Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 96822|Trả lời: 284
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[2013]Tây du: Hàng ma thiên/西游·降魔篇/Thư Kỳ, Văn Chương, Hoàng Bột, Châu Tinh Trì

  [Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
#
Đăng lúc 21-12-2012 02:01:42 | Chỉ xem của tác giả Trả lời thưởng |Xem thứ tự |Chế độ đọc
[2013]Tây du: Hàng ma thiên/西游·降魔篇






Tên tiếng Trung: 西游·降魔篇 / Tây du - Hàng ma thiên
Tên tiếng Anh: Journey to the West: Conquering the Demons
Tên khác: Trừ ma truyền kỳ/ Tam Tạng phục ma ...
Thể loại: Hài hước, ma huyễn
Nhà sản xuất: Vương Trung Lỗi, Châu Tinh Trì
Đạo diễn: Châu Tinh Trì, Quách Tử Kiện
Biên kịch: Châu Tinh Trì
Số phút: 110
Trình chiếu: 10-2-2013


Diễn viên

Văn Chương - Trần Huyền Trang (Đường Tam Tạng)
Thư Kỳ - Khu ma nhân (Đoàn cô nương)
Hoàng Bột - Tôn Ngộ Không (người)
Cát Hành Vu - Tôn Ngộ Không (chân thân)
La Chí Tường - Hư Không công tử
Lô Chính Vũ - Đại sát          
Triệu Chí Llăng - Nhị sát
Dương Địch - Tam sát          
Chu Tú Na - Tứ sát                
Cát Hành Vu - Ngũ sát        
Lý Thượng Chính - Sa Tăng
Trình Tư Hàn - Sư phụ của Huyền Trang
Trường Sinh - Trương Dục Văn
và một số diễn viên khác.


Giới thiệu phim:
Bộ phim do Châu Tinh Trì làm tổng sản xuất, giám chế, biên kịch, đạo diễn. Văn Chương, Thư Kỳ diễn vai chính. Bộ phim là câu chuyện xoay quanh thời trẻ của Đường Tăng khi cùng Đoàn tiểu thư trải qua một lịch trình mạo hiểm. Trong đó nhấn mạnh đoạn thoại "Yêu người vạn năm", liên quan tới oán hận trong tình yêu. Khi bộ phim ra mắt vào ngày 10 tháng 2 năm 2013 vừa qua Châu Tinh Trì được phỏng vấn đã công khai bày tỏ: "Tây du hàng ma thiên cùng Đại thoại Tây du không có bất cứ quan hệ gì. Đây là hoàn toàn do mình viết kịch bản mới."


Source: mtime, baike
Vtrans by Lộng_Nguyệt & tgn_82
Credit by Kites.vn

KháchBài viết này chỉ những thành viên có số Độ cao trên 1234657980  mới xem được, Độ cao hiện tại của bạn là 0
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

284#
Đăng lúc 29-12-2017 15:58:35 | Chỉ xem của tác giả
ủng hộ 1 cáiii thích quá ạ
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

283#
Đăng lúc 15-9-2017 16:02:02 | Chỉ xem của tác giả
Lộng_Nguyệt gửi lúc 22-12-2012 02:55 PM
http://www.fshare.vn/file/T77F8S20ZT/
http://www.fshare.vn/file/TY47KN1DGT/
http://www.fshare.vn/f ...

Link drive cho bạn nào cần nhé: https://drive.google.com/file/d/0B_bqJqJiVQcjMWp1SjVqU3VNMjA/view
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

282#
Đăng lúc 15-9-2017 15:51:59 | Chỉ xem của tác giả
Link tren gg drive cho ai cần nhé. Không cần tài khoản vip luôn max speed. Các bạn nên dùng Eagle get mà tải về tốc độ mình thấy luôn nhanh hơn IDM mà free nưa. Hạn chế dùng đồ crack
https://drive.google.com/file/d/ ... jA/view?usp=sharing
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

281#
Đăng lúc 10-12-2016 10:58:42 | Chỉ xem của tác giả
subteam vất vả rồi, cám ơn các bạn nhiều nhiều!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

280#
Đăng lúc 8-12-2016 22:53:01 | Chỉ xem của tác giả
Phim dị hợm đúng kiểu của Châu tinh Trì. Nhiều đoạn cũng khá kinh kiểu như HollyWood. Thích mấy cái vòng của Thư Kỳ ghê, kỹ xảo phim toẹt vời.

Bình luận

À ha! Vậy tốt quá lại có phim mới của CTT coi là vui...  Đăng lúc 11-12-2016 10:35 PM
Tết năm nay có phần 2 á  Đăng lúc 9-12-2016 07:33 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

279#
Đăng lúc 8-11-2016 14:18:16 | Chỉ xem của tác giả
Phim có Châu Tinh Trì lần nào xem cũng cười chảy nước mắt, cũng có ý nghĩa nữa. Đáng xem !
Cám ơn subteam và Kites nha!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

278#
Đăng lúc 15-10-2016 20:55:28 | Chỉ xem của tác giả
Tôi đã khóc rất nhiều ở kết thúc phim Journey to the West mặc dù đó là một tình tiết quá quen thuộc với tôi. Tôi không hiểu vì sao chi tiết ấy vẫn khiến tôi xúc động. Tôi buồn và đờ đẫn cả đến sau khi đã ra khỏi rạp và nghe rất nhiều tiếng cười đùa, bàn tán của những người vừa xem xong. Họ nói phim mắc cười quá, phim nhảm…Vậy mà những lời nói của họ vẫn không sao kéo tôi ra khỏi cơn đờ đẫn của mình. Rất lâu rồi tôi mới tìm lại được cảm xúc này. Tôi biết mọi người vẫn nói phim của Châu Tình Trì là phim hài nhảm. Thế nhưng, những lời bình luận "phim nhảm quá trời" mà tôi nghe được sau khi rời khỏi rạp lại khiến tôi cảm thấy thực sự tức tối trong lòng.

Tôi đã thay đổi một cái nhìn khác về Châu Tinh Trì sau khi xem Journey to the West. Tôi cảm thấy thích Châu Tinh Trì, thích lắm, thích vô cùng.

Thực ra, trước Journey to the West, tôi chưa từng xem trọn vẹn một phim nào của anh cả nên cũng không thể nói là thay đổi cái nhìn. Kí ức về phim Châu Tinh Trì của tôi rất mơ hồ. Hồi tôi học cấp hai và gần lên cấp ba, hai chị của tôi đã mở phim Kungfu Hustle. Hồi ấy, tôi chỉ xem được phân nửa đoạn đầu, tôi không nhớ vì sao mình không xem tiếp phân nửa đoạn sau, dường như tôi bận gì đó. Nhưng phân nửa đoạn đầu làm tôi có một cái nhìn xấu về Châu Tinh Trì. Tôi thấy phim nhảm quá, sao mà nhiều người thích, mặc dù tôi đã chẳng xem hết. Sau đó, tôi cũng biết phong cách của Châu Tinh Trì là hài nhảm. Thế là tôi đánh đồng giữa hài nhảm và vô giá trị. Tôi nghĩ phim người này không đáng xem. Từ đó tôi không xem phim nào của Châu Tinh Trì nữa. Dạo gần đây, tôi lại nghe nhắc đến Châu Tinh Trì trong một bài phỏng vấn Nguyễn Quang Dũng. Dũng nói rằng thần tượng của anh là Châu Tinh Trì và anh muốn hướng đến kiểu làm phim như Châu Tinh Trì: hài nhảm, mọi người ra rạp đều có thể giải trí thoải mái nhưng đó là những bộ phim giải trí chất lượng và vẫn đọng lại một vài bài học nho nhỏ.

Ban đầu, tôi không dự định xem Journey to the West của Châu Tinh Trì nhưng vì phim có Thư Kỳ nên tôi đã chọn xem. Thật ra cũng lâu rồi tôi không xem phim của nàng. Có lẽ không gặp nàng ít nhất là cũng 7 năm rồi. Đơn giản vì tôi chỉ mới xem ba phim nàng đóng mà thôi: So close, The transporter, Confession of pain. Kể cả phim mang tính nghệ thuật nhất mà nàng từng đóng: Three times, nhiều lần tôi đã định xem, cuối cùng tôi vẫn chưa xem. Tôi đã từng rất thích Thư Kỳ. Nàng là tình yêu năm cấp hai của tôi. Nhưng rồi cuộc sống mà. Có biết bao nhiêu diễn viên tài giỏi xinh đẹp xuất hiện khiến tôi quên mất nàng. Trong lòng tôi không còn nhớ nàng nữa, không còn cảm giác rạo rực mà nàng từng mang đến cho tôi hồi cấp hai khi tôi xem So close nữa. Có lẽ là vì vẻ đẹp của nàng không thể đơn giản thỏa mãn bằng cách ngắm hình, phải xem phim mới thấy nàng đẹp. Nàng thật lạ. Rõ ràng khuôn mặt của nàng rất thu hút trên phim, vậy mà lại... không thu hút trên hình. Có lẽ không chỉ mình tôi nghĩ như thế vì thời điểm tôi học năm cấp hai, tôi thấy xung quanh mình cũng rất nhiều người đồng tình với quan điểm này. Khi nhìn hình nàng, tôi chỉ thấy thân hình nàng đẹp; còn khuôn mặt thì có cá tính đấy, có gì đó ẩn chứa nỗi buồn trong đôi mắt nhưng vì sao nó không lung linh như trên phim? Thật là lạ... Và sau Confession of the pain, suốt bao nhiêu năm qua, tôi không còn xem một phim nào của nàng nữa. Ấn tượng về nàng trong tôi ngày càng nhạt nhòa. Tôi chỉ không quên một điều: cảm giác hụt hẫng ngày ấy. Khi xem phim So close, tôi thấy nàng đẹp lắm. Nhưng thời đó, nhà tôi làm gì có internet để dễ dàng lên mạng tìm và ngắm hàng trăm tấm hình một cách dễ dàng như bây giờ. Tôi chỉ biết lặn lội tìm mua những hình của nàng ở các chỗ bán đồ lưu niệm. Và tôi đã thất vọng. Về nhà, tôi thử caption lại hình nàng trong So close. Tôi lại thêm một lần ngạc nhiên nữa. Rõ ràng vẫn là nàng đấy, nhưng khi xem phim, nhìn khuôn mặt nàng xinh hơn nhiều và khi caption lại, dù vẫn là khoảnh khắc đó, nhưng sao dường như có gì đó không lung linh như khi nàng diễn, như khi nàng sống động... Vẻ đẹp của nàng chỉ hiển lộ khi nó sống động trong từng thước phim để ta theo dõi, đó không phải là vẻ đẹp bất động như tượng để ngắm nhìn trong những khuôn hình đông cứng lại sự sống. Vì lẽ đó, ngay từ sau lần đầu tiên ấy, tôi không ngắm hình nàng nhiều nữa. Vì không thể ngắm hình nàng, tôi khó mà duy trì tình cảm với nàng. Rồi nó nhạt dần. Vậy mà hôm nay, kí ức tuổi thơ trong tôi lại sống dậy... Tôi thầm cảm ơn Châu Tinh Trì. Cảm ơn Châu Tinh Trì rất nhiều. Trong phim, nàng đẹp biết bao.

Tôi thấy lạ khi tại sao phụ nữ ngày xưa lại ganh tị sắc đẹp của nhau rồi hủy hoại nhau như thế. Nếu không ganh tị, khi nhìn một người đẹp, người ta cũng thường có tâm lí tự ti. Có lẽ thời buổi bây giờ đã đổi khác. Tôi mong rằng không còn bất cứ vụ tạt axit vì đánh ghen nào diễn ra nữa, mong phụ nữ hiểu rằng nếu như người yêu có bỏ rơi mình thì chỉ đơn giản là vì người ấy không còn yêu mình nữa chứ không phải vì người phụ nữ kia đẹp hơn để rồi lại đi hủy hoại nhan sắc đối phương như thế. Trải qua nhiều chuyện trong cuộc sống, bây giờ, tôi đã hiểu rằng khi một người nào đó bước khỏi cuộc đời mình và đến với một cuộc đời khác, hãy cứ đơn giản là mỉm cười và chúc phúc cho người yêu, đừng níu kéo cũng đừng làm chuyện gì gây khó dễ cho người ấy, dù sao đó cũng đã từng là người mình yêu mà. Mỗi lần nhớ đến chuyện vũ nữ Cẩm Nhung ngày đó bị bà Năm Rađô tạt axit tôi vẫn còn thấy đau lòng. Đau lòng lắm. Tôi không biết lí do vì sao nhưng ngay từ khi còn nhỏ, lúc nhìn thấy người đẹp hơn tôi, tôi không hề có cảm giác ghen tị. Chưa bao giờ tôi có cảm giác ấy khi nhìn thấy một vẻ đẹp nào đó rồi nghĩ vì sao tôi lại không được như thế. Tôi xem bản thân mình như một người không khuôn mặt vì nhiều lúc tôi chợt không nhớ khuôn mặt tôi ra sao. Có lẽ đó là do tôi ít nhìn gương để xem khuôn mặt mình như thế nào. Tôi chỉ là nghĩ, khi gặp một vẻ đẹp nào đó, tại sao người ta không trân trọng nó, nâng niu nó mà lại muốn hủy hoại nó vì ghen tị? Chẳng phải trên đời này càng có nhiều người đẹp thì càng tốt sao.

A! Tôi đã đi lệch chủ đề quá rồi. Ban đầu, tôi muốn viết review về phim Journey to the West mà rốt cuộc lại say sưa viết về sắc đẹp phụ nữ như thế. Quay trở lại chủ đề chính thôi. Journey to the West là phim đầu tiên của Châu Tinh Trì mà tôi được xem trọn vẹn. Và phải nói thật là sau khi xem phim xong, tôi rất phục Châu Tinh Trì. Kịch bản phim được viết thật chắc tay, không một chi tiết nào thừa. Mọi chi tiết đưa ra đều mang tác dụng về sau. Set up và pay off rất hợp lí. Hơn nữa, hài trong phim lại rất có duyên. Tôi tưởng rằng từ lâu rồi, tôi không thể cười được nữa khi xem phim hài. Từ nhỏ, tôi cũng là đứa khó cười. Một câu chuyện cười thầy giáo kể cả lớp nghe, cả lớp cười rần rần, vậy mà mặt tôi vẫn tỉnh bơ. Khi tôi ra rạp xem những phim hài trước đây, tình trạng cũng tương tự như thế. Có những đoạn cả rạp cười rần rần mà tôi không cười được. Tôi không phải dạng ngay lúc ấy chưa cười vì chưa hiểu, sau đó về nhà mới hiểu ra và cười một mình dù cũng có vài trường hợp tôi bị như thế thật nhưng rất hiếm. Trong những tình huống ấy, tôi đã không cười chỉ đơn giản vì phim không chọc cười tôi nổi, vì độ hài hước của phim không chạm đến tôi. Nếu có phim hài nào đó làm tôi cười thì chỉ là ở một vài chi tiết chứ không phải hết cả phim như Journey to the West. Tôi thực sự nể phục anh.

Tôi nghĩ như thế này: việc hài bằng những câu thoại vô duyên có thể khiến người ta cười dễ dàng, việc viết ra nó cũng rất nhiều người có thể làm được. Một trong những phương pháp đó là troll. Phương pháp này khiến người xem nghĩ đáng lẽ nhân vật phải nói thế này, cuối cùng nhân vật lại nói theo kiểu không ai có thể ngờ tới và điều đó khiến họ cười. Châu Tinh Trì đương nhiên cũng sử dụng miếng hài đó. Troll là nền tảng cơ bản của hài, phim hài nào cũng có. Thế nhưng bên cạnh đó, Châu Tinh Trì đã rất thông minh khi nghĩ ra nhiều tình tiết hài không phải dựa vào troll mà chỉ dựa vào hành động của nhân vật. Ví dụ như đoạn giết con ngư tinh ở đầu phim: con cá nằm trên thanh gỗ ở tư thế bập bênh và rồi lần lượt từng người dân làng nhảy lên thanh gỗ để con cá bị tâng lên, cao trào là một em gái vóc người như sumo nhảy vào và con cá rơi lên cạn, thiếu nước chết tươi. Một cảnh hài rất có duyên và dễ thương. Cảnh ấy không chỉ hài mà còn thể hiện sự đoàn kết, đáng yêu của người dân làng. Họ có thể ban đầu nhút nhát, nhưng sau đó vì bảo vệ nhau, họ dần can đảm, họ có thể cùng nhau nỗ lực cố gắng kéo đứa bé ra khỏi nanh vuốt của con cá, và cuối cùng họ sẵn sàng... chơi trò nhảy bập bênh.

Ngay từ chi tiết hài đầu tiên nhất của phim, Châu Tinh Trì đã lập tức tạo được cảm tình với tôi. Đó là chi tiết người cha chọc đứa bé rồi làm trò cười khiến em khóc rồi lại cười. Cảnh phim ấy khiến tôi vui, tôi cười và thấy trong lòng có gì đó ấm áp. Tôi nhớ lại tuổi thơ đã xa của mình. Mỗi lần hai chị chọc ghẹo làm tôi khóc rồi sau đó lập tức làm tôi cười, thế nào tôi cũng sẽ bị chọc là "vừa khóc vừa cười ăn mười cục cứt." Thế đấy. Châu Tinh Trì khiến tôi hiểu ra rằng hài không chỉ là khiến người ta cười mà quan trọng hơn khi người ta cười, trong lòng có thấy ấm áp hay không. Kiểu cười của Châu Tinh Trì không phải là kiểu cười hạ nhục người khác để mua lấy tiếng cười cho thiên hạ. Không. Không phải là kiểu cười như thế. Đó là kiểu chọc cười sẽ chẳng bao giờ khiến tôi thấy xúc động. Ẩn dưới lớp vỏ có vẻ thô tục bề ngoài, nụ cười Châu Tinh Trì đem lại cho tôi lúc nào cũng có nắng trong lòng. Đó không phải là kiểu vừa cười vừa rủa thầm trong đầu (hoặc thốt lên thành tiếng): "Trời ơi! Sao nhảm quá." Đương nhiên, Châu Tinh Trì cũng có những đoạn hài chỉ để cười nhưng dù vậy, những đoạn hài ý nghĩa của anh vẫn đủ khiến tôi yêu thích cả bộ phim.

Nghệ thuật set up, pay off đỉnh cao của Journey to the West nằm ở câu thoại của Thư Kỳ: "Khi một người con gái nhắm mắt nghĩa là muốn được ai đó hôn." Trong phim, Trần Huyền Trang đã luôn từ chối làm theo yêu cầu này của nàng. Để rồi khi nàng chết đi, lúc đó nàng nhắm mắt, chàng mới nhớ đến câu nói đó và hôn nàng thắm thiết. Nhưng nàng không mở mắt ra nữa. Tôi đã khóc điên cuồng và buồn không sao tả xiết. Cái buồn như thể chính bản thân tôi cũng vừa mất mát đi một điều gì đó rất quan trọng. Cả mấy phân đoạn trước, chi tiết đó lặp đi lặp lại như một set up. Để rồi cuối cùng, nó tạo ra pay off quá tuyệt vời như thế. Đó là khoảnh khắc đỉnh điểm của cảm xúc và làm tôi bật khóc sau khi đã được nhiều phen cười hả hê ở suốt bộ phim.

Thế đấy, Châu Tinh Trì làm tôi quá hài lòng. Châu Tinh Trì làm tôi cười được, cười như điên loạn. Và rồi cũng làm tôi khóc, làm tôi buồn khôn cùng. Tất cả những điều ấy, Châu Tinh Trì làm dễ như trở bàn tay (ý là với tôi). Tôi luôn tự tin mình là người nghiện phim, đã xem quá nhiều phim rồi nên sẽ không thể nào dễ dàng bị đạo diễn điều khiển cảm xúc như con rối nữa. Nhiều lần, tôi đã được kiểm chứng sự tỉnh táo đó. Ở những phim khác, có nhiều đoạn người ta khóc hay cười còn tôi thì cứ bình thường như cân đường hộp sữa ngồi nghĩ xem đạo diễn xây tình tiết như thế này để làm gì? Đương nhiên, khi nhỏ tôi dễ dụ, bị đạo diễn xoay như chong chóng, sau này lớn lên đã ít dần. Lâu lắm rồi, lâu lắm rồi mới có một người nắm cảm xúc của tôi dễ dàng như người ta nắm compa rồi tha hồ xoay bao nhiêu vòng tròn cuồng loạn. Châu Tinh Trì đã làm được điều đó. Hiếm có phim nào tôi xem mà vừa khóc vừa cười như thế. Một bộ phim giải trí như thế là quá tuyệt vời rồi! Tôi không còn đòi hỏi gì hơn. Tôi phân biệt rất rạch ròi giữa phim nghệ thuật, phim giải trí và tôi không hề coi thường phim giải trí hơn phim nghệ thuật. Đó là hai thể loại khác nhau, nếu so sánh là không công bằng cho đạo diễn vì ngay từ đầu đạo diễn đã lựa chọn thể loại rồi. Do đó, khi so sánh, ta chỉ nên so sánh trong cùng thể loại. Một bộ phim giải trí tuyệt vời vẫn sẽ khiến tôi thích tương đương như một bộ phim nghệ thuật tuyệt vời.

Sau khi xem xong Journey to the West, tôi rút ra kết luận: so với thần tượng của mình, Nguyễn Quang Dũng vẫn còn kém xa lắm. Dù cùng làm phim giải trí, nhưng rõ ràng Châu Tinh Trì tạo dựng mạch cảm xúc rất tốt, kịch bản chặt chẽ, không phút nào xem phim thấy loãng hay làm mất tập trung của khán giản cả. Lúc xem Mỹ nhân kế, có nhiều cảnh tôi chăm chú nhưng cũng có nhiều cảnh tôi mất tập trung, thầm nghĩ rằng sao cảnh này không sớm kết thúc. Đặc biệt là phân đoạn cả Đường sơn quán say xỉn và hát bài Chờ người nơi ấy. Theo tôi, đoạn ấy rất vô duyên. Nó phá hỏng hết cảm xúc trước đó vốn là phân cảnh khá cảm động khi thuật lại tiệc cưới của Mai Thị. Các Thị đã lần lượt bộc lộ tâm trạng trong phân cảnh này. Tôi đang mênh mang với nỗi buồn của những người con gái ấy dù thú thật là tôi cũng không hoàn toàn chìm đắm trong cảm xúc mà lẽ ra tôi nên có (một phần lí do cũng vì diễn xuất của các diễn viên đều chưa tới) ở phân đoạn đó thì ngay khi cảm xúc chưa kịp thấm sâu trong tôi, đột nhiên phim chuyển ngay tắp lự đến màn say xỉn hát hò chẳng chút hòa điệu với đoạn trước đó khiến tôi bị mất hết cảm xúc. Không phải chỉ mỗi phân cảnh đó mà còn rất nhiều phân cảnh khác trong phim cũng như thế. Nguyễn Quang Dũng tự tạo ra tình huống gây một cảm xúc nào đó, chưa kịp đi hết cảm xúc thì chính anh đã phá hỏng nó, phá hỏng cảm xúc của người xem. Chưa kể là set up và pay off trong Mỹ nhân kế quá lỏng lẻo. Nhiều chi tiết đưa ra nhưng không được giải quyết đến cùng, hoặc không có tác dụng gì.

Journey to the West đã khiến khóc nhiều đến mức ra rạp thẫn thờ, rồi buồn thở dài và nghĩ: Việt Nam bao giờ mới có thể làm một phim giải trí tốt như thế này. Ở đây, tôi không bàn đến vấn đề kĩ thuật quay phim, bối cảnh, kĩ xảo vì kĩ xảo trong Journey to the West nhiều đoạn nhìn cũng rất giả. Vấn đề tôi muốn nói ở đây nằm ở kịch bản và tư duy điện ảnh của đạo diễn. Kịch bản Journey to the West khiến tôi thấy Châu Tinh Trì quá thông minh và tôi ngưỡng mộ sự thông minh đó. Tôi biết so với nhiều đạo diễn Việt Nam, Nguyễn Quang Dũng cũng giỏi và thông minh, tôi đã xem hết tất cả những phim chiếu rạp của anh nhưng chưa phim nào khiến tôi thực sự muốn thốt lên từ tận đáy lòng là: "Anh ấy thông minh quá!" Tôi đã hi vọng để rồi thất vọng. Dù sao, tôi vẫn sẽ đến rạp xem phim Việt Nam để ủng hộ điện ảnh nước nhà.  

Cảm ơn Châu Tinh Trì vì đã làm bộ phim tuyệt vời như thế. Cuối phim, tôi rất muốn vỗ tay cho anh một tràng dài mà thấy cả rạp không ai vỗ nên tôi cũng không dám vỗ. Cảm ơn Thư Kỳ vì nàng đẹp, vì nàng diễn xuất hay, vì nàng làm sống lại tình yêu đẹp đẽ thời cấp hai của tôi. Tôi đã nhớ lại được thời cấp mình cuồng nàng như thế nào rồi. Bây giờ, tôi đã hiểu được tâm tư của cậu trai trong phim Trực nhật với Thư Kỳ. Tôi đã từng rất thắc mắc vì sao giữa biết bao nhiêu mỹ nữ, Đỗ Quốc Trung lại chọn Thư Kỳ làm hình tượng cho cái đẹp trong phim Trực nhật với Thư Kỳ. Bây giờ, theo ý tôi hiểu: đó là vì vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sự nổi loạn, trên hết là một vẻ đẹp đậm chất điện ảnh đúng nghĩa. Nàng chỉ đẹp khi nàng sống động trên phim chứ không phải khi chết đứng trong những khuôn hình chật hẹp. Đó là điều đặc biệt của nàng. Lẽ ra, tôi phải biết trân trọng. Vì sao ngày xưa tôi chỉ chăm chăm mỗi việc thấy nàng trong hình không đẹp như trong phim mà thất vọng nhỉ? Thật là tệ. Nghĩ lại, tôi thấy ngày ấy mình thật trẻ con. Thư Kỳ, nàng có sự đặc biệt của riêng nàng. Bởi vì vẻ đẹp thật sự chỉ xuất phát từ nội tâm con người, nó không nằm ở hình thức bên ngoài.

Link bài viết:
https://kodakifilmcorner.wordpre ... ourney-to-the-west/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

277#
Đăng lúc 8-9-2014 17:32:17 | Chỉ xem của tác giả
Một bộ phim, mà tuy rằng nó vẫn còn nhiều cái đã cũ cũ mòn mòn, từ những năm 90 được lấy lại, nhưng vẫn hết sức duyên dáng và dễ thương. Chú Châu Tinh Trì - Stephen Chow kiểu giống Lão Khỉ Sorachi Hideaki, người ta dám bảo sản phẩm của họ là nhảm ruồi, là bẩn bựa chứ đố ai dám nói nó vô nghĩa.

Mình sẽ liệt phim này vào nhóm những cái phim mà mình thích tất cả nhân vật, trừ nhân vật chính xD. Cái khúc cuối lúc ảnh hóa Phật xem chỉ biết cười, vì quả thật nó quá là "kích thích" . Cái khúc cô họ Đoàn kia bị bắn cho một cú tan thành ngàn vạn đốm sáng lấp lánh, mình chưa kịp khóc, thì quyển 300 Bài hát thiếu nhi đã rơi ra, dưới hình dáng một quyển kinh (vì bị phẫu thuật chỉnh hình quá tay) là mình đã bắt đầu cười lăn lộn rồi.

Quá thích Thư Kì trong phim này, hễ chị xuất hiện là mọi thứ khác không còn quá quan trọng .

Anh Thận Hư Công tử và bốn cọng hành già cũng nên coi là một sáng tạo đậm đặc bản sắc Châu Tinh Trì xD. Đúng kiểu mồm miệng đỡ chân tay, xong kẻ cắp gặp bà già - đã lắm lời lại còn gặp người lắm lời hơn. Trộm nghĩ, chú Tinh nên để La Chí Tường đóng vai anh Trư, vì ngoài đời người ta cũng gọi anh như vậy =. Mà Trư Bát Giới đúng kiểu được lăng xê quá đáng . Nhìn y chang anh Cung Minh trong Tiểu Thời Đại xD.

Túm lại, đây là một phim, mà trừ cái đoạn cuối với chiêu chọc thủng bầu khí quyển trái đất của Phật tổ ra, thì xứng đáng để dành ra cho nó vài tiếng của cuộc đời.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

276#
Đăng lúc 23-3-2014 14:34:53 | Chỉ xem của tác giả
Mắc cười! Xem hài vô cùng! Lúc bác dới thò cái đầu vào cái hang của bác tôn! Cứ tới đó là phá cười lên! Hay thật!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

275#
Đăng lúc 2-2-2014 18:39:27 | Chỉ xem của tác giả
Nghe bạn mình giới thiệu phim này, Tết mới có dịp ngồi xem.

Mình hơi yếu bóng vía nên đêm xem hơi... rờn rợn, n mà sáng ra xem lại thì cười thôi r Hài dã man

Xem lại rồi mình mới thấy đây là một bộ phim hết sức ý nghĩa.

Cả bộ phim đều nói về lẽ sống, về những oán hận, đạo đức, quan niệm, sự vô biên của Phật pháp,...
Quái vật trong phim có lẽ được sắp xếp theo độ nguy hiểm, đầu tiên là Sa tăng, 2 vị pháp sư trừ ma có thể tự mình "xử lý", đến Trư Cương Liệt - Trư Bát Giới là đã phải nhờ Tôn Ngộ Không trợ giúp rồi. Đến Tôn Ngộ Không thì đành nhờ đến phật pháp vô biên. Cho dù có khó khăn tới đâu, tất cả đều nằm trong lòng bàn tay Phật, đức Phật nhân từ sẽ luôn phổ độ chúng sinh, chỉ cần biết sống cho lương thiện chắc chắn sẽ "gặp lành".

Mình nghĩ, cho dù là Tây du kí Ngoại Truyện với Phật tổ, hay là một bộ phim nào đó và chúa Jesus, hay bất cứ vị thần nào khác mà chúng ta tôn sùng, rốt cuộc đều là những người vì yêu thương nhân loại mà trở thành thánh nhân, đều giống như Đường Tăng, vì không cứu được những người vô tội không hề quen biết khỏi Thủy quái, nên đã khóc đến thương tâm. Vậy thì cớ gì mà ngày nay tôn giáo lại gây nên chiến tranh Gây nên xích mích, gây nên bất hòa giữa người với người.

Trong phim có một điều sư phụ Huyền Trang nói khi ăn đùi ngỗng mà mình rất thích: "Trong lòng ta không có đùi ngỗng, ăn rồi cũng chẳng sao. Trong lòng con muốn, nhưng ngoài miệng lại bảo không muốn. Chính là thiếu một chút xíu đó."

Huyền Trang có lòng hướng thiện, có lòng hướng Phật, nhưng vì chưa từng trải nên chưa dứt ra được khỏi chốn hồng trần. Vì thế cuối phim mới nói: Nhớ thương rồi mới hết nhớ thương. Chấp nhặt rồi mới có thể bỏ qua điều nhỏ nhặt... Vì thế mới nói phật pháp vô biên, không phải ai cũng lĩnh hội được, nhưng nhất thiết phải có cái tâm, luôn khiến con người ta thanh tịnh.

Mình thực sự thích hình ảnh Đoàn cô nương hiện lên ở cuối phim rồi tan vào cát bụi. Giống như sẽ mãi không bao giờ quên, nhưng không còn vương vấn tình yêu nam nữ nữa. Vẫn yêu nhưng cũng à không yêu. Vì "tình yêu nam nữ cũng là tình yêu. Tình yêu không phân biệt lớn nhỏ."

Bộ phim hài hước nhưng rất ý nghĩa. Một người dù không xuống tóc, nhưng yêu thương vạn vật, sống thanh cao, hướng về cái thiện hẳn là sẽ hơn một người mặc áo cà sa, xuống tóc nhưng lòng lại không thoát ra khỏi những phạm vi trần tục. Phim này khiến mình nghĩ về một số phật tử, dù sống trong cửa phật nhưng lòng lại không ở bên Phật.

Mình không theo đạo nhưng sau khi xem phim này mình thấy, tin vào một vị thánh nhân nào đó để hướng thiện, để làm điều tốt, để khiến bản thân tốt đẹp lên cũng là việc tốt.

Cảm ơn Kitesvn vì 1 bộ phim thật ý nghĩa. Phim của 2013 mà Tết 2014 mình mới xem, thật là chậm quá đi mất
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách