Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 34507|Trả lời: 141
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại] Công Tước Và Em | Julia Quinn

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Tên tác phẩm: Công Tước Và Em
Tác giả: Julia Quinn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: loidich.com




Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
mint.doli + 5 Tích cực :*

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 31-10-2011 12:57:08 | Chỉ xem của tác giả
Giới thiệu


‘The Duke and I’ thuộc series gia đình nhà Bridgerton, có tất cả 8 cuốn, kể về 8 người con trong gia đình, được đặt tên theo thứ tự A, B, C, D, E, F, G, H. Mỗi quyển sách là một cuộc hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc của họ, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, mà là lắm chông gai. Mỗi quyển sách mang cho mình một sắc màu. Có khi đó là màu hồng của câu chuyện tựa như cổ tích, cũng với hoàng tử và lọ lem; có khi đó là màu rực rỡ của tất cả những bông hoa trong khu vườn ngày ấy…

Đây là quyển đầu tiên trong series, kể về Daphne Bridgerton, cô con gái lớn nhất và là người con thứ tư trong gia đình. Cô yêu Simon Basset, chàng Công tước đã thề sẽ từ bỏ hôn nhân.

Mãi mãi.

Ngay cả khi đối diện với sự sống còn, bị lôi vào cuộc đấu súng với Anthony – anh trai cô, mà chắc chắn chỉ có chết, những gì anh nói vẫn đơn giản chỉ là Tôi không thể lấy em…

Vậy, The Duke and I – Công tước và em, mang màu gì? Câu chuyện của họ rồi sẽ ra sao? Hãy đọc và cùng cảm nhận.

Bình luận

hjhj cái này là e trans hả ^^ sẽ cố gắng theo dõi :)  Đăng lúc 31-10-2011 10:22 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 31-10-2011 13:02:19 | Chỉ xem của tác giả
Mở đầu


Ngày sinh của Simon Arthur Henry Fitzranulph Basset, Bá tước Clyvedon, được tổ chức rất long trọng. Nhà thờ đổ chuông trong hàng giờ liền, champagne được xả lênh láng hào phóng trong khuôn viên tòa lâu đài khổng lồ, nơi cậu bé mới sinh gọi là nhà, và cha ngài Bá tước nhỏ tuổi yêu cầu toàn thể dân làng Clyvedon nghỉ việc để tham dự yến tiệc và kì nghỉ.

“Đây,” bác bán bánh mì nói với người thợ rèn, “không phải là đứa trẻ bình thường.”

Simon Arthur Henry Fitzranulph Basset không phải được sinh ra để cả đời sống với tước vị là Bá tước Clyvedon. Đó chỉ là một tước vị có được do ưu đãi.

Simon Arthur Henry Fitzranulph Basset – cậu bé con có nhiều tên hơn hẳn bất kỳ đứa trẻ nào khác – là người thừa kế một trong những tước vị Công tước lâu đời và giàu có nhất nước Anh. Và cha cậu bé, ngài Công tước Hastings thứ chín, đã chờ đợi khoảnh khắc này trong nhiều năm liền.

Khi ngài đứng trong đại sảnh bên ngoài phòng sinh của vợ, nâng niu đứa con đỏ hỏn đang khóc ầm ĩ trong tay, trái tim ngài Công tước gần như nổ tung vì tự hào. Nhiều năm sau khi bước qua tuổi 40, ngài đã chứng kiến biết bao người bạn của mình – những vị Công tước và Bá tước khác, tất cả – đều sinh ra hết người thừa kế này đến người thừa kế nọ. Một vài người có con gái trước khi đứa con trai quý giá của họ được sinh ra, nhưng cuối cùng, tất cả họ đều tin chắc dòng dõi của họ sẽ tiếp tục, dòng máu của họ sẽ được truyền lại cho thế hệ tiếp theo.

Nhưng không phải ngài Công tước Hastings. Mặc dù vợ ngài đã mang thai năm lần trong suốt 15 năm hôn nhân của họ, chỉ hai lần bà hạ sinh, và cả hai lần con ngài đều chết yểu ngay khi mới chào đời. Sau lần mang thai thứ năm, kết thúc bằng việc sẩy thai vào tháng thứ năm của thai kỳ, các bác sĩ đều cảnh báo họ không nên thử thêm một lần có con nào khác. Mạng sống của nữ Công tước đã ở trong tình trạng nguy hiểm. Bà quá yếu, quá mỏng manh, và có thể, họ nhẹ nhàng nói, quá lớn tuổi rồi. Ngài Công tước chỉ đơn giản cố gắng chấp nhận thực tế, rằng tước vị sẽ không còn liên quan đến dòng họ Basset nữa.

Nhưng nữ Công tước, Chúa phù hộ cho bà, biết rõ vai trò của mình, sau sáu tháng hồi phục, đã mở cánh cửa thông giữa phòng ngủ của họ, và ngài Công tước lại tiếp tục yêu cầu có một đứa con trai.

Năm tháng sau, nữ Công tước thông báo cho ngài biết, bà đã có mang. Tâm trạng của ngài Công tước lập tức phấn chấn hẳn lên, bằng một niềm tin không gì lay chuyển được – chắc chắn là không gì lay chuyển được – rằng lần mang thai này sẽ thành công. Nữ Công tước đang nằm trên giường trong giây phút bà nhận ra mình đã trễ tháng. Các bác sĩ đến khám cho bà mỗi ngày, và trong suốt thời kỳ mang thai ấy, ngài Công tước đã mời vị bác sĩ được nể trọng nhất ở London, trả cho ông ta một khoản hậu hĩnh để tạm thời rời khỏi phòng mạch của mình, đến sống ở lâu đài Clyvedon.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 31-10-2011 13:04:55 | Chỉ xem của tác giả
Ngài Công tước không còn cơ hội nào khác ngoài lần này. Ngài phải có một đứa con trai, và tước vị sẽ vẫn ở trong tay của dòng họ Basset.

Kinh nghiệm về những cơn đau của nữ Công tước đến sớm hơn một tháng, những tấm đệm được lót dưới hông bà. Trọng lực sẽ giúp đứa bé bên trong, bác sĩ Stubbs giải thích. Ngài Công tước nghĩ đó là một lập luận có cơ sở, và, vị bác sĩ rời đi vào buổi chiều, sau khi đặt những tấm đệm khác cho vợ ngài, giúp bà nằm theo một góc nghiêng hai mươi độ. Bà đã nằm trong tư thế ấy suốt một tháng.

Rồi cuối cùng, khoảnh khắc ấy cũng đến. Tất cả mọi người đều cầu nguyện cho ngài Công tước, người luôn muốn có một người thừa kế, và cả cho nữ Công tước, lúc bấy giờ rất mảnh khảnh và yếu ớt, vào lúc vòng bụng của bà ngày càng tròn và to hơn. Tất cả đều cố gắng không hy vọng quá nhiều – bởi nữ Công tước đã hai lần hạ sinh và cả hai lần đều phải chôn đứa bé. Ngay cả nếu như bà an toàn sinh hạ một đứa trẻ, thì đứa trẻ ấy, chà, rất có thể là một bé gái.

Khi tiếng hét của nữ Công tước ngày một lớn và lặp lại thường xuyên hơn, ngài Công tước xô cửa bước vào phòng bà, mặc kệ lời phản đối của bác sĩ, bà đỡ và cả đám hầu gái. Ngài nhất quyết phải ở đây, dù nơi đây đang hỗn độn cả lên bởi máu và máu, để chứng kiến giây phút được biết giới tính của đứa bé.

Đầu đứa bé xuất hiện trước, rồi đến bờ vai. Mọi người đều cúi người quan sát nữ Công tước căng ra và cố gắng, và rồi…

Và rồi ngài Công tước biết đó là Chúa, và ngài mỉm cười với toàn thể dòng tộc Basset. Ngài cho bà đỡ một phút để lau sạch đứa bé, rồi để bà đặt đứa bé trai nhỏ bé vào vòng tay ngài, rồi ngài bước vào đại sảnh để khoe cậu với cả thế giới.

“Ta có một đứa con trai!” Ngài gầm lên. “Một đứa con trai nhỏ xíu hoàn hảo!”

Tất cả người hầu đều vỗ tay và thở phào nhẹ nhõm, ngài Công tước cúi xuống nhìn vị Bá tước tí hon trong tay mình và nói. “Con thật hoàn hảo. Con mang họ Basset. Con là của ta.”

Công tước muốn ẵm cậu ngài ra ngoài để chứng minh với mọi người rằng, cuối cùng ngài đã cho ra đời một thằng bé khỏe mạnh, nhưng vẫn còn quá sớm khi thằng bé hãy còn là một đứa trẻ mới sinh nhỏ bé vào tháng tư, nên ngài giao đứa trẻ lại cho bà đỡ, để bà đem thằng bé đến chỗ mẹ nó. Ngài Công tước bừng lên niềm vui về phần thưởng quý giá và tổ chức tiệc tùng, hét lên về vận may của mình cho bất kỳ ai chịu lắng nghe.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 31-10-2011 13:07:11 | Chỉ xem của tác giả
Trong lúc đó, nữ Công tước, mất quá nhiều máu sau khi sinh và dần dần chìm vào hôn mê. Cuối cùng bà ra đi.

Ngài Công tước tiếc thương vợ. Ngài thực sự tiếc thương. Ngài không yêu bà, dĩ nhiên, và bà cũng chẳng yêu ngài. Nhưng họ đã là bạn trong gần như cả cuộc đời. Ngài Công tước không mong mỏi gì hơn một đứa con trai và một người thừa kế từ cuộc hôn nhân, và trước sự quý trọng ấy, vợ ngài đã chứng tỏ là một người vợ mẫu mực. Ngài đặt những bông hoa tươi thắm bên cạnh mộ phần của bà vào mỗi tuần, bất kể đó là mùa nào trong năm, và hương phần của bà được chuyển từ phòng khách vào đại sảnh, trên một vị trí trang trọng nhất.

Sau đó, ngài Công tước bận bịu với việc nuôi dạy con trai.

Chẳng có việc gì ngài có thể làm được trong năm đầu tiên, dĩ nhiên là thế. Con ngài vẫn còn quá nhỏ cho những bài học về quản lý đất đai và trách nhiệm, nên ngài Công tước để Simon lại cho bảo mẫu và lên đường đi London. Tại đây, cuộc sống của ngài vẫn tiếp diễn như thường lệ, như trước khi ngài nhận biết được về tình cảm cha con, ngoại trừ việc ngài thuyết phục tất cả mọi người – thậm chí cả Đức vua – để chiêm ngưỡng con trai ngài trong một bức họa nhỏ mà ngài cho vẽ sau khi thằng bé chào đời.

Ngài Công tước ghé thăm Clyvedon trong nhiều lần, rồi trở lại để chuẩn bị quà cho sinh nhật hai tuổi của Simon, sẵn sàng cho việc học của thằng bé. Ngài mua một chú ngựa con; một khẩu súng nhỏ cho cuộc săn bắn cáo trong tương lai cũng được ngài chọn sẵn, và ngài cũng đã thuê hẳn các gia sư cho mỗi môn học cần thiết giúp con trai ngài trở thành một người đàn ông thực thụ.

“Cậu ấy còn quá bé cho tất cả những thứ này!” Bảo mẫu Hopkins la lên.

“Không sao cả.” Hastings đáp trả nhún nhường. “Rõ ràng là, ta không hy vọng thằng bé nắm vững hết được bất cứ cái nào trong khoảng thời gian này, nhưng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu việc giáo dục một Công tước.”

“Cậu ấy không phải là một Công tước.” Bà bảo mẫu lẩm bẩm.

“Nó sẽ là Công tước.” Hastings quay lưng khỏi bà và cúi xuống cạnh con trai. Cậu bé đang xây những tòa nhà xiên vẹo bằng những hình khối trên sàn. Ngài Công tước đã không xuống Clyvedon trong vài tháng, và ngài hài lòng với sự lớn lên của Simon. Cậu bé giờ đây đã đã là một cậu trai trẻ tuổi cứng cáp, khỏe mạnh, với mái tóc nâu bóng mượt và đôi mắt xanh thẫm trong suốt.

“Con đang xây cái gì thế, con trai?”

Simon cười toe và chỉ chỉ cho cha cậu.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 31-10-2011 13:09:08 | Chỉ xem của tác giả
Hastings ngước lên nhìn bảo mẫu Hopkins. “Thằng bé không nói gì à?”

Bà lắc đầu. “Vẫn chưa, thưa ngài.”

Công tước cau mày. “Nó đã hai tuổi. Lẽ ra nó phải biết nói rồi chứ?”

“Một vài đứa trẻ cần thời gian lâu hơn những đứa khác, thưa ngài. Cậu ấy thực sự là một cậu bé thông minh.”

“Dĩ nhiên thằng bé thông minh. Nó mang họ Basset.”

Bà bảo mẫu gật đầu. Bà luôn luôn thế mỗi khi ngài Công tước nói về sự vượt trội của dòng dõi Basset. “Có thể,” bà gợi ý, “chỉ là cậu ấy không có gì muốn nói.”

Ngài Công tước trông không có vẻ gì là bị thuyết phục, nhưng ngài đưa cho Simon chú lính chì đồ chơi, vỗ nhẹ vào đầu thằng bé, rồi rời khỏi nhà để tập luyện với con ngựa cái mà ngài mới mua từ Quý ngài Worth.

Tuy nhiên, hai năm sau, ngài không còn lạc quan được nữa.

“Tại sao nó vẫn chưa nói?” Ngài phát hỏa.

“Tôi không biết.” Bà bảo mẫu trả lời, vặn xoắn hai bàn tay.

“Bà đã làm gì nó?”

“Tôi không làm gì cả!”

“Nếu bà làm công việc của mình một cách đúng đắn, thì nó” – Công tước vung tay giận dữ về phía Simon – “đáng lẽ ra phải nói rồi mới phải.”

Simon, đang tập viết tại cái bàn nhỏ của mình, quan sát cuộc cãi vả với vẻ quan tâm.

“Nó đã bốn tuổi rồi, khốn khiếp thật.” Công tước rống lên. “Nó nên nói được mới đúng.”

“Cậu ấy có thể viết.” Bà bảo mẫu nhanh chóng nói. “Tôi đã nuôi năm đứa trẻ, và không ai trong số chúng có thể viết như cậu chủ Simon làm.”

“Viết tốt để làm cái quái gì nếu nó không thể nói.” Hastings quay qua Simon, cơn thịnh nộ bùng lên trong mắt. “Nói đi, thằng ranh con!”

Simon lùi lại, môi dưới của cậu run lên.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 31-10-2011 13:11:17 | Chỉ xem của tác giả
“Thưa ngài!” Bà bảo mẫu hét. “Ngài đang làm cậu ấy sợ.”

Hastings quay phắt lại đối diện với bà. “Có lẽ nó cần đe dọa. Hoặc có lẽ nó những gì nó cần là một sự trừng phạt thích đáng. Đó sẽ là cái đệm tốt giúp nó tìm lại được giọng nói của chính mình.”

Ngài Công tước chộp lấy cái bàn chải màu bạc mà bà bảo mẫu đã chải tóc cho Simon và khuyên thằng bé. “Ta sẽ làm cho con nói, thằng con nhỏ bé ngốc nghếch–”

“Không!”

Bà bảo mẫu há hốc miệng. Công tước đánh rơi cái bàn chải. Đây là lần đầu tiên cả hai nghe thấy giọng nói của Simon.

“Con vừa nói gì?” Công tước thì thầm, những giọt nước mắt chảy dài.

Bàn tay Simon nắm chặt, cậu bé hếch cái cằm nhỏ của mình lên. “Đừng đ-đ-đ-đ-đ-đ-”

Mặt ngài Công tước tái nhợt như chết. “Nó nói gì thế?”

Simon cố gắng lần nữa. “Đ-đ-đ-đ-đ-đ-đ-”

“Lạy Chúa tôi.” Công tước thở hắt ra, kinh hãi.

“Thằng bé là một đứa ngờ nghệch.”

“Cậu ấy không phải.” Bà bảo mẫu thét lên, vòng tay che chở quanh cậu bé.

“Đ-đ-đ-đ-đ-đ-đ-đừng đ-đ-đ-đ-đ-đ-đánh” – Simon hít sâu – “con.”

Hastings rũ xuống chỗ ngồi bên cửa sổ, gục đầu vào tay.

“Ta đã làm gì để bị như thế này? Ta có thể làm gì…”

“Ngài có thể cho con trai ngài lòng tự hào!” Bảo mẫu Hopkins quát mắng. “Ngài đã đợi trong bốn năm để nghe cậu ấy nói, và–”

“Và nó là một đứa ngốc.” Hastings gầm lên. “Quỷ thần ơi, một thằng nhỏ ngốc nghếch đần độn!”

Simon bật khóc.

“Cái tên Hastings sẽ biến thành ngốc nghếch.” Công tước rên rĩ. “Suốt bao nhiêu năm cầu nguyện về một người thừa kế, và giờ tất cả đã sụp đổ hết. Ta đáng lẽ nên để tước vị lại cho họ hàng ta.” Ngài quay lưng khỏi con trai, vẫn còn đang thút thít và cố lau sạch nước mắt, chứng tỏ cho người cha thấy sự mạnh mẽ của mình. “Ta không thể nhìn mặt nó được nữa.” Ngài thở dốc. “Ta không thể chịu được việc nhìn nó lâu hơn thế nữa.”

Và với những lời đó, ngài Công tước sải bước ra khỏi phòng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
Đăng lúc 31-10-2011 20:37:50 | Chỉ xem của tác giả
đọc xong đoạn mở đầu,cuốn sách anỳ của nước nào đấy bé nhỉ,lo học hành nữua đi cô!
uầy sinh đứa con xong bà mẹ chết thế thì ko bít cậu bé sau này chắc có giỏi giang sống thay cho bà mẹ ko nhỉ

Bình luận

^^ hhehe. tks ss đã ủng hộ. Mỹ ss ạ, mà bối cảnh là nước Anh thời xưa cơ..  Đăng lúc 31-10-2011 09:26 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 31-10-2011 21:33:19 | Chỉ xem của tác giả
Bảo mẫu Hopkins ôm chặt cậu bé vào lòng. “Con không phải đứa ngốc.” Bà thầm thì quả quyết. “Con là đứa trẻ thông minh nhất mà ta biết. Và nếu bất kỳ ai có thể học nói rõ ràng, ta biết đó là con.”

Simon trở mình trong vòng tay ấm áp của bà và sụt sịt.

“Nào hãy cho cha con thấy.” Bà bảo mẫu hứa hẹn. “Ông ấy sẽ cứng họng nếu như đó là điều cuối cùng ta có thể làm được.”

Bảo mẫu Hopkins đã chứng minh những lời bà nói là đúng. Trong khi Công tước Hastings trở về London và cố vờ như ngài không có một đứa con, bà dành từng phút giây với Simon, phát âm từng từ và âm tiết, không tiếc lời ca ngợi mỗi khi cậu đúng, và cho cậu sự cổ vũ mỗi khi cậu không làm được.

Sự tiến bộ diễn ra chậm chạp, nhưng khả năng nói của Simon ngày càng được cải thiện hơn. Vào năm sáu tuổi, “đ-đ-đ-đ-đ-đ-đ-đừng” đã rút gọn lại thành “đ-đ-đừng”, và khi cậu lên tám, cậu có thể nói cả câu mà không phạm một lỗi nào. Cậu vẫn còn gặp rắc mỗi khi tinh thần suy sụp, và bà bảo mẫu phải nhắc nhở thường xuyên rằng cậu cần thư giãn, sắp xếp lại từ ngữ nếu cậu muốn một câu hoàn chỉnh. Nhưng Simon rất quyết tâm, Simon cũng thông minh nữa, và có lẽ quan trọng nhất, cậu cứng đầu chết đi được. Cậu học cách thở trước mỗi câu nói, nghĩ về từng từ trước khi cố gắng phát âm ra. Cậu học về cử động miệng khi cậu phát âm đúng. Và cố gắng phân tích cái gì sai khi cậu không làm thế. Và cuối cùng, vào năm mười một tuổi, cậu đến trước mặt bảo mẫu Hopkins, dừng lại để sắp xếp suy nghĩ, và nói. “Cháu nghĩ đã đến lúc chúng ta đi gặp cha.”

Bà bảo mẫu cảm thấy nhói đau. Ngài Công tước đã không thèm để mắt đến con trai trong bảy năm liền. Ngài cũng không trả lời một dòng nào cho những lá thư của Simon. Simon đã gửi gần như một trăm lá thư. “Cháu chắc chắn chứ?” Bà hỏi. Simon gật đầu.

“Tốt lắm, vậy ta sẽ chuẩn bị xe ngựa. Chúng ta sẽ lên đường đi London vào ngày mai.”

Cuộc hành trình mất cả hơn một ngày rưỡi trời, và đã tối muộn khi cỗ xe ngựa lăn bánh đến ngôi nhà Basset. Simon đưa mắt nhìn đường phố London nhộn nhịp khi bảo mẫu Hopkins dẫn cậu đến bậc thềm. Cả hai đều chưa từng đến khu nhà Basset trước đó, nên bà bảo mẫu không biết phải làm gì ngoài việc gõ cửa khi đứng bên ngoài. Cánh cửa bật mở trong vài giây, vị quản gia oai vệ liếc xuống họ.

“Giao hàng,” lão ta ngân nga, gần như đóng sầm cửa lại, “đi cửa sau.”

“Khoan đã!” Bà bảo mẫu nhanh chóng nói, nhét chân vào khe hở. “Chúng tôi không phải người hầu.”

Lão khinh khỉnh liếc nhìn bộ dạng bà.

“Tôi đúng là người hầu, nhưng cậu ấy không phải.” Bà nắm tay Simon và kéo cậu về phía trước. “Đây là Bá tước Clyvedon, và ông phải cư xử cho phải phép với cậu ấy.”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 31-10-2011 21:35:47 | Chỉ xem của tác giả
Miệng người quản gia trễ xuống, lão phải chớp mắt vài lần trước khi nói. “Theo những gì tôi hiểu thì Bá tước Clyvedon đã chết.”

“Cái gì?” Bà bảo mẫu rít lên thất thanh.

“Ta chắc chắn là ta còn sống!” Simon hét, với tất cả sự căm phẫn chính đáng của đứa trẻ mười một tuổi.

Lão quản gia quan sát Simon, nhận ra ngay cậu có dáng vẻ của người họ Basset, và cho cả hai vào.

“Tại sao ngươi nghĩ là ta đã c-chết?” Simon hỏi, tự rủa thầm bản thân vì đã lắp bắp, nhưng không lấy làm ngạc nhiên. Cậu luôn thế mỗi khi giận dữ.

“Đó không phải là việc tôi có thể nói.” Viên quản gia trả lời.

“Hiển nhiên là,” bà bảo mẫu bắn trả, “ông không thể nói một câu như thế, trước một cậu bé mới chỉ chừng ấy tuổi và không có lấy một lời giải thích.”

Lão quản gia im lặng trong một thoáng, cuối cùng cũng lên tiếng. “Đức ngài đã không nhắc đến cậu trong nhiều năm trời. Lần cuối tôi nghe được, ngài nói rằng ngài chẳng có đứa con trai nào cả. Ngài có vẻ đau khổ khi nói thế, nên chẳng ai bàn về vấn đề đó nữa. Chúng tôi – bọn người hầu kẻ hạ, vì thế – đoan chắc là cậu đã chết.”

Quai hàm Simon nghiến chặt, cậu cảm thấy cổ họng rát bỏng.

“Ngài ấy không để tang đúng không?” Bà bảo mẫu gặng hỏi. “Ông có nghĩ về điều đó không? Sao ông dám khẳng định cậu chủ đã chết nếu cha cậu ấy không để tang?”

Viên quản gia nhún vai. “Đức ngài vẫn thường mặc đồ đen. Có tang hay không vẫn chẳng thay đổi phục trang của Ngài.”

“Đây là một sự lăng mạ.” Bảo mẫu Hopkins nói. “Ta yêu cầu ông đi gọi Đức ngài.”

Simon không nói gì. Cậu khó khăn, cố gắng hết sức kiểm soát bản thân. Cậu phải vậy, cố gắng hết sức. Cậu sẽ không nói được một lời nào với cha trong lúc mọi tế bào máu trong người đều chạy đua thế này.

Lão quản gia gật đầu. “Ngài ấy đang ở trên gác. Tôi sẽ đi gọi Ngài ngay.”

Bà bảo mẫu bắt đầu điên cuồng bước tới bước lui, lầm bầm trong miệng và kết nối ngài Công tước với những từ ngữ hèn hạ trong vốn từ vựng đang được mở rộng đến đáng ngạc nhiên của bà. Simon đứng giữa phòng, nép tay giận dữ vào hai bên sườn, cố gắng thở sâu.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách