Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 6532|Trả lời: 68
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Người Lạ Trong Gương | Sidney Sheldon

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả



Tên tác phẩm: Người Lạ Trong Gương

Tên tác giả: Sidney Sheldon

Tên dịch giả: Hồ Trung Nguyên

Thể loại: Tiểu thuyết

Độ dài: 37 chương

Tình trạng sáng tác: đã hoàn thành

Nguồn tác phẩm: http://vnthuquan.net
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 21-12-2011 20:25:14 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG MỞ ĐẦU



Nguyên tác: A stranger in the mirror



Tháng Mười Một, 1969.

Buổi sáng hôm thứ bảy cuối tháng Mười một năm cuối cùng của thập niên sáu mươi thế kỷ XX ấy, có nhiều việc lạ lùng xẩy ra trên chiếc tàu khách sang trọng chạy đường biển khi nó chuẩn bị rời New York để bắt đầu cuộc hải hành xuyên Đại Tây Dương tới Le Havre, châu Âu. Đó là tàu S.S Bretagne của Pháp, trọng tải ngót sáu chục ngàn tấn.

Trưởng ban điều hành Claude Dessard đã gắn bó với Bretagne ngót hai mươi năm nay và chưa từng bó tay trước một tình huống nào xẩy ra trên tàu, dù bất ngờ hoặc nghiêm trọng tới đâu, thì lần này, chẳng những tay chịu bó mà cả đầu óc ông cũng dường như tê liệt, mụ mị, chẳng phán đoán mà cũng chẳng giải thích được gì. Niềm an ủi duy nhất của ông là sau đó, ngay cả cảnh sát Pháp, Mỹ, rồi cả Interpol, dư thừa điều kiện và thời gian điều tra mà cuối cùng cũng đành gác vụ việc lại.
Báo chí cả thế giới được phen ầm ĩ, vì những người gây ra những chuyện lạ lùng kia đều không những nổi tiếng về nhiều mặt mà lại nổi tiếng đã từ rất lâu, và dư luận luôn khát khao biết về họ nhiều hơn. Song ầm ĩ thì cứ ầm ĩ vậy thôi, tấm màn bí mật vẫn hoàn toàn che phủ.

Rồi Claude Dessard bỏ tàu Bretagne, bỏ chức quản lý, bỏ luôn cả nghề đi biển, mở một quán rượu nhỏ ở tại Nice, một thành phố nghỉ mát nổi danh ở miền Nam nước Pháp. Khách hàng của ông ngày càng đông, song không phải vì rượu hay đồ ăn ngon, mà vì muốn được nghe tận tai do một người được chứng kiến tận mắt kể về những sự kiện lạ lùng xẩy ra trên con tàu Bretagne vào cái ngày cuối tháng Mười Một của năm 1969 ấy.
***

Sự việc, theo Dessard, bắt đầu từ khi lẵng hoa của Tổng thống Mỹ được chuyển lên tàu, một giờ trước khi nhổ neo. Lẵng hồng trắng được một người bận comple đen bước ra từ chiếc Limousine đen trao tới tay sĩ quan trực ban tàu Bretagne, Alain Safford, rồi qua tay sĩ quan Janin trước khi tới đúng địa chỉ. Sau đó, Janin báo cáo với Dessard: “Tôi nghĩ ngài cần phải biết. Hoa của Tổng thống Mỹ gửi tặng quý bà Temple.”

Jill Temple! Dessard đã quá quen với các tên, và cả gương mặt bà ta, bởi suốt năm qua, tên bà, hình bà đã liên tục xuất hiện trên trang nhất các nhật báo hoặc trang bìa các tạp chí xuất bản tại các thủ đô lớn trên khắp thế giới. Và trong một cuộc thăm dò gần đây bà đã đứng đầu danh sách những phụ nữ được thế giới ngưỡng mộ. Rất nhiều cháu gái chào đời được mang tên thánh Jill. Nghị lực, lòng quả cảm và cuộc chiến đấu vĩ đại mà bà, thoạt tiên chiến thắng nhưng cuối cùng vẫn thất bại, đã khiến loài người nín thở theo dõi. Đó quả là thiên chuyện tình có một không hai.

Vốn không ưa người Mỹ lắm nhưng với bà Jill Temple, Dessard tự cho phép mình xoá bỏ mối ác cảm kia, và thầm hứa sẽ cố gắng ở mức cao nhất để bà phải nhớ mãi những ngày vượt Đại Tây Dương trên con tàu Bretagne do ông điều hành này.
Gạt hình ảnh bà khách đặc biệt sang bên, Dessard cẩn thận xem xét thêm lần nữa danh sách hành khách. Liên tục, ông bắt gặp những cái tên đặc Mỹ, mà kèm theo đó là cái ghi chú viết bằng chữ Hoa – VIP, một cách gọi tắt mà Dessard chẳng mấy ưa, bởi nó ám chỉ không mấy tế nhị rằng ta đây là nhân vật quan trọng. Người Mỹ dường như ham thích cái sự khoe khoang đó. Dessard dừng mắt ở cái tên bà vợ một nhà công nghiệp giàu có, chị đi du lịch một mình; rồi ông sục tìm một cái tên khác và gật đầu với vẻ hài lòng xen lẫn am hiểu khi thấy nó: Matt Ellis, ngôi sao bóng bầu dục, người da đen. Ông còn bắt gặp cái tên của một thượng nghị sĩ Mỹ khá tiếng tăm và tên một vũ nữ thoát y thường được báo chí nhắc kèm với nhau, nay thuê hai buồng cạnh nhau trên tàu. Rồi Đavi Kenyon, rám nắng, đẹp trai, tiền như núi, ít nói và oai vệ, khách cũ của Bretagne. Dessard đánh một ký hiệu nhỏ sau cái tên kenyon để nhớ xếp ông ta ngồi ở bàn ăn cùng thuyền trưởng. Còn nữa, đây là Clifton Lawrence, đặt vé vào phút cuối cùng. Xưa thì chả nói, ngay lập tức Dessard sẽ xếp ông ta vào bàn thuyền trưởng, và cả bàn ăn sẽ liên tục vang lên những trận cười bởi cái kho truyện vui của ông ta. Clifton gắn đời mình vào sân khấu và từng có thời cùng lúc là đại lý của vô số các ngôi sao. Tiếc thay, ánh hào quang đã tắt và nay, thay vì thuê cả lô phòng dành cho bậc vua chúa như xưa kia, ông ta chỉ thuê một phòng đơn, khoang dưới, tuy vẫn hạng nhất. Cư xử thế nào với ông ta là cả vấn đề đây. Thôi, cứ đặt tạm sang bên đã. Còn ai VIP không nào?

Cũng còn đấy. Vài người dòng dõi hoàng tộc, một ca sĩ opera tiếng tăm, một nhà văn từ chối nhận giải thưởng Nobel...

Có tiếng gõ cửa gấp gáp. Rồi lao động Antoine bước vào, vẻ e dè hiện lên cả trên gương mặt lẫn trong giọng nói: “Thưa, ngài ra lệnh khoá cửa phòng chiếu phim?”.

Dessard hơi nhíu mày không hiểu: “Tôi lại ra cái lệnh lạ thế ư?”.

Antoine ngơ ngác: “Còn ai dám nữa? Mấy phút trước, tôi đi xem xét lại mọi việc lần cuối cùng thì thấy các cửa ra vào phòng chiếu đều khoá, song lại nghe như có tiếng máy chiếu phim đang chạy trong đó”.

Dessard lắc mạnh đầu: “Không ai chiếu phim khi tàu đang neo ở cảng. Và cũng không ai cho phép khoá các cửa ra vào đó cả. Tôi sẽ lưu ý việc này”.

Giá đang rảnh rỗi, hẳn Dessard sẽ tới đó ngay nhưng ông hiện đang ngập đầu vào công việc, mà việc nào, theo ông, cũng quan trọng hơn nhiều lần cái phòng chiếu đó, nhất là khi chỉ còn một giờ nữa là Bretagne khởi hành. Nào là phải đếm số đôla Mỹ mà ông trực tiếp nhận, nào là căn phòng sang trọng nhất trên tàu bị đặt trùng chỗ tới hai lần, nào quà cưới mà thuyền trưởng Montaigne đặt làm quà tặng lại bị chuyển nhầm địa chỉ... Không, chưa phải lúc này, cái phòng chiếu đó.

Nhưng nào người ta có để ông yên. Người gõ cửa và bước vào lần này là Léon, nhân viên phục vụ trên boong. Thấy vẻ sốt ruột của Dessard, anh ta nói ngay:”Thưa, có chuyện liên quan đến bà Temple”.

Vẻ phòng bị lập tức xuất hiện trên gương mặt Dessard khi ông ngẩng phắt lên: ”Chuyện gì?”.

“Tôi đi ngang cửa phòng bà ấy, thấy vang ra mấy giọng đối đáp và cả tiếng la thét. Nghe như có câu Ông giết tôi. Ông giết tôi rồi...Tôi không dám vào, nên phải chạy đến báo ngài biết”.

“Giá như ai cũng biết hành xử như anh. Tôi sẽ tìm hiểu ngay để biết không có sự việc gì đáng tiếc đã xẩy ra. Về làm việc tiếp đi. Cảm ơn anh”.

Cái này thì không thế nấn ná. Ông đội mũ, liếc nhanh qua tấm gương và vừa dợm chân bước ra thì tiếng chuông điện thoại bỗng đổ dồn, thúc bách. Ông nhấc máy: “Dessard xin nghe”.

“Claude,” ông nhận ra giọng viên thuyền phó thứ ba. “Hãy cho người tới phòng chiếu phim, thật nhanh. Máu lênh lắng khắp”.
Cảm giác như bị ai đám mạnh vào bụng, giọng ông nghẹn lại. “Tôi làm ngay đây”. Cắt cử người xong, ông quay số máy hỏi viên bác sĩ trên tàu, cố giữ giọng bình thường. “André phải không? Claude đây. Này, sức khoẻ hành khách nói chung có gì đặc biệt không? À, tôi đang lo có một người...Không, không phải chuyện say sóng. Người này có thể bị thương, và có thể nặng đấy. Được, tôi tin ở anh. Cảm ơn anh...”.

Ông đặt máy, bồn chồn đi tới lô phòng của bà Temple. Nhưng lại có một chuyện xảy ra khiến ông phải dừng lại. Đặt chân lên boong, ông bỗng cảm thấy mình như hơi mất đà. Quả nhiên, con tàu Bretagne, khi đang được dắt lùi để tới ngọn hải đăng Ambrose sẽ tháo dây khỏi tàu kéo để quay hướng ra biển khơi và bắt đầu cuộc hành trình, thì nay bỗng dừng lại. Dường như chưa bao giờ có hiện tượng này.

Dessard vội bước tới sát lan can cúi đầu nhìn xuống, thì thấy chiếc tàu dắt đang áp mạn vào cửa hầm khoang chứa hàng của tàu Bretagne và có mấy thuỷ thủ đang chuyển hành lý sang đó. Cùng lúc, ông thấy một hành khách cũng bước theo sang. Vừa nhìn từ trên cao, vừa chỉ thấy đằng lưng nên ông chỉ có thể đoán là ai, song ông cho là mình đoán nhầm. Nếu đó đúng là một khách đi tàu thì việc rời tàu theo cung cách này quả là đặc biệt, và báo hiệu tin xấu hơn là tin tốt. Ông xoay người và đi như chạy về lô phòng của bà Temple. Ông gõ cửa, mạnh và dồn dập, nhưng không có tiếng thưa. Ông xưng danh, xưng cả chức trách, vẫn không có lời đáp. Và thế là linh tính lập tức mách bảo ông đã có chuyện không hay xảy ra với người đàn bà nổi tiếng này. Bị giết? Bị khống chế? Bị bắt cóc? Và có thể, biết đâu, bị cưỡng hiếp, cộng thêm nhục hình? Trong cái thế giới đảo điên này điều gì mà không thể xảy ra?

Ông xoay nắm đấm, mừng vì thấy cửa không khoá, song vẫn dè dặt khi mở ra và sững sờ khi thấy bà Temple đứng bất động trong góc phòng, như bức tượng, hoặc như xác chết được dựng dậy. Bà không nghe thấy ông gõ cửa, ông gọi, và cũng không hề biết ông đã mở cửa, đã bước vào? Dessard đang lúng túng xem nên cất tiếng hỏi hay nên lùi ra thì bỗng giật bắn mình vì một tiếng kêu đau đớn, như tiếng con thú bị thương, ré lên. Hoảng sợ vì tiếng kêu ấy, và cả vì sự bất lực của chính mình, ông nhón chân lui ra, khẽ khàng khép cửa lại.

Đầu óc trống rỗng, Dessard lê chân đến phòng chiếu phim và thấy người lao công đang lau những vết máu trước cửa phòng. Lạy Chúa, còn chuyện gì nữa đây? Ông tự hỏi, mở bung cánh cửa ra, bước vào căn phòng rộng rãi có sức chứa trên sáu trăm người. Không có ai. Ông đi lên phòng máy. Cửa khoá. Chỉ hai người có chìa khoá phòng này là ông và người thợ máy chiếu. Ông mở khoá và đẩy cửa ra rồi lập tức đi tới hai chiếc máy, đặt tay lên chúng. Một chiếc vẫn còn ấm.

Ông đi tìm người thợ máy chiếu và đầu óc càng rối bời khi nghe anh ta nói như thề rằng không hề biết có chuyện gì đã xảy ra ở phòng chiếu phim.

Khi quay về phòng mình, ngang qua khu bếp, Dessard bị người đầu bếp ngăn lại, nói với ông bằng một giọng cáu kỉnh. “Ai đã gây ra chuyện này, ông biết không? Nếu không biết thì phải tìm cho ra chứ”.

Nhìn theo tay anh ta, Dessard thấy trên chiếc bàn kê ở chính giữa phòng ăn là một chiếc bánh cưới nhiều tầng lộng lẫy. Tầng trên cùng là hình cô dâu chú rể nặn rất đạp bằng kẹo màu hồng. Nhưng bàn tay thô bạo nào đó đã vò nát đầu cô dâu.

“Và tôi hiểu rằng,”, Dessard gật gù kết luận với đám khách trong quán rượu của ông đang há hốc mồm nghe, “một chuyện chết người sắp xảy ra”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 21-12-2011 20:26:18 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 1:



Năm 1919, chiến tranh thế giới lần thứ Nhất vừa kết thúc được hai năm. Detroit thuộc bang Michigan được coi là một trong những thành phố công nghiệp phát triển nhất nhì toàn cầu. Không còn lo cung cấp xe tăng, máy bay cho các đồng minh tận châu Âu xa xôi, nay các hãng xe hơi của Detroit chỉ còn tập trung sản xuất, nâng cao, hoàn thiện sản phẩm chính của mình để nhanh chóng sau đó, mỗi ngày, hàng ngàn chiếc xe được xuất xưởng, chở tới khắp thế giới, nơi người tiêu dùng khao khát nó. Ngược lại, hàng vạn lao động từ khắp nước Mỹ, khắp cả châu Âu, đổ xô đến Detroit. Ai cũng hy vọng tràn trề song không phải ai cũng toại nguyện.

Paul Templarhaus và vợ là Frieda, dân Đức, cũng nằm trong số hy vọng đó. Đang học nghề tại một lò mổ ở Muchen, anh lấy vợ, lấy luôn hồi môn của vợ để di cư sang New York, để mở hàng bán thịt và để...lỗ vốn. Rời New York nhưng không rời nghề bán thịt, anh dắt vợ đến St.Louis, đến Boston và rồi đến Detroit, song ở đâu cửa hàng anh cũng lỗ hơn là lãi. Điều đó thật khó hiểu, vì ở vào thời kỳ kinh tế phát triển, nhu cầu ăn ngon, nhất là cứ bốc hơi đi? Anh khó hiểu chứ Frieda, vợ anh, thì biết thừa. Thực ra, chồng chị chỉ lo làm thơ chứ đâu chịu lo làm ăn. Ngồi trước bàn thịt mà đầu óc anh chỉ quẩn quanh với câu với chữ, với ý với tứ chứ nào đâu với miếng thăn miếng đùi và nhất là với chuyện mời chào khách bỏ tiền ra mua. Không một tờ báo hay nhà xuất bản nào chịu mua thơ của anh, ngược lại, những người máu thịt của anh thì đông vô kể nhưng không ai chịu trả tiền, vì anh luôn sẵn sàng cho họ chịu. Đến nỗi người ta đồn thổi khắp mấy con phố, lan ra cả ngoại ô, rằng, muốn không mất tiền song lại muốn có thịt ăn thì cứ việc đến cửa hiệu Paul Templarhaus.

Frieda chưa từng biết tới đàn ông trước khi Paul cầu hôn cô. Mà nói là anh cầu hôn với cha cô mới đúng, và lập tức được cả cha lẫn con đồng ý, nhất là ông già lại đang lo rằng cô con gái sẽ sống bám lấy mình suốt đời, thậm chí ông còn tặng thêm hồi môn, ngoài số đã định trước đó, để hai vợ chồng sớm xa chạy cao bay, nghĩa là di dân, mà với ông, càng xa càng cao thì càng tốt.

Còn Frieda? Paul đâu biết vừa thấy anh cô đã yêu liền. Đã bao giờ cô được gặp nhà thơ, thậm chí một người thích làm thơ? Ngoại hình anh thì cô mê tít, bởi nó vô cùng phù hợp với người tình trong mộng mà đêm vẫn luẩn quẩn bên cô. Anh hơi gầy, mắt cận thị màu xanh nhạt, tóc thưa, nói năng e dè... nghĩa là theo cô, rất trí thức, rất nhà thơ. Vợ chồng dắt nhau sang New York cô mới dám tin thiên-tài-đẹp-trai này thực sự là của mình. Cô biết mình, nếu không bị nhìn là xấu xí thì cũng chẳng ai coi là đẹp đẽ gì, ngoài đôi mắt xanh biếc lanh lợi như vay mượn của ai đó, còn lại cô thừa hưởng toàn bộ cái xấu xí của họ hàng hang hốc nội ngoại nhà cô. Nào mũi to, trán dô, cằm bạnh...nào thân hình ục ịch...nào dáng đi lật bật...Con tim, Paul cũng như bất kể ai không mù, đều dễ dàng nhận ra những cái xấu đó, vậy sao anh vẫn cầu hôn cô? Có phải vì là nhà thơ nên anh tinh tường hơn người đời, nhìn ra được bao vẻ đẹp của cô ẩn náu bên trong cái vẻ ngoài xấu xí đó? Cô đâu biết, tuy không phải dân đào mỏ, cũng chẳng là kẻ thực dụng, song với Paul, điều hấp dẫn lớn nhất ở cô vợ có vẻ ngoài xấu xí đó chính là đống của hồi môn kia. Anh hy vọng, thậm chí tin tưởng, nhờ nó mà bằng cách này hay cách khác, anh sẽ thoát khỏi đám lòng, tiết, gân, xương nơi lò mổ, có cửa hàng riêng, có đủ tiền sinh sống và toàn tâm toàn ý với Nàng Thơ của mình.

Frieda, kể từ hôm nhận được lời cầu hôn của Paul, đã tưởng tượng, đã thêu dệt ra bao mộng vàng của đêm tân hôn. Nơi họ đến nghỉ tuần trăng mật thì tuyệt rồi: ngôi nhà nhỏ ven hồ năm trong một khu thành cổ, lại ở giữa rừng, giữa đồng cỏ mênh mông. Thế rồi, cô hình dung, Paul sẽ ôm cô, miệng thì thầm lời yêu, tay lần cởi váy áo. Rồi anh sẽ hôn cô, thoạt tiên ở môi, ở cổ, rồi có thể cả ở tai, cô hy vọng thế. Sau đó, môi anh sẽ lướt dần xuống vai xuống ngực cô, ngậm thật lâu vào vú cô, rồi lướt khắp thân thể trần truồng của cô, nhẹ nhàng, mơn man, y hệt trong những cuốn sách mà cô đã vụng trộm đọc. Thế rồi anh khẩn khoản, như âu yếm, nhờ cô cởi bỏ giúp quần áo của anh. Tất nhiên cô cứ để anh nài nỉ, mãi sau mới chịu nghe. Cô đã bào giừo giúp ai việc đó mà bảo làm ngay được? Rồi cô sẽ thấy cái gì? Chả gì cả ngoài cái con vật của anh thẳng đơ và vênh vang như cán cờ Đức quốc xã. Nghe nới là đau lắm thì phải. “Nó” như thế kia cơ mà? Và anh sẽ nói gì với cô trước khi làm đau cô nhỉ? Anh khen người cô đẹp, hay giảm đơn như cánh lò mổ, “người cô nhiều thịt”? Chắc anh không đơn giản vậy đâu. Anh là nhà thơ kia mà.

Chả có gì giống như cô tưởng tượng hoặc thêu dệt hoặc hình dung cả. Tối đến, ăn no xong, hai người vào phòng ngủ - cô phải tự đi vào vì không thấy anh tỏ ý muốn bế, như sách tả- và trong khi cô đang hồi hộp chờ đợi những gì tiếp theo thì anh đã lăn luôn ra chiếc giường tân hôn sau khi vội vội vàng vàng cởi bỏ quần áo. Anh nằm đó, dang chân dang tay, phô ra thân hình gày gò, bộ ngực lép kẹp và...cái của nợ kia nhỏ tí, ẽo uột ẩn sau đám lông lá, như xấu hổ. Chỉ thấy anh nhìn mình như chờ đợi, Frieda hiểu rằng mình sẽ phải tự cởi bỏ váy áo, tự leo lên giường chứ chẳng có ai sẽ hay dẫn. Cô thở dài, vừa thả váy xuống vừa tự nhủ, to nhỏ đâu quan trọng gì, với lại mình cần tình yêu của anh chứ đâu cần cái đó nhỏ hay to...Hãy chờ những gì anh sắp nói với mình đây. Anh sẽ thủ thỉ...sẽ bày tỏ.

Nhưng anh chẳng hé một lời,dù to hay nhỏ. Cô vừa hồi hộp đặt mình xuống giường, còn chưa kịp nhích sát lại gần anh thì đã bị anh đẩy vai cho nằm ngửa ra để anh ngã sấp lên bụng cô, nhét cái đó vào, rồi sau vài lần nhấp nhô cô thấy anh rên khẽ, rùng mình khẽ và lăn xuống bên cô. Tất cả là vậy ư? Chả lẽ nó đã kết thúc khi cô còn tưởng nó chưa bắt đầu? Thực ra, chuyện đó với Paul chỉ là vấn đề giải quyết nhu cầu của phần “con” chứ không phải phần “người”, và xưa nay anh cũng chỉ làm việc đó với đám gái điếm nhung nhúc ở Muchen. Theo thói quen, anh nhổm dậy móc ví định trả tiền thì chợt nhớ từ nay mình làm chuyện này sẽ không phải tốn một xu nào cả. Trong khi Frieda còn chưa hết ngơ ngác thì Paul đã ngáy nhè nhẹ. Anh ngủ, mặt vô tư như đứa trẻ. Cô quyết không khóc, tự nhủ, mấy ai vừa ý ở ngay lần đầu. Rồi anh sẽ khác. Rồi anh sẽ là người chồng tuyệt vời về mọi mặt chứ không riêng tình dục. Vả lại, tình dục đâu phải là quan trọng nhất với mình...

Song càng ngày Frieda càng thất vọng hơn về Paul. Là vợ thì phải nghe lời chồng, cô chấp nhận, nhưng cô đâu có ngu ngốc để không thấy, dù muộn, những bài thơ của anh dở toẹt mặc anh mỗi ngày thêm lao tâm khổ tứ vì nó, và cũng vì nó mà anh sống như kẻ mộng du, đôi khi cứ như thằng ngớ ngẩn. Và quan trọng hơn nữa là vì cái ả thơ ấy mà đống hồi môn của cô cứ ngày một vơi dần.

Khi hai vợ chồng chuyển tới Detroit thì Frieda không chịu đựng thêm được nữa. Sắp trắng tay rồi. Hôm đó, sau khi rà soát số hồi môn ít ỏi còn lại, cô lẳng lặng bước vào cửa hàng thịt của Paul, lẳng lặng chiếm giữ quầy thu tiền, để rồi từ đó không rời nó ra nữa.

Không bán chịu, đó là biện pháp đầu tiên của cô. Paul hoảng hồn, nhưng đau chỉ có thế. Frieda tìm mọi cách quảng cáo chất lượng thịt tuyệt hảo của cửa hàng và kèm theo đó là tăng giá ở những món buộc phải tăng, và ngược lại. Bây giờ thì đã nhìn thấy đồng tiền đi vào chứ không chỉ nom thấy miếng thịt đi ra, như trước. Lãi nhỏ kéo theo lãi lớn. Việc buôn bán cứ khấm khá dần lên. Từ lúc nào chẳng biết, Frieda trở thành người ra lệnh còn Paul cứ răm rắp làm theo. Quen đi, ngày một ngày hai đã biến cô trở thành độc đoán, chuyên quyền, không chỉ ở cửa hàng thịt mà còn ở việc đầu tư tiền nong vào đâu, nên sống ở vùng nào và mùa hè này nghỉ tại đâu thì tốt nhất.

Rồi cả việc chăn gối nữa. Giờ thì Paul đừng mong chỉ thoả mãn phần “con” của mình còn vợ ra sao thì mặc. Bây giờ chính Frieda là người quyết định làm chuyện đó, mặc Paul khoẻ hay yếu, có hứng hay không. Cái việc này bỗng trở nên khủng khiếp với Paul khi Frieda quyết định sẽ có con chỉ trong vòng một năm, không thể muộn hơn. Cô buộc chồng phải thực hiện bằng được việc làm tình trong những ngày có nhiều khả năng thụ thai, mặc Paul có hôm mệt đến phát ốm, mà là ốm thật chứ không phải vờ để trốn tránh. “Cho vào!”, cô ra lệnh. Paul quấn cái đó của anh quanh ngón tay. “Mềm như sợi dây thế này thì cho vào đâu?”. Frieda vẫn tảng lờ như điếc.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 21-12-2011 20:27:30 | Chỉ xem của tác giả
Mấy tháng sau anh được tạm nghỉ vì đã hoàn thành sứ mệnh. Anh thích có con gái nhưng vợ anh thì ngược lại. Vì vậy, chẳng mấy ai quen biết họ tỏ ra ngạc nhiên khi thấy Frieda sinh con trai.

Ngày lâm bồn, Frieda chịu tốn tiền để mời bằng được bà đỡ đến nhà vì không muốn sinh con tại bệnh viện. Khi đứa trẻ cất tiếng khóc, ao nấy xúm quanh đều trợn mắt ngạc nhiên khi nhìn nó. Chẳng phải nó dị dạng hay thừa gì, thiếu gì. Song, giữa hai đùi nó, cái ở đứa trẻ khác người ta gọi là chim thì ở đây, nếu tạm so sánh, phải gọi là đại bàng. Bởi nó to quá khổ. Bố nó nằm mơ cũng chẳng được như thế. Không hiểu sao Frieda lại kiêu hãnh nghĩ vậy.

Tên nó là Tobias. Do Frieda đặt, tất nhiên. Paul đòi dạy bảo thằng bé. Chuyện học hành, chữ nghĩa anh giỏi hơn cô. Vả lại, dạy dỗ con trai là việc của ông bố mà. Không phản đối, song Frieda không mấy khi để hai bố con ngồi riêng với nhau. Chính là cô, vừa nuôi vừa dạy nó, bằng những món ăn vừa ngon vừa bổ, và bằng những mệnh lệnh rắn như sắt thép. Lên năm tuổi, Toby cao nhưng gầy đến thảm hại, đôi mắt xanh biếc như của mẹ, luôn có vẻ đăm chiêu. Nó vừa yêu vừa sợ mẹ, mong ngóng được mẹ ôm ấp để có thể dụi sâu đầu vào ngực mẹ. Nhưng Frieda quá ít thời gian cho việc nựng nịu con, bởi còn lo kiếm tiền nuôi cả nhà. Phần khác, cô yêu con, tất nhiên, nhưng quyết không để nó lớn lên uỷ mị, yếu đuối như bố. Vì vậy, tình mẫu tử của Frieda được thể hiẹn bằng những mệnh lệnh cứng rắn, những đòi hỏi khe khắt về kết quả của mỗi công việc mà Toby thực hiện, dù là việc học hành ở trường hay việc mẹ giao ở nhà. Cô ít khi khen con, ngược lại, phạt nhiều hơn, nhưng có lẽ thế lại tốt cho Toby, cô nghĩ. Có một linh tính nào đó mách bảo, ngay giây phút đầu tiên ôm con vào lòng, khiến cô tin chắc sau này nó sẽ nổi danh thiên hạ. Cụ thể ra sao thì cô không biết nhưng cô chắc chắn nó phải như thế, và cô còn luôn nói với con, nhắc nhở con, khiến Toby dường như lớn lên cùng với niềm tin của mẹ. Và Toby biết, một khi mẹ đã muốn là phải được.

Năm Toby sắp mười hai tuổi, một hôm, có bà hàng xóm nổi tiếng là ngồi lê đôi mách ghé nhà chơi, mồm nói không ngớt, mắt thì cứ đảo qua liếc lại. Bà ta vừa ra khỏi nhà, Toby bèn lập tức bắt chước từ giọng nói đến điệu bộ khiến Frieda cười muốn chết bởi sao giống ơi là giống. Đó là lần đầu tiên Toby thấy mẹ vui như vậy. Kể từ đó, cậu luôn tìm cách để được thấy mẹ cười. Mà theo đầu óc non nớt của cậu thì không gì bằng cách bắt chước các hành động tức cười của người khác, từ khách mua thịt, đám bạn bè cùng lớp đến cả các thày cô giáo ở trường. Thế là Toby đã tìm ra cách để mẹ có thể cười chảy nước mắt rồi. Cậu vui lắm.

Toby tham gia vào ban kịch của trường và được thủ vai chính trong một vở diễn. Đêm đầu tiên Toby ra sân khấu, mẹ cậu ngồi ở hàng ghế đầu. Chính là lúc đó, Frieda biết Toby sẽ trở thành người nổi tiếng bằng con đường nào cũng như biết mình phải giúp đỡ đứa con ra sao.

Cuộc Đại suy thoái của đầu những năm ba mươi (1930) lan cả sang ngành giải trí khiến các rạp vắng tanh vắng ngắt. Các ông chủ bóp óc tìm cách lôi kéo người xem vào rạp. Nào tặng quà, nào quay số, đủ cả. Lại còn nghĩ ra việc tổ chức các cuộc thi cho các nghệ sĩ nghiệp dư nữa. Tất nhiên, có giải hẳn hoi. Và Frieda thường theo dõi sát sao địa điểm tổ chức các cuộc thi đó để dẫn Toby tới dự trong khi cô ngồi lẫn vào khán giả, vừa nghe ngóng vừa tạo ra dư luận bằng cách hò hét cổ vũ mỗi khi con trai xuất hiện. Thường là Toby đoạt giải nhất trong các cuộc thi đó.

Toby càng lớn lên càng cao song vẫn gày gò, vẫn không mất đi vẻ đăm chiêu trên gương mặt và cả trong ánh mắt xanh biếc. Một vẻ ngây thơ thiên phú trong ánh mắt ấy khiến Toby luôn nhận được sự đùm bọc chở che của những người quen biết, và của cả những người ngồi xem cậu diễn trên sân khấu. Toby ngày càng tin tưởng hơn vào niềm tin của mẹ: cậu sẽ nổi tiếng!.
Mười lăm tuổi Toby đã thèm chuyện trai gái. Được mấy đứa bạn cùng trường chỉ bảo, cậu thường thủ dâm trong phòng tắm, song vẫn thấy thiêu thiếu cái gì đó. Và cậu hiểu mình cần được làm tình thực sự, nghĩa là cần có đàn bà.

Thế rồi đến cái đêm ấy, cái đêm Clara, chị gái đứa bạn học, đưa Toby về nhà, hình như do mẹ cậu nhờ thì phải. Clara đã có chồng, dễ coi, đặc biệt là vú rất to, to hơn cả vú mẹ Toby. Chỉ cần thấy đôi vú Clara rung rung là cái của Toby đã ngỏng dậy. Không kìm được, khi Clara đang bận lái xe, Toby cứ nhích dần từng ngón tay lên đùi, rồi luồn vào trong váy chị ta, ve vuốt, và sẽ rút ra ngay nếu bị mắng chửi. Clara giận thì ít mà tức cười và cả thinh thích thì nhiều, song đến lúc Toby lôi cái của mình ra khỏi quần cho dễ nghịch thì Clara chợt la hoảng lên khi nhìn thấy nó, và lập tức ngậm ngùi khi nghĩ ngay đến cái của chồng mình thật khiêm nhường, đến mức xấu hổ. Và hôm nay anh ta lại vắng nhà. Thế là chị ta quành xe lại. Vì đang mải mê sờ soạng nên Toby cũng không buồn hỏi chị ta quành lại làm gì, để rồi nửa tiếng sau, trong tiếng rên rỉ sung sướng của Clara cậu cũng được hưởng những cảm giác thần tiên chưa từng được biết tới, hơn gấp nhiều lần cái cảm giác mà cậu có trong nhà tắm, một mình. Nếu như trước đó Toby đã từng có lúc xấu hổ khi bị đám bạn trai cùng lớp trêu chọc vì sự quá khổ của cái đó thì nay nó lại là báu vật không những của riêng cậu mà còn của đám đàn bà có chồng, bạn bè thân và cả không thân lắm của Clara. Chị ta “khoe” Toby với họ như khoe một tài cán gì đó của chính mình vậy. Và họ cũng chẳng dại gì mà bỏ phí cái của trời cho này. Toby thì chẳng mong gì hơn. Từ nay, hễ cần là có. Mà cậu thì luôn luôn cần.

Một hai năm sau, Toby gần như phá trinh hầu hết đám nữ sinh cùng lớp, và cả vài cô lớp dưới hoặc trên. Nhưng có sung sướng nào mà không phải trả giá. Năm mười tám tuổi, khi đang học năm cuối chương trình phổ thông, một hôm Toby bị hiệu trưởng gọi lên. Vừa bước vào, cậu gặp ngay gương mặt khó chịu của mẹ, cạnh bà là một trung sĩ cảnh sát mặt mũi đỏ ngầu, tay đặt lên vai một cô gái đang thút thít khóc. Toby là gì con nhỏ Eilleen Henegan mười sáu tuổi học dưới cậu hai lớp này. Có chuyện rồi...

Ông hiệu trưởng hỏi bằng giọng quan toà chứ không bằng giọng nhà giáo. “Toby, Eileen có bầu, và bảo rằng do cậu. Có phải cậu đã ngủ với cô ta?”.

Toby không đáp ngay được. Ơ kìa, thì Eileen đã tìm đến cậu, đã gào toáng lên vì sung sướng và bao giờ cũng đòi cậu thêm lần nữa, rồi lại lần nữa. Giờ thì cô ta...

“Thằng khốn, mày có nhận là đã chơi bậy con gái tao không?” Viên trung sĩ gào lên.

Toby chẳng sợ ông trung sĩ đang gào thét đó. Cậu chỉ sợ mẹ. Sự nổi tiếng mà bà hy vọng ở cậu là thế này ư? Chưa kể nỗi nhục mà bà đang phải chịu. Tất cả chỉ vì cái của nợ khốn kiếp đó. Thoát được vụ này, lạy Chúa, cậu sẽ cắt phăng nó đi, cho nó, cho cả cậu nữa, biết tay.

“Con có ngủ với cô bé này không?” Toby rúm người lại trước cái giọng nhẹ nhàng, nhưng cậu biết, đầy nguy hiểm của mẹ. Trống ngực thình thịch, cậu nói không thành tiếng. “Có ạ!”.

“Thế thì con phải lấy nó”. Không còn gì để tranh cãi trong giọng nói uy nghiêm ấy. Rồi bà quay sang cô gái vẫn đang sụt sịt. “Cô có muốn làm vợ Toby không?”.

“V...âng...ạ...cháu rất yêu Toby!”. Cô ngước nhìn cậu. “Em không muốn đâu, nhưng họ cứ bắt em phải khai thật ra...”

Ông bố dõng dạc như đang nói trước toà. “Eileen mới mười sáu. Theo luật pháp thì đây là hành động cưỡng hiếp trẻ vị thành niên. Thằng kia phải ngồi tù mới đáng tội của nó. Nhưng nếu nó chịu cưới Eileen thì...”

Ông ta ngừng lời, vẻ như chờ đợi sự biểu hiện của Toby. Mọi cặp mắt đều hướng vào cậu. “Vâng...chấu xin ông tha thứ...cháu sẽ làm theo lời mẹ”.

Ngồi trên xe cạnh mẹ trên đường về nhà, Toby vừa sợ hãi vừa buồn bã. Sợ vì không biết mẹ sẽ trị tội thế nào. Chắc là không nhẹ, cậu nghĩ. Một điểm kém ở lớp mẹ còn không tha nữa là. Còn buồn ư? Cậu sẽ làm gì để lấy tiền nuôi vợ, lại cả con nữa? Đứng bán thịt cho mẹ ư? Thế còn nghề diễn viên mà cậu mơ ước và mẹ hy vọng? Giá có thể cắt phăng cái của nợ ấy ngay lúc này và mọi chuyện chỉ là cơn mộng dữ.

Về đến nhà, mẹ lẳng lặng lôi cậu lên gác và trong khi Toby run rẩy chờ ít nhất là trận đòn phủ đầu thì lại thấy bà lôi valy ra và nhét quần áo của nó vào đấy. Nó bị đuổi khỏi nhà ư? Mẹ giận đến thế ư? Toby oà khóc. “Đừng, mẹ ơi, mẹ đừng đuổi con đi. Con hứa...”.

Bà không ngừng tay, “Tao không đuổi, mà là mày phải đi, con ạ. Chả lẽ mày tin tao chịu để cả cuộc đời mày vô dụng bởi cái con ranh dâm đãng ấy à? Nó ngu thì bố mẹ nó phải chịu, can cớ gì lại lôi cả mày vào? Cưới với chả hỏi. Không có chuyện đó với Toby vĩ đại của mẹ đâu. Chúng ta không được làm trái ý muốn của Chúa là con phải thành người vĩ đại. Hãy đến New York. Và chỉ khi đã nổi tiếng hãy đón mẹ về sống cùng con”.

Vẫn giàn giụa nước mắt, Toby lao vào lòng mẹ, dụi mặt sâu vào bộ ngực đồ sộ của bà. Cái gì chờ đợi phía trước cậu không cần biết, không cần lo, bởi cậu tin chắc vào điều mẹ nói: cậu sẽ trở nên nổi tiếng. Mẹ đã bao giờ nói sai?


-----------HẾT CHƯƠNG 1-----------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 21-12-2011 21:04:55 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 2:



Vào năm 1939, New York là miền đất hứa của nghệ thuật sân khấu. Đại suy thoái đã hết và Tổng thống Roosevelt đã tuyên bố nước Mỹ từ nay vĩnh viễn bước ra ngoài mọi âu lo để trở thành cường quốc lớn mạnh nhất thế giới. Tiền bạc rủng rỉnh, hàng hoá thừa mứa, kể cả nghệ thuật nói chung và sân khấu trình diễn nói riêng. Chưa bao giờ người ta đếm được tới ba chục vở kịch cùng lúc công diễn ở New York và cả ba chục đều ăn khách.

Đến New York ngoài chiếc valy chất đầy quần áo, Toby có một trăm đôla mẹ cho cùng niềm tin mình sẽ nổi tiếng, sẽ được đón mẹ về ở cùng để bà ngày ngày nấu nướng cho anh ăn và tối tối đến nhà hát vỗ tay khi xem anh biểu diễn. Song bây giờ thì phải lo có chỗ để ngủ, có cái để ăn, trong khi sự nổi tiếng kia còn bận la cà đâu đó trước khi đến với anh. Có sao đâu, anh đợi được mà.

Tin ở mình, anh không xin những việc làm chân tay mà gõ cửa luôn các rạp hát ở Broadway, hào hứng kể ra giải thưởng tại các cuộc thi nghiệp dư và anh có tài bắt chước thế nào, rồi sững sờ khi thấy nghe chưa hết họ đã đuổi anh ra. Anh xông vào nhà hát, lần mò tới các hộp đêm chăm chú xem các nghệ sĩ biểu diễn, tỏ ra vô cùng thích thú với các danh hài song không mấy cảm phục. Anh biết anh hơn họ/.

Một trăm đôla mẹ cho vơi dần, Toby phải đi rửa bát thuê kiếm sống. Chủ nhật, giá điện thoại đường dài rẻ, sáng ra anh gọi về thăm mẹ. Bà kể rằng cả nhà trường, cả gã trung sĩ, cả cô vợ hụt của Toby đều làm ầm ĩ lên về việc anh trốn đi. “Đặc biệt gã trung sĩ” mẹ kể, “đêm nào cũng ngồi trong xe tuần tra rình mò, lại cứ hỏi con hiện đang ở đâu. Có là điên mới cho gã biết”.
“Thế mẹ trả lời sao?”

“Còn sao nữa? Con vơ quần áo rồi lẻn đi như thằng ăn trộm thế nào, mẹ cứ sự thật mà kể. Quan trọng nhất là con đi đâu thì mẹ lại không biết”.

Hai mẹ con cùng cười ầm.

Loanh quanh thế nào Toby trở thành người giúp việc cho một gã ảo thuật mắt thô lố, bất tài, chuyên diễn trò tại các khách sạn làng nhàng ở ngoại vi New York. Công việc chủ yếu của Toby là bốc dỡ các thứ dụng cụ đồ nghề và chăm sóc mấy con vật như thỏ, chim yến, chuột đồng. Theo đòi hỏi của chủ, anh không những lo cho chúng ăn uống mà còn phải sống cùng chúng trong những căn phòng bé tí tẹo. Người anh lúc nào cũng hôi rình và đầu óc dường như mụ mẫm đi vì mệt mỏi, buồn chán, cô đơn và thất vọng. Anh thường đứng trước gương tập bắt chước người này, làm sao cho giống người kia và khán giả không vỗ tay mà chỉ choe choé. Vì đó là những con vật sống cùng anh mà thôi.

Rồi một chủ nhật, khi gọi về nhà như thường lệ, người trả lời lại là bố anh.

“Con đây ạ. Bố vẫn khoẻ chứ?” Anh hỏi. Chỉ có im lặng đáp lại. Anh hỏi thêm lần nữa. Giọng thều thào trả lời khiến anh lạnh người, câu nói tự nhiên thốt ra. “Mẹ làm sao hả bố?”

Đáp: “Cấp cứu. Bác sĩ bảo nhồi máu cơ tim”.

Toby không tin cái chết dám đến với mẹ. “Mẹ đỡ nhiều rồi chứ? Nhất định mẹ sẽ khỏi, đúng không bố?” Anh quát tướng lên trong máy.

Đáp lại anh là tiếng khóc, và những tiếng nghẹn ngào, rời rạc. “Mẹ...con...vừa mất...vài giờ...trước”.

Bố nói dối. Hay chỉ đùa? Mẹ không đợi được đến khi anh nổi tiếng ư? Rồi còn bao dự định anh dành cho mẹ? Ngôi nhà, xe hơi đắt tiền, kim cương, kẻ hầu người hạ...? Anh nghe tiếng bố gọi tên mình như từ địa ngục vẳng lại. “Toby, con có sao không?”.
“Con sẽ về dự tang lễ mẹ. Bao giờ hả bố?”

“Hai ngày nữa. Nhưng con đừng về. Người ta đang rình bắt con đấy. Cô gái kia sắp sinh con rồi. Và họ sẽ bỏ tù con ngay lập tức”.

Mấy ngày anh không ra khỏi nhà, bỏ mặc cả đám súc vật. Tại sao anh không được vĩnh biệt người mẹ mà anh yêu thương và kính trọng nhất trên đời này? Anh nhớ những lúc mẹ cười nghiêng ngả khi anh bắt chước điệu bộ người khác, nhớ lúc mẹ nhét quần áo vào valy anh trốn đi. Hôm nay, 14 tháng Tám năm 1939, sẽ là ngày quan trọng nhất của con. Sẽ không bao giờ con quên ngày này, thề với mẹ.

Ngày quan trọng nhất của Toby? Đúng vậy. Song không phải vì cái chết của mẹ anh, mà là vì sự ra đời của một bé gái, cách cái căn buồng hôi rình của anh cả ngàn rưỡi cây số: thị trấn Odessa, bang Texas.

Đó là một toà nhà bốn tầng, gọi là bệnh viện nhưng nom có vẻ như một nhà thương làm phúc bởi những thứ xoàng xĩnh nó chứa trong đó, từ con người đến đồ đạc. Nhưng nó vẫn làm được cái việc trị bệnh cứu người, tất nhiên, với bệnh nào còn trị được và người nào còn cứu được.

Trời đang về sáng. Tại khoa sản, một nhóm đỡ đẻ đang gặp khó khăn. Sản phụ Czinski, dân lao động, to lớn, mạnh khỏe, hông rộng và vững chãi, trong ngoài không có gì đáng lo ngại cả, và mọi việc đang diễn ra bình thường đúng như dự tính thì bỗng Wilson, bác sĩ phụ sản kêu lên:”Đẻ ngược!”. Thoạt đầu, tiếng kêu của ông không khiến ai lo lắng. Mặc dù đây là tình huống hiếm khi xẩy ra nhưng nói chung họ đều dễ dàng xử lý, dù ở dạng khó nhất là phải mổ sản phụ để lấy đứa con ra. Trường hợp này quá dễ, chỉ cần một trợ giúp nhỏ là xong. Bác sĩ Wilson thở phào khi thấy đôi bàn chân rồi đôi cẳng chân đứa trẻ nhô dần ra. Bà Czinski móm môi rặn, và đây, đã thấy đôi đùi...Bác sĩ động viên người mẹ. “Sắp được bế con rồi. Hãy rặn thêm lần nữa. Và mạnh lên”.

Không thấy gì hơn.

Bác sĩ Wilson rón rén kéo đôi chân đứa trẻ. Thấy nó không nhúc nhích, ông luồn tay qua mình nó, thăm dò tử cung sản phụ. Cô y tá đứng bên lấyk hăn lau mồ hôi bỗng lấm tấm xuất hiện trên vầng trán rộng rãi của ông. “Chắc chắn có chuyện rồi”. Ông lẩm bẩm, nhưng không lọt qua đôi tai sản phụ. “Chuyện gì với cháu, thưa ông?”. Bà hỏi, chợt giật nhẹ người. “Không đâu. Tôi tưởng vậy”. Ông nói dối, rồi đưa tay vào sâu hơn, ép nhẹ cái thai xuống. Vẫn không động tĩnh gì hết. Tay ông lần theo cuống nhau, thấy nó kẹt giữa cái thai với khung xương chậu, chẹn vào ống dẫn khí khiến đứa trẻ không thở được.

“Máy nghe tim thai”. Ông lệnh. Chiếc máy được áp sát vào bụng người mẹ. “Ba mươi”. Cô y tá hô, rồi nói thêm, “và có triệu chứng loạn nhịp”.

Mồ hôi túa ra khắp mặt, khắp cả người bác sĩ Wilson. Ông đưa tay vào sâu hơn, những ngón tay tìm kiếm kỹ càng hơn. Giọng cô y tá trở nên hãi sợ. “Tim thai đập rất yếu...tim thai ngừng đập rồi...”

Nghĩa là cái thai đã chết trong bụng mẹ. Chỉ còn cơ may duy nhất là đưa được nó ra ngoài, trong bốn phút, để thông phổi và làm tim đập trở lại. Quá một phút, não bộ đứa trẻ sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn.

“Bấm giờ!” Bác sĩ Wilson hô to. Ai nấy trong phòng bỗng cùng nhìn lên chiếc đồng hồ to tướng treo trên tường, ba chiếc kim đều được đưa về con số 12 và kim giây bắt đầu tích tắc.

Ngoài hành lang phòng sản, Karl Czinski bồn chồn đi lại, chiếc mũ như bị vò nát trong đôi bàn tay to bè. Anh là thợ mộc, sống với những quan niệm đơn giản nhất: phải làm việc, phải lấy vợ, phải có con, thậm chí nhiều con. Đây là đứa con đầu lòng hỏi làm sao anh không hồi hộp, sung sướng?

Trong phòng sản, một cô sinh viên lần đầu thực tập đỡ đẻ, bống oẹ lên một tiếng rồi ôm miệng chạy ra ngoài, xô cả vào Karl. “Xong chưa? Trai hay gái hả cô?” Karl hỏi. Cô sinh viên đầu óc vẫn đang hỗn loạn về chuyện tim thai nhi ngừng đập, về đôi cẳng chân thò ra ngoài cửa mình người mẹ, tái tím và bất động, la toáng lên. “Chết rồi! Chết mất rồi!”.

Mặt Karl nhợt ra, hơi thở đứt quãng, hai tay ốm lấy ngực, chỗ trái tim, rồi từ từ đổ gục xuống. Người ta đưa anh vào phòng cấp cứu, nhưng đã quá muộn.

Trong phòng sản, bà Czinski đang lâm vào trạng thái hôn mê, không phản ứng gì trước những lời động viên giục giã của bác sĩ. “Rặn nữa đi, mạnh lên nào”.

Bác sĩ Wilson nhìn đồng hồ. Một nửa thời gian quý báu đã trôi qua – hai phút. Song sẽ ra sao, cho dù ông cứu được đứa bé, sau bốn phút? Nó sẽ sống với một cái đầu ngớ ngẩn ư? Hay nhân đạo hơn, cứ để nó chết? Không, lương tâm nghề nghiệp bắt ông phải tát đến giọt nước cuối cùng. Ông liều lĩnh sử dụng các phương pháp chỉ được áp dụng trong những trường hợp một mất một còn, bao gồm hàng loạt các động tác phức tạp để đưa bằng được đứa trẻ ra. Và cuối cùng nó đã chịu nghe ông, một đứa bé gái, mặt mũi tím tái, câm lạng hoàn toàn. Nhưng dù sao nó cũng đã lọt lòng.

Chỉ còn hơn một phút nữa. Đờm rãi trong họng đứa bé đã được móc ra, ống thông khí quản đã được đặt vào. Tiếng máy thông khí ro ro chạy...

Chỉ còn hai mươi giấy. Chưa thấy tiếng tim đứa bé đập.

Dường như không còn gì có thể ngăn được sự tổn thương của bộ não. Bác sĩ Wilson đã làm việc, hoặc tham quan, ở nhiều bệnh viện vùng đã thấy không ít những người – sinh vật, những đàn ông đàn bà với bộ não trẻ em, thậm chí còn tồi tệ hơn thế nữa.

Nhưng vẫn còn một hai giọt nước cuối cùng, và ông còn phải tát.

Mười giây nữa trôi qua. Nghĩa là ông chỉ còn mười giây cuối cùng. Tim đứa trẻ vẫn không chịu đập. Vẫn không có gì để ông có thể hy vọng.

Năm giây! Ông sờ tay vào phích cắm điện của máy thở. Chúa sẽ tha thứ cho ông. Vì Chúa thấu hiểu tất cả. Rồi ông bỗng rụt tay về, đặt lên da thịt đứa bé. Nó lạnh ngắt, và nhớp nháp.

Một giây! Ông cúi sát đứa trẻ, và chỉ muốn khóc. Không ai có thể tiên đoán cuộc đời sau này của nó sẽ ra sao, nếu lúc này đây, nhờ phép màu, nó sống lại được.

Hết thời gian!

Đúng lúc ông cả quyết đặt tay lên phích điện thì tim đứa trẻ bắt đầu đập, từng tiếng một, rồi đều đặn, và liên tục. Cả phòng nhẩy lên, ôm nhau, reo hò và tất cả xúm lại chúc mừng ông.

Ông thì cứ dán mắt vào chiếc đồng hồ trên tường.

Đứa trẻ mang tên Josephine, theo tên bà ngoại hiện sống ở Krakow, và không có tên đệm gì hết, bởi mẹ nó chỉ là bà thợ may người gốc Ba Lan sống ở Odessa, Texas.

Không nói lý do nhưng bác sĩ Wilson bắt buộc bà Czinski cứ cách hơn tháng lại phải mang Josephine đến bệnh viện cho ông kiểm tra, để rồi lần nào cũng vậy, bà lại mang nó về mà không có thuốc men hay lời dặn dò kèm theo nào của bác sĩ. Nó là đứa trẻ bình thường mà, bà thắc mắc nhưng không dám hỏi.

Chỉ có Chúa mới biết con gái bà có bình thường hay không.


-----------HẾT CHƯƠNG 2-------------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 21-12-2011 21:06:19 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 3:



Mùa hè kết thúc thì nhà ảo thuật cũng hết việc, kéo theo Toby thất nghiệp, tất nhiên. Anh lại tự do, theo đúng nghĩa của nó. Đi đâu và làm gì bây giờ, khi anh không nhà cửa, không xu dính túi? Rồi anh gặp may khi có một bà chịu trả 20 đôla nếu anh lái xe đưa ba mẹ con bà ta tới Chicago. Anh bỏ đi, không một lời tạm biệt nhà ảo thuật cùng đám thú hôi hám.

Thời gian này, Chicago cũng tương tự như Detroit, vô vàn công ăn việc làm chờ đợi những ai muốn làm việc. Nơi đây, cái gì cũng bán được và mua được, từ xe hơi, nhà cửa, thuốc độc bảng A, đàn bà con gái tới các thượng hạ nghị sĩ. Hộp đêm nhiều hơn nhà ở và mọi nhu cầu của khách đều được thoả mãn. Toby không bỏ sót hộp đêm nào, từ lớn đến nhỏ, từ sang đến hèn. Song ở đâu cũng chỉ một câu trả lời như nhau: Không biết sử dụng ra sao với một người chưa hề có danh tiếng mà lại chỉ biết diễn hài.

Làm gì để không phụ lòng tin của mẹ đây? Anh lớn rồi, đã sắp bước sang tuổi mười chín.

Knee Hit là nơi Toby năng qua lại nhất. Việc mua vui cho khách ở đây cũng y hệt các hộp đêm khác, song “đội hình” thật thảm hại. Mấy gã chơi đàn thì luôn miệng ngáp, tay diễn viên hài thì như đang cai nghiện, còn cặp múa thoát y, Meri và Jeri, vẫn được gọi chung là chị em nhà Perry, mà cũng có thể là chị em thật, thì tuy đều mới xấp xỉ hai mươi, và cũng khá hấp dẫn, nhưng nom đều rẻ tiền và rạc rài như đã quá bốn mươi. Một đêm, ngồi cạnh Jeri ở quầy bar, Toby thăm dò “Tôi khoái màn trình diễn của chị lắm”.

Jeri đánh mắt sang, chỉ thấy một gương mặt non choẹt, dáng vẻ ngơ ngác, ăn mặc tồi tàn, không có gì đáng để cô ta “khai thác”, vừa định quay đi thì thấy cậu ta đứng dậy, và như cố tình phô ra cái vật to sù nổi cộm trong đáy quần mình cho cô nhìn thấy, thì cô sững sờ thốt hỏi: “Của thật ư?”

“Chỉ mỗi một cách trả lời câu chị hỏi”, Toby đáp, mặt hơi vênh lên.

Quá nửa đêm, trong căn phòng của hai chị em nhà Perry, Toby nằm giữa, không biết hai chị em, cô nào bên nào, nhưng chắc chắn mỗi cô một bên.

Có ăn có trả, Toby “phục vụ” hai chị em nhà Perry một thời gian, cũng được họ tận tình đáp lại, sau khi biết ước muốn của anh. Vả lại, họ cũng sợ anh sẽ bỏ đi nếu kiếm được việc làm ở nơi khác. Và cả ba đã tính toán kỹ lưỡng để đêm đó, một tiếng trước giờ ra sân khấu, Jeri dẫn tay diễn viên hài của tiệm, một đệ tử ruột của thần đổ bác tới một sòng bài xoàng xĩnh với những cửa đặt cò con hợp với túi tiền còm của gã. “Chúng mình không ở đây lâu được. Sắp đến giờ diễn của tôi rồi”. Gã thở dài tiếc rẻ.

Một lúc sau, Jeri lẻn đi, trong khi gã hài nọ đang trong cơn say máu nhất. Còn ở Knee High, Toby đã sẵn sàng.

Tất nhiên, gã hài nọ không thể có mặt đúng giờ diễn. Lão chủ tiệm lồng lộn. “Cái thằng con hoang bất tài ấy kể như xong rồi. Lạy trời đừng để nó vác mặt tới đây nữa”.

“Thật rủi cho gã đó, nhưng lại thật may cho ông, và cho Knee High. Tình cờ có một cây hài đang ngồi trong quán chúng ta. Anh ta mới từ New York đến”. Meri làm như vô tình nói.

“Cái gì? Đâu?” Lão nhìn theo cái hất hàm của Meri, rồi bĩu môi. “Thằng nhóc đó? Thế vú nuôi của nó đâu”, lão giễu cợt, “để tôi còn bàn chuyện giá cả?”.

Tất nhiên Meri hiểu, nhưng cô vẫn thật lòng bênh vực Toby. “Nhiều trò lắm đấy. Ông cứ thử xem, có mất gì đâu.”

“Mất khách chưa đủ sao hay còn phải mất thêm gì nữa?” Lão lẩm bẩm rồi tới bên Toby. “Nghe nói cậu từng diễn hài?”

“Tôi vừa qua đợt diễn ở New York. Đang trên đường đi nghỉ”. Toby nhún vai nhưng tinh mắt lắm mới thấy.

“Bao nhiêu tuổi?”

Toby lại kín đáo nhún vai. “Hai hai”.

Suýt nữa lão chủ văng tục, nhưng rồi lão chỉ nói như doạ. “Hai hai cái cục cứt. Thôi, lên đi. Nếu làm trò không ra gì thì đừng mong mà sống tới hai hai năm với tao”.

Cơ hội đây rồi. Giấc mơ có thành sự thật hay không cũng là từ đây thôi. Toby tự động viên mình rồi quả quyết bước ra sân khấu sáng trắng ánh đèn. Khi chờ ban nhạc chơi khúc dạo đầu cho tiết mục của mình, anh nhìn xuống đám khán giả cả đàn ông lẫn đàn bà, hoặc đang say sưa hoặc đang mải hôn hít sờ mó nhau. Họ sẽ ngưỡng mộ hay sẽ la ó xua đuổi anh? Sao lúc này mẹ lại không bên anh, hoặc ngồi lẫn vào họ nhỉ? Nhạc ngừng lại. Anh hiểu, thời khắc của anh bắt đầu.

“Chào các quý ông quý bà, thật hạnh phúc khi được là các vị. Nhưng tôi chỉ là Toby, Toby Temple. Tôi cam đoan rằng quý ông quý bà đều biết tên của mình”.

Chả ai cười, hoặc nói gì.

“Có ai nghe tin gì về ông trùm mới của Chicago không? Một kẻ quái dị đấy. Từ khi ông ta lên ngôi, danh sách nụ hôn tử thần có thêm cả bữa tối và vũ hội”.

Đám khán giả lặng lẽ nhìn anh, dửng dưng và xa lánh. Mồ hôi bỗng vã khắp người, trong khi nỗi hoảng sợ chẹn ngang họng Toby. Anh gặp phải đám khán giả không biết cười, thậm chí không biết nghe rồi. Nhưng anh không thể ngưng lại được.

“Tôi mới diễn tại một nhà hát nằm sâu mãi trong rừng ở Maine, và chủ rạp là một con gấu”.

Chẳng có gì thay đổi. Anh là kẻ thù của đám đông này ư?

“Chẳng ai báo trước cho tôi đây là hội thảo của những người câm điếc. Tôi bỗng thấy đau xót khi không được cùng mắc căn bệnh với quý ông quý bà. Bởi thế tôi sẽ chỉ nói được bằng tay, và chắc chắn chúng ta đã ôm nhau rồi”.

Họ bèn la hét ầm lên. Lão chủ tiệm cuống quýt ra hiệu cho ban nhạc chơi to hết cỡ, cốt sao át được tiếng Toby. Anh đứng đó, ngây ngô, nụ cười vẫn nở toác trong khi nước mắt giàn giụa.

Hết cả rồi ư?

Czinski chợt tỉnh giấc, không biết vì sao. Mãi rồi bà mới nghe tiếng Josephine đang khóc. Vội vã đến bên cũi nằm của con gái, bà thấy nó đang giẫy giụa, mặt tím ngắt vì ngạt thở. Bà gọi cho bác sĩ Wilson và được lệnh mang Josephine tới bệnh viện ngay. Nó được tiêm thuốc an thần vào mạch và lại ngủ ngon lập tức. Bác sĩ Wilson khám cho Josephine rất kỹ , song không tìm ra được dấu hiệu bệnh tật gì. Ông không yên tâm được. Mãi mãi, kim giây của chiếc đồng hồ treo tường trong phòng sản bệnh viện ám ảnh ông.


---------HẾT CHƯƠNG 3---------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 21-12-2011 21:07:37 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 4:



Sân khấu hài kịch từng đã rất phát triển ở Mỹ, đến vài chục năm trời, trước khi rạp Palace đóng cửa vào năm 1932. Đây là nơi vào nghề, cũng là nơi tập dượt, thử thách của các diễn viên hài trẻ tuổi mong muốn nhanh chóng khẳng định mình trước đám khán giả thưởng thức thì ít mà chọc phá thì nhiều. Không ít diễn viên đã đạt được mục đích từ “lò” đào tạo ấy, trở nên nổi tiếng cả về tài lẫn về tiền, thí dụ như Eddie Cantor, Jolson, Benny, Abbott, Burns và anh em nhà Marx, cùng nhiều người khác nữa. Họ biểu diễn trên sân khấu trong các chương trình riêng, biểu diễn cả trong các câu lạc bộ hoặc khách sạn, hộp đêm mà tên tuổi của nó cũng nổi không kém họ. Toby chưa được cái vinh quang đó. Anh cũng diễn hài trong các câu lạc bộ, các hộp đêm nhưng nếu gọi cho sát hơn cái thực tế của nó thì phải gọi là hệ thống nhà vệ sinh, tức là các quán rượu nhỏ và tồi tàn, bẩn thỉu mọc nhan nhản khắp nước Mỹ. Khách khứa vào đây toàn dân lao động chân tay, ăn cho kỳ no, uống cho tới say, nôn oẹ thì cũng cho bằng hết. Ngoài ra, họ vào quán để ngắm các cô gái múa thoát y, và để được cười. Gái xấu, hoặc chuyện hài mà không cười nổi, là họ chửi rủa, la hét, và ném vỏ chai vào diễn viên. Nơi đây, chỗ hoá trang thường là một góc, xó nào đó, nếu không sặc mùi thức ăn thiu thối thì cũng nồng mùi nước tiểu trộn nước hoa rẻ tiền pha lẫn mùi mồ hôi chua loét. Nhà vệ sinh thì bẩn tới mức chỉ kẻ say mới dám bước vào, còn các diễn viên thì cứ thản nhiên đái vào chậu rửa mặt. Thù lao ư? Vô giá. Tức giá nào cũng là có thể. Một bữa ăn, thậm chí một chiếc bánh mì. Song cũng có khi lại là năm, bảy, thậm chí mười lăm đôla. Nó tuỳ thuộc hoàn toàn vào thái độ của người xem.

Cái hệ thống nhà vệ sinh đó chính là trường học của Toby Temple. Khổ sở và cả gai góc đấy nhưng nó dạy cho anh bao nhiêu là mưu mẹo, mánh khoé dể sống, để thực hiện giấc mơ. Toby biết cách phân biệt sự la hét vô thức của đám say với cái chọc phá cố tình của lũ mất dạy. Không bao giờ anh lầm lẫn hai loại này với nhau, và nó rất quan trọng để giúp anh tìm ra cách xử lý với mỗi loại.

Anh tự lên chương trình biểu diễn, gồm những bài hát dân gian đã bị xuyên tạc lời; bắt chước điệu bộ và giọng nói của các ngôi sao ca nhạc, sân khấu, điện ảnh; các trò học lỏm được từ các danh hài, là những người có khả năng thuê người khác viết kịch bản cho riêng mình. Anh không sợ mang tiếng, vì hầu hết đám diễn viên có cảnh ngộ tương tự anh đều làm vậy, và họ đâu có thèm giấu giếm gì. “Tôi sẽ sắm vai Jerry Lester”. Người nào nói vậy là ngầm khoe mình đã “thuổng” vở của Lester đấy. Rồi lại còn tuyên bố “Và tôi diễn còn hơn chính cả Lester. Hãy đến xem”. Hoặc anh khác thì “Giá mọi người được xem tôi sắm vai Red Skelton”.

Toby diễn đủ trò, chẳng chừa gì, chẳng kiêng gì cả. Giương đôi mắt xanh biếc và ngây thơ lên, anh nhìn vào đám đông, ngơ ngác hỏi “Các vị đã thấy người Eskimo đái chưa?”. Anh đặt tay vào cửa quần, và người ta thấy từng cục băng nhỏ rơi xuống. Tuy nhiên, anh cũng luôn sắn trò thay thế khi cảm thấy vỏ chai chuẩn bị bay tới chỗ mình.

Và luôn luôn Toby nghe thấy tiếng xả nước ở nhà vệ sinh khi đang biểu diễn.

Toby di chuyển chủ yếu bằng xe buýt, từ hộp đêm này đến quán rượu kia, và thuê những nhà trọ rẻ tiền nhất để ở, ăn uống thì kham khổ, vừa nhai vừa thèm thuồng nhìn những món ăn ngon trên bàn kế bên. Anh đệm bìa vào giầy che lỗ thủng, lấy phấn xoa trắng cổ áo để đỡ tốn tiền giặt. Khổ cực anh chịu nổi nhưng sự cô đơn đã huỷ hoại anh biết bao. Dường như trên cả trái đất mênh mông với hàng tỷ con người sinh sống này, không một ai quan tâm đến anh, thậm chí nghĩ tới anh, còn sống hay đã chết? Lâu lâu anh cũng gọi về cho cha, nhưng chủ yếu vì nghĩa vụ con cái chứ không vì thương yêu. Mỗi ngày anh mỗi bị dày vò hơn bởi thiếu người thổ lộ nỗi lòng và chia sẻ ước mơ. Anh nhìn một cách thèm thuồng và ghen ghét với những kẻ làm cùng công việc như anh nhưng nổi danh và giàu có hơn anh gấp vạn lần. Sau mỗi buổi diễn, họ ra về trên những chiếc xe hơi đắt tiền, khoác vai những co gái lộng lẫy hẳn cũng đắt tiền chẳng kém chiếc xe. Bao giờ anh sẽ như họ?

Bây giờ, anh còn đang phải chống chọi với nỗi khiếp sợ mỗi khi thất bại, bị người xem la ó hoặc ném vỏ chai, hoặc bị đuổi xuống trước khi bắt đầu. Thất bại trong biểu diễn, với anh, là rơi xuống đáy, là không còn gì tồi tệ hơn, là tận cùng của sự thảm hại. Lúc đó, anh chỉ muốn giết hết đám đông ngu muội và tàn nhẫn kia, rồi sau đó giết chính mình. Lúc đó anh chỉ mong sao mình căm thù được sân khấu, ghét bỏ được ước mơ, để mãi mãi không phải đứng trên đó mua vui cho thiên hạ. Thà anh làm thợ mộc, phu khuân vác, hoặc chọc tiết bò, pha thịt lợn như bố mẹ còn hơn.

Anh thực lòng mong vậy đó, để rồi ngay tối hôm sau lại đứng dưới ánh đèn sân khấu, lại nhăn nhó hay cười cợt để rồi có thể lại nhận những lời la ó kèm hay không kèm vỏ chai.

Có một chuyện anh hay mang ra kể, với vẻ mặt ngây thơ và cái nhìn trong trẻo. “Có anh nọ phải lòng con vịt mà mình nuôi, đi xem phim cũng mang theo và nhét nó vào trong quần để đưa được nó vào rạp. Phim chiếu được một lúc, chú vịt ngọ nguậy, anh nọ bèn cởi cúc quần cho nó thò đầu ra. Ngồi cạnh anh nọ là một cặp vợ chồng trẻ, chị vợ bảo anh chồng “Chim cái anh ngồi cạnh em thò cả ra ngoài”. Anh chồng mắt không rời màn ảnh, hỏi: “Nó có làm phiền em không?” Chị vợ lắc đầu. Anh chồng bảo: “Vậy kệ nó. Mình mất tiền để vào đây xem phim chứ có vào xem chim ông khách ngồi bên đâu”. Một lúc sau chị vợ lại huých chồng. “Này, chim anh ta...”. Anh chông sẵng giọng “Anh đã bảo kệ nó...”. Chị vợ nũng nịu “Không kệ được, chim anh ta đang nhai ngô của em”.

Dần dần, do chịu khó học hỏi, công việc của Toby cũng ngày một khấm khá hơn. Anh bắt đầu biểu diễn được ở những nơi, tuy chưa gọi là danh tiếng, nhưng ít nhiều cũng có tiếng, như Twenty-One ở San Francisco, Rudy’s Rail ở New York hay một vài nơi khác nữa. Anh còn biểu diễn trong đại hội những người thợ làm ống nước, trong cuộc vui gặp gỡ của dân Do Thái, trong đêm chiêu đãi một đội vô địch bóng chày. Anh vẫn không ngừng học hỏi.

Rồi một bất ngờ xảy ra.

Tháng Mười hai năm 1941. Buổi chiều chủ nhật lạnh lẽo ấy. Toby đang trình diễn tại một rạp trên đường Mười Bốn, New York. Đây là buổi thứ năm trong ngày, mỗi buổi có tám tiết mục và một phần công việc của anh còn là giới thiệu các tiết mục đó. Buổi diễn đầu bình thường. Đến buổi thứ hai, khi Toby giới thiệu tốp diễn viên nhào lộn người Nhật, khán giả bỗng vung tay la hét ầm lên. Anh lui vào, ngơ ngác. “Chuyện chó chết gì ấy nhỉ?”. Nghe anh hỏi, người chủ rạp bực dọc. “Không biết gì à? Mấy giờ trước bọn Nhật đã tấn công Trân Châu cảng”.

Toby càng ngơ ngác hơn. Chiến tranh là việc của hai quốc gia, của nước người cầm đầu. Còn đây là các nghệ sĩ, những tay nhào lộn nổi tiếng thế giới cơ mà.

Buổi diễn tiếp theo, khi đến tiết mục của nhóm người Nhật này, anh giới thiệu họ là người Phi, buổi sau nữa, họ là người nước Hawaii hạnh phúc, rồi người Trung Hoa may mắn... Nhưng anh không cứu được, họ vẫn cứ bị xua đuổi như thường. Rồi anh không cứu được cả anh nữa. Có một phong thư đang chờ anh, mở đầu bằng câu Chúc mừng anh và kết thúc là chữ ký của Tống thống Mỹ. Hơn tháng sau, Toby nhập ngũ.

Những cơn đau đầu vẫn tiếp tục xuất hiện và khi đó, Josephine cảm thấy thái dương nó như bị ép trong chiếc kẹp sắt to tướng. Nó không dám khóc, vì sợ mẹ cáu. Độ này mẹ nó rất năng đi lễ nhà thờ, vì thấy không nhiều thì ít hai mẹ con cũng gián tiếp gây ra cái chết của chồng bà. Đó là kết quả của một lần bà tình cờ nghe mục sư hùng hồn rao giảng. “Các ngươi đầy tội lỗi. Chúa ghê tởm và sẽ trừng phạt các ngươi, nếu các ngươi không chịu hối cải...”. Bà bỗng thấy nhẹ nhõm như đang được nghe tận tai những lời Chúa nói với riêng bà. “Mẹ con mình bị Chúa trừng phạt vì đã giết chết ba con”. Bà hay nói vậy với con gái, và đầu óc non dại của Josephine hiểu rằng mình đã làm một cái gì đó không nên làm. Nó rất mong được biết đó là cái gì để có thể xin mẹ tha thứ.


-----------HẾT CHƯƠNG 4------------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 21-12-2011 21:09:22 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 5:



Thoạt tiên, chiến tranh thực sự là niềm kinh hoàng với Toby Temple. Anh được huấn luyện ở trại lính thuộc vùng Georgia rồi ngồi tàu thuỷ qua nước Anh và cuối cùng đóng quân ở Sussex. Anh xin được gặp vị tướng chỉ huy nhưng người mang cấp bậc to nhất chịu gặp anh chỉ là đại uý. “Thế là có phúc lắm rồi”. Đồng đội Toby bàn tán vậy.

Đại uý Winters trạc ngoài ba mươi, da rám nắng, mặt mũi nom vẻ thông minh và dễ gần. “Binh nhì Temple, có chuyện gì cần nói?” Sam hỏi.

“Tôi là diễn viên sân khấu”, Toby không vòng vo. “Đó là công việc của tôi trước khi đăng lính”.

“Nói chính xác thì anh làm gì?”. Sam hỏi lại, mỉm cười trước vẻ ngây thơ của Toby.

“Nhiều lắm, kể không hết, biểu diễn mọi trò cho người xem cười. Nào bắt chước ai đó, nào xuyên tạc lời bài hát, nào bịa chuyện vui... Đại khái vậy”.

“Anh biểu diễn ở nhà hát nào?”

Toby ngập ngừng. Đại uý chắc chỉ quan tâm đến những sân khấu lớn, còn hệ thống nhà vệ sinh ư?. “Những nơi mà ngài chưa bao giờ được nghe nói đến”. Cuối cùng anh chán nản đáp, biết là mình chỉ phí công thôi.

Nhưng đại uý không mắng, cũng không xua anh đi, chỉ nói với vẻ nghiêm túc, anh hy vọng là vậy. “Tôi không có quyền quyết định nhưng tôi sẽ nhớ và sẽ cố gắng xem có thể làm gì cho anh”.

“Cảm ơn đại uý”. Anh đứng nghiêm chào rồi quay người bước đi.

Toby không ngờ đã để lại ấn tượng trong Sam Winters, khiến anh bần thần nghĩ ngợi rất lâu. Sam nhập ngũ vì thấy mình cần phải như thế, phải góp phần làm cho cuộc chiến này sớm chấm dứt, và hơn nữa, ngăn chặn các cuộc chiến tiếp theo, để ít nhất, những chàng trai như binh nhì Temple đây được đứng trên sân khấu như anh ta mơ ước. Sam thông cảm ngay được với tâm hồn nghệ sĩ của Toby vì trước khi đăng lính anh là một chủ nhiệm phim ở hướng Hollywood, còn có kiểu nghệ sĩ nào mà anh chưa gặp gỡ, chưa tiếp xúc, thậm chí đã chứng kiến không ít những chàng trai say nghề như Temple đến rồi đi, song không chịu nản lòng, vẫn muốn thử vận may lần nữa, rồi lại thêm lần nữa... Anh nói lại với đại tá Beech về Toby, giọng hào hứng, yêu cầu ông xem có cách nào tạo cho Toby một cơ hội. Đại tá nghe, gật gù, hứa xem xét nhưng trong đầu đã lập tức gạt phăng. Với ông, lính, trước tiên phải là lính đã.

Đồng đội nhớ bố mẹ, nhớ vợ, nhớ người yêu...riêng Toby nhớ khán giả, nhớ đến quay quắt, tưởng đến không chịu nổi. Anh diễn trò ở mọi nơi mọi lúc, dù người xem chỉ là hai tay binh nhì cùng ca gác nơi xó rừng hoặc gã trông nom kho thực phẩm. Không sao hết, anh vẫn diễn hăng say như trước ngàn khán giả. Có lần, đại uý Winters đứng lẫn trong đám người xem, sau đó bảo riêng với Toby. “Tiếc là không giúp được anh, Temple. Tôi nghĩ anh có tài đấy. Chiến tranh kết thúc, nếu có dịp ghé ngang Hollywood, hãy nhớ đến tìm tôi”. Rồi như nhớ ra, anh cười, nói thêm “Tất nhiên, tôi phải còn sống và còn làm việc ở đó”.
Mấy hôm sau, đơn vị Toby được điều ra mặt trận.

Chiến tranh kết thúc, đọng lại trong ký ức Toby không phải là cảnh đổ nát hay chết chóc, cũng không phải những thành phố bị chiếm đóng hay giải phóng, mà đơn giản anh nhớ nhất chỉ là anh ở đâu, với ai và đã diễn trò gì. Anh nhớ ở Saint-Lo mình đã thành công rực rỡ thế nào trước đám đông tụ tập ở quảng trường khi bắt chước điệu bộ Bing Grossby. Tại Aachen, anh kể chuyện vui, làm nhiều điệu bộ lố bịch hàng mấy tiếng liền trước các thương bệnh binh, có người cười đến nỗi vết khâu bật cả chỉ ra. Còn tại Metz, người ta lao xuống hầm trú ẩn khi máy bay Đức ập đến, nhưng bắt cả Toby theo, và anh phải diễn dưới ánh đèn leo lét trong hầm. Còn ở Cherbourg trên đất Pháp mới hay; Toby cùng đám bạn đi chơi điếm, và trong khi bạn anh đã lên gác hành sự thì anh vẫn loay hoay diễn trò cho ba mẹ con bà chủ xem. Họ cười lăn lộn và kết quả anh được dành cho cô điếm đẹp nhất, khoé cả tay lẫn miệng nhất, mà lại không phải trả đồng nào.

Thế chiến thứ Hai với Toby là vậy đó. Anh ra khỏi nó khi vừa bước vào tuổi hai nhăm, nhưng vẻ ngoài chẳng thay đổi là bao, khuôn mặt vẫn nguyên vẻ ngây thơ dễ thương còn đôi mắt vẫn ánh màu xanh biếc ấy. Ai nấy đều hồi hương với bao hy vọng tràn trề, bao đợi chờ khắc khoải. Anh thì chẳng gì hết ngoài Tiếng Tăm.

Toby không ngần ngại chọn Hollywood. Đến bao giờ Chúa mới thực hiện lời hứa với anh? Mẹ đã chắc chắn rồi mà.

“Chúa khinh ghét những kẻ gây tội lỗi mà không biết sám hối. Chúa đã giận thì hệt như cây cung đã giương và mũi tên lửa nằm trên đó đang hướng vào con tim đen tối của các ngươi và đang sẵn sàng lao tới theo ý Chúa. Hãy ngước cầu xin Ngài trước khi quá muộn”.

Lời mục sư như những nhát búa nện thẳng vào đầu đứa bé sáu tuổi Josephine. Nó ngước lên, hoảng sợ như nhìn thấy mũi tên lửa đang vùn vụt lao tới, và bám chặt lấy tay mẹ. Không hề để ý tới con, bà Czinski đang phấn khích gào lên theo đám đông, “Lạy Chúa lòng lành!”. Mặt mũi bà đỏ bừng, mắt sáng quắc, long lanh.

Căn lều lớn ở bên ngoài Odessa là nơi thường diễn ra những buổi rao giảng của các mục sư thuộc đủ các loại đạo giáo, từ chính thống tới Do thái, Tân giáo, Tin lành...nhưng thảy đều giống nhau về ngày Phục sinh của Chúa và về kiếp đọa đầy nơi địa ngục với những kẻ tội lỗi mà không chịu sám hối, không chịu theo chính bỏ tà. Mẹ con nhà Czinski dự không sót buổi nào.

“Những kẻ tội đồ đáng thương kia, hãy quỳ và sợ hãi trước đấng Jehovah chí tôn chí thánh. Trái tim Người vỡ nát vì tội lỗi của các ngươi. Chỉ cần nhìn ánh mắt lũ trẻ trong căn lều này đã thấy biết bao là dục vọng tội lỗi”.

Josephine cúi đầu nhắm nghiền mắt lại, tưởng như mọi ánh mắt đều đang hướng về mình. Bây giờ thì nó biết, khi đau đầu chính là nó đang bị Chúa trừng phạt. Nó chăm chỉ cầu nguyện, để đầu không đau nữa, và nhất là để biết đã được Chúa tha thứ. Nó cũng cầu mong Chúa hãy cho biết nó đã phạm phải điều tồi tệ gì để đầu nó đau ghê gớm như vậy.

“Rượu và máu, thuốc thú là hơi thở và gian dâm là khoái lạc...cả ba thứ trên đều là sự hưởng thụ của loài quỷ dữ. Dính líu tới những thứ đó chính là các ngươi đã giao du với sa tăng, để rồi sẽ bị đày đoạ muôn đời nơi địa ngục”.

Josephine nép sát hơn vào mẹ, ghì chặt mình hơn xuống ghế. Cô bé sợ quỷ dữ bắt đi, sợ bị thả vào vạc dầu. Đám đông ngân nga.”Con muốn được tới Thiên đàng, nơi yên nghỉ con hằng mong ước”. Vậy mà Josephine đầu óc thế nào lại hát nhầm thành “Con muốn đến Thiên đàng trong chiếc váy đẹp của con”.

Một năm sau khi Thế chiến thứ Hai chấm dứt, thị trấn không mấy tên tuổi Odessa bang Texas bỗng sực lên mùi vị mới. Thay cho mùi gió cát sa mạc ngự trị trước cả khi Odessa ra đời, nay là mùi dầu. Cái mùi cả loài người thèm khát.

Cái mùi này rất nhanh chia xã hội con người ra thành các giai tầng khác nhau. Odessa cũng không ngoại lệ, song ở đây đơn giản chỉ là hai loại: những người có dầu và những người còn lại. Mới nghe đã thấy sự xa cách lớn dường nào rồi. Những người còn lại thua kém những người có dầu về mọi mặt, từ tiền bạc, của cải, sự học hành đến địa vị xã hội...bù lại, họ nhận được vô vàn lòng thương hại ở lớp người mà họ thua kém.

Josephine Czinski còn quá nhỏ để không biết là mình thuộc về nhóm những người còn lại. Cô bé sung sướng vì luôn nhận được lời khen của người lớn khi họ nhìn vao gương mặt trái xoan xinh xắn, đôi mắt nâu thăm thẳm và mái tóc đen của cô.

Czinski rất khéo tay, giỏi nghề là khác. Và rất nhiều các bà các cô của tầng lớp những người có dầu vẫn thích váy áo của họ do bà may cắt chứ không phải do những tiệm may sang trọng, đắt tiền. Có thể đó là tín nhiệm song cũng có thể do thói quen từ những ngày họ chưa có dầu lửa. Khi đem trả váy áo, Czinski thường mang con gái theo và cô bé rất được ác bà vợ, cô con ông chủ tán thưởng bởi vì cô thật dễ coi và cũng thật dễ thương, và cũng bởi vì các bà vợ cũng như cô con ông chủ đều thích thiên hạ nghĩ về mình như một gương mặt dân chủ, bác ái, độ lượng. Họ cho phép Josephine, một cô gái gốc lai, nhà lại nghèo, được phép nô nghịch, được phép chơi chung đồ chơi, sử dụng chung đồ tập luyện với con cái họ. Vậy là bỗng dưng Josephine sống cuộc sống hai mặt, một là nghèo khổ và đơn điệu, một là xa hoa và phong phú. Nếu được phép ở qua đêm tại nhà Cissy Topping hay Lundy Ferguson, cô sẽ có riêng một phòng ngủ thênh thang, mùa hè mát rượi và mùa đông, tất nhiên, ấm áp. Bữa sáng của cô sẽ do người hầu mang tới tận giường. Nhưng ở những nơi đó, thường cô không ngủ được trọn giấc, bởi cô thích thức dậy lúc nửa đêm, khi tất cả đã say ngủ, và được một mình thơ thẩn xuống nhà, say sưa ngắm các đồ vật lộng lẫy bày biện ở đó, những bức tranh quý treo trên tường. Cô chạm tay vào chúng, vuốt ve chúng, thậm chí ôm vào lòng, tự nhủ rồi sẽ có ngày ngôi nhà và các đồ vật tương tự thế này sẽ thuộc về cô.

Nhưng với cả hai cuộc sống ấy, Josephine vẫn thấy cô đơn. Cô bé không dám tỏ bày với ai về những cơn đau đầu của mình. Mẹ thì đã sùng đạo tới mức cuồng tín, sẵn sàng và thậm chí vui mừng nhận sự trừng phạt của Chúa. Còn với bạn bè, kể cả giàu lẫn nghèo, cô đều sợ chúng chế giễu hoặc lảng tránh. Vì vậy cô càng thêm đau đầu, càng thêm khiếp sợ Chúa.

Năm Josephine bảy tuổi, một cửa hàng lớn của thị trấn bỗng tổ chức ra cuộc thi Bé gái xinh nhất Odesa, em nào tham dự thì được chụp ảnh tại cửa hàng, còn giải thưởng sẽ là chiếc cúp vàng có khắc tên thí sinh đoạt giải nhất. Hàng ngày Josephine đều lượn qua cửa hàng để ngắm nghía chiếc cúp bày trong tủ kính một cách thèm thuồng. Bà Czinski không cho con gái tham gia với lý do đó là trò chơi của quỷ dữ. Nhưng một bà chủ không có con gái lâu nay vẫn yêu quý Josephine đã đứng ra bảo trợ cho cô, và sau khi chụp ảnh, không hiểu sao cô cứ đinh ninh mình sẽ đoạt giải, tức là chiếc cúp đẹp đẽ kia sẽ thuộc về mình.
Nhưng rồi cúp vàng lại rơi vào tay Tina. Nó làm sao xinh xắn bằng Josephine, mọi người đều biết thế, và chính Josephine cũng biết thế; nhưng bố Tina là ông chủ dầu và cái nhất, ông lại nằm trong Ban giám đốc của chính cái cửa hàng tổ chức ra cuộc thi.

Chưa bao giờ Josephine lại đau đầu đến vậy.

Vài ngày sau, Tina mời Josephine đến nhà chơi cuối tuần. Cô bé ngồi lỳ trong phòng Tina ngắm nghía rất lâu chiếc cúp, và khi ra về, giấu béng nó trong túi quần áo mang theo.

Bị bà Czinski cho một trận đòn nhớ đời song Josephine không hề giận mẹ. Cô đã đạt nguyện vọng sở hữư chiếc cúp, dù chỉ trong vài ba chục phút.


------------HẾT CHƯƠNG 5-----------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 21-12-2011 21:10:34 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 6:



Vào năm 1946, kinh kỳ điện ảnh thế giới có tên là HOLLYWOOD thuộc bang California, nước Mỹ. Nó không chỉ làm ra nhiều phim nhất, có nhiều bộ phim hay nhất mà còn như cái rốn của vũ trụ, hút vào mình đủ các loại người; có tài và không có tài, tham lam và độ lượng, cầu may và buông xuôi, những cô gái đẹp và không đẹp, lành mạnh và bệnh hoạn, tình dục khác giới và đồng giới...Nó là mảnh đất của sự đâm chồi nẩy lộc, song cũng thui chột không biết bao mầm xanh. Nó vừa là đất thánh vừa là nơi quỷ dữ hoành hành.

Temple hăm hở Hollywood như đến với mảnh đất Chúa dành sẵn cho mình, trong túi vỏn vẹn ba trăm đôla và biết, nếu không tận dụng mọi cơ hội có thể thì sẽ nhanh chóng trắng tay là cái chắc. Anh biết đây là nơi mà vẻ ngoài đôi khi dẫn người ta tới thành công nhanh hơn là thực lực nên nghiến răng mua vài bộ đồ nom cũng ra mẽ, mặc vào, rồi nhẩn nha tới một nhà hàng mà anh biết các diễn viên điện ảnh thường tụ tập dùng bữa tối ở đó. Qua cách bài trí, qua một vài gương mặt và không khí nơi đây, anh mường tượng ra khá nhiều điều thú vị. Một cô hầu bàn bước tới, nom thật khêu gợi với bộ ngực không áo lót đung đưa. “Tôi có thể mang tới cho anh thứ gì?” Cô ta hỏi. Anh không đáp mà đưa cả hai bàn tay ôm lấy đôi vú cô ta. Không la hét nhưng ánh mắt cô gái lộ vẻ bất bình. Toby nhìn cô ta bằng đôi mắt đờ đẫn, không hồn, nói bằng giọng ân hận. “Tôi mong cô tha thứ cho con người bất hạnh về thị giác”.

“Ô, tôi hiểu, không có gì. Anh không có lỗi gì đâu”. Cô dẫn Toby tới bàn, đỡ anh ngồi xuống ghế. Lúc mang đồ ăn tới cho anh, cô trợn mắt khi thấy anh đang ngắm các bức tranh treo trên tường. Anh tươi cười nhìn cô. “Ơn Chúa, mắt tôi tinh tường trở lại rồi”.

Anh nói với vẻ thực thà đến ngây ngô khiến cô không thể không cười. Cô còn được cười, cười mãi, khi nằm bên anh, suốt đêm, cười cả khi anh đưa cô lên đỉnh cao khoái lạc.

Toby tận dụng mọi cơ hội để được tiếp xúc với nghệ thuật biểu diễn, vì vậy, anh nhận làm mọi việc, không nề hà gì, miễn sao vừa có tiền sinh nhai lại vừa được gặp gỡ với các ngôi sao sân khấu, điện ảnh...Mỗi khi có dịp phục vụ họ, anh thường không quên tự thể hiện mình bằng những mẩu chuyện hài hước, những câu đùa hóm hỉnh và bằng cả vè mặt làm ra ngây ngô của mình. Vô ích. Họ nhoẻn cười đấy, nhưng chả ai thèm hỏi một câu rằng tại sao, rằng nhờ cái gì mà anh tài đến như vậy, cứ như là không hề biết anh đang phục vụ họ. Anh nhìn những người phụ nữ quyến rũ trong những bộ đồ khêu gợi đi lướt qua mà không thèm ngoái nhìn anh mà tự nhủ, sẽ có ngày họ quỳ dưới chân ta cầu xin ta ban cho họ tiếng cười, và cả lạc thú.

Toby cũng không quên tìm tới các đại lý diễn viên, dù đó là hãng hay chỉ là một cá nhân, để rồi biết chỉ công toi. Không ai nhận ra anh có tài năng tiềm ẩn, không ai thèm tiếp chuyện một kẻ vô danh tiểu tốt. Họ chỉ săn tìm những tên tuổi, những ngôi sao sẽ mang lại cho họ những con số phần trăm lợi nhuận béo bở.

Qua những cuộc tiếp xúc, cái tên Toby được nghe nhiều nhất là Clifton Lawrence, một đại lý sáng chói, một con mắt phát hiện tinh tường, một kẻ luôn gặt hái được những hợp đồng béo bở...Được, rồi sẽ đến ngày Clifton Lawrence là đại lý của ta...Anh cay cú nghĩ.

Anh đặt mua các tạp chí Daily Variety và Hollywood Reporter mà các diễn viên đều gối đầu giường. Mỗi khi đọc chúng, anh có cảm giác mình là người trong cuộc. Kịch bản Màu hổ phách còn mãi đã được hãng phim Century-Fox mua trong khi hãng Warner Brother giành được kịch bản Sống cùng cha. Ngôi sao Ava Gardner vừa ký hợp đồng đóng vai chính trong phim Ga váng...Những tin tức làm Toby bồn chồn, song một dòng tít thì đã khiến anh bật dậy. Chủ nhiệm phim Sam Winter đã nhận cương vị Phó Chủ tịch phụ trách sản xuất của Hãng phim Pan -Pacific.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 21-12-2011 21:11:52 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 7:



Dứt chiến, từ châu Âu trở về, Sam Winters thấy mọi việc ở hãng Pan-Pacific như không có gì thay đổi. Anh vẫn ngồi ở vị trí cũ, vẫn làm những công việc cũ. Song chỉ sáu tháng sau, một cuộc cải tổ lớn đã diễn ra. Và Sam đã trở thành một nhân vật quan trọng của Hãng, như báo chí đã đưa tin, dù anh không mưu mẹo và cũng chẳng mưu toan gì. Người ta thấy anh ham làm việc, và được việc, vậy thôi.

Nếu ví von một cách bóng bẩy, Hollywood khi thì từa tựa khoa tâm thần trong nhà thương điên, đầy những kẻ mắc chứng hoang tưởng tự huyễn hoặc mình, khi lại giống trại giáo dưỡng nhân phẩm nhốt giữ nước kẻ ăn cháo đá bát hoặc ăn tàn phá hại. Sam chấp nhận hết, miễn là họ có tài. Chỉ tốt không thôi, anh chẳng biết dùng họ làm gì cả.

Có tiếng gõ khẽ, rồi Lucille Elkins, thư ký của Sam mang vào một xấp giấy tờ, thư từ, và thông báo. “Clifton Lawrence muốn gặp ông, đang chờ ngoài kia!”. Lucille là một thư ký đầy năng lực và có lẽ ngoài thư ký không thể làm được nghề gì khác. Sam vốn thích Lawrence, gạt hết giấy tờ sang bên, đứng dậy.

“Mời ông ta vào, Lucille!”.

Ở Hollywood, Lawrence là một huyền thoại sống, vừa do tài năng vừa bởi tấm lòng. Tài năng của ông nằm ở sự phát hiện, đào tạo và phương pháp tạo ra danh tiếng còn tấm lòng thì biểu hiện lớn nhất là ở sự chân thành. Khách hàng của Lawrence đều là những tài năng lớn của nghệ thuật biểu diễn, hoặc chắc chắn sẽ trở thành như thế. Nhân viên văn phòng của ông ít đến mức không thể ít hơn, lại phải luôn sẵn sàng khăn gói lên đường phục vụ khách hàng biểu diễn; gần thì New York, Boston, xa thì London, Rome, Paris và nhiều thủ đô khác nữa. Lawrence giao du thân mật với hầu hết các bậc tai mắt của Hollywood, đặc biệt với những người phụ trách sản xuất của các Hãng phim lớn. Năm nào ông cũng thuê hẳn một con tàu biển và “tuyển” vài cô người mẫu - hoặc mơ làm người mẫu - rồi mời mấy vị đứng đầu các Hãng phim đó đi “câu cá” vài ngày. Ông còn có một nhà nghỉ sang trọng trên bãi biển Malibu luôn sẵn sàng cho bạn bè sử dụng. Ông và Hollywood, hai bên đều có lợi khi quan hệ tốt với nhau.

Lawrence bước vào, bộ đồ lớn sang trọng và vừa khít, bàn tay với những chiếc móng tỉa tót chìa ra, thân mật. “Tôi chỉ định ghé qua chào anh. Mọi việc vẫn ổn chứ?”.

“Đoạn đầu dài quá, đoạn kết vội vã quá”, Lawrence ý tứ, là “theo tôi, nếu bớt đầu và làm lại đuôi thì sẽ có một phim đáng xem”.

Sam hớn hở. “Thì chúng tôi đang làm vậy. Hôm nay ông mang tặng tôi ngôi sao nào vậy?”

“Rất tiếc, họ đều đang bận”. Sam biết Lawrence không “làm giá”. Khách hàng của ông chẳng bao giờ phải ngồi không. Lawrence nói tiếp. “Sam này, thứ sáu gặp nhé. Chào!”.

Tiếng Lucille vẳng ra từ đường liên lạc nội bộ, “Dallas Burke đang chờ”.

“Xin mời!”.

“Và Mel Foss cũng muốn gặp ngay, bảo là có chuyện cần gấp.” Đó là Giám đốc phim truyền hình của Hãng Pan –Pacific.

Sam liếc nhanh lịch công việc đặt trên bàn. “Nói Mel sáng mai, tám giờ, tại Plo Luonge”.

Chuông reo ở phòng thư ký, Lucille nhấc ống nghe. “Văn phòng Sam Winters”.

Một giọng lạ lẫm vang lên. “Xin chào. Con người khổng lồ ấy đang ở văn phòng chứ?”

“Xin lỗi, ai đầu dây?”

“Bảo Sam rằng có Toby Temple gọi. Chúng tôi là bạn từ thời lính tráng và Sam bảo nếu tới Hollywood hãy gọi máy cho Sam”.
“Thưa ông Temple, ông Winters đang tiếp khách. Tôi có thể bảo ông ấy gọi lại cho ông được không ạ?”.

“Tất nhiên!”. Toby đọc lên số máy và Lucille không thèm ghi lại. Cô lạ gì cái trò núp dưới danh nghĩa bạn bè thời lính tráng này.

Dallas Burke thuộc lớp đạo diễn tiền bối của điện ảnh Hollywood. Phim của ông hầu hết được chiếu ở các trường điện ảnh, được soạn thành giáo trình. Đó là những phim được công chúng và các nhà phê bình đánh giá cao bởi tính thẩm mỹ và sự sáng tạo, trong đó, có tới gần chục bộ được xếp vào hàng kinh điển. Burke đã ngót tám mươi, thân hình vốn to béo nay như xọp đi mỗi ngày, gày gò, nhăn nheo.

“Vui mừng được gặp ông, Burke. Ông vẫn khoẻ?” Sam vồn vã.

“Rất vui được gặp anh bạn trẻ”. Burke nắm lấy bàn tay Sam chìa ra rồi hất hàm về người đi cùng ông. “Anh biết người đại lý của tôi chứ?”

“Tôi biết. Khoẻ không, Peter?”

Vừa ngồi xuống, Sam hỏi ngay ông già. “Nghe nói ông có kịch bản dành cho Hãng?”

“Câu chuyện này thì khỏi còn chỗ chê”, ông già khẳng định.

“Tôi rất muốn được nghe. Ông kể ngay đi”. Sam giục.

Burke nhô người về trước, giọng đầy phấn khích. “Tình yêu là một mặt của đời sống được con người quan tâm hơn cả. Bộ phim này nói về thứ tình cảm cao quý nhất: tình mẹ con. Bối cảnh mở đầu là Long Island, một cô gái mười chín tuổi giúp việc cho một gia đình khá giả. Ông chủ đã có vợ, cũng môn đăng hộ đối, nhưng chưa con cái gì, mà lỗi lại do vợ, anh hiểu không? Ông ta ưa cô giúp việc và cô ta cũng thích ông, dù tuổi tác chênh lệch khá nhiều...”

Hờ hững nghe, Sam băn khoăn thầm hỏi sao mà cứ thấy nó nhang nhác Phố vắng hay Theo dòng đời đến vậy? Giống hay khác, thực ra, đâu quan trọng gì, bởi đằng nào Sam chả phải mua cái kịch bản này. Tất nhiên, mua để đấy chứ đâu để dựng phim. Hàng chục năm nay, còn Hãng nào dám để Dallas Burke đạo diễn nữa. Mà chẳng thể trách họ. Bởi chính anh cũng không dám nữa là, dù rất quý, rất thông cảm với ông giá. Mấy phim cuối cùng của Burke quá cổ, quá tốn kém và thua lỗ nặng. Sự nghiệp điện ảnh của ông giá kể như chấm dứt chục năm nay rồi. Nhưng ông đâu đã chết, về mặt con người, nên Hollywood nói chung, các Hãng từng quan hệ với ông cùng bạn bè thân hữu nói riêng, vẫn phải chăm sóc ông, bởi ông chẳng dành dụm được chút tiền nong của nả nào cho mình. Nhưng Burke từ chối tất cả những gì cho không, thậm chí dành tặng. “Tôi thèm vào cái của bố thí nhục nhã ấy”, ông nổi khùng lên, “tôi đã từng là đạo diễn của Fairbanks, Barrymore, Sill, rồi Bill Farnum, các ngươi dám coi người khổng lồ này là kẻ ăn mày ư?”

“...Và đứa trẻ lớn lên, học hành, yêu đương mà không hề biết mặt mẹ mình”, ông già vẫn mải mê kể, “còn người mẹ thì không bỏ sót biến động nào trong đời con gái mình. Rồi cô con gái lấy chồng, một bác sĩ giàu có, và tất nhiên, sẽ là một đám cưới linh đình, anh hiểu chứ? Còn cái kết ư? Tuyệt, Sam! Người ta cấm bà mẹ vào dự đám cưới con gái khiến bà phải lẻn cửa sau như ăn trộm, chỉ để nhìn trộm cô dâu. Người xem sẽ không thể cầm nổi nước mắt, Sam. Anh tin vậy chứ?”

Thì ra nó không như Phố vắng hoặc Theo dòng đời mà anh tưởng, nhưng nó lại giống cái gì thì anh cũng đã biết. Peter ngồi bên ông già, bối rối lảng tránh cái nhìn của Sam.

“Mới nghe đã muốn khóc rồi”, Sam nói, “đúng là loại phim mà Hãng đang muốn thực hiện. “Peter, anh hãy gọi cho Phòng sản xuất và thoả thuận ký hợp đồng luôn”. Peter gật vội đầu.

Dallas Burke nói thêm. “Bảo họ là phải trả cho xứng đáng, nếu không tôi sẽ bán cho Warner Brothers”. Ông quay sang Sam. “Tôi kể anh nghe đầu tiên vì quý mến anh nhất, anh hiểu không?”

“Tôi hiểu, và rất trân trọng”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách