Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: StefanieVu
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[2012][C-zone & Da's House] Love Actually/ 爱的蜜方/ Lee Da Hae, Trịnh Nguyên Sướng [Vietsub Ep 34 End]

  [Lấy địa chỉ]
441#
Đăng lúc 29-8-2012 10:18:44 | Chỉ xem của tác giả








DVD của phim đã ra lò rồi nè :)



cre: baidu
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

442#
Đăng lúc 29-8-2012 10:24:49 | Chỉ xem của tác giả
Một số hình ảnh của cp Dương - Tiêu bên cạnh cp Dâu - Da hí hí {:286:}







baidu
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

443#
Đăng lúc 29-8-2012 10:26:22 | Chỉ xem của tác giả
Phương Anna dễ thương quá đi {:290:}







baidu
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

444#
Đăng lúc 29-8-2012 10:27:54 | Chỉ xem của tác giả
Thêm một số hình ảnh của Na nữa {:299:}







baidu
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

445#
Đăng lúc 29-8-2012 10:45:19 | Chỉ xem của tác giả
Cp Dương - Tiêu và cp Phong - Da, cp nào đẹp hơn :D





baidu
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

446#
Đăng lúc 29-8-2012 10:53:47 | Chỉ xem của tác giả
Và Tiểu Hạ xinh đẹp , dễ thương {:292:}









baidu
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

447#
Đăng lúc 29-8-2012 11:06:05 | Chỉ xem của tác giả
Nhím_Nhí_Nhố gửi lúc 29-8-2012 10:53
Và Tiểu Hạ xinh đẹp , dễ thương  

ui ss Đa đáng iu quá ss ơi

cơ mà gs á

ss có định ngày tổ chức lun chưa ss

để em còn ham hố nữa
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

448#
Đăng lúc 29-8-2012 11:08:21 | Chỉ xem của tác giả
namy2206 gửi lúc 29-8-2012 11:06
ui ss Đa đáng iu quá ss ơi

cơ mà gs á

Ss đang tuỳ tình hình e ợ

Chắc chắn sẽ tổ chức e ơi

Nếu ít ít mem thì ss tổ chức quy mô nhỏ hơn chút

Giải thưởng đảm bảo lớn hơn bên Gác Mái mà k khó lắm heh e

Bonus: cap số đẹp {:292:}

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

449#
Đăng lúc 29-8-2012 11:17:36 | Chỉ xem của tác giả
"No mắt" với phim mới ra lò của Trịnh Nguyên Sướng


Poster phim "Love Actually". [Ảnh: globaltimes.cn]


Sushi, bánh pudding, bánh nướng và Cung Bảo Kê Đinh: Những món ăn như thế này đã vượt ra khỏi khuôn khổ của những chương trình nấu ăn, khi mà ngày càng có nhiều phim điện ảnh và phim truyền hình khai thác mảng đề tài ẩm thực.

Trong tháng này, với sự lên sóng của "Love Actually" ("Chân Tình"), một bộ phim truyền hình trong nước hấp dẫn xoay quanh đề tài thức ăn, thực đơn của khán giả xem truyền hình sẽ thêm phần phong phú với sự góp mặt của một chương trình ẩm thực "ngon mắt".

Tuy một số nhà phê bình nhận xét loạt phim này có chủ đề nông cạn, khán giả vẫn khó có thể cưỡng lại những món ăn "ứa nước bọt", dàn sao điển trai hay những tình tiết đầy cảm động của bộ phim.

Những chương trình Hoa ngữ

Được sản xuất bởi Công ty Phim truyện Hảo Kịch, "Love Actually" xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính Tiếu Chi Hạ, (với sự diễn xuất của nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Da-hae), một thiếu nữ xuất thân từ một gia đình nghèo khó.

Sau khi được vào làm việc trong một nhà hàng một cách tình cờ, tài năng nấu ăn thiên bẩm của cô mới được phát hiện và chính tài năng ấy đã giúp cô và ông chủ Trần Hao Phong (được thể hiện bởi nam diễn viên Đài Loan Trịnh Nguyên Sướng) làm nên tên tuổi cho nhà hàng. Và tình cảm giữa hai người cũng bắt đầu nảy nở từ đó.

Đây không phải là bộ phim ẩm thực đầu tiên được trình chiếu trên thị trường Trung Hoa. Bộ phim "Eat Drink Man Woman" ("Ẩm Thực Nam Nữ" - 1994) của đạo diễn người Đài Loan Lý An là một trong những bộ phim đầu tiên sử dụng ẩm thực để kể một câu chuyện, trong trường hợp này là về ông Chu (do Lang Hùng thủ vai) - một bếp trưởng đã về hưu - và ba cô con gái. Bộ phim đã thành công vang dội và gặt hái nhiều giải thưởng cũng như các đề cử trong những năm 1994 và 1995.

Trong những năm gần đây, "Master Lin in Seoul" ("Lâm sư phó ở Seoul") của đạo diễn Vũ Xuân là một trong những bộ phim truyền hình được biết đến rộng rãi nhất. Bộ phim nói về Lâm Phi (do Lâm Vĩnh Kiện thủ vai) - một đầu bếp Tứ Xuyên đã cứu một nhà hàng Trung Hoa khỏi bờ vực phá sản sau khi ông chủ người Hàn Quốc qua đời.


Cảnh trong phim "Lâm sư phó ở Seoul". [Ảnh: globaltimes.cn]


"Master Lin in Seoul" là bộ phim ẩm thực đầu tay của đạo diễn Vũ Xuân, sau những bộ phim truyền hình nổi tiếng khác như "Conflicts in Lao Niu's Family" ("Lão Ngưu Gia đích Chiến tranh" - 2010)

Đạo diễn họ Vũ tâm sự với tờ Thời Báo Hoàn Cầu rằng kịch bản mà ông nhận được ban đầu không đề cập đến một món ăn Trung Hoa cụ thể nào. Chính vì thế, ê-kíp làm phim quyết định chọn món ăn Tứ Xuyên vì chúng trông khá bắt mắt và phong phú về nguyên liệu.

"Ẩm thực Tứ Xuyên khá thân thuộc với khán giả", đạo diễn Vũ Xuân chia sẻ

Nhưng ông đã không lường trước được những khó khăn khi tiến hành thực hiện bộ phim. Đạo diễn Vũ Xuân đã phải lập ra một nhóm quay phim đặc biệt để quay tám món đặc sản Tứ Xuyên mà bộ phim đề cập.

"Những con cá chẳng bao giờ chịu nghe lời khi chúng tôi muốn bấm máy. Và chúng tôi quay những cảnh nấu ăn hầu như hàng ngày", ông nói. "Một món ăn được nấu và quay đi quay lại nhiều lần. Thỉnh thoảng khói làm mờ cả ống kính máy quay và  làm đội quay phim khó thở".

Đạo diễn họ Vũ còn cho một ví dụ về việc phải quay phim trong nhà  bếp của một trường dạy nấu ăn ở trung tâm Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, trong một cảnh quay cần thực hiện ở nhà bếp.

Để quay một cảnh ở sảnh ăn, đoàn làm phim đã phải đến một nhà hàng ở ngoại ô thành phố. Chính vì thế, mỗi món ăn đã phải được chuẩn bị ít nhất hai lần. Một số cảnh quay còn đòi hỏi phải có diễn viên đóng thế vì các diễn viên chính trong phim không thể nấu những món ăn đòi hỏi kĩ năng điêu luyện của người đầu bếp thực thụ.

Đạo diễn Vũ Xuân nói ông nhận thực hiện bộ phim là để thử thách chính mình, nhưng cuối cùng thì bộ phim cũng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Ông hứa hẹn sẽ tìm hiểu sâu hơn về cội nguồn văn hóa của những món ăn và hòa quyện nhân vật vào câu chuyện trong những bộ phim sắp tới.

Những bữa ăn mang ý nghĩa biểu tượng

Dương Tiểu Từ, một người theo thuyết hưởng lạc và là biên tập viên ẩm thực của dailyvitamin.cn, là một tín đồ của những bộ phim truyền hình cũng như phim điện ảnh nói về ẩm thực. Cô đã bắt đầu theo dõi những bộ phim như thế từ thời sinh viên.

Theo cô, mỗi quốc gia tiếp nhận những tác phẩm điện ảnh về ẩm thực dưới những góc độ khác nhau.

Cụ thể, những bộ phim ẩm thực Nhật Bản thường chú trọng đến chính những món ăn. Những bộ phim như "Tampopo" ("Bồ công anh" - 1985) và "Udon" ("Ô đông" - 2006) ghi nhận quá trình phức tạp để làm nên món mì sợi Nhật Bản, đặc biệt hướng dẫn chi tiết cách chế biến nước dùng.

Một số bộ phim ẩm thực châu Âu lại dùng thức ăn để đề cập đến những nội dung triết lí sâu sắc.

Bộ phim Pháp-Ý "La Grande Bouffee" ("Bữa tiệc Thịnh soạn" - 1973) của đạo diễn Marco Ferreri là một ví dụ điển hình. Bộ phim kể về bốn người đàn ông tụ họp tại một ngôi biệt thự để vừa ăn vừa trụy lạc với phụ nữ đến khi bội thực.

"A Touch of Spice" ("Một Ít Gia vị" - 2003), một bộ phim Hy Lạp của đạo diễn Tassos Boulmetis, thì lại gắn liền các loại gia vị với những hành tinh trong vũ trụ. Một số phim tương tự có thể kể đến như "Delicatessen" ("Thực điếm" - 1991), "Dinner Rush" ("Bữa tối Vội vàng" - 2000) và "The Over-Eater" ("Bội thực nhân" - 2003).

Dương Tiểu Từ cho rằng những bộ phim như thế này thường gợi lên những trăn trở về sự sống, cái chết và đạo đức. Những bộ phim của thập nhiên 70 và 80 thậm chí còn khắc họa những thứ khủng khiếp như ăn thịt người.

Những bộ phim ẩm thực Hoa Kỳ gần đây như "Chocolate" (2000), "Waitress" ("Nữ phục vụ" - 2007) và "Julie & Julia" (2009) thường nói về một nhân vật chính tìm thấy niềm đam mê trong cuộc sống. Bộ phim hoạt hình "Ratatouille" (2007) là câu chuyện đáng yêu về con chuột cống Remy thực hiện thành công giấc mơ ẩm thực của mình và trở thành bếp trưởng của một nhà hàng.


Cảnh trong phim "Julie & Julia". [Ảnh: globaltimes.cn]


Những bộ phim như "My Name is Kim Sam Soon" ("Tên Tôi Là Kim Sam Soon" - 2005) và "Witch Yoo Hee" ("Pháp sư Yoo Hee" - 2007) đã đạt được thành công trong thị trường Hàn Quốc. Giống như những bộ phim truyền hình Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay, ẩm thực đóng vai trò dẫn dắt cho bộ phim, nhưng trọng tâm và cốt truyện vẫn xoay quanh những câu chuyện tình lãng mạn. Những bộ phim như thế này thường có sự góp mặt của dàn sao điển trai và xinh gái.

Nhưng những bộ phim của đạo diễn Lý An như "The Wedding Banquet" ("Hỷ Yến" - 1993) và "Eat Drink Man Woman"  ("Ẩm thực Nam Nữ" - 1994) đều có một phong cách độc đáo, theo Dương Tiểu Từ. Với việc xem những bữa ăn như biểu tượng của sự sum họp gia đình, phim của Lý An luôn đào sâu vào mối quan hệ gia đình keo sơn đằng sau những biểu tượng thức ăn.

Source: chinesefilms.cn (http://www.chinesefilms.cn/141/2012/08/20/241s11454.htm)
Vtrans: [email protected]
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

450#
Đăng lúc 29-8-2012 12:12:20 | Chỉ xem của tác giả
^^.vui quá các bạn ah.....vay là ngày này cung đã đén ròi..^^....mình là thành viên moi....hôm nay lâp nick nay củng chỉ vì ĐA nha tà.:)..và mình cung muốn được hoạt đọng cung voi fc của Đa..nhung o biêt thế nào..các bạn chi giúp mình voi nhé..iu cả nhà lắm..^^

Bình luận

hehe. bạn cũng giống tớ. ^^. cùng ủng hộ phim nha  Đăng lúc 30-8-2012 08:48 AM
weo căm em nhé :x  Đăng lúc 29-8-2012 02:17 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách