư ử, cố gây sự chú ý. Cô gái cho rằng hình ảnh ấy thật dễ thương, nên bảo tôi ngồi xuống để cô ghi hình tôi với con chó. Nhưng rồi ngay khi cô gái bắt đầu bấm máy thì con chó xa lạ kia lại bắt đầu lảng đi. Cô gái càng thử, con vật càng tếch đi xa hơn. Cuối cùng, người muốn bấm máy phải chịu thua, chỉ còn biết chụp riêng cho tôi thêm vài kiểu hình nữa. Cách đó mười mét, con chó đang ngồi quan sát chúng tôi.

- Anh có biết con chó đó không? - Cô gái thắc mắc.

- Tôi chưa thấy nó bao giờ.

- Chắc chắn là nó thích anh. Anh là John hả?

Cô gái chìa tay ra.

- Vângggg - Tôi trả lời - Làm sao cô biết được?

- Tôi là Sarah Hart. Mẹ tôi là người đã giới thiệu nhà cho anh đấy. Mẹ bảo có lẽ hôm nay anh sẽ đi học, và dặn tôi nên đi tìm anh. Hôm nay, chỉ có anh là lính mới.

Tôi cười.

- À vângggg, tôi đã được gặp mẹ cô rồi. Bà thật tốt bụng.

- Anh có bắt tay tôi không?

Cánh tay của cô gái nãy giờ vẫn để nguyên như vậy. Mỉm cười, tôi bắt lấy bàn tay đang chìa ra phía mình, không thể không thừa nhận rằng đó là một trong những cảm giác tốt lành nhất mà tôi từng ghi nhận được.

- Ồ - Người đối diện với tôi chợt kêu lên.

- Sao thế?

- Tay anh nóng quá. Nóng thật đấy, giống như anh đang bị sốt vậy.

- Tôi không nghĩ thế đâu.

Cô gái buông tay tôi ra.

- Vậy chắc anh là người máu nóng.

- Vângggg, chắc là thế.

Không gian chợt rộn vang tiếng chuông, Sarah giải thích rằng đó là hồi chuông báo hiệu. Chúng tôi chỉ có năm phút để vào lớp. Chào tạm biệt nhau xong, tôi nhìn theo bóng cô gái bước đi. Rồi chỉ một thoáng sau, có một thứ gì đó bất chợt đập mạnh vào khuỷu tay tôi. Quay lại, tôi nhận ra các cầu thủ trong đội bóng, tất cả đều mặc áo khoác thể thao, đang đi lướt qua tôi. Một kẻ trong bọn nhìn tôi lom lom, và tôi nhận ra chính chiếc ba-lô của hắn đã quệt vào người mình. Không tin đó là tai nạn, tôi cất bước đi theo. Tôi ý thức được rằng mình sẽ không làm gì cả, dù tôi thừa sức thực hiện. Tôi không ưa tụi phách lối. Thấy động thái của tôi, anh chàng mặc chiếc áo NASA ban nãy bước đến sát bên tôi.

- Tôi biết cậu mới nhập học, nên tôi cho cậu hay - Cậu ta lên tiếng.

- Cho hay chuyện gì? - Tôi thắc mắc.

- Tay đó là Mark James. Trùm ở đây đấy. Bố hắn là cảnh sát trưởng, còn hắn là ngôi sao đội bóng. Ngày xưa hắn có hẹn hò với Sarah, khi cô ấy còn là hoạt náo viên, nhưng giờ thì Sarah đã thôi hoạt động rồi cho hắn ra rìa. Nhưng hắn không chịu bỏ qua. Nếu tôi là cậu, tôi sẽ không dây vào đâu.

- Cảm ơn cậu.

Cậu ta vội vã bỏ đi. Tôi bước đến văn phòng thầy hiệu trưởng để đăng ký các lớp học rồi vào lớp. Bất giác, tôi ngoái đầu lại xem con chó có còn quanh quẩn ở chỗ cũ hay không.

Hóa ra nó vẫn yên vị ở đấy, lặng lẽ quan sát tôi.



***



Thầy hiệu trưởng tên là Harris, có vóc người to lớn, đầu gần như nhẵn thín, trừ phần tóc phía sau và hai bên. Bụng thầy to tròn, phình ra, che cả chiếc dây nịt. Đôi mắt nằm sát vào nhau, tròn, nhỏ, và sáng. Từ phía sau cái bàn, thầy cười với tôi, nụ cười dường như muốn nuốt luôn cả hai mắt.

- Vậy trò là học sinh khóa hai từ Santa Fe tới đây? - Thầy hiệu trưởng lên tiếng. Tôi gật đầu, dù kì thực hai bác cháu tôi chưa bao giờ ở Santa Fe hay New Mexico. Một lời nói dối đơn giản có thể ngăn được sự lần dò.

- Điều đó giải thích cho làn da rám nắng của trò. Vì sao trò lại đến bang Ohio này?

- Vì công việc của bố em ạ.

Bác Henri không phải là bố tôi, nhưng tôi vẫn luôn nói như thế để không bị nghi ngờ. Kì thực, bác là Hộ Vệ, hay nói theo ngôn ngữ Địa Cầu, cho dễ hiểu hơn, bác là Giám Hộ của tôi. Trên hành tinh Lorien, xã hội của chúng tôi chia thành hai thành phần công dân. Những người có khả năng phát triển được Biệt năng, còn gọi là sức mạnh, với tính chất hoàn toàn khác nhau, từ vô hình cho đến đọc được suy nghĩ, từ bay lượn cho đến việc sử dụng các năng lượng tự nhiên như lửa, gió hay ánh chớp - Những người sở hữu Biệt năng được gọi là Garde. Và những người không sở hữu được gọi là Cêpan, hay Hộ Vệ. Tôi là một Garde. Bác Henri là một Cêpan. Từ thuở thiếu thời, mỗi một Garde đuợc chỉ định một Cêpan. Cêpan giúp chúng tôi hiểu về lịch sử hành tinh và phát triển các sức mạnh. Cêpan và Garde - một nhóm rời khỏi hành tinh, một nhóm ở lại bảo vệ xứ sở.

Thầy Harris gật đầu.

- Thế bố trò làm gì?

- Bố em là nhà văn. Bố muốn sống trong một thị trấn nhỏ, yên tĩnh để hoàn tất tác phẩm của mình - Tôi trả lời, đây là lớp vỏ bọc tiêu chuẩn của hai bác cháu tôi.

Thầy hiệu trưởng gật đầu, khẽ hé mắt.

- Trông trò khỏe mạnh đấy, chàng trai trẻ. Trò đã có kế hoạch chơi thể thao ở đây chưa?

- Em cũng mong như vậy, thưa thầy. Em đang bị suyễn - Tôi điềm tĩnh trả lời, đây là một lý do thông thường của tôi để né tránh vị thế có thể phản bội sức mạnh và tốc độ của mình.

- Tôi rất lấy làm tiếc khi nghe thấy điều đó. Lúc nào trường cũng tìm học sinh có đủ thể lực để chơi cho đội bóng của trường - Vừa nói, đôi mắt thầy vừa dõi lên chiếc kệ gần trên tường - Vừa nói, đôi mắt thầy vừa dõi lên chiếc kệ gần trên tường, trên đó đặt chiếc cúp được chạm trổ công phu có ghi chú thời điểm là năm ngoái.

- Chúng ta đã thắng đội Pioneer Conference đấy - Thầy giải thích thêm, giọng nói lẩn khuất niềm tự hào.

Nói đoạn, thầy hiệu trưởng rướn người tới chiếc tủ đựng hồ sơ kê cạnh bàn, rút ra hai tờ giấy, đưa cho tôi. Tờ đầu là thời khóa biểu của học sinh với một số dòng trống tự điền. Tờ thứ hai là danh sách các môn nhiệm ý. Tôi chọn một số lớp và điền vào, đoạn trao lại cho thầy hiệu trưởng. Thầy bắt đầu định hướng cho tôi, nói về những điều như giờ giấc, rằng cần phải đọc từng trang một cuốn cẩm nang học sinh, rằng cần phải chịu khó. Hồi chuông thứ nhất vang lên, rồi một hồi chuông nữa. Cuối cùng, thầy hỏi tôi có gì thắc mắc không. Tôi trả lời là không.

- Tốt lắm. Tiết hai còn nửa tiếng nữa, và trò đã chọn môn thiên văn học của cô Burton. Cô ấy rất tuyệt vời, là giáo viên giỏi nhất của trường chúng ta. Cô đã giành được giải thưởng của bang đấy, đích thân ngài Thống đốc bang đã kí.

- Hay quá - Tôi buột miệng nói như reo lên.

Sau khi trầy trật lắm mới nhấc mình ra khỏi ghế, thầy Harris rời văn phòng, bước tới cuối hành lang. Đôi giày nện cồm cộp xuống sàn nhà bóng loáng. Bầu không khí sực mùi sơn mới và chất tẩy rửa. Dọc các bức tường là những chiếc tủ cá nhân. Nhiều chỗ treo đầy những băng rôn cổ vũ đội bóng. Toàn bộ khu nhà chẳng có đầy hai mươi lớp học. Tôi nhẩm đếm từng lớp một khi đi qua.

- Đây rồi - Thầy Harris đột ngột nói và chìa tay ra.

Tôi bắt lấy.

- Trường rất mừng vì trò đã về đây. Tôi thích nghĩ rằng trường ta là một gia đình gắn bó hơn. Rất vui được đón chào trò đến gia đình của chúng ta.

- Em cảm ơn thầy - Tôi đáp lời.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 4-9-2013 09:15:31 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 4.3


Rồi thầy Harris mở cửa, ló đầu vào trong phòng. Chỉ đến thời khắc đó, tôi mới cảm nhận được một nỗi bất an, cảm giác váng vất xâm nhập vào cơ thể. Chân phải của tôi bắt đầu phát run; lòng dạ bắt đầu bồn chồn. Tôikhông hiểu vì sao, chỉ biết nguyên nhân không phải do tôi đến lớp học thứ nhất. Nhiều lần, tôi đã từng lấy lại tinh thần rất nhanh kia mà. Hít vào một hơi thật đầy, tôi cố rũ sạch các cảm giác không hay kia đi.

- Cô Burton, xin lỗi vì đã cắt ngang. Học sinh mới của cô đến rồi.

- Ồ, hay quá! Thầy đưa trò ấy vào đi - Giọng cô Burton cất cao vì phấn khích.

Thầy Harris giữ cửa mở cho tôi bước vào. Lớp học thật vuông vức, sĩ số trên dưới hai mươi lăm học sinh, ai nấy đều ngồi bên những chiếc bàn chữ nhật, kích cỡ như bàn nhà bếp, mỗi bàn ngồi ba người. Tất cả các cặp mắt đều đổ dồn vào tôi. Tôi cũng nhìn đáp lại tất cả mọi người trước khi chuyển điểm nhìn lên cô Burton. Đó là một người phụ nữ tuổi tầm sáu mươi, mặc chiếc áo len màu hồng và đeo nơi mắt một cái kính gọng đỏ có gắn dây thòng quanh cổ. Cô cười rất tươi, mái tóc xoăn đã bắt đầu ngả sang xám. Hai lòng bàn tay của tôi bắt đầu túa mồ hôi, gương mặt không khỏi biểu lộ niềm phấn chấn. Hi vọng là không đỏ. Thầy Harris đóng cửa lại.

- Trò tên gì? - Cô Burton hỏi tôi.

Vẫn còn chưa lấy lại được tinh thần, tôi toan trả lời: “Dạ, là Daniel Jones”, nhưng tôi đã kìm bản thân lại được. Tôi hít vào một hơi thật sâu, trả lời một cách điềm tĩnh:

- Dạ, John Smith.

- Tốt! Trò từ đâu đến?

- Dạ. Fl... - Tôi lại sắp sửa nói ra điều ngốc nghếch nhưng rồi cũng kịp ngăn mình lại - Santa Fe.

- Cả lớp, hãy cho bạn đây cảm nhận được sự chào đón ấm áp đi nào.

Mọi người nhất loạt vỗ tay. Cô Burton ra hiệu cho tôi ngồi vào một chỗ trống ngay giữa lớp học, ở bên cạnh hai học sinh khác. Thật nhẹ nhõm làm sao khi cô không còn hỏi han tôi thêm một câu nào. Đoạn cô quay trở lại bàn, còn tôi thì bước xuống lối đi, tiến thẳng về phía Mark James, hắn đang ngồi cùng bàn với Sarah Hart. Khi tôi đi ngang qua, hắn đưa chân ra ngáng. Tuy bị mất thăng bằng, nhưng tôi vẫn giữ cho mình đứng thẳng được. Những tiếng cười hinh hích bắt đầu rộ lên đây đó. Cô Burton quay phắt lại.

- Có chuyện gì thế? - Cô thắc mắc.

Tôi không lên tiếng trả lời, nhưng mắt thì chú mục vào Mark. Trường nào cũng có một tên học sinh đầu sỏ, một kẻ khó chịu, mọi người muốn gọi sao đó thì gọi, nhưng chưa có một tên nào như tên này. Tóc hắn đen, vuốt đầy keo, tỉ mỉ chỉnh từng li từng tí thành một quả đầu gai nhọn. Hai bên thái dương của hắn, tóc mai dài cũng được cắt tỉa một cách cẩn thận. Đôi lông mày rậm trên màu mắt đen. Từ chiếc áo khoác thể thao, tôi nhận ra hắn là học sinh khóa cuối, tên hắn được thêu bằng chỉ màu vàng, bên dưới là số năm. Ánh mắt của hắn và của tôi khóa chặt vào nhau, cả lớp nhao lên những tiếng rầm rì mang đầy vẻ chế nhạo.

Tôi nhìn xuống chỗ ngồi của mình cách đó ba bàn, đọan hướng ánh nhìn trở lại Mark. Nếu muốn, tôi hoàn toàn có thể xả thân hắn ra làm hai, tôi có thể ném hắn sang lãnh thổ của quốc gia láng giềng. Nếu hắn cố chạy trốn, chui vào xe hơi, tôi cũng thừa sức đuổi kịp chiếc xe hơi ấy và túm nó, quăng lên ngọn cây một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, bên cạnh phản ứng quá mạnh mẽ ấy, lời nhắn nhủ của bác Henri chợt hiện về trong tâm trí tôi: “Đừng tách biệt mình, hay làm gì có thể gây sự chú ý.” Tôi ý thức đưọc rằng mình cần phải làm theo lời khuyên của người Hộ Vệ, phải phớt lờ tất cả những gì vừa xảy ra, như trước đây tôi vẫn từng làm. Chúng tôi đã thực hiện điều này rất tốt, hòa nhập với môi trường và sống dưới cái bóng của nó. Tuy nhiên, lúc này đây, tôi cảm thấy đôi chút băn khoăn, thậm chí bực bội trong lòng, và trước khi kịp có cơ hội suy nghĩ chín chắn, câu hỏi trong tôi đã kịp phát ra thành lời.

- Cậu muốn gì à?

Mark lảng đi, hắn nhìn khắp một lượt quanh lớp, chỉnh lại thế ngồi rồi nhìn ngược trở lại tôi.

- Cậu nói cái gì thế? - Hắn hỏi.

- Khi tôi đi qua, cậu ngáng chân tôi. Ở ngoài kia thì cố tình va vào tôi. Tôi nghĩ có lẽ cậu muốn gì đó.

- Có chuyện gì vậy? - Giọng nói của cô Burton vang lên ngay sau lưng tôi. Tôi ngoái lại nhìn cô.

- Dạ không có gì ạ - Tôi trả lời, nhưng liền sau đó quay trở lại Mark - Sao?

Trên bàn, hai tay Mark gồng cứng lại, tuy nhiên, hắn vẫn không nói một lời nào. Ánh nhìn của chúng tôi tiếp tục giao nhau cho tới chừng hắn thở dài và nhìn sang hướng khác.

- Tôi nghĩ như thế đấy - Tôi bảo với hắn và tiếp tục bước tới.

Các học sinh xung quanh không biết phải phản ứng như thế nào, hầu hết vẫn dõi mắt theo tôi, trong lúc tôi ngồi vào bàn giữa một cô gái tóc đỏ và một nam sinh quá khổ, cậu ta chú mục vào tôi, miệng há hốc ra.

Cô Burton đứng ở đầu lớp học. Trong cô có vẻ hoang mang, nhưng rồi cô cũng nhún vai, giải thích lí do vì đâu quanh sao Thổ lại có những vòng đai, vì sao chúng lại được tạo thành chủ yếu từ các phân tử đá và bụi. Sau một hồi, tôi thôi chú ý đến cô giáo mà lướt mắt nhìn sang các học sinh khác - những con người mới mà tôi sẽ phải giữ một khoàng cách nhất định, một lằn ranh an toàn vừa đủ để tôi có các mối quan hệ bạn bè thông thường, đồng thời vẫn giữ được bí mật của mình, cũng như không trở thành một kẻ lập dị kì khôi. Vậy mà hôm nay, tôi lại làm một trò kì quặc.

Tôi hít vào một hơi thật sâu rồi thở ra một cách chậm rãi. Bụng dạ vẫn còn chộn rộn, một bên chân vẫn còn chưa hết run. Đôi bàn tay thì ấm dần. Trước tôi ba bàn là tên Mark James. Có một lần hắn quay lại nhìn tôi, sau đó thì thầm vào tai Sarah. Cô gái quay lại. Có vẻ như cô gái ấy rất tuyệt vời, nhưng chuyện cô nàng đã từng hẹn hò với Mark khiến tôi không khỏi thắc mắc. Sarah tặng cho tôi một nụ cười thật hiền. Rất muốn cười đáp lại, nhưng không hiểu sao toàn thân tôi cứng đờ. Mark thì thào thêm một điều gì đó với cô bạn, nhưng cô lắc đầu và đẩy hắn ra. Một khi đã tập trung, thì thính giác của tôi nhạy hơn hẳn người bình thường, tuy nhiên, lúc này, nụ cười của Sarah làm cho tôi bối rối đến nỗi không thể làm được điều đó. Ước gì tôi có thể nghe được những lời họ đã trao đổi với nhau.

Tôi xòe tay ra rồi nắm lại. Lòng bàn tay của tôi túa đầy mồ hôi và bắt đầu tỏa nhiệt lượng. Một hơi thở sâu khác. Thị lực của tôi nhòe dần. Năm phút trôi qua, rồi mười phút. Cô Burton vẫn đang say mê với bài giảng của mình nhưng tôi lại không thể ghi nhận được một lời. Tôi siết hai nắm tay lại, rồi mở ra. Hơi thở như tắt trong cổ họng tôi. Một quầng sáng lờ mờ chợt xuất hiện trong bàn tay phải. Tôi chú mục vào đó, điếng người, kinh ngạc. Vài giây sau, quầng sáng ấy bắt đầu hiện ra rõ nét hơn.

Tôi nắm chặt hai bàn tay lại. Thoạt đầu, tôi lo rằng một đồng đội khác gặp chuyện. Nhưng chuyện gì mới được? Rõ ràng là chúng tôi không thể bị giết bừa rồi. Đó là cơ chế hộ thân của mảnh bùa trước ngực. Nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa rằng họ sẽ không thể gặp nguy hiểm? Liệu có người nào đang bị chặt đứt bàn tay phải hay không? Không bao giờ tôi có thể biết được. Tuy nhiên, nếu có chuyện gì thì các vết sẹo nơi mắt cá sẽ cảm ứng cho tôi ngay. Trong thời khắc ấy, tôi chợt nảy ra một ý niệm khác. Có lẽ Biệt năng đầu tiên của tôi đang hiển hiện.

Rút điện thoại di động ra khỏi balô, tôi gửi tin nhắn cho bác Henri đúng một từ duy nhất: DFN - từ đúng lẽ ra phải là: DEN. Đầu óc quay cuồng, đến độ tôi không thể nghĩ ra một lời nào khác, vẫn nắm chặt hai bàn tay, tôi đặt chúng xuống đùi. Cả hai bàn tay đang tỏa sáng và không ngừng run rẩy. Tôi mở hai tay ra. Tay trái của tôi đang đỏ tấy, còn tay phải thì phát sáng. Tôi chuyển điểm nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường, cũng chẳng còn mấy thời gian nữa. Một khi ra khỏi lớp học, tôi sẽ tìm ngay một căn phòng trống rồi gọi điện thoại cho bác Henri, hỏi bác xem đang xảy ra chuyện gì. Giờ thì tôi ngồi nhẩm đếm các giây: sáu mươi, năm mươi chín, năm mươi tám. Tôi có cảm giác như một thứ gì đó sắp sửa bùng nổ trong tay mình. Tôi cố tập trung tâm trí vào các con sổ. Bốn mươi, ba mươi chín. Hai bàn tay tôi bắt đầu có cảm giác râm ran, hệt như trong lòng bàn tay đang bị cắm đầy những cây kim nhỏ. Hai mươi tám, hai mươi bảy. Tôi mở mắt ra, nhìn chằm chằm về phía trước, tập trung vào Sarah với hi vọng sẽ làm bản thân xao lãng phần nào. Mười lăm, mười bốn. Nhìn cô gái ấy càng chỉ khiến cho mọi thứ tôi tệ hơn. Những cây kim lúc này chẳng khác nào những chiếc vuốt, những chiếc vuốt đã được đặt trong lò và nung đến nóng đỏ. Tám, bảy.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 4-9-2013 09:16:38 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 4.4


Chuông reo, ngay lập tức, tôi đứng bật dậy và bước ra khỏi phòng, len qua những học sinh khác. Váng vất, hai chân tôi bắt đầu chòng chành. Tôi cứ đi xuôi về phía cuối hành lang, không hề ý thức được là mình đi đâu, song, tôi vẫn có cảm giác rõ ràng rằng có người nào đó đang bám theo mình. Rút chương trình học ra khỏi túi, tôi kiểm tra lại số hộc tủ cá nhân. May sao, hộc tủ của tôi nằm ngay bên phải. Tôi dừng bước, gục đầu vào cánh cửa bằng kim loại. Lắc đầu, tôi nhận ra rằng vì quá hối hả ra khỏi lớp mà tôi đã bỏ quên balô lẫn chiếc điện thoại ở trong đó. Bất chợt, một ai đó xô tôi.

- Sao hả, thằng cứng đầu?

Tôi sẩy chân, suýt ngã, nhìn lại. Mark đang đứng chần dần ngay ở trước mặt tôi, cười mỉm.

- Sao? - Hắn hỏi.

- Không có gì - Tôi đáp cụt lủn.

Đầu óc tôi quay cuồng. Tôi có cảm giác như mình sắp sửa bất tỉnh đến nơi. Hai bàn tay tôi như đang nằm trong lửa. Điều đang xảy đến với tôi thật không có gì còn tồi tệ hơn được nữa. Kẻ đối diện lại xô tôi.

- Không có giáo viên ở đây, mày hết cứng đầu rồi phải không?

Mất thăng bằng quá đỗi, tôi trượt chân, ngã dúi xuống đất. Sarah bỗng xuất hiện, tiến tới trước mặt Mark.

- Để cho cậu ấy yên - Cô gái lên tiếng.

- Không phải chuyện của em - Hắn trả lời cô bạn.

- Phải. Cứ thấy tôi nói chuyện với người khác là anh ngay lập tức lại gây sự với người ta. Đây chỉ là một lý do vì sao chúng ta không chơi với nhau được nữa đấy.

Tôi lồm cồm đứng dậy. Sarah cúi xuống giúp, nhưng ngay khi cô gái vừa chạm vào người tôi, cơn đau ở hai tay tôi bỗng thốn lên và trong đầu tôi giống như đang có một luồng sét bổ xuống. Tôi xoay người lại, hối hả bỏ đi, ngược hướng với lớp học thiên văn. Tôi hiểu mọi người sẽ nghĩ rằng tôi là thằng chết nhát đang bỏ chạy, nhưng tôi đang có cảm giác mình sắp ngã quị xuống đến nơi rồi. Rồi tôi sẽ nói lời cảm ơn Sarah, giải quyết mâu thuẫn với Mark, nhưng mà là sau này. Còn trong thời điểm hiện tại, tôi cần tìm gấp một căn phòng có khóa.

Tôi đi về cuối hành lang, băng ngang qua lối chính vào trường. Lần dò lại trí nhớ về sự chỉ dẫn của thầy Harris, tôi cố nhớ lại vị trí của những căn phòng khác. Nếu tôi không lầm, ở cuối hành lang này là hội trường, các phòng văn nghệ, các phòng mỹ thuật. Guồng chân của tôi bắt đầu tăng tốc, cố chạy hết sức trong tình trạng hiện thời. Sau lưng, tôi nghe thấy Mark hét lên với tôi, và Sarah hét lên với hắn. Cuối cùng, tôi cũng mở được cánh cửa đầu tiên mà bàn tay có thể với tới, đoạn đóng cửa lại. May thay cửa có khóa, tôi bấm chốt.

Căn phòng tối om. Các thước phim âm bản được treo mắc để hong cho ráo. Tôi đổ gục xuống sàn. Đầu óc tôi quay cuồng, và tay thì đang cháy nóng. Kể từ lúc trông thấy luồng sáng, tôi vẫn luôn siết tay lại. Lúc này, tôi quan sát chúng một lần nữa, bàn tay phải của tối vẫn đang phát sáng, chập chờn. Tôi bắt đầu hoang mang.

Tôi ngồi trên sàn, mồ hôi làm xót cả hai mắt, còn hai tay thì đau đớn vô cùng. Tôi ý thức được sự hiện hình của các Biệt năng, nhưng không ngờ là phải chịu đựng những hành hạ này. Mở hai bàn tay, tôi nhận ra lòng bàn tay phải sáng bừng, luồng sáng đang bắt đầu tập trung lại. Ở bàn tay trái, ánh sáng còn đang lập lòe, cảm giác rát buốt gần như không thể chịu đựng nổi. Ước gì bác Henri đang đến đây. Mong sao bác đang trên đường đi đến.

Khép mắt lại, tôi vòng tay trước ngực, ngồi ngật ngừ tới lui trên sàn, nghe cơ thể mình đau nhức. Tôi không rõ thời gian đã trôi qua bao lâu. Một phút? Hay mười phút? Chuông reo, báo hiệu thời điểm bắt đầu của tiết học tiếp theo. Tôi nhận ra tiếng người đang trò chuyện ở bên ngoài cửa. Cánh cửa rung lên đôi lần, nhưng vì cửa khóa nên không ai có thể vào được. Tôi tiếp tục động tác tự vỗ về chính bản thân mình với hai mắt nhắm nghiền. Tiếng gõ cửa bắt đầu vang lên. Tiếng nói đứt quãng không sao ghi nhận được. Tôi mở mắt ra, ánh sáng trong hai lòng bàn tay đã thắp sáng toàn bộ căn phòng. Tôi nắm ngay hai tay lại, cố ngăn luồng sáng, nhưng các tia quang học vẫn len lỏi thoát ra được qua các kẽ tay. Cánh cửa lại bắt đầu rung lên. Liệu họ sẽ nghĩ gì khi thấy tay tôi phát sáng? Không biết giấu đi đằng nào nữa. Tôi biết phải giải thích như thế nào?

- John? Mở cửa ra... bố đây - Một giọng nói chợt cất lên.

Một nỗi nhẹ nhõm ngập tràn khắp cơ thể. Chính là giọng nói của bác Henri, giọng nói duy nhất trên thế giới này tôi muốn nghe.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách