Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 1846|Trả lời: 4
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Các xu hướng phát triển của điện ảnh Trung Hoa Đại Lục

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Các xu hướng phát triển của điện ảnh Trung Hoa Đại Lục




Điện ảnh Trung Hoa đã trải qua chặng đường dài kể từ ngày điện ảnh Hong Kong Thiệu Thị chiếm thế thượng phong trên thị trường phim ảnh Hoa ngữ vào những năm 70. Nền công nghiệp điện ảnh Hoa ngữ trong 20 năm qua phát triển nhanh đến nỗi đã kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực chuyên ngành và các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu điện ảnh Hoa ngữ. Một số xu hướng đến và nhanh chóng đi qua, và khi quay trở lại, có lẽ chúng sẽ không bao giờ được như trước đây.

Ngành công nghiệp điện ảnh Hoa ngữ, ngoại trừ một số phân nhánh như của Hong Kong và Đài Loan, thì còn lại đều đóng cửa với truyền thông quốc tế sau Cách mạng Cộng hòa, nhưng khi cuộc cách mạng văn hóa kết thúc và các chính sách tái thiết lập của chủ tịch Đặng Tiểu Bình vào đầu thập niên 80, nền điện ảnh quốc gia đã tiến hành mở cửa. Những thành công đầu tiên của “Đệ ngũ đại đạo diễn” của Trung Hoa (những người tốt nghiệp Học viện điện ảnh Bắc Kinh năm 1982), trong đó có Trương Nghệ Mưu, Điền Tráng Tráng và Trần Khải Ca vào giữa cuối những năm 80, đã mở ra con đường cho điện ảnh Hoa ngữ vươn đến tầm quốc tế, nhưng sau đó chỉ những khán giả có “khẩu vị đặc biệt” mới có khả năng thưởng thức và đánh giá phong cách làm phim độc đáo của các vị đạo diễn lừng danh này. Các tác phẩm của họ không mấy “thân thiện” với doanh thu phòng vé, và phần lớn các phim bom tấn Hoa ngữ lúc bấy giờ đều do các nhà sản xuất Hong Kong thực hiện với sự tham gia  diễn xuất  của các ngôi sao Hong Kong.

Nhưng điện ảnh Trung Hoa đã nhanh chóng thoát khỏi cái bóng của điện ảnh Hong Kong và chiếm ưu thế nhờ vào chính sách kiểm duyệt. Sự phát triển thần tốc và cống hiến vượt bậc đã tạo dựng nền tảng phát triển vô cùng to lớn cho nền kinh tế Trung Hoa, và công nghiệp điện ảnh Trung Hoa cũng không mấy khác biệt. Thị trường phim ảnh Trung Hoa đã trải qua tiến trình không giống bất cứ ai trong 1 thập kỷ qua. Từ lúc là một trong những nền điện ảnh không được chú ý nhất cho đến khi trở thành kinh đô điện ảnh thứ 2 sau Hollywood, điện ảnh Trung Hoa chắc chắn là một tấm gương đáng để học tập.

Giai đoạn 1: Sự trở về của Thế hệ thứ 5




"Anh Hùng" của Trương Nghệ Mưu


Xu hướng thú vị đầu tiên trong điện ảnh Hoa ngữ bắt đầu từ năm 2002, với sự ra đời của phim điện ảnh võ thuật “Anh Hùng” do Trương Nghệ Mưu thực hiện. “Anh Hùng” đã thành công trong việc gieo vào hạt giống tạo nên xu hướng mới cho các tác phẩm Hoa ngữ kinh phí cao. Các đạo diễn thuộc thế hệ thứ 5, được quốc tế biết đến với chủ đề chống-chủ nghĩa-xã hội-hiện thực trong các tác phẩm trước đó của họ, bước ra khỏi khuôn khổ “ngôi nhà nghệ thuật” độc lập để đầu tư vào những tác phẩm đặc biệt và quy mô hơn.

Vào thời điểm ra mắt vào tháng 10 năm 2002, “Anh Hùng” được biết đến là phim điện ảnh Hoa ngữ đầu tư kinh phí lớn và doanh thu cao nhất trong lịch sử. Kinh phí thực hiện lên đến 217 triệu NDT, “Anh Hùng” đảm bảo doanh thu phòng vé toàn cầu với hơn 1,2 tỉ NDT, làm nên hiện tượng và thành công không ngờ đến. Những tác phẩm ra đời sau “Anh Hùng” như “Thiên Địa Anh Hùng” năm 2003, “Vô Cực” năm 2005, “Dạ Yến” năm 2006, và “Mạch Điền” năm 2009, tất cả đều do các đạo diễn thế hệ thứ 5 thực hiện, với tham vọng cạnh tranh với “Anh Hùng” bằng cách kết hợp bối cảnh lịch sử tương tự, âm mưu và các yếu tố võ hiệp hoành tráng. Tuy nhiên, những bộ phim này đều thất bại doanh thu phòng vé và rơi vào quên lãng. “Thập Diện Mai Phục” của Trương Nghệ Mưu là bộ phim thuộc thể loại “hậu anh hùng” duy nhất đạt được thành công vang dội trong lẫn ngoài Trung Hoa.

Giai Đoạn 2: Ảnh hưởng của điện ảnh Hong Kong



Bất chấp xu hướng phát triển của các xuất phẩm bom tấn Hoa ngữ, Trung Hoa Đại Lục vẫn chịu sự ảnh hưởng của Hong Kong. “Anh Hùng” của Trương Nghệ Mưu là tác phẩm hợp tác với Hong Kong, và những lời khen ngợi đều xoay quanh các ngôi sao Hong Kong như Lương Triều Vỹ, Trương Mạn Ngọc và Chân Tử Đan – được xem là nhân tố chính góp phần nên thành công của bộ phim. Thậm chí Lý Liên Kiệt, một diễn viên Đại Lục, lại được xem là một trong những diễn viên Hong Kong vì anh nổi tiếng với các phim điện ảnh Hong Kong. Bản thân “Anh Hùng” cũng đã bị ảnh hưởng bởi phong cách  hành động của điện ảnh Hong Kong.

Chịu ảnh hưởng trước danh tiếng của nền công nghiệp điện ảnh Hong Kong thịnh vượng, phần lớn các tác phẩm bom tấn của Đại Lục trong suốt thời kỳ này đều hợp tác với các xưởng phim Hong Kong, với sự tham gia của các diễn viên Hong Kong đóng vai chính. Trương Nghệ Mưu là đạo diễn Trung Hoa duy nhất đạt thành công về mặt thương mại vào thời điểm bấy giờ, với phim điện ảnh cổ trang kinh phí cao ăn khách năm 2006 “Hoàng Kim Giáp”, với sự tham gia diễn xuất của nam diễn viên Hong Kong Châu Nhuận Phát.

“Hoàng Kim Giáp” cũng là tác phẩm cuối cùng của đạo diễn Hoa ngữ có thể càn quét phòng vé Đại Lục. Những tác phẩm sau này của Trương Nghệ Mưu như “Tam Thương Phách Án Kinh Kỳ”, “Sơn Tra Thụ Chi Luyến” và “Kim Lăng Thập Tam Thoa” đều đạt doanh thu bình thường. Đạo diễn được đánh giá cao Phùng Tiểu Cương với tác phẩm “Trở về 1942” cũng gây thất vọng. Giai đoạn hoàng kim của điện ảnh Trung Hoa Đại Lục đã qua, và dường như khán giả cũng không còn hứng thú xem những chất liệu được xào đi xào lại nhiều lần.

Thành công của “Anh Hùng” ở Đại Lục đã mở ra con đường cho những đạo diễn Hong kong đi tìm những cơ hội mới của Đại Lục, và từ năm 2005 trở lại đây, điện ảnh Đại Lục đã chứng kiến sự trỗi dậy của lớp đạo diễn Hong Kong đảm nhận những dự án phim tiếng Phổ Thông. Điều này bắt đầu khi Từ Khắc trình làng tác phẩm võ hiệp “Thất Kiếm” của mình với Đại Lục. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết “Thất Kiếm Hạ Thiên Sơn” của nhà văn Lương Vũ Sinh.

Nối gót thành công phòng vé của “Thất Kiếm”, Trần Khả Tân, Châu Tinh Trì, Ngô Vũ Sâm, Nhĩ Đông Thăng, Mạch Triệu Huy, Trang Văn Cường, và các đạo diễn Hong Kong khác đã thẳng tiến ra đời những tác phẩm điện ảnh thành công về mặt thương mại ở Đại Lục. Giống như Trương Nghệ Mưu đã từng làm trong “Anh Hùng”, các đạo diễn Hong Kong hy vọng có thể mang khán giả Đại Lục đến với những bộ phim kinh phí cao, dàn diễn viên nặng ký, với những “gia vị” nghệ thuật của chính họ.

Phong cách làm phim chớp nhoáng theo kiểu Hollywood của Hong Kong đã gây chú ý với khán giả Đại Lục. Dòng phim cổ trang được mang trở lại phòng vé, và các phim điện ảnh sử thi Hong Kong như “Mặc Công”, “Đầu Danh Trạng”, “Giang Sơn Mỹ Nhân” và “Họa Bì” đã trở thành những suất chiếu bắp rang không thể quên với khán giả.

Giai Đoạn 3: Sự tuột dốc của điện ảnh Hong Kong



Phim điện ảnh hài lãng mạn "Xuân Kiều - Chí Minh"


Sau “Xích Bích” của Ngô Vũ Sâm, các đạo diễn Hong Kong gặp phải bế tắc trong nền công nghiệp điện ảnh Đại Lục. Tác phẩm điện ảnh cổ trang Hong Kong thành công duy nhất sau “Xích Bích” là “Địch Nhân Kiệt: Thông Thiên Đế Quốc” của Từ Khắc. Series phim “Transformers ” với công nghệ 3D của điện ảnh Hollywood đã thay đổi quan điểm hạn hẹp rằng khán giả Đại Lục thì phải đi xem phim của chính nước mình, và các dòng phim kiểu “Anh Hùng” cũng không còn được xem là sáng tạo.

Điện ảnh Hong Kong không chỉ thất bại ở Đại Lục, mà nó còn thất bại ở Hong Kong. Trên thực tế, thất bại của những bộ phim Hong Kong kinh phí cao ngay tại thị trường của chính mình là một trong những nguyên nhân vì sao các đạo diễn Hong Kong chuyển hướng sang Đại Lục. Khán giả Hong Kong thích xem các tác phẩm Hollywood dàn dựng công phu, những chương trình truyền hình Mỹ, và các phim nội địa kinh phí thấp. Phim tình cảm hài lãng mạn “Xuân Kiều và Chí Minh” gặt hái thành công lớn tại Hong Kong. Thậm chí tác phẩm kinh phí thấp “Hài Kịch Dung Tục” còn phá vỡ kỷ lục phòng vé. Những phim điện ảnh hợp tác sản xuất Hong Kong-Đại Lục như “Long Môn Phi Giáp”, “Quan Vân Trường” và “Tân Thiếu Lâm Tự” đều thất bại ở Hong Kong.

Về phần Trung Hoa Đại Lục, các tác phẩm hợp tác sản xuất được tiêu thụ tốt hơn trên lãnh thổ của họ, nhưng lại nhận được lời khen chê lẫn lộn. Kết quả là, một số đạo diễn thử sức bắt tay vào thực hiện những “chất liệu mới”, như các thể loại khoa học viễn tưởng hay tâm lý hồi hộp, nhưng những phim này lại bị che phủ bởi cái bóng quá lớn của Hollywood.

Giai Đoạn 4: Sự trỗi dậy của thế hệ đạo diễn thứ 6



“Trù Tử, Hí Tử, Bĩ Tử”


Khi các đạo diễn Hong Kong quay trở về thị trường phim ảnh nội địa để sản xuất những tác phẩm nhỏ hơn, thì nhiều đạo diễn Đại Lục cũng làm như vậy và hòa nhập vào lớp đạo diễn thuộc “thế hệ thứ 6”. “Thế hệ đạo diễn thứ 6” – dùng để chỉ những lớp đạo diễn trẻ hơn được quốc tế công nhận sau Thế hệ thứ 5 – đã lần lượt chiếm ưu thế sau thời kỳ làm phim lặng lẽ.

Thế hệ đạo diễn thứ 6 bắt đầu manh nha từ đầu những năm 90. Với phong cách làm phim kinh phí thấp không chuyên, cách thức quay phim tài liệu, đề tài cá nhân, và ưu tiên tuyển chọn các diễn viên tay ngang, đã biến Thế hệ làm phim thứ 6 trở thành chủ đề của nhiều công trình nghiên cứu liên ngành của điện ảnh Hoa ngữ. Các đạo diễn thuộc thế hệ thứ 6 chưa bao giờ thực hiện những bộ phim thành công về mặt thương mại, nhưng với một Đại Lục luôn háo hức chào đón những tài năng mới, thì những đạo diễn “ngầm” này cuối cùng cũng có cơ hội để tỏa sáng.

“Cuộc đua kinh hoàng” của đạo diễn Ninh Hạo năm 2009 đã đứng đầu doanh thu phòng vé, thu về hơn 100 triệu NDT ở Đại Lục. Cùng năm đó, tác phẩm “Nam Kinh! Nam Kinh!” của Lục Xuyên cũng nối gót với 170 triệu NDT. Trong thời gian này, Vương Tiểu Suất cho ra đời xuất phẩm thành công về mặt thương mại nhất của mình, “Tả Hữu”. Những tác phẩm điện ảnh tương tự truyền hình khác do Thế hệ làm phim thứ 6 thực hiện, gồm có “Bạch Lộc Nguyên”, “Hoàng Kim Đại Kiếp Án”, “Tương Ái”, và “Trù Tử, Hí Tử, Bĩ Tử”, tất cả đều vượt hơn 100 triệu NDT doanh thu phòng vé; trong đó bộ phim gần đây là thành công nhất, kết thúc cuộc chạy đua các rạp chiếu với hơn 270 triệu NDT.

Có thể rút ra một số kết luận vì sao Thế hệ đạo diễn thứ 6 đột nhiên trở thành phúc tinh phòng vé. Thứ nhất, họ không làm những phim truyền hình hành động cổ trang. Thứ hai, họ sẵn sàng bỏ ngoài yếu tố phòng vé và chọn cách theo đuổi thế mạnh của mình, hơn là bắt chước thành công của những người đi trước. Thứ ba, phim của họ có kinh phí sản xuất thấp, vậy nên lợi nhuận thu về sẽ cao hơn.

Giai Đoạn 5: Lớp đạo diễn tân binh





Triệu Vy


Trong 2 năm qua, Trung Hoa Đại Lục đối diện với với trào lưu mới – sự trỗi dậy của lớp đạo diễn được gọi là “tân binh” và những cú “Hit” phòng vé mới đây của họ. Tuy nhiên, tên gọi của trào lưu mới này, có thể gây nhầm lẫn. Những đạo diễn có bước đột phá gần đây như Lý Ngọc, Từ Tịnh Lôi, Từ Tranh, Tiết Hiểu Lộ và Triệu Vy đều được giới truyền thông Hoa ngữ phong là “lớp đạo diễn tân binh”, nhưng vì họ là những nghệ sỹ đã đạt được thành tựu và tích lũy nhiều năm kinh nghiệm diễn xuất trước khi khởi nghiệp đạo diễn, nên cụm từ “tân binh” có vẻ không phù hợp.

Từ Tịnh Lôi, Từ Tranh và Triệu Vy tất cả đều là những ngôi sao phòng vé trước khi họ chuyển hướng sang đạo diễn phim. Lý Ngọc không phải là diễn viên, nhưng cô là một đấu thủ dày dạn kinh nghiệm, vì đã thực hiện 7 tác phẩm độc lập trước khi cho ra đời bộ phim ăn khách hàng triệu dollar “Hai Lần Lộ Diện” vào năm 2012. Tiết Hiểu Lộ bản thân là một biên kịch xuất chúng trước khi cô bắt đầu sự nghiệp đạo diễn, với sự bùng nổ của phim hài lãng mạn đứng đầu doanh thu phòng vé “Bắc Kinh Ngộ Thượng Tây Nhã Đồ” (Finding Mr. Right), thu về hơn 575 triệu NDT.

Hiện tượng trào lưu đạo diễn mới này cũng có ảnh hưởng đến Hong Kong và Đài Loan – nữ diễn viên Hong Kong Dương Thái Ni hiện đang chuẩn bị cho tác phẩm đạo diễn đầu tay của mình “Hoa Hồng Giáng Sinh”; Quán quân phòng vé Đài Loan “Những năm tháng ấy, cô gái mà chúng ta cùng theo đuổi” (You Are the Apple of My Eye), là tác phẩm khởi nghiệp đạo diễn của Cửu Bả Đao.

Vậy vì sao những đạo diễn “tân binh” này đạt được thành công lớn như vậy? Họ có sự khác biệt gì với lớp thế hệ thứ 5, thứ 6 và các đạo diễn Hong Kong?

Giống như thế hệ làm phim thứ 6 đi trước, các đạo diễn tân binh là những người sẵn sàng “lăn xả”. Họ cố gắng thích nghi với xu hướng và đem phong cách mới vào phim của mình – phần lớn các tác phẩm ăn khách đình đám Hoa ngữ gần đây đều thuộc thể loại hiện đại thay vì sử thi hoành tráng. Thêm vào đó, các đạo diễn tân binh đều hướng đến đối tượng khán giả khác nhau. Các bom tấn phòng vé gần đây giống như “Finding Mr. Right”, “Thất Tình 33 Ngày”, và “Gửi thời thanh xuân đã xa của chúng ta” đều là những phim hài lãng mạn, rất thu hút khán giả nữ. Thật ra, xu hướng mới này đã làm xuất hiện những thành kiến về giới tính trong cách làm phim, nhưng với những thay đổi xã hội vượt bậc trong mấy năm gần đây, thì điều này không bao giờ là ý tưởng tồi để thử những cái mới.

Năm nay, điện ảnh Đại Lục lại tiếp tục chứng kiến sự vực dậy của thế hệ đạo diễn mới, những tác phẩm hiện đại, và quan điểm hợp thời, nhưng với bối cảnh biến đổi không ngừng nghỉ của Trung Hoa, thì tương lai vốn là điều không bao giờ đoán trước được.

cre: here
[email protected]

Rate

Số người tham gia 2Sức gió +10 Thu lại Lý do
millyapple + 5 Ủng hộ 1 cái!
Lộng_Nguyệt + 5 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
Đăng lúc 19-5-2013 14:40:50 | Chỉ xem của tác giả
rất ấn tượng, phải nói là có nhiều cái bên tàu làm rất đâu ra đấy
họ có định hướng cho ngành điện ảnh, biết tận dụng ưu thế và không ngừng vươn lên
mọi người hay anti Trung Quốc 1 cách mù quáng mà không chịu thừa nhận là họ có những thành tựu k thể phủ nhận!
cảm ơn bạn đã dịch tin
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 19-5-2013 20:15:07 | Chỉ xem của tác giả
Không phải nền điện ảnh nào cũng có thể làm ra những cột mốc và giai đoạn như vậy
Sự phát triển của điện ảnh Trung Quốc có định hướng và xu thế hẳn hoi, đúng là đáng ngưỡng mộ mà, họ tận dụng được tiềm lực và ưu thế trong làm phim
Cảm ơn bạn đã dịch 1 tin hay ntn ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 19-5-2013 21:43:42 | Chỉ xem của tác giả
Mình nể phục nền điện ảnh Trung Quốc định hướng cho từng giai đoạn khoảng thời gian phát triển riêng phải nói đáng kinh ngạc và trầm trồ như thế mới tiến xa và phát triển mạnh hơn nữa!!!
Đầu tư vào phim phải kĩ lưỡng và chặt chẽ kịch bản hay, có con mắt làm phim giỏi cũng như các diễn viên thể hiện xuất sắc để truyền đạt hết cái tinh túy của phim>>>Ngưỡng mộ@@
Cũng như rất khâm phục các diễn viên minh tinh chuyển hướng sang làm đạo diễn họ biết tận dụng cái nhìn cái hay của mình để đóng góp 1 cách nghiêm tục tỉ mỉ để cho ra đời bộ phim có ý nghĩa thiết thực!!!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
Đăng lúc 19-5-2013 23:41:55 | Chỉ xem của tác giả
Mình luôn thích phim Trung Quốc dàn dựng.
Vì nội dung rất sâu sắc và hình tượng công phu.
Mặc dù nhiều người không thích Trung Quốc, nhưng với mình cái nào hay vẫn xem và vẫn học {:152:}
Phim Đài Loan và Hồng Kong chỉ là phim giải trí, ít có giá trị bao quát xã hội và ít hiện thực.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách