Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 6156|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[GAME] PHƯƠNG PHÁP TRÁNH ÁP LỰC THI CỬ - NHẬN BÀI DỰ THI [Hết hạn nhận bài]

 Đóng [Lấy địa chỉ]
Tác giả
Đăng lúc 18-3-2013 23:02:50 | Xem tất
Tên nick kites : nhimxu8409.

Thuộc nhà : JYPG,Barcelona

Bài dự thi : PHƯƠNG PHÁP TRÁNH ÁP LỰC THI CỬ.

Phần 1:  Nói lên thực trạng áp lực thi cử hiện nay như thế nào

   Thực ra trên TG hiện nay,có thể nói VN là 1 trong những quốc gia có áp lực thi cử,học hành lớn nhất,do truyền thống đặt nặng khoa cử đã đè nặng lên tâm trí chúng ta suốt hàng trăm năm rồi. Cứ tưởng giờ là thời hiện đại thì dân chúng VN sẽ tiến bộ hơn so với các cụ thì ngược lại,tình trạng áp lực thi cử,chạy đua thành tích còn phát triển hơn xưa nhiều. Ngay từ khi còn bé,học tại mẫu giáo chúng ta đã chạy đua học tập,đối mặt với áp lực thi cử rồi. Vì việc được học tập tại 1 trường tiểu học theo chuẩn quốc gia,trường chuẩn đã đẩy các em bé và bậc phụ huynh lao vào cuộc chạy đu có tấm vé vào trường.Ở nhà rồi trường mẫu giáo bắt các em phải gò lưng luyện chữ,đánh vần thay vì được vui chơi. Các bé phải biết chữ,biết cộng trừ trong khoảng 10,mà thực tế những điều đó theo đúng chuẩn phải là đi học lớp 1 rồi các bé mới được học. Rồi việc học của các em rất nặng nề,học suốt từ 7h40 sáng cho tới 5h chiều,tối về nhà nghỉ ngơi được 1 chút lại học và làm bài tập cho tới khuya dưới sự hướng dẫn của bố mẹ. Bản thân tôi là 1 giáo viên nên hiểu rất rõ những chuyện này,đáng lẽ buổi tối là lúc cha mẹ con cái nghỉ ngơi sum họp với nhau sau 1 ngày làm việc học tập vất vả thì không,các gia đình lại lao vào công cuộc học tập cho tới khuya. Tôi khẳng định rằng rất ít các em học sinh có thời gian xem 1 bộ phim hoạt hình mà mình yêu thích hay đi chơi tại những địa điểm vui chơi. Đơn giản vì có 2 ngày nghỉ cuối tuần thì các em sẽ đi học thêm tại nhà giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn quan trọng,ngoài ra sẽ là học thêm vi tính,Tiếng Anh v.v Thật là khủng khiếp, với áp lực học tập như vậy,liệu các em có còn cái gọi là ký ức tuổi thơ hay không? Hay cái các em có chỉ là những giấc mơ hãi hùng toàn điểm số với thứ hạng bay phấp phới trong đầu?

  Cứ như vậy mà áp lực thi cử đè nặng lên chúng ta từ khi bắt đầu vào lớp 1 cho tới tận hết lớp 12,lên Đại học. Suốt ngày chúng ta bị các bậc cha mẹ nhồi nhét vào đầu tư tưởng phải học,phải thi đỗ,phải có danh hiệu,phải đứng đầu lớp. Nếu chúng ta mang điểm tốt trở về nhà,bố mẹ sẽ khen thưởng,nhưng nếu thử đem điểm xấu về xem,chúng ta sẽ được nghe 1 bản trường ca không dứt,để rồi sau đó lại tiếp tục lao vào học như điên để lấy thành tích tốt. Áp lực học tập đã dẫn tới hệ lụy áp lực thi cử đè nặng lên vai của tất cả chúng ta. Có thể thấy chương trình học suốt ngày kiểm tra và thi cử,thi đủ loại cấp,đủ loại bằng khen đã dẫn 1 bộ phận lớn học sinh hiện nay rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng tới thần kinh,tỷ lệ học sinh phải đi điều trị tâm thần vì áp lực thi cử,học hành ngày càng tăng. Bước vào phòng thi với sự tụng niệm như điên những kiến thức được học,nhưng chỉ cần buông bút ra khỏi phòng thi là mọi thứ bay sạch.Vậy cái chúng ta cần là gì,kiến thức hay điểm số,danh hiệu?

  Gia đình và xã hội cũng tạo những áp lực quá lớn lên vai các em,với quan niệm sai lầm là ai đỗ đạt mới là giỏi,đem vinh quang về cho gia đình,làng xóm còn ai thi trượt là đồ bỏ đi,làm xấu mặt gia đình,họ tộc. Vậy là xảy ra những hậu quả đau lòng như rất nhiều em thi trượt ĐH đã tìm đến cái chết. Vậy là vì cái áp lực vô hình của cái gọi là chuẩn mực xã hội trong học tập đó,rất nhiều những hệ quả đau lòng các em phải trực tiếp gánh chịu.

  Học hành,thi cử thì áp lực như vậy nhưng khi ra trường chúng ta đâu có được những nhà đầu tư hay doanh nghiệp đánh giá cao,cái họ cần là hiệu quả công việc thì những cử nhân của chúng ta lại chỉ giỏi về mặt lý thuyết mà chưa giỏi thực hành. Điều này hoàn toàn trái ngược với những nền giáo dục tiên tiến trên TG

2. Phần 2: Dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên lên các phương pháp giảm thiểu những áp lực đó

Thực ra bản thân tôi cũng đã từng nằm trong guồng quay của áp lực thi cử,áp lực học tập thành tích đó. Nhưng bây giờ khi đã ra trường và đi làm thì tôi chợt nhận ra rất nhều bài học quý giá cho bản thân. Sau đay là 1 số ý kiến đóng góp cho việc giảm thiểu những áp lực thi cử hiện nay:

       1. Đầu tiên xin được nói ngay,nền GD của chúng ta nên thay đổi cách tư duy làm việc và hướng tới 1 nền GD thoải mái và công bằng cho mọi người. Tôi có đọc ở các nền GD tiên tiến,họ không đặt nặng điểm chác và thi cử,tiểu học thì không chấm điểm,lên cấp 2 thì có chấm nhưng k công khai,tránh cho học sinh có sự ganh đua về mặt điểm số. Những kỳ thi của họ cũng không quá quan trong,với bằng chứng chúng ta có thể thấy rất nhiều bạn trẻ ở nước ngoài học xong phổ thông không thi ĐH mà họ đi du lịch hay đii làm thêm,sau đó mới đi học ĐH. Việc học của họ là thoải mái,tốt cho mình thì học,không thì đi làm tích lũy kinh nghiệm. Bằng cấp không quá quan trong như ở VN hay 1 số nước châu Á. Các em học giỏi hay học kém cũng không có sự quá phân biệt như nước mình,cởi bỏ những áp lực quá mức cho các em,khiến mỗi ngày tới trường đối với các em là 1 niềm vui chứ k còn là cơn ác mộng

    2. Đối với vấn đề kiến thức,tôi chỉ khuyên các em nên học chú trọng vào phần kiến thức sâu rộng,có thể không cần thiết phải nhớ từng câu,từng chữ 1 trong SGK nhưng phần tổng quát thì nên nhớ. hãy nhớ những ý chính,những sự kiện quan trọng của sự kiện chứ không phải từng chi tiết nhở. Như vậy khi vào phòng thi các em sẽ không bị lâm vào tình trạng chỉ cần quên 1 chữ trong bài thì sẽ không thể nhớ ra những thứ còn lại.
  
   3. Khi học tập tại trường,đừng tự tạo cho mình những áp lực để chiều lòng bố mẹ,họ hàng hay hàng xóm,thầy cô. Đơn giản bởi vì không ai sống cho chúng ta bằng chính bản thân chúng ta hết. Khi những em học sinh thi trượt ĐH từ bỏ cuộc sống của mình,tôi thấy mọi người khóc thương ghê lắm,nhưng rồi sau đó thời gian trôi qua sẽ chẳng ai nhớ đến nữa,có chăng chỉ là nỗi đau của cha mẹ. Thiên hạ không sống cho chúng ta,không lo cho chúng ta khi vấp ngã,vậy thì chính các em phải tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của mình. Không học giỏi,không đứng đầu lớp,không thi đỗ ĐH thì đã có sao,các em sẽ thành công trên những con đường khác. Không có công thức chung cho thành công ở đời,cũng không có ai chấm barem điểm cho những thành công đó. Vậy hãy tự tạo cho mình niềm vui và sự thanh thản,không cần phải tự mình làm khổ chính mình như vậy.

    4. Khi học tập,hãy tạo cho mình thói quen lập ra những sáng kiến kinh nghiệm,hay cách tóm tắt kiến thức 1 cách khoa học và ngắn gọn,dễ hiểu,dễ nhớ,dễ thuộc. Đừng học từng từ từng chữ trong SGK hay đúng công thức của thầy cô,không ai hiểu mình bằng chính mình,vậy các em hãy tự tổng hợp kiến thức theo 1 cách mà các em cảm thấy dễ nhớ nhất,tốt cho mình nhất. Những điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong việc học tập và thi cử,thay vì những dòng chữ,con số khô khan trong SGK

    5. Đối với việc thi cử,tôi xin có vài góp ý như sau. Khi các em bước vào phòng thi,việc đầu tiên hãy đọc thật ký đề bài,phân chia câu hỏi,câu nào dễ làm trước,câu nào khó làm sau. Sau đó hãy chia thời gian tương ứng với từng câu,cố gắng làm đủ thời gian để không bị thiếu. Chú ý làm bài thật tổng quát,tránh đi sâu vào chi tiết,vừa mất thời gian vừa thiếu ý. Tốt nhất la viết nhanh dàn ý ra nháp.  (Do tôi học chuyên xã hội nên không rõ những môn tự nhiên có dùng phương pháp này không,và có phù hợp với các môn tự nhiên hay không? ). Sau khi chia thời gian xong thì bình tĩnh làm bài,càng cuống chúng ta càng dễ làm sai. nếu thời gian của câu sắp hết,hãy ngừng viết ý mà nhanh chóng tóm gọn lại để đi tới kết luận. Kinh nghiệm chấm bài của tôi cho thây các giáo viên không rảnh để đọc quá kỹ từng chi tiết,nếu viết nhiều ý mà không có kết luận thì dù hay tới mấy cũng khó có điểm cao,nếu có châm chước thì điểm cũng sẽ thấp hơn so với những bạn viết ngắn nhưng đủ ý,đủ đoạn. Cái quan trọng là kết quả,các em nhớ điều đó

   6. Càng gần tới ngày thi hãy càng thoải mái,thậm chí có thể tự thưởng cho mình 1 chuyến vui chơi,vì như thế khi vào phòng thi chúng ta mới thoải mái làm bài. Kiến thức là cả quá trình tích lũy từ lâu rồi,không vì mấy ngày cận sát ngày thi mà chúng ta giỏi lên hay dốt đi đâu

Bình luận

http://kites.vn/forum.php?mod=viewthread&tid=377591 đã có poll :)  Đăng lúc 2-4-2013 12:15 PM
ss nhím tung hàng lâu vậy  Đăng lúc 25-3-2013 05:32 PM
ối rời ơi sao giờ mới thấy mợ *chùi nước mũi* lúc nào có rết e trả sau nhớ  Đăng lúc 18-3-2013 11:04 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách