Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: nail65
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Ngọn Cỏ Ven Sông | Quỳnh Dao

[Lấy địa chỉ]
31#
 Tác giả| Đăng lúc 25-1-2012 05:24:29 | Chỉ xem của tác giả
Qua hôm sau, Ẩm Thư còn ở trong phòng riêng thì người tớ gái... đã hớt hải chạy vào, run rẩy nói:

- Phu nhân ơi, phu nhân... không xong rồi, ở ngoài cổng có một vị Quan âm Bồ Tát, dẫn theo một lũ con đang đứng trước nhà ta như chờ đợi cái gì, tôi nói mãi mà họ không chịu đi.

- Sao kỳ vậy? Quan âm Bồ Tát nào?

Ẩm Thư giật mình. Mấy ngày qua, nàng thấy thật phiền nhiễu. Ra phố đâu cũng nghe người ta bình phẩm về chồng nàng. Nhưng Nhất Minh cứ gạt phăng bảo là không có chỉ bị người ta ghét... người ta nói xấu. Rồi hôm qua Nhất Minh lại mang cánh tay bị thương về... Minh cũng chỉ nói đấy là ngộ nhận. Vết thương cũng nhẹ thôi... Nhưng cũng phải có bác sĩ may lại, băng bó... những chuyện đó... trực giác của Ẩm Thư cho thấy là không đơn giản. Vì sống với chồng bấy nhiêu năm qua... đâu hề có chuyện gì xảy ra. Vậy sao kỳ vậy? Ẩm Thư hỏi:

- Vị Bồ Tát đó thế nào?

- Da... Bà ấy mặc áo trắng, trên tay có xâu chuỗi bồ đề giống hệt như trong bức tranh... Bà ta đang đứng trước cổng nhà ta kìa. Không tin phu nhân ra xem.

Thế là Ẩm Thư không dằn được, tò mò chạy ra.

Và rồi Ẩm Thư trông thấy Thạch Lựu và cả đám học trò cấp 1 trường Lập Chí.

Thạch Lựu trong bộ áo trắng của Quan âm Bồ Tát, cầm tịnh bình và nhành dương liễu, thái độ nghiêm túc trịnh trọng... ánh mắt ngời lên vẻ buồn... Đám nhỏ đứng chung quanh... Chúng cũng yên lặng như nàng... Và tất cả đang hướng mặt vào nhà.

Ẩm Thư chợt sợ hãi, không biết chuyện gì xảy ra nhưng cũng bước tới hỏi:

- Này cô nương kia... Cô làm gì ở đây vậy?

Thạch Lựu lên tiếng:

- Mấy năm qua, lễ hội lần nào tôi cũng đóng vai Phật. Và hôm nay... Tôi mạn phép được mặc vào chiếc áo này đến đây. Tôi không phải để biêu riếu hay làm xấu Phật, mà tôi chỉ muốn sử dụng danh nghiã Phật Tổ, để nói lên sự thật. Vì vậy phu nhân hãy nghe đây... những gì tôi sắp nói đến là sự thật cả...

Thạch Lựu ngưng lại một lúc tiếp:

- Chồng của cô... Ông Ngụy Nhất Minh... cách đây đúng 12 ngày, lái xe ngang qua trường cấp 1 Lập Chí đã tông bị thương một em học trò nhỏ có tên là Thảo Nhi. Và chuyện đó kéo dài mãi đến bây giờ... Thảo Nhi vẫn còn nằm mê man trong bệnh viện. Ông Minh còn chưa ý thức được cái sai trái của mình, còn bắt thêm ba người khác, đem nhốt vào tù giam... Ngụy phu nhân... phu nhân tuy là đàn bà nhưng phu nhân cũng phải biết là trời xanh lồng lộng trên cao... thiện ác đáo đầu rồi cũng sáng tỏ. ác giả ác báo. Phu nhân cũng có con nhỏ. Phu nhân hẳn cũng mong là... nó mãi được bình an. Nếu bây giờ con của phu nhân lâm vào tình cảnh như vậy, hẳn phu nhân cũng đau khổ lắm chứ? Phu nhân là vợ của Ngụy Nhất Minh... chuyện ông Minh có đụng trọng thương một bé Thảo Nhi hay không, đương nhiên phu nhân cũng không biết rõ, và bây giờ nếu phu nhân không tin những gì chúng tôi nói phu nhân có thể cùng chúng tôi đến ngay bệnh viện lớn Dương Châu để thấy sự thật.

Ẩm Thư nghe nói bàng hoàng và không dằn được tò mò. Thư đã đi theo Thạch Lựu và đám nhỏ đến bệnh viện, ở đấy nàng đã trông thấy Thảo Nhi mình quấn đầy băng trắng. Nằm thiêm thiếp ở đấy. Ẩm Thư cũng thấy những ánh mắt trách móc rồi nghe lời rên rỉ của bà Tịnh Chi.

- Mấy người đã hại bé Thảo Nhi của chúng tôi đến cái tình cảnh này, mấy người còn chưa hài lòng ư? Sao lại nhốt cả con trai và dâu con tôi nữa? Không lẽ trái tim của mấy người là đá... Mấy người có con cái không? Mấy người còn biết tình thương là gì không? Đừng quên là... lưới trời tuy thưa lồng lộng... không sớm thì muộn... rồi mấy người cũng phải đền tội ác của mình thôi.

Những lời oán trách đó làm Ẩm Thư không còn chịu được, nàng vội vã rời bệnh viện. Tìm gặp chồng ngay. Ẩm Thư vừa bấu lấy chồng, vừa khóc vừa nói:

- Trời ơi anh Minh... Anh ác sao ác vậy... Hãy mau thả người ta ra... Anh đã đụng người ta trọng thương vậy mà còn không nhận lỗi... Còn đem nhốt người nhà của người ta nữa. Anh vừa phải thôi. Anh phải tích lũy một chút ân đức cho con gái của mình chứ?

Nói xong Ẩm Thư lại quay về nhà, lấy vali ra chất quần áo vào. Ngụy Nhất Minh đuổi theo nhìn thấy cảnh đó, tái mặt hỏi:

- Em định làm gì vậy?

- Tôi sợ anh quá rồi. Tôi phải đưa con tôi tránh xa anh mới được.

Ngụy Nhất Minh rầu rĩ nói:

- Đừng! Đừng! Giữa lúc anh bị người ta vây kín thế này, không lẽ mẹ con em cũng bỏ anh ra đi... Thôi được rồi... được rồi... Anh nhận lỗi. Anh sẽ đến xin lỗi họ... rồi thả họ ra... Anh cũng sẵn sàng đền bù xứng đáng... Em và con đừng bỏ anh... Anh sẽ làm tất cả những gì em muốn.

Và rồi, Ngụy Nhất Minh vội vã lái xe thẳng đến bót cảnh sát. Sau đấy Thế Vỹ, Thiệu Khiêm và cả Thanh Thanh đều được thả ra.


o0o


Khi Thế Vỹ, Thanh Thanh, Thiệu Khiêm, Thạch Lựu và người nhà Phúc gia trang gặp lại nhau và cả một cảnh trùng phùng cảm động. Thế Vỹ thấy Thanh Thanh người sưng húp. Chàng đau lòng khôn cùng, nhưng không khỏi cảm phục sự can đảm của Thanh Thanh.

- Em là một cô gái yếu đuối, mà dám nghĩ đến chuyện mưu sát tay Ngụy Nhất Minh kia thì thật khó tưởng tượng nổi... Nhưng tại sao em lại hành động như vậy?

Thanh Thanh nói:

- Nghĩ đến cái mạng sống của Thảo Nhi, rồi chuyện anh và anh Thiệu Khiêm bị giam. Em không nghĩ ngợi gì nữa. Em quyết sống mái một phen với hắn.

Thế Vỹ nắm lấy tay Thanh Thanh cảm động nói:

- Ồ! cũng may là chuyện đó không thành công. Nhưng em phải biết là... Hắn không xứng đáng để em phải hy sinh như vậy. Thật sự hắn chẳng xứng đáng gì cả.

Và Thế Vỹ ngước lên nhìn mọi người nói:

- Qúi vị có tin là... sau đấy tay Minh kia đã phải thú nhận tội lỗi của mình. Hắn đứng trước mặt tôi và Thiệu Khiêm, hắn vừa khóc vừa năn nỉ, hắn nói là chỉ tại ma đưa lối quỷ dẫn đường... hắn mù quáng cả lương tri nên mới hành động dại dột như vậy... Chợt nhiên nhìn hắn. Tôi bỗng thấy thương hại vô cùng, một con người có địa vị, có sự nghiệp giàu có như hắn mà quá hèn nhát... không dám nhận lấy trách nhiệm... Phạm phải sai lầm lại trốn tránh... Hắn rõ ràng không phải là đàn ông...

- Nghe mẹ nói này. Chuyện coi như đã qua rồi, may mắn là các con cũng chưa đến tình trạng gì nghiêm trọng. Chúng ta cần phải từ bi hỷ xả... hãy tha thứ cho tay Ngụy Nhất Minh kia... Đừng có nghĩ đến chuyện trả đũa hay báo thù gì nữa... Bây giờ... Mọi người chỉ nên nghĩ đến Thảo Nhi thôi... Hãy lo cầu nguyện cho nó sớm được lành bệnh.

Thạch Lựu tiếp lời:

- Vâng, bao giờ Thảo Nhi còn thở là chúng ta vẫn còn hy vọng... Con cũng tin là trời xanh có mắt. Bồ Tát hiển linh... rồi người sẽ cứu vớt chúng sinh. Thảo Nhi sẽ được sống. Còn cái tay Ngụy Nhất Minh kia... một ngày nào đó, hắn sẽ phải nghĩ lại... sẽ bị cắn rứt lương tâm vì những gì hắn đã làm.

Thiệu Khiêm có vẻ xúc động nhìn Thạch Lựu nói:

- Thạch Lựu này! những gì cô đã làm giúp chúng tôi. Tiểu Hổ nó đã kể lại hết. Chúng tôi rất cảm ơn. Riêng về chuyện đối với tay Ngụy Nhất Minh kia... tôi cũng đồng ý với cô. Thôi thì bỏ qua hết tất cả, tôi cũng tin điều cô vừa nói. Trời xanh có mắt và Bồ Tát lúc nào cũng hiển linh.

Bà Tịnh Chi có vẻ hài lòng. Bà nói một cách tin tưởng:

- Cái con bé Thảo Nhi kia... rồi thế nào cũng được cứu. Chớ mấy người không thấy à? Nó chỉ là một đứa không thân không thích ở đâu xa lạ đến đây... vậy mà rồi ai cũng thương. Ai cũng không đành lòng xa nó. Và như vậy thì chắc chắn là nó không yểu mệnh được. Trời xanh cũng hiểu điều đó.


o0o


Có lẽ vì lời của bà Tịch Chi đã làm cảm động trời. Cũng có thể vì hành động của Thạch Lựu đã làm kinh động Quan Thế âm Bồ Tát... Ngoài ra, Thế Vỹ, Thiệu Khiêm và Thanh Thanh với hành vi xả thân kia đã kinh động quỷ thần, nên một phép lạ đã xảy ra.

Ba hôm sau, đột nhiên bé Thảo Nhi tỉnh lại, không những tỉnh, mà nó còn thều thào nói:

- Nước... nước...

Tiếng gọi của nó rất khẽ nhưng làm đập mạnh trái tim của mỗi người... Cùng lúc bảy tám bàn tay cầm ly lên, đưa nước đến... nước? Nguồn sống của nhân loại... không có nó con người đã không hiện diện trên quả đất này. Đó là một yếu tố kỳ diệu của sự sống... Và từng giọt... từng giọt nước được đưa tận miệng của Thảo Nhi. Con bé liếm liếm mép. Nước thấm nhẹ lên đôi môi khô của nó... Mọi người yên lặng chờ đợi, theo dõi... không dám tin những gì đang xảy ra...

Sau đấy bác sĩ đến chẩn bệnh. Cuối cùng ông ta đã ngẩng lên nhìn mọi người với ánh mắt vừa mừng rỡ vừa lạ lùng.

- Vậy là con bé đã thoát hiểm!

Vâng, Thảo Nhi đã tỉnh dậy, sau một giấc mơ dài... Nó đã thoát hiểm. Nó đang đưa mắt nhìn mọi người... ánh mắt còn phờ phạc nhưng đầy tình thương...

Sau đấy nó nhắm mắt lại, tiếp tục ngủ. Thanh Thanh nghi ngờ, sợ hãi gọi bác sĩ:

- Bác sĩ ơi!Bác sĩ!

Vị bác sĩ lại đến, bắt mạch, nghe tim, rồi nói:

- Hãy yên tâm! Không sao đâu! Nó chỉ ngủ thôi. Nó cần phải phục hồi sức khỏe... Tim mạch bình thường, cơn sốt đã giảm... Vậy là yên tâm...

Và ông ta nhìn Thanh Thanh cười khuyến khích:

- Hãy tin tôi, tôi nói thật đấy. Con bé rồi thế nào cũng sống cơ mà.

Thanh Thanh nghe nói, không biết làm sao hơn, lại òa lên khóc.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

32#
 Tác giả| Đăng lúc 25-1-2012 15:19:03 | Chỉ xem của tác giả
Chương 16


Vâng, Thảo Nhi đã sống chứ không chết.

Ba hôm sau, Thảo Nhi bắt đầu thấy đói. Và một tuần lễ sau, tất cả các ống dây dẫn như ống thở, ống truyền dịch... đều được rút bỏ hết. Thảo Nhi bắt đầu nói và cười vui vẻ.

Nó nhìn mọi người một cách ý nhị.

- Có phải em đã làm mọi người hoảng cả lên phải không? Đừng nói chi, chính em lúc đó rất sợ. Em cứ thấy mình chết, mặc dù không muốn. Em đã cố gắng... cố gắng hết sức mình để được sống...

Thảo Nhi đã nói với Thanh Thanh như vậy, rồi kết luận:

- Và bây giờ... em rất sung sướng khi đạt được mục đích. Em không chết!

Mọi người nhìn Thảo Nhi, cái không khí vui vẻ, phấn khởi lan rộng trên từng khuôn mặt. Không phải chỉ có đám Thế Vỹ, những người trong Phúc gia trang, mà ngay cả các bác sĩ và y tá trong bệnh viện Dương Châu, họ cũng đều sung sướng, hãnh diện... Vì đó là một kỳ tích của y học. Bác sĩ Ngộ, y sĩ trưởng, người trực tiếp chăm sóc và theo dõi bệnh trạng Thảo Nhi là thích thú nhất, vì ông đã tuyệt vọng trước cái chết dần của Thảo Nhi. Nhưng rồi, Thảo Nhi lại sống... mà hồi phục nhanh chóng mới lạ chứ?

Ông đưa hết các bác sĩ chuyên môn trong bệnh viện đến giường bệnh của Thảo Nhi làm một cuộc khám tổng quát. Nội ngoại khoa, rồi tai mũi họng, tiết niệu... Thần kinh... Khám xong, ông đi đến kết luận một cách phấn khởi.

- Tốt, tốt lắm! Trước kia tôi cứ sơ... sau này Thảo Nhi sẽ bị di chứng. Chẳng hạn như ký ức kém, phát âm không rõ hoặc là tay chân kém linh hoạt... phải sử dụng phép phục hồi chức năng... Nhưng mà, bữa nay, sau khi khám lại một cách tỉ mỉ, tôi thấy cô bé rõ là may mắn phục hồi nhanh chóng một như một phép lạ. Thảo Nhi gần như người bình thường... cũng có thể sẽ có một vài di chứng nhỏ nhặt như nhức đầu chẳng hạn... Nhưng chuyện đó không quan trọng lắm đâu... Cái may mắn của Thảo Nhi, là cô bé còn nhỏ, nên sự tái tạo tế bào và hoạt động chức năng lớn... Cô ta rồi sẽ bình thường... Tôi xin chúc mừng và chia vui cùng quý vi...

Sự kết luận của bác sĩ Ngộ làm mọi người quẳng được gánh lo âu đi.

Ngay lúc đó đột nhiên trưởng phòng nhãn khoa là bác sĩ Lâm bước tới, ông vỗ nhẹ lên vai bà Tịnh Chi, nói:

- Thưa bà... mấy ngày qua hình như lúc nào bà cũng có mặt ở bệnh viện, vì vậy tôi có dịp quan sát, theo dõi... Tôi biết là bà không phải hoàn toàn không thấy gì cả, mà bà vẫn nhìn thấy mặc dù không rõ ràng... Sự khác biệt của ánh sáng... bóng lờ mờ trước mặt... bà đều có thể ghi nhận được đúng không?

Bà Tịnh Chi giật mình, nhưng không chối cãi:

- Vâng.

Bác sĩ Lâm tiếp:

- Tôi mới từ Mỹ trở về năm trước, nên tôi có mang theo một số dụng cụ đo mắt tối tân nhất. Nếu bà đồng ý, tôi xin được khám mắt cho bà một cách cặn kẽ... Xem thử cái hệ thống thần kinh thị giác có còn tốt không... Nếu nó chưa bị tiêu hại... thì tôi nghĩ là mắt bà có thể chữa khỏi được.

- Chữa bằng cách nào?

Ông Chấn Đình tò mò, bác sĩ Lâm nói:

- Làm một cuộc giải phẫu nhỏ.

Ông Chấn đình có vẻ lo lắng:

- Giải phẫu? Có nghĩa là phải mổ? Nhưng làm như vậy... xác suất để phục hồi thị giác là khoảng bao nhiêu?

Bác sĩ Lâm cười nói:

- Chưa khám mắt thì chưa thể kết luận được. Mới cách đây không lâu có một bệnh nhân đến đây, ông ta bị mù đã năm năm... vậy mà qua lần mổ mắt, dù thị giác không khôi phục hoàn toàn, nhưng khi mang kính đặc biệt, ông ta vẫn có thể đánh cờ như cũ...

Bà Tịnh Chi chợt lộ vẻ hoảng hốt.

- Tôi... tôi không cần chữa mắt, tôi sợ giải phẫu lắm... Tôi cũng không dám hy vọng... tôi không cần, thật sự không cần... thế này cũng được rồi.

Thảo Nhi nắm tay bà Tịnh Chi, nó dịu dàng nói:

- Bà ơi! Bà đừng có sơ... lúc đầu nó có đau một chút, nhưng chỉ một chút thôi là nó sẽ hết đau... Nhưng bà nghĩ kỹ xem, được trông thấy sẽ hay biết chừng nào? Bà sẽ rõ được tất cả, bước lên ngạch cửa cũng chẳng cần ai dìu, không cần dùng gậy, không sợ bị té mà bà còn có thể nhìn rõ mặt con, mặt Chị Thanh Thanh, anh Thế Vỹ... còn gì sướng bằng chứ?

Bà Tịnh Chi ngồi yên, bà vẫn lộ vẻ sợ hãi và Thế Vỹ nhìn bà lão mù trước mặt. Đột ngột như ngộ ra... cái mù lòa kia hình như là một sự can tâm hơn là định mệnh... bà Tịnh Chi rõ ràng muốn chối bỏ, không muốn nhìn, "không muốn" đối diện với cái thế giới này là đối diện sự thật, chuyện đó chẳng phải mới xảy ra, mà nó bắt đầu từ lúc chiếc quan tài mang thể xác Nguyên Khải đến. Sự thật đó quá tàn nhẫn... Bà cần chối bỏ hình ảnh đó một cách hoàn toàn.

Thế Vỹ lúc rời khỏi ghế nhà trường đến giờ, không quan tâm đến tâm lý nhân sinh. Nhưng rồi những chuỗi ngày lưu lạc, nhất là khi đến Phúc gia trang này... Thế Vỹ đã lãnh hội rất nhiều thứ...

Vì vậy, Thế Vỹ xúc động, bước tới đặt tay lên vai bà Tịnh Chi nói:

- Con thấy thì... phu nhân cũng nên vì chúng con... vì mọi người mà một lần khám mắt xem sao? Đồng ý chứ?

Những người đứng gần đấy đều tán đồng

- Đúng vậy! Đúng vậy, phu nhân ạ.

Trước sự mong mỏi của mọi người, bà Tịnh Chi không biết làm sao hơn là ngồi yên.

Một tuần lễ sau, kết quả khám nghiệm của bà Tịnh Chi cho thấy, không đơn giản như những gì Thế Vỹ đã nghĩ... Mắt của bà Tịnh Chi vì khá lâu không sử dụng đến, nên khả năng phục hồi thị lực chỉ vào khoảng 20% hy vọng, nhưng ông vẫn sẵn sàng tận sức... Ông vẫn kiên trì chuyện chạy chữa cho bà Tịnh Chi.

Với đương sự thì sao? Bà Tịnh Chi không sốt sắng lắm, bà nói:

- Hãy để cho tôi suy nghĩ lại... Tôi cần phải nghĩ kỹ, xem có nên hay không, chứ bây giờ tôi sợ quá... à... hay là để bé Thảo Nhi xuất viện đi... rồi hãy đến phần tôi... đừng bức ép tôi quá!

Thôi được! Đợi bé Thảo Nhi xuất viện rồi tính. Bởi vì chỉ có 20% hy vọng. Con số nhỏ nhoi đó chẳng làm hưng phấn một ai, vì vậy, sự trì hoãn của bà Tịnh Chi cũng được mọi người thông qua.


o0o


Một tháng sau đó, bé Thảo Nhi được xuất viện. Con bé với sức sống dồi dào, đã nhanh chóng phục hồi cái hoạt bát, nhanh nhẹn, vui vẻ cũ. Nó cứ lăng xăng trong vườn hoa, quấn quít bên chân bà Tịnh Chi và Thanh Thanh. Con bé mập mạp dần, tiếc một điều là, bây giờ trên khuôn mặt nó lại xuất hiện chiếc sẹo lớn. Chiếc sẹo nằm ngay đỉnh trán. Thanh Thanh mỗi lần chải tóc cho con bé, phải kéo bớt tóc xuống để phủ kín một phần cái sẹo kia. Thanh Thanh hơi bất mãn nói:

- Khuôn mặt đẹp đẽ thế này mà lại mang sẹo, tiếc thật!

Nhưng Thảo Nhi thì không quan tâm, nó ghì lấy Thanh Thanh nói:

- Em không cần đẹp... Miễn sao em được sống mãi bên chị là em vui rồi.

Thanh Thanh cảm động:

- Thảo Nhi, em có biết không? Tuy chúng ta chỉ là hai người xa lạ, nhưng với em, chị còn thương hơn cả ruột thịt của mình... bây giờ chị mới hiểu ra... Tại sao, khi bác sĩ tuyên bố là em không còn hy vọng sống thì các ý niệm đầu tiên trong đầu chị là "vậy thì ta cũng không thiết sống nữa!" Ta sẽ trả thù! Và cái ý niệm đó nung nấu... chị không thiết tha cả với tình yêu của Thế Vỹ.




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

33#
 Tác giả| Đăng lúc 25-1-2012 15:21:48 | Chỉ xem của tác giả
Thảo Nhi đi học, cái hôm đó vui lạ lùng. Chúng bạn vây quanh Thảo Nhi. Chúng công kênh con bé lên, đi một vòng sân trường, vừa đi vừa hét:

- Hoan hô Thảo Nhi! Hoan hô! Hoan hô!

Thế Vỹ và Thiệu Khiêm nhìn cảnh đó cảm động, cả hai quay lại nhìn nhau. Tình bạn sau những ngày vào sinh ra tử... bây giờ nó quyện chặt lấy từng tế bào của hai người... một thứ tri kỷ sắt son mà không phải chỉ có Thế Vỹ với Thiệu Khiêm, mà ngay cả giữa Thanh Thanh với Thạch Lựu nữa. Đám "sáu người" như càng ngày càng gắn bó hơn.

Nhưng giữa cái không khí đang ngập tràn hạnh phúc đó, một sự kiện mới lạ đến.

Gần như lúc nào cũng vậy... cái vui bao giờ cũng khó trường tồn, cũng bị khuấy động... khi có sự xuất hiện của người thứ ba.


o0o


Chuyện đến vào buổi chiều, một ngày cuối tháng mười. Bấy giờ thời tiết đang chuyển sang đông. Bầu trời âm u se se lạnh. Cây ngô đồng ngoài vườn bắt đầu rụng lá, trong lúc cây phong lại đỏ lá trong vườn. Khung cảnh một màu tan tác, nhưng trong nhà họ Phúc thì lại khác... mọi người đang quây quần trên bàn ăn, cười nói vui vẻ. Ông Chấn Đình nhìn quanh rồi thở ra nói:

- Nếu giữ mãi được cái hạnh phúc thế này thì hay biết mấy.

Nhưng ngay lúc đó, lão Trường Quý từ ngoài cổng chạy vào thưa:

- Bẩm ông, có một cô tự xưng là họ Hoa từ Bắc Kinh đến, ngỏ ý muốn gặp cậu Thế Vỹ.

Thế Vỹ nghe nói giật mình, buông đũa xuống.

- Cái gì? Ông nói cô ấy họ gì? Tên gì chứ?

Ông Trường Quý nói:

- Dạ nghe nói là họ Hoa. Cái họ rất lạ ở xứ Dương Châu này, chẳng ai có họ đó cả.

Thanh Thanh nghe nói biến sắc, còn bà Tịnh Chi thì có vẻ ngỡ ngàng.

- Cô ấy đến đây một mình? Từ Bắc Kinh ư?

- Dạ không, đi theo còn có một người vú và một tớ trai nữa.

Thế Vỹ đặt chén xuống, đứng dậy bối rối.

- Quí vị ở đây cứ dùng cơm, tôi ra ngoài xem thế nào?

Thảo Nhi cũng phóng xuống.

- Cho em đi theo anh với.

Ông Chấn Đình nói:

- Mời cô ấy vào nhà trước, rồi tính sau.


o0o


Thế Vỹ đi ra và đối mặt ngay với Hoa Du Lâm.

Hoa Du Lâm đứng đấy, người đầy vẻ phong trần, bộ quần áo màu hồng, ngoài có thêm chiếc áo khoác đen có thêu hoa, tay nải mang trên vai, hai chiếc bím nhỏ thả trước ngực. Dáng dấp cao ráo, đẹp gái nhưng cũng thật phong lưu.

Thế Vỹ đứng ngẩn ra, sực nhớ lại lúc mình bỏ nhà ra đi, con đường dẫy đầy chông gai, vậy mà cô gái này vẫn đến được. Rõ là thừa can đảm... Lúc đó Thế Vỹ mới nhớ sực ra Hoa Du Lâm là vị hôn thê của mình, một người vợ chưa cưới và cũng chưa hề gặp mặt qua một lần, Và Thế Vỹ chợt thấy lúng túng.

Cô gái cũng nhìn Thế Vỹ, rồi lên tiếng hỏi trước:

- Anh... anh là Hà Thế Vỹ à?

Thế Vỹ gật đầu:

- Vâng, tôi đây, còn cô là...

Cô gái không trả lời, hỏi vặn lại:

- Chắc chắn anh là Hà Thế Vỹ chứ?

- Không lẽ tôi mạo nhận?

Cô gái đáp và ánh mắt hằn lên sự giận dữ:

- Vậy thì tốt! Tôi chính là Hoa Du Lâm đây!

Thế Vỹ càng lúng túng... khi xác định rõ cô gái trước mặt là vị hôn thê của mình. Cô ta tìm đến đây làm gì? Phải có mục đích.

Thế Vỹ nghe Hoa Du Lâm nói:

- Này cái anh Hà Thế Vỹ kia, anh nghe tôi nói này... anh là con người bốc đồng, thiếu suy nghĩ... anh đang ở Bắc Kinh, không hài lòng với cảnh sống nhung lụa của mình, anh nghe đồn về sự tiến bộ của Quảng Châu, thế là muốn hấp thụ cái mới, anh đã bỏ nhà trốn đi... Anh muốn tìm cho mình một thế giới mới. Nhưng mà... anh rõ là con người ích kỷ... vô trách nhiệm, anh cực đoan... Anh đã làm việc một cách không đắn đo suy nghĩ. Bởi vì anh bỏ nhà ra đi như vậy... người ta sẽ đánh giá thế nào? Có phải anh đã tạo ra nỗi đau của gia đình họ Hà và nỗi nhục cho nhà họ Hoa chúng tôi không? Bản thân tôi... rõ tôi là con người chịu nhiều thiệt thòi, oan ức nhất... Người ta đã nhìn tôi bằng cặp mắt thế nào?... Tôi đã phải sống một cách khổ tâm thế nào trong suốt nửa năm qua anh biết không? Mãi lúc gần đây, nghe nói anh lưu lạc đến Phúc gia trang ở cái xứ Dương Châu này... và tôi không dằn được nữa, tôi bất chấp gian khổ tìm đến đây... Đến đây không phải vì anh mà chỉ vì... anh biết đấy, tôi tuy là đàn bà con gái, nhưng tôi cũng là người... Tôi thà chết chứ không chịu nhục!

Thế Vỹ ngỡ ngàng nhìn Du Lâm, cái thái độ của nàng làm chàng chết cứng. Thế Vỹ không có một khoảng trống để bào chữa cho mình. Du Lâm lại tiếp:

- Anh chủ trương tự do, anh tưởng là tôi không cần cái đó chắc? Sao vậy? Anh không đồng ý chuyện cha mẹ đặt đâu ngồi đấy. Anh phủ nhận chuyện hôn nhân của chúng tạ Còn tôi? Anh tưởng tôi hài lòng chắc? Anh tốt nghiệp ở đại học Bắc Kinh, anh tưởng như vậy mình là người trí thức, văn minh có tư tưởng mới, anh muốn đạp đổ những cái mà anh cho là hủ lậu, phản truyền thống của xã hội phong kiến... Thế còn tôi? Tôi cũng đâu phải là đứa dốt nát. Tôi cũng được hấp thụ văn hóa mới... Vậy cũng biết đến quyền lợi bản thân, tôi cũng muốn tự chủ... tôi cũng không phải là con người hàm hồ... Nói thật với anh, khi nghe gia đình hai bên đặt để chuyện chúng mình, tôi cũng đã phản kháng và định làm một cuộc cách mạng nữa chứ, nhưng không ngờ... anh lại đi trước tôi một bước, anh bỏ đi mất. Tại sao? Anh lại làm như vậy? Anh là nam nhi chi chí mà... Có muốn làm gì thì phải rõ ràng rành rẽ... Tại sao không dám đối mặt với cha me... tranh luận cho ra lẽ. Anh tự do cho mình là mới, định làm cách mạng xã hội... vây sao anh không dám đứng ra đặt thẳng vấn đề với gia đình anh, gia đình tôi, để hủy bỏ hôn nhân kia đỉ Anh lại chạy trốn. Hèn quá! chẳng có một chút gì là dũng khí của đàn ông con trai... Anh rõ là không xứng để để được làm chồng tôi...

Du Lâm nói liền một hơi, đến bà vú họ Từ đi theo cũng sợ hãi, bà bước tới, sụp người trước mặt Thế Vỹ năn nỉ.

- Cậu Thế Vỹ này chúng tôi từ Bắc Kinh đến đây, trên đường đã gặp khá nhiều gian khổ. Lúc ở Bắc Kinh, tiểu thư tôi cũng đã cãi nhau với gia đình một trận rồi. Vì vậy, có rất nhiều chuyện bực mình, tiểu thư tôi đang nóng giận, xin công tử bỏ qua cho, đừng chấp nhất. Đừng nghe những gì cô tôi đã nói.

Du Lâm quay qua trừng mắt với vú Từ.

- Này vú, tôi có mượn đâu, tại sao vú lại nói vậy... vú định hạ mình năn nỉ hắn à? Không cần... tôi chẳng thiết gì hắn đâu... bao giờ tôi nói hết chuyện cho hắn rõ, là mình sẽ đi ngay không ở lại đây đâu...

Vú Từ sợ hãi.

- Nhưng mà tìm được cậu Thế Vỹ đâu phải dễ dàng? Bây giờ tiểu thư định bỏ đi. Tại sao ta không kéo cậy ấy cùng đi luôn?

- Hừ?

Du Lâm chưa kịp nói, thì đã có tiếng bước chân và tiếng gậy đi ra. Bà Tịnh Chi và Thảo Nhi đang ra đến... Khuôn mặt bà tái bệch. Bà sờ soạng tìm Thế Vỹ, run giọng hỏi:

- Nguyên Khải! Nguyên Khải đâu rồi... Ai đến tìm con đấy? Cô gái này là ai vậy? Bạn của con phải không? Cô ấy nói gì vậy? tại sao... mẹ nghe mà chẳng hiểu gì ca?

Du Lâm kinh ngạc nhìn bà Tịnh Chi, nàng hoàn toàn không hiểu gì cả... tại sao đàn bà mù này gọi Thế Vỹ là con, với cái tên khác là Nguyên Khải? Phải chăng đây là chuyện mạo danh? Du Lâm còn đang thắc mắc thì lại thấy Thảo Nhi đứng cạnh đó, khoa tay múa chân ra dấu như bảo Du Lâm đừng nói gì cả...

Thế Vỹ thấy bà Tịnh Chi đã ra đến, vội bước tới dìu bà rồi quay sang Du Lâm nói:

- Tôi thấy thì tạm thời cô hãy ở lại đây. Tất cả những chuyện khác... từ từ chúng ta sẽ giải quyết sau. được chứ?

Bà Tịnh Chi không hiểu sao vội vã nói:

- Đúng đấy! Đúng đấy! Cô là bạn gái của con trai tôi, thì cũng là người nhà, cô hãy đợi ở đây.

Rồi quay người vào trong, bà gọi:

- Nguyệt Nương ơi! Nguyệt Nương! hãy chuẩn bị một cái phòng cho sạch sẽ, để cô nương đây nghỉ nhé.

Con trai tôi? Hoa Du Lâm quay lại, lại thấy mấy người nữa xuất hiện. Ông Chấn Đình và bà Nguyệt Nương với thái độ kỳ quặc... Họ như lo lắng một điều gì? Rồi một cô gái khác đứng tựa cửa, với ánh mắt buồn không kém hướng về phía Thế Vỹ.

Du Lâm quay trở lại với chàng thanh niên trước mặt, nghiêm giọng:

- Anh là ai? Nói thật đi! Anh không có quyền mạo nhận Hà Thế Vỹ nhé! Chuyện đó không hay ho gì đâu, tôi ghét nhất là chuyện cầm nhầm.

Thế Vỹ càng lúng túng hơn nữa... Anh chàng hết nhìn người này rồi nhìn người khác, không biết phân bua ra sao.

Một cơn gió thổi ùa vào phòng, mang đến cái lạnh cho mọi người.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

34#
 Tác giả| Đăng lúc 25-1-2012 15:32:41 | Chỉ xem của tác giả
Chương 17


Hoa Du Lâm được sắp xếp ở trong phòng dành riêng cho khách ở Hiên Tây Phúc gia trang.

Vì là khách của Thế Vỹ, nên Du Lâm được Nguyệt Nương quý trọng. Bà cho gọi gia nhân tức tốc dọn dẹp phòng, xách hành lý mang cả nước rửa mặt thức ăn đến tận phòng cho Du Lâm.

Tối hôm sau khi mọi chuyện lặt vặt đã tươm tất. Du Lâm ngồi trong phòng, bên ngọn đèn dầu, nhìn ra cửa sổ. Trăng thật sáng bất giác nàng nhớ đến Bắc Kinh... Nhưng mà cái không khí trong phòng đầy vẻ thư hương, bàn ghế trong phòng là những chiếc ghế gỗ được trạm trổ tỉ mỉ. Cả bộ trường kỷ cẩn sà cừ. Trên tường là những bức tranh thủy mạc, rồi còn những chậu lọ cổ bày trong tủ kính... Tất cả những cái đó, bất giác làm Du Lâm ngơ ngẩn.

Cái tay Hà Thế Vỹ này... hắn đóng vai trò gì ở đây?

Còn chuyện Phúc gia trang nữa... sao có nhiều bí ẩn thế? Du Lâm đang phân vân nghĩ ngợi. Thì Thế Vỹ bước vào.

Thế Vỹ đã có một sự sắp xếp chuẩn bị nên có vẻ bình thản... Cái cô nàng Hoa Du Lâm này... đến đây dù dưới bất cứ một động cơ nào, mục đích gì thì cũng là đại diện của gia đình hai bên, cũng là người mà cha mẹ chàng đã lựa chọn, cũng là tiếng gọi tình thâm. Một bức thư của cha mẹ gởi cho Thế Vỹ đã khiến chàng xúc động. Rồi lời tỏ bày kể lể của vú Từ và người tớ trai tâm phúc... Những đoạn hành trình gian khổ... Thế Vỹ ý thức điều đó... vì chàng đã từng trải qua.

Do đó, dù có thích hay không. Thế Vỹ cũng không dấu được sự thán phục. Nhất là những lời Du Lâm nói ban chiều cho thấy Du Lâm là cô gái có học, hiểu biết có bản lĩnh chứ không phải thuộc hạng gái phòng the phong kiến. Và nói chuyện với Du Lâm, chắc chắn Thế Vỹ sẽ dễ tìm được sự đồng cảm hơn.

Tóm lại thế nào thì... Thế Vỹ thấy cũng phải phơi bày hết tất cả sự thật.

Vì vậy vào phòng, vừa ngồi đối diện với Du Lâm là Thế Vỹ nhập đề ngay. Chàng kể một cách cặn kẽ chuyện mình tình cờ gặp Thảo Nhi, Thanh Thanh thế nào, đến Phúc gia trang. Chuyện bị cầm chân... Rồi chuyện bà Tịnh Chi, ông Chấn Đình, chuyện Thiệu Khiêm, Thiệu Văn... Chuyện mở lại trường Lập Chí... Tất cả những gì nhớ được, nói được đều nói cả. Riêng chuyện tình yêu giữa chàng và Thanh Thanh, Thế Vỹ giấu kín.

Du Lâm vừa ngồi uống trà và vừa lặng lẽ lắng nghe. Câu chuyện gần như thần kỳ, là huyền thoại chứ không có thật. Đôi mày Du Lâm chau lại. Mãi cho đến khi Thế Vỹ kể hết Du Lâm mới thở dài. Thật tình mà nói, nếu Du Lâm trót rơi vào cái hoàn cảnh đó Du Lâm cũng không biết phải tính sao...

Thế Vỹ thấy Du Lâm yên lặng, chàng tiếp:

- Hoa Tiểu Thư này...

Nhưng Du Lâm đã gạt ngang:

- Anh hãy gọi thẳng tên tôi là Du Lâm.

Thế Vỹ nói:

- Vâng, Du Lâm. Câu chuyện tôi mới nghe qua đã thấy nó như hoang đường, nhưng mà tất cả những gì tôi vừa kể là sự thật... Và tôi như đã bị cuốn hút vào và không làm sao thoát ra được... Bây giờ Du Lâm đã thấy rồi những người ở Phúc gia trang này... Du Lâm hẳn cảm thông được nỗi mất con của bà Tịnh Chi. Và tôi không chỉ là niềm hy vọng mà cả hạnh phúc của bà ấy... tôi không có quyền làm vỡ nát cả hạnh phúc mong manh trước mặt của Phúc gia trang.

Hoa Du Lâm chợt kêu lên:

- Hạnh phúc à? Anh dám coi cái tình trạng này là "hạnh phúc" ư?

Thế Vỹ ngẩn ra không hiểu Du Lâm định nói gì thì Du Lâm đã đứng dậy, đi tới đi lui trong phòng như suy tính. Đôi lúc nhìn lên trần nhà, rồi nhìn ra cửa sổ. Để rồi cuối cùng mới dừng lại trước mặt Thế Vỹ.

- Xong. Anh đã kể hết chuyện cho tôi nghe. Bây giờ thì tôi đã biết trong nửa năm qua anh đã làm những gì... Thì ra, anh không thích ở lại Bắc Kinh làm con ruột, mà lại thích làm một con giả. Anh không thích trả hiếu cho cha mẹ ruột mình, lại đi trả hiếu cho cha mẹ người khác... Chẳng phải chỉ có vậy... Anh còn làm chuyện không công cho người ta... Đám trẻ thất học ở trường cấp 1 Lập Chí, rồi bé Thảo Nhi... Rõ là anh đã được khá nhiều thứ hay ho lắm đó chứ?

Lời của Du Lâm làm Thế Vỹ lúng túng.

- Con người anh rõ là kỳ cục. Chúng ta đi học ngay từ nhỏ đã từng biết "Phải hiếu thảo với cha mẹ, phải biết thương yêu anh em trong nhà". Vậy mà anh thì quá lung tung. Cha mẹ mình lại bỏ qua một bên, chỉ nghĩ đến người khác...

Du Lâm lại nói. Giọng lưỡi có vẻ châm biếm, khiến Thế Vỹ bứt rứt, phải biện minh.

- Cha mẹ tôi thì xưa tới giờ... Cuộc đời phẳng lặng bình thường chứ chưa bao hề gặp giông bão hay sóng to gió lớn... cuộc sống nói chung là quá hạnh phúc. Ở Bắc Kinh tôi cũng được người ta gọi là "thiếu gia", không phải làm gì động đến cái móng tay. Còn ở đây hai bác ở gia đình họ Phúc này đều gặp quá nhiều cảnh khổ gần như kiệt sức, tình cảnh rất đáng thương... tôi không thể không động lòng.

- Vì vậy, anh thà là ở lại để làm đứa con giả?

- Không hẳn là như vậy... Đó chỉ là chuyện tạm thời... Tôi nào có định ở lại lâu dài đâu... một lúc nào đó khi tâm thần của lão phu nhân ổn định. Là tôi sẽ đi...

- Có đứa con hiếu thảo như anh bên cạnh thì đến bao giờ bà ấy mới ổn định tâm thần được chứ? Theo tôi thấy thì bà ta thà là bị chịu cảnh mù lòa hiện nay, chứ không muốn hoàn toàn tỉnh táo hay sáng mắt để biết được sự thật.

Lời của Du Lâm làm Thế Vỹ lúng túng. Thế Vỹ không còn biết biện luận sao, chỉ nói:

- Du Lâm này! Tôi van cô đừng có lớn tiếng quá... Mình thảo luận nhỏ một tí... Để không lão phu nhân nghe thấy, tội nghiệp bà ta.

Du Lâm nhìn Thế Vỹ.

- Anh thật tâm lo lắng, thông cảm cho bà lão?

Thế Vỹ bứt rứt.

- Vậy chứ cô đã nghe hết chuyện rồi... cô vẫn không thấy động lòng thương ư?

- Thật ra thì tôi có động lòng... Nhưng cái động lòng đó không phải là vì gia đình họ Phúc này, mà là vì anh. Tôi chưa hề thấy trên đời này ai lại mềm yếu và bình thản như anh vậy. Thôi được... có lẽ tôi cần phải có một thời gian để suy xét, nghĩ ngợi. Nói thật anh biết, lần này đến Dương Châu là tôi đã nhận lệnh của gia đình hai bên, bằng mọi giá phải áp tải anh về Bắc Kinh. Nhưng với cá nhân tôi... thì tôi chỉ muốn đến đây xem thử anh là nhân vật như thế nào... Dung nhan ra sao... có cái gì lẫy lừng mà chẳng coi tôi ra ký lô gì cả...

Thế Vỹ thở dài:

- Nghĩa là ý cô muốn nói, đến để hỏi tội tôi chứ gì?

Hoa Du Lâm chớp chớp mắt rồi nói:

- Không hẳn như vậy. Tôi không chỉ hỏi tội mà còn kêu án và bắt anh phải phục tùng. Nhưng mà... Khi tới đây thấy nhiều thứ phức tạp quá nên trước khi làm chuyện đó tôi thấy cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.

Và rồi Du Lâm quay sang nhìn Thế Vỹ cười:

- Hãy yên tâm, làm cái gì tôi cũng hết sức bình tĩnh, khách quan, chứ không hồ đồ đâu.

Và cuộc nói chuyện của họ đến đây tạm kết thúc.

Bên ngoài bóng tối tỏa giăng, đêm đã khuya. Thế Vỹ đã rời phòng Du Lâm... mà tâm sự vẫn nặng nề.


o0o


Về đến phòng, Thế Vỹ đã thấy Thanh Thanh có mặt trong phòng chàng. Cô nàng có lẽ đã ngồi đây khá lâu.

Vừa thấy Thế Vỹ bước vào cửa. Thanh Thanh đã tiến tới nhào vào lòng chàng. Từ ngày quen biết đến giờ, chưa bao giờ Thanh Thanh tỏ ra cảm xúc như thế. Miệng Thanh Thanh kề sát tai Thế Vỹ nói:

- Anh Thế Vỹ... Em xin lỗi anh. Ban nãy em đã đứng ngoài nghe lén chuyện của anh với cô Du Lâm đó... Và nhờ vậy em mới biết... Em mới thấy là vị hôn thê của anh quả là một nhân vật rất đáng nể vì... Chính nhờ vậy mà em mới hiểu tại sao người lớn họ muốn... môn đăng hộ đối... Em đã nghe chị ấy phân tích và lý luận. Thì ra chị ấy mới xứng đáng là vợ của anh. Từ trình độ học vấn đến kiến thức. Ngày xưa vì không biết Chị Du Lâm thế nào, nên em mới bình thản, chứ còn bây giờ... Em thấy thì... vì vậy... vì vậy... Em muốn nói với anh là nếu bây giờ anh không còn thương em thì... Em cũng không dám trách... vì em không dám tranh giành với chị ấy!

Thế Vỹ ngạc nhiên, đỡ Thanh Thanh dậy, nhìn vào mắt người yêu. Thế Vỹ hỏi:

- Thanh Thanh! Em không còn tin tưởng anh à?

- Làm sao em dám làm chuyện đó?

Thanh Thanh lùi lại một bước nhìn Thế Vỹ, một cách buồn bã.

- Tuy là trước đó, em cũng biết chuyện anh đã có vị hôn thê... nhưng mà chuyện đó rất mơ hồ. Em chẳng suy nghĩ gì cả. Mãi cho đến hôm nay, khi mà người con gái bằng xương thịt xuất hiện trước mặt... Thì em mới hiểu ra người ta là trí thức, con nhà khuê các... và đứng trước mặt chị ấy, em mới thấy mình bé nhỏ vô cùng...

- Bé nhỏ à? Được bé nhỏ như em, cũng có chán vạn người nể phục... Thanh Thanh em đừng có nghĩ như vậy... Trong thời gian bên nhau, chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu thử thách đau khổ. Chúng ta đã từng hạnh phúc... Vậy mà... em vẫn còn chưa tin tưởng anh ư? Em cũng không tin cả bản thân mình... Thú thật, sự xuất hiện đột ngột của Du Lâm cũng làm cho anh lúng túng, bứt rứt. Nhưng cô ấy chưa lung lạc được vị trí của em trong trái tim anh. Chưa đâu em a...

Thanh Thanh đưa tay lên dụi mắt:

- Anh đừng nói những lời đó để an ủi em... Để em tiếp tục nằm mơ. Rõ ràng là Chị Du Lâm hơn hẳn em... Và một lúc nào đó... Chỉ khiến cho em càng đau khổ thêm. Em sẽ có cảm giác mình bị lừa dối.

Thế Vỹ bước tới xiết mạnh đôi vai Thanh Thanh:

- Lừa dối? Ai lừa dối em chứ? Nếu em không tin anh thì em hãy hỏi Thiệu Khiêm đi, xem anh đã nói gì với cậu ấy?

Và Thế Vỹ ôm lấy Thanh Thanh vào lòng nói:

- Thanh Thanh... Em đừng nghi ngờ gì cả. Thật ra thì nếu luận về học lực, về kiến thức văn hóa về thân thế... Em không bằng Du Lâm... Nhưng mà... Em phải biết người anh yêu là em... Anh muốn cưới em làm vợ chứ không phải một đứa con gái nào khác...

Thanh Thanh lắc đầu:

- Em không nghe... Em không dám nghe đâu.

Thế Vỹ bực mình

- Thanh Thanh. Em không sợ anh giận à?


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

35#
 Tác giả| Đăng lúc 25-1-2012 15:36:13 | Chỉ xem của tác giả
Thanh Thanh vội nói:

- Anh đừng giận, đừng bao giờ giận! Nhưng anh phải biết là... Em rất sơ... Em sợ là rồi đây anh sẽ theo chị ấy về Bắc Kinh... Đến đấy anh quên hết. anh không còn nhớ đến Thảo Nhi, phu nhân, đám học trò, và cả em nữa... Bởi vì, những gì Chị Du Lâm nói ra em cảm thấy đều hữu lý, đều chặt chẽ...

Đều làm cho Thế Vỹ bàng hoàng. Tại sao? Tại sao chẳng trả hiếu cho cha mẹ ruột lại đi hiếu thảo với cha mẹ người? Thanh Thanh rất có lý khi sợ hãi...

Thế Vỹ chợt hiểu ra. Và Thế Vỹ thấy có một áp lực lớn đè nặng trên trái tim mình.


o0o


Cái áp lực đó theo thời gian càng lúc càng trở nên nặng. Và Du Lâm dưới sự sắp xếp của Phúc gia trang đã tạm thời lưu lại, nhưng với bản chất hiếu động Du Lâm không chịu ngồi không. Trong những giây phút rỗi rảnh, Du Lâm đã chuyện vãn với Nguyệt Nương, hỏi thăm bé Thảo Nhi và tâm sự với cả bà Tịnh Chi... Du Lâm cũng không bỏ qua trường cấp 1 Lập Chí, nàng tò mò đến đấy và với đám học trò nàng cùng chúng vui đùa, dạy chúng hát những bài hát dành cho trẻ con. Chẳng hạn như bài:

Chúng ta là những người đến từ muôn phương

Chúng ta đã gặp nhau dưới một mái trường

Bạn là nam sinh, tôi là nữ

Nhưng học chung cùng một lớp

Chúng ta có tình thương của thầy

Không khác gì tình yêu của cha me.

Mây trắng vẫn trôi trên trời cao

Bầu trời vẫn xanh, cỏ cây đậm màu

Tình thầy trò ta mãi vững bền cùng trời đất

Mặc thời gian trôi

Như nước qua cầu

Cánh buồm vẫn căng với gió

Và chúng ta ngồi đây hát ca

Mừng cho cuộc đời hạnh phúc

Chẳng còn chia ly, chẳng còn buồn khô?

Mãi mãi sau đây

Sẽ không bao giờ quên những ngày này...

Đám học trò nó thích Du Lâm vì Du Lâm dạy cho nó hát. Gặp Du Lâm ở đâu chúng cũng luôn miệng gọi là cô. Cái tình cảm chúng dành cho Du Lâm làm cả Thiệu Khiêm phải ngạc nhiên.

Thiệu Khiêm nói với Thế Vỹ.

- Này, vị hôn thê của anh quả là "kỳ nữ" đấy. Muốn thu phục được nhân tâm kiểu cô ấy không phải là dễ đấy.

Nói xong như nghĩ ra điều gì, chợt Thiệu Khiêm nắm lấy ngực áo Thế Vỹ nói:

- Này này... Anh đã báo cáo cho vị hôn thê anh biết chuyện giữa anh và Thanh Thanh chưa? Nếu anh ngại, anh không nói thì tôi sẽ đại diện anh nói.

Thế Vỹ đẩy tay Thiệu Khiêm ra, nói:

- Làm gì vội vã như vậy? Anh không thấy là Du Lâm không có lấy một giây phút rãnh rỗi à? Nhưng Du Lâm là cô gái thông minh... Cô ấy đã nói với tôi là bây giờ đang thu thập bằng chứng để lập cáo trạng tôi thì dù tôi không nói, cô ấy ở lại Phúc gia trang chỉ trong vài ngày là rõ tất.

Vâng, cái mà Thế Vỹ nói không phải là vô lý. Vì chỉ cần nhìn thái độ của Thanh Thanh là Lâm đã nghĩ ra... trong bất cứ tình huống gì khi có mặt Thế Vỹ là ánh mắt của Thanh Thanh không bao giờ rời Thế Vỹ. Bên cạnh đó bà Tịnh Chi gọi Thế Vỹ là con trai mà miệng lại luôn mồm gọi Thanh Thanh là dâu con, rồi còn nữa, Thảo Nhi nói bất cứ điều gì cũng ghép đôi Thanh Thanh với Thế Vỹ... Bấy nhiêu đó chưa đủ để Du Lâm kết luận? Nhưng Du Lâm vẫn để trong lòng, không nói ra.

Một buổi tối mấy hôm sau, khi Du Lâm đi vào phòng sách của ông Chấn Đình. Giữa lúc ông ấy đang nói chuyện với Thế Vỹ về chuyện bác Hải của Thảo Nhi. Ông cho biết đã cho người đến khắp nơi tìm Lý Đại Hải mà ông vẫn biệt tâm vô âm tín... Ông không dám tiết lộ ra sợ Thảo Nhi buồn... Sau đấy họ còn đề cập đến Hoa Du Lâm. Ông Chấn Đình thắc mắc không biết Du Lâm sẽ còn ở đây bao lâu, rồi sự việc sẽ diển biến thế nào... Ông sợ bà Tịnh Chi sẽ biết sự thật và bà ấy sẽ buồn. Giữa lúc hai người nói chuyện với nhau chuyện đó thì Du Lâm bước vào.

-Thưa bác!

Du Lâm nhập đề ngay không khách sáo.

- Bác có thấy bác, anh Thế Vỹ, Thanh Thanh, Thảo Nhi, và cả Nguyệt Nương nữa... đều đang âm mưu làm một chuyện tàn nhẫn nhất không?

ông Chấn Đình nhạc nhiên:

- Cái gì? Bác tàn nhẫn? tại sao cháu lại nói như vậy?

Du Lâm phân tích:

- Đúng... Bác hãy suy nghĩ xem có đúng không? Cả đám người tụ nhau lại... và dung túng cho cái hành vi trốn chạy sự thật của bác gái. Điều đó có đúng không? Nội cái chuyện mù lòa cũng đã là cái cớ chạy trốn rồi. Nhưng nếu để ý kỹ bác sẽ thấy là, rõ là mắt bác gái có mù nhưng trái tim của bác ấy không mù... Vì vậy đúng ra mọi người ở đây có thể ngăn chặn được cái hành vi đó... Nhưng ai ai cũng không muốn, cũng sơ... Và mượn cái là vì thương hại để cho tình trạng giả dối đó tiếp diễn... Và chẳng những tình trạng sức khỏe vật chất của bác gái bệnh họan suy yếu, mà tinh thần cũng chẳng khỏe mạnh gì. Hỏi như vậy là tốt hay là bất hạnh.

Thế Vỹ sợ ông Chấn Đình buồn vội nói:

- Du Lâm, cô đừng nói như vậy, những điều cô nghĩ, chúng tôi cũng đã từng phân tích qua...

- Vậy thì càng bậy hơn. Sao đã phân tích rồi mà để tình trạng kéo dài? Có phải là sẽ khiến nó tồi hơn không?

Rồi Du Lâm lắc đầu nói tiếp:

- Sự lường gạt đầy thiện ý này không hay đâu, nó giống như tiếp tay cho bác gái đào sâu cái hố để ẩn thân, cô lập mình trong đó. Vì vậy tốt nhất là ngưng lại, không những phải kéo bác ấy ra để bác ấy phải đối diện sự thật, mà chuyện này sớm muộn gì cũng phải làm thôi. Chứ không lẽ anh Thế Vỹ đồng ý cả đời ở lại đây để đóng vai Phúc Nguyên Khải mãi ư?

Lời của Du Lâm làm Thế Vỹ giật mình. Đó là sự thật là vết thương đau nhói trong tim Thế Vỹ.

Ông Chấn Đình cũng lặng im không biết ứng phó ra sao, thật lâu ông mới lên tiếng.

- Vâng... rõ ràng là thương bà ấy mà chúng tôi đã làm chuyện dại dột... không phải tôi không biết, ngay từ đầu tôi đã chống đối chuyện để Thế Vỹ đóng vai Nguyên Khải... Tôi đã phản đối một cách dữ dằn, nhưng rồi sau đấy không biết nghĩ sao, tôi lại thỏa hiệp... không phải chỉ vì tôi thương hại vợ tôi mà còn có lẽ vì... bây giờ tôi đã già... tôi đã suy yếu... Chuyện Thế Vỹ mang bé Thảo Nhi và Thanh Thanh đến đây... chợt nhiên như khơi dậy trong lòng tôi cái hạnh phúc, cái ấm cúng gia đình mà đã lâu ngủ yên trong lòng. Lý trí tôi lu mờ đi. Vậy thì chuyện này... không phải chỉ vợ tôi mà cả tôi cũng đang tự lừa dối mình...

Đây là lần đầu tiên, ông Chấn Đình bộc bạch tâm sự sâu kín của mình. Cái dáng dấp cứng cỏi bề ngoài, nhưng trái tim lại mềm yếu bên trong. Thế Vỹ nghe và cảm động, một sự thật chua xót.

Du Lâm đang yên lặng, lên tiếng:

- Tôi chỉ còn ở lại đây ít lâu là sẽ quay ngay về Bắc Kinh, riêng về Thế Vỹ anh có định ở lại hay theo tôi về Bắc Kinh thì tùy anh. Bởi vì đây là một vấn đề khác... nhưng tôi cũng mong là anh nên suy nghĩ cặn kẽ, xem những gì mình đã làm nó có một giá trị tương đối nào không? Hay là lợi bất cập hại?

Và Du Lâm không đợi phản ứng của Thế Vỹ, nàng cúi đầu chào ông Chấn Đình rồi lui ra ngoài.

Còn lại, ông Chấn Đình và Thế Vỹ nhìn nhau, chẳng ai nói một lời nào cả.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

36#
 Tác giả| Đăng lúc 25-1-2012 15:47:58 | Chỉ xem của tác giả
Chương 18


Sự phân tích của Du Lâm khiến cho từng cá nhân trong Phúc gia trang không còn lý do tránh né sự thật nữa.

Thế Vỹ là người bị ray rứt nhiều nhất. Và sau nhiều ngày suy nghĩ, chàng quyết định sẽ lợi dụng dịp nghỉ tết sẽ quay về Bắc Kinh một chuyến. Và khi đã quyết định rồi, thì cái tình cảm nhớ nhà, nhớ cha me... lại ùn ùn kéo đến... Thế Vỹ không làm sao thối lui được. Bên cạnh giữa Thanh Thanh và Du Lâm chuyện phải giải quyết dứt khoát chứ không thể nhập nhằng mãi được.

Thế Vỹ nói với Thanh Thanh:

- Em biết không anh phải quay về Bắc Kinh. Bởi vì chỉ có về đấy chuyện của anh và em mới được hợp thức hoá, mới danh chánh ngôn thuận. Đến Bắc Kinh anh sẽ kể rõ ngọn ngành cho cha mẹ anh biết là người con gái mà anh yêu có tên là Thanh Thanh và anh muốn cưới Thanh Thanh làm vợ. Riêng về Hoa Du Lâm cô ấy toàn quyền tự do, cô ấy có thể lựa chọn hạnh phúc theo mình... mọi chuyện phải được giải quyết rốt ráo... Bằng không để tình trạng này kéo dài, vừa khổ cho chúng ta lại vừa bất công với Du Lâm. Vì vậy anh phải về, em phải để anh giải quyết việc xong, là anh sẽ quay về với em.

Thanh Thanh cúi đầu, yên lặng. Cái mà Thanh Thanh sợ hình như nó đang đến.

Thế Vỹ hỏi:

- Thế nào?

Thanh Thanh suy nghĩ một chút nói:

- Anh cho em theo anh về Bắc Kinh với?

Lời Thanh Thanh làm Thế Vỹ giật mình:

- Không được! Bây giờ chưa được.

Thanh Thanh đỏ cả mặt:

- Tại sao? Chuyện là chuyện của cả hai thì phải cả hai giải quyết chứ.

Thế Vỹ nói:

- Chưa được... Như vậy là hấp tấp quá. Thanh Thanh, em cần phải biết cái phong cách gia đình anh. Cha mẹ anh từ xưa đến giờ sống một cách nguyên tắc, họ rất là bảo thủ. Ngay hiện tại, ba mẹ anh còn chưa biết chuyện anh ở đây lại có em. Với ho... thì Hoa Du Lâm mới là dâu con chánh thức. Nếu bây giờ đột nhiên anh đưa em ra mắt rồi nói là anh cưới em chứ không cưới Du Lâm. Có phải anh đã tuyên chiến với họ rồi không? Và như vậy... chắc chắn chúng ta sẽ thất bại...

Thanh Thanh suy nghĩ. Thế Vỹ có cái lý của chàng... Nên dù không vui cũng không nói gì cả.

Thế Vỹ lại tiếp nói:

- Em hãy suy nghĩ kỹ đi. Cái gương của nhà họ Phúc vẫn còn sờ sờ trước mắt. Chuyện của Phúc Nguyên Khải và Chu Nhược Lan. Nếu chúng ta không hành động một cách tỉnh táo, anh có thể sẽ biến thành Nguyên Khải thật sự và em sẽ là Nhược Lan đấy.

Thanh Thanh đau khổ nói, rồi ngước lên nhìn Thế Vỹ:

- Không! Không thể có chuyện như vậy được! Anh đừng có nói những lời xui xẻo đó... vì anh không phải là Nguyên Khải... Còn em... em cũng không phải là Nhược Lan.

- Thôi được, anh không nói nữa. Từ đây về sau anh sẽ không nói nữa.

Thế Vỹ nắm lấy tay Thanh Thanh rồi an ủi.

- Thanh Thanh, em cần phải lý trí một chút... chuyện chúng ta tạm thời chia tay là cần thiết... vì nó sẽ đánh đổi lại cái hạnh phúc lâu dài... Em thấy đúng không? Suy nghĩ kỹ đi... Chuyện anh đi lần này cũng không phải là không trở lại, anh hứa với em, cao lắm là một tháng... Thanh toán việc xong là anh quay lại ngaỵ Em cứ ở Phúc gia trang này chờ anh nhé?

Thanh Thanh ngước mắt buồn nhìn người yêu.

- Anh Thế Vỹ... Thật ra thì em cũng không ganh tị chuyện anh có Hoa Du Lâm. Chị ấy là người tới trước... em chỉ cần chị ấy chấp nhận là... em có thể nào được làm tì thiếp hay tôi tớ gì cũng không quan trọng. Miễn là em được yêu anh, ở gần anh...

Thế Vỹ giật mình xiết chặt Thanh Thanh hơn:

- Thanh Thanh! Sao em nói vậy được chứ? Em đừng đem những chuyện tầm thường đó ra để ru ngủ dục vọng của anh... Anh làm sao có thể chấp nhận đề nghị đó. Cuộc sống đa thê chưa hẳn là cuộc sống hạnh phúc. Rồi còn Hoa Du Lâm nữa. Con người tiến bộ làm sao chấp nhận một cuộc hôn nhân như vậy.

Thanh Thanh ngồi yên. Thế Vỹ lại nói:

- Anh đã thấy rất nhiều đại gia đình có quá nhiều tì thiếp. Họ sống nào có hạnh phúc đâu? Sự bất hòa giữa bà này với bà nọ rồi chuyện tranh ăn... kết quả là người chồng lúc nào cũng phải xử kiện... Anh không muốn làm chủ nhân những gia đình như thế... vả lại bây giờ hình ảnh em đang tràn ngập trong trái tim anh. Anh còn cái chỗ nào đâu để chứa thêm Hoa Du Lâm chứ?

Thanh Thanh có vẻ lo lắng:

- Nhưng mà... nhưng mà... Chỉ sợ anh vừa về đến Bắc Kinh, đối diện với cha mẹ, với gia đình của Chị Du Lâm... là anh không nói gì được cả.

- Có thế nào thì cũng phải để anh đi thử mới biết. Anh cũng rất hiểu nỗi khổ tâm của người chờ đợi. Nhưng đâu chỉ một mình em. Xa em, anh cũng nhớ lắm chứ? Nhưng mà đây là chuyện bắt buộc... Muốn có hạnh phúc lâu dài thì phải tạm thời xa nhau... Thanh Thanh, em phải biết là... Anh không muốn làm chồng tạm bợ với em. Mà anh muốn chúng ta ở với nhau cả đời...

Thanh Thanh nằm yên trong lòng tay Thế Vỹ. Nàng thấy quý trọng từng giây bên chàng. Nàng chỉ sợ một hơ hỏng nhỏ... Hạnh phúc sẽ giống như cánh chim vụt bay và không trở lại.

Thế Vỹ hứa với Hoa Du Lâm, qua tháng 12 sẽ trở về Bắc Kinh.

Du Lâm tính nhẩm trên ngón tay. Chỉ còn hơn tháng nữa. Như vậy cũng không còn xa lắm. Thế là Du Lâm quyết định.

- Được rồi! Như vậy tôi sẽ chờ anh. Chúng ta sẽ cùng khởi hành một lúc.

Thế Vỹ không có lý do khước từ. Thanh Thanh nghe nói chỉ chau mày âu lo...

Và cái quyết định đó chỉ có Thế Vỹ, Du Lâm và Thanh Thanh biết. Tất cả giữ kín với bà Tịnh Chi và Thảo Nhi, không khí trong gia đình họ Phúc từ khi có sự xuất hiện của Du Lâm trở nên nặng trĩu.

Đầu tháng 11. Trưởng phòng nhãn khoa của bệnh viện Dương Châu. Bác sĩ Lâm đặc biệt ghé Phúc gia trang thăm, ông đã hết sức khuyến khích bà Tịnh Chi, ông nói:

- Bà hãy chấp nhận điều trị đôi mắt đó đi, mặc dù chỉ có 20 % hy vọng. Nhưng bà hãy nghĩ kỹ đi. Điều trị cũng nào có mất mát thêm gì. Giả sử như chuyện giải phẩu đó thất bại đi... thì bà vẫn ở tình trạng giống như bây giờ thôi. Chứ đâu có gì nặng hơn đâu? Còn nếu thành công, khôi phục lại được thị giác. Thì có phải là ai cũng thích không?

Nhưng bà Tịnh Chi vẫn phản kháng, bà viện dẫn hàng trăm lý do. Những lý do nhiều khi vô lý để từ khước.

Nhưng cái thái độ sốt sắng và tích cực của bác sĩ Lâm đã làm phấn chấn từng người trong gia đình họ Phúc. Nhất là với Thế Vỹ. Chàng nghĩ dù trước khi đi... Thế Vỹ cũng muốn bà Tịnh Chi được chạy chữa mắt... Chuyện thành công hay thất bại cái đó là ý trời nhưng ít ra khi đi xa... Thế Vỹ cũng yên tâm... Thế là tất cả những người trong Phúc gia trang từ lớn chí nhỏ, bắt đầu lo bàn kế hoạch, an ủi và khuyến khích.

Ông Chấn Đình nói với vợ:

- Tịnh Chi này em hãy nghĩ xem. Ngay như cái con bé Thảo Nhi, nó bị xe đụng như vậy, mà vẫn không chết, đó là nhờ nghị lực... Nhờ nó khát sống... sự cố gắng của nó đã khiến tất cả chúng ta ở đây phải thán phục, em nghĩ có đúng không? Thế còn em? Không lẽ em muốn tiêu cực mãi thế này?

Bà Tịnh Chi tránh né.

- Vâng em tiêu cực... Là bởi em đã quen rồi... Em đã quen sống trong bóng tối... Em rất sợ thay đổi... em không cần có đôi mắt nữa.

Ông Chấn Đình vừa giận vừa đau khổ nói:

- Sao lại nói là "quen" được? Cái quen của em đó làm bao nhiêu người phải phiền phức lo lắng, em biết không? Không ai được thư thả, lúc nào cũng phải nghĩ đến em... Em vừa bước đi một bước, là phải ba chân bốn cẳng đuổi theo canh chừng... một mình em mò mẫm trong bóng tối... Nhưng bốn, năm người mắt sáng bỏ việc mình để lo cho em. Em thấy đấy... cái quen của em phải là quá hoang phí không?

Thế Vỹ thấy ông Chấn Đình hơi nặng lời, vội vã can thiệp:

- Thật ra con biết là... . phu nhân cũng muốn chữa lành mắt, đúng không? Ai lại không muốn điều đó? Thử nghĩ xem khi mà cảnh đời vẫn đẹp. Mây trời xanh này. Mặt hồ như gương này... rồi cảnh Hồ Tây trong mưa... Cầu Ngũ Đình với những kiến trúc, tượng đá tỉ mỉ... Đó là chuyện xa. Còn chuyện gần như vườn hoa ở Phúc gia trang của chúng ta với đủ loại hoa nào Kim Cúc vàng ối, hải đường đỏ, rồi Huỳnh Hoa... Những cây hoa quá quen thuộc với phu nhân... không lẽ người không thích ngắm chúng nữa sao?

Thảo Nhi nói vô:

- Còn con nữa nè, không lẽ bà không muốn nhìn xem mặt con ra sao ư? Bà từ nào tới giờ chỉ sờ con. Chứ chưa thấy được con mà?

Nhưng bà Tịnh Chi vẫn cố gắng chống chế.

- Không! Không được! tôi rất sợ đau mà... tôi sợ lắm. Tôi cũng không muốn bị giải phẫu.

Nhưng rồi tối hôm ấy. Tình cờ bà Tịnh Chi nghe được con bé Thảo Nhi khấn vái trước bàn phật:

- Bồ tát ơi! Bồ Tát có biết là... Bà của con không chịu đi mổ mắt không? Bà nói là sợ đau, mà con cũng biết là... chuyện đó rất đau, bởi vì con đã từng nằm trong bệnh viện mà... nhưng con không thể nói dối... Vì vậy con đến đây để thương lượng với Bồ Tát trước... Nếu Bồ Tát chịu... Con sẵn sàng gánh hết cái đau cho bà... có chịu đau thêm một chút đối với con chẳng sao cả... Con biết Bồ Tát hiển linh. Bồ Tát thương người, vậy thì Bồ Tát hãy giúp con. Bởi vì Bồ Tát có biết là... Bà con cũng rất yêu con lắm không? Vì vậy con muốn làm một cái gì, để gọi là đền đáp lại...

Bà Tịnh Chi nghe và không dằn được... Bà mò mẫm bước đến và ôm Thảo Nhi vào lòng khóc òa.

- Thảo Nhi... Đứa cháu thánh thiện mà trời đất đã ban cho ta. Nếu đấy là ước nguyện của con thì ta không có lý do gì chối từ... Ta sẽ chữa lành mắt, ta sẽ đi để con vui...






Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

37#
 Tác giả| Đăng lúc 25-1-2012 15:53:52 | Chỉ xem của tác giả
Và rồi ngày 15 tháng 11, bà Tịnh Chi được giải phẫu mắt.

Việc giải phẫu hoàn tất không trở ngại... Và bây giờ là mọi người chỉ còn chờ đợi. Bà Tịnh Chi được đưa vào phòng bệnh hạng nhất, mắt quấn đầy băng trắng. Bà nằm như vậy hơn một tuần, ngày ngày có bác sĩ đến thay thuốc khám bệnh.

Và rồi cái ngày mở băng cũng đến. Mọi người nín thở chờ đợi. Mong là khi lớp bông băng kia được mở ra. Họ sẽ nghe được tiếng thét lên sung sướng của bà Tịnh Chi.

Nhưng sự thật khiến mọi người thất vọng. Lớp bông băng được mở ra... Trong cái phòng mà ánh sáng đã được là dịu bớt để bệnh nhân không bị chói mắt.

Khi lớp bông băng cuối cùng được tháo ra. Bác sĩ Lâm nói:

- Bây giờ bông băng đã được bỏ hết. Bà hãy từ từ mở mắt ra, tập trung nhìn thử trước mặt. Rồi nói cho tôi biết xem bà đã nhìn thấy gì nhé?

Trong phòng ông Chấn Đình, Nguyệt Nương, Thảo Nhi, Thanh Thanh, Thế Vỹ đứng vây quanh giường. Ai cũng trong cái tâm trạng nôn nóng chờ đợi. Bà Tịnh Chi bắt đầu lay động đôi mi mắt. Bà bắt đầu nhìn... Căn phòng yên tĩnh chỉ có tiếng thở... mọi người nín thở.

Nhưng chợt nhiên, họ chỉ nghe bà Tịnh Chi đau khổ hét lên.

- Ồ! không! tôi chẳng thấy gì cả... Hãy trả băng lại đây... Hãy bịt mắt tôi lại... như vậy sẽ thoải mái hơn. Vô dụng quá... tôi rõ là một kẻ mù lòa. Định số đã sắp đặt tôi là một kẻ mù lòa mà... Tại sao mấy người lại cãi lại...

Mọi người đều cảm thấy tuyệt vọng, nhất là Thảo Nhi, Bác sĩ Lâm có vẻ ngạc nhiên, ông lại mang dụng cụ khám mắt ra, ông chăm chú khám xét, rồi chỉ nói:

- Bây giờ thì để không cần phải băng kín mắt lại nữa... Nhưng để bệnh nhân xuất viện trước đi, rồi những chuyện khác sẽ tính sau. Có lẽ phải cần có một thời gian để bệnh nhân quen dần với ánh sáng. Mỗi ngày nhớ nhỏ thuốc cho đều... Vài hôm nữa, tôi sẽ đến tái khám.

Và sau đấy, bà Tịnh Chi với sự giúp đỡ của mọi người đã được xuất viện về nhà. Không hiểu sao trước khi được giải phẩu, mắt bà mở thao láo dù không trông thấy... còn bây giờ... có lẽ tay nghề của bác sĩ kém cỏi... đôi mắt kia cứ nhắm nghiền.

Bà luôn miệng đòi.

- Mắt xốn quá! phải có băng vải băng lại! Băng lại giùm tôi đi, tôi mới an tâm.

Thế Vỹ nói:

- Không được! bác sĩ bảo là phải để thế này, để mắt quen dần với ánh sáng... vậy thì phu nhân đừng nhắm mắt nữa, từ từ mở mắt ra đi!

Bà Tịnh Chi mở mắt ra. Nhưng bà tỏ vẻ thật đau đớn, bà vội nhắm mắt lại ngay.

- Không! tôi không nhìn thấy gì cả.

Bé Thảo Nhi bước tới, vừa đi, vừa nói:

- Bà ơi! bà đừng có sợ. Mới mở băng mà... Qua vài ngày nữa. Từ từ rồi bà sẽ nhìn thấy thôi...

Nhưng vì nó bước nhanh quá. Nên chân đã trợt trên một hòn đá loạng choạng suýt ngã. Và như một phản xạ bà Tịnh Chi vội đưa tay lên, đỡ lấy.

- Coi chừng con!

Phản ứng của bà Tịnh Chi làm cho mọi người ngẩn ra. Và mọi người như hiểu ra.

Bé Thảo Nhi thì ngã vào lòng bà Tịnh Chi, nó ngước mắt lên với nụ cười thật ấm.

- Bà ơi! Con biết rồi! Bà đã trông thấy con!

Bà Tịnh Chi cúi xuống, mặt bà chợt tái bệch ra và như không dằn được xúc động, bà quay người lại bước nhanh vào nhà, hai tay ôm lấy mặt bà rên rỉ nói:

- Tại sao lại phải tháo băng vải ra chứ? Thà là để tôi núp trong cái băng vải kia... Chỉ nghe tiếng các người nói là tôi đã hạnh phúc lắm rồi... Tôi chỉ thích nghe giọng nói. Chỉ cần nghe là tôi cảm giác được là mình có tất cả. Vậy mà... các người ác quá! tôi chẳng muốn nhìn mặt ai nữa cả...

Thế Vỹ hiểu rỏ tất cả, chàng bước tới với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Chàng nắm lấy vai bà Tịnh Chi, xoay người bà lại, bắt buộc bà phải trực diện với chính mình. Thế Vỹ nói:

- Thì ra bác sĩ Lâm đã thành công. Chỉ có điều là bác lại không muốn... bác không chịu nhìn chúng tôi, bác sợ sự thật... và bây giờ bác đau khổ... là vì... không còn thấy lại anh Nguyên Khải của bác, mà bác chỉ trông thấy tôi... một đứa con trai hoàn toàn xa la...

Bà Tịnh Chi mở to đôi mắt... sợ hãi nhìn Thế Vỹ.

- Vâng đúng rồi. Tôi không hề quen biết cậu. Cậu là ai vậy?

Ông Chấn Đình bước tới.

- Có nghĩa là Tịnh Chi em đã nhìn thấy rõ rồi phải không? Vậy tại sao cứ né tránh? Cứ giả vờ như không thấy? Bây giờ em hãy mở mắt to đi, nhìn kỹ lưỡng từng người một.

Lời nói của ông Chấn Đình càng làm cho bà Tịnh Chi lúng túng, bà hét lên:

- Anh Chấn Đình! Còn Nguyên Khải! Nguyên Khải của chúng ta đâu rồi?

Ông Chấn Đình nói:

- Em hãy bình tĩnh nào? Ở đây không còn Nguyên Khải, mà chỉ có Thế Vỹ... Thời gian qua, chỉ có Thế Vỹ ở đây... Cậu này là người gốc Bắc Kinh đến nhà mình, chớ không phải Nguyên Khải. Em không chấp nhận sự thật đó. Em cứ mãi sống bằng hình ảnh của Nguyên Khải thôi.

Bà Tịnh Chi có vẻ sợ hãi... bà muốn lùi ra sau, nhưng đôi tay của Thế Vỹ quá chặt. Thế Vỹ nói:

- Bác hãy nhìn thẳng vào mặt cháu đây này. Bác nhìn cho rõ đi. Cháu biết là trong cái giây phút này, bác đau đớn lắm... Nhưng mà có thê nào thì... bác cũng phải phản đối diện với sự thật... Bác sĩ Lâm đã giúp bác lấy lại được ánh sáng. Bây giờ thì đến phiên bác phải nhìn thẳng vào cuộc đời. Bác hãy mở rộng cánh cửa trái tim và bước ra ngoài.

Bà Tịnh Chi như không muốn, bà lại cầu cứu:

- Còn con dâu! Con dâu của tôi đâu?

Nguyệt Nương vội đẩy Thanh Thanh tới trước:

- Phu nhân này! Đây là cô gái mà phu nhân cứ gọi là con dâu. Phu nhân hãy nhìn kỹ đi... Cô ấy đâu có giống Nhược Lan phải không? Cô ấy cũng trẻ hơn Nhược Lan nhiều... ít ra là trên mười tuổi.

Bà Tịnh Chi lại run rẩy nhìn Thanh Thanh:

- Cô... cô là ai?

- Dạ con là Thanh Thanh.

- Vậy cô không phải là con dâu của ta ư?

- Dạ không.

Bấy giờ, nước mắt của bà Tịnh Chi mới chảy dài. Thảo Nhi bước tới ôm lấy bà nói:

- Bà ơi bà đừng khóc nữa... Mặc dù anh Thế Vỹ không phải là chú Nguyên Khải, mặc dù chị Thanh Thanh không phải là con dâu của bà... Nhưng tất cả anh chị ấy... ai cũng yêu bà cả.

Cuối cùng bà Tịnh Chi cũng trực diện với Thế Vỹ. Đôi tay bà run run đưa lên sờ nhẹ khuôn mặt Thế Vỹ. Bà chẳng nói gì, nhưng nước mắt cứ lả tả rơi.

Thế Vỹ an ủi:

- Bác định nói gì, cứ nói đi!

Bà Tịnh Chi có vẻ thật cố gắng:

- Con... con... con không phải là Nguyên Khải của ta, mà con là Thế Vỹ... con là Hà Thế Vỹ đúng không?

Thế Vỹ ghì nhẹ tay bà Tịnh Chi, chàng có vẻ thật xúc động:

- Vâng, cháu là Hà Thế Vỹ... và cháu thành thật xin lỗi. Vì bấy lâu nay cứ để bác nhầm lẫn là Nguyên Khải.

Bà Tịnh Chi chợt òa lên khóc... Tiếng khóc đau thương làm xé cả ruột gan mọi người, làm ai cũng chảy nước mắt... Kể cả ông Chấn Đình. Bà Tịnh Chi khóc như vậy rất lâu, sau đó đẩy Thế Vỹ qua một bên, bà tiến về phía chồng.

Bà Tịnh Chi gọi:

- Anh Chấn Đình... Tóc anh bây giờ cũng bạc trắng cả rồi.

Ông Chấn Đình gạt nước mắt, nắm lấy tay vợ:

- Phải, tóc của chúng ta đều bạc trắng cả em ạ.

Bà Tịnh Chi lại quay sang Nguyệt Nương:

- Nguyệt Nương này... mấy năm qua... ta hẳn làm khổ em nhiều lắm phải không?

Nguyệt Nương nghe hỏi đến vừa khóc vừa nói:

- Thái thái ơi... Nguyệt Nương này chỉ mong được phục vụ Thái thái thôi.

Bà Tịnh Chi quay trở lại ông Chấn Đình.

- Anh Đình, còn con của chúng ta... Nguyên Khải đâu anh?

ông Chấn Đình đau đớn nói:

- Nguyên Khải à? Nó đã chết rồi... chết lâu rồi em a... Hơn mười năm nay rồi còn gì.

Bà Tịnh Chi như lặng đi mấy phút, rồi bà đẩy đám đông đang đứng trước mặt qua một bên, bà bước ra khỏi phòng... đám đông đi theo sau. Bà Tịnh Chi bước tới sân trước... Lúc đó gió lạnh thổi lồng lộng... nhưng bà không lùi bước, bà bước tới hòn giả sơn, chợt nhiên quỳ xuống, thống thiết nói:

- Vâng! vâng! tôi đã nhớ ra rồi... Nó đã chết! Nguyên Khải đã chết và đã ở đây. Chính Nhược Lan mang chiếc quan tài đó đặt ở đây. Ở đây. Trời ơi. Nguyên Khải ơi!

Lời bà Tịnh Chi thật thê lương:

- Mới đây mà đã mười năm... Trong mười năm đó... mẹ lại không đốt được cho con một nén hương... mẹ không tổ chức lễ cầu siêu cho con được một lần... và con... con đã phải lạnh lùng như vậy... Nguyên Khải con ơi... Mẹ tội quá... mãi đến giờ này mẹ mới nhớ ra... Con đã chết... đã chết lâu lắm rồi...

Và bà ngã nhào xuống đất. Ông Chấn Đình, Nguyệt Nương chạy vội đến đỡ Tịnh Chi lên, nhưng hai người xúc động khóc òa.

Thế Vỹ, Thanh Thanh, và Thảo Nhi cùng chạy lên giữ lấy người họ Thế Vỹ xúc động nói:

- Bác ơi! Bác đừng buồn nữa! Anh Nguyên Khải chết đi mà có linh thiêng, thì bây giờ nhìn thấy cái cảnh này. Anh ấy hẳn hài lòng. Bác đã sáng mắt và tỉnh táo trở lại...

Thảo Nhi thì nói:

- Bà ơi, bà đừng khóc nữa... Nếu bà còn khóc, cháu sẽ khóc theo... Thôi bây giờ bà hãy nín đi, rồi mai cháu sẽ đưa bà đi ra mộ chú Nguyên Khải đốt nén hương. Tảo mộ cho chú ấy. Bà đồng ý chứ?

Bà Tịnh Chi quay qua nắm lấy cánh tay ông Chấn Đình:

- Anh ơi! Nguyên Khải nó...

Chấn Đình vừa chảy nước mắt vừa gật đầu:

- Phải, nó đã chết rồi em a... Và nó đã được mai táng ở phía sau núi Phước Thọ Sơn... Lâu lắm rồi... Em bệnh... nên anh không đưa em đến đấy.

- Vậy ư? Anh Chấn Đình!

Và bà Tịnh Chi lại gục đầu lên vai chồng khóc ngất.

Không có ai cầm được giọt lê... Tôi tớ trong nhà cũng ào ra, kể cả Hoa Du Lâm, dù không có liên can gì đến sự việc... Họ chứng kiến cảnh đó với một trái tim thương xót.

Cuộc đời sao lại quá nhiều cảnh thương tâm.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

38#
 Tác giả| Đăng lúc 25-1-2012 16:05:38 | Chỉ xem của tác giả
Chương 19


Thị lực của bà Tịnh Chi, nói là hồi phuc... nhưng thật ra chỉ ở mức tương đối, nghĩa là bà có thể ngắm nghía cảnh, có thể thấy mặt người với điều kiện là không ở xa lắm. Muốn nhìn những gì nhỏ và chi tiết, bà cần phải mang kính, nhưng dù sao thì đó cũng là một sự tiến bộ lớn. Bà không phải ngồi một chỗ, lắng nghe, rồi phải hỏi: "Ai đấy! làm gì đấy".

Dĩ nhiên là với bà Tịnh Chi, mọi chuyện cũng không hẳn xuông xẻ. Bà phải thích ứng một cách gay go, phải đối diện và chấp nhận sự thật. Từ cái thế giới "không thấy", "không muốn thấy" đến cái thế giới "trông thấy" và " bắt buộc nhìn thấy". Bây giờ thì không thể trốn lánh được chuyện Nguyên Khải đã chết. Cái chết của nắm ruột đau cắt da. Nhưng đó là sự thật.

Ngày mồng một tháng 12. Đó là ngày đại kiết trong âm lịch. Và dưới sự chủ trì của bà Tịnh Chi, một sự kiện lớn đã được hoàn thành ở Phúc gia trang. Đó là chuyện cưới thiếp cho ông Chấn Đình. Đối với bà Tịnh Chi, Nguyệt Nương là một người tớ trung thành. Chăm sóc bà suốt mười năm qua. Cái thâm tình đó còn quý hơn cả ruột thịt. Bây giờ bà đã già rồi, không còn khả năng sinh đẻ. Vả lại những nhiễu nhương thăng trầm của trời đất, đã khiến bà chán ngán tất cả...

Cái chết của Nguyên Khải làm bà mất tất cả ý nghĩa sống. Vì vậy... Bây giờ chỉ còn chồng thôi. Và để chồng hạnh phúc, được an ủi lúc tuổi già. Với sự đồng ý của ông Chấn Đình, sự thuận tình của Nguyệt Nương, bà cho tổ chức một tiệc rượu nho nhỏ. Trước bàn thờ tổ tiên, ông Chấn Đình chính thức kết nạp Nguyệt Nương làm đệ nhị phòng.

Tối hôm ấy, ở Phúc gia trang, đèn đuốc sáng trưng, khách khứa đầy đủ. Cả nhà họ Bùi cũng đến dự, không khí thật vui vẻ, bàn tiệc được bày ra trong sân vườn, pháo thước được đốt liên tục... Thật ra thì chuyện ông Chấn Đình cưới vợ hai cũng không có gì đáng khoa trương, nhưng đây là sự kết hợp. Bà Tịnh Chi được phục hồi thị giác, rồi bé Thảo Nhi thoát chết, Thế Vỹ sắp trở về Bắc Kinh. Tất cả chuyện đó như những biến cố, báo trước một sự trở mình của Phúc gia trang.

Hôm ấy Thiệu Khiêm có vẻ hơn quá chén, anh chàng choàng tay qua người Thạch Lựu, nói với Thanh Thanh.

- Này cô Thanh Thanh, cô có biết không. Bây giờ ngẫm ra mới thấy. Chuyện nhân duyên của con người là chuyện tiền định. Mà đã tiền định rồi thì chúng ta không thể cãi lại, cũng không thể ép buộc hay chống đối. Chẳng hạn như chuyện "hai anh em giả" nhà cô, đã làm cho tôi bị thất điên bát đảo một trận. Tôi đã thật sự không ngờ là... Ông trời đã sắp sẵn cho tôi một người. Đó là Thạch Lựu đây!

Lời của Thiệu Khiêm làm Thạch Lựu đỏ mặt tía tai, nàng vội lánh ra sau lưng Thanh Thanh, nhưng Thiệu Khiêm nào có buông tha:

- Ồ! Em mắc cở làm gì. Đó là sự thật mà.

Rồi Thiệu Khiêm nhìn lên nói một cách phấn khởi:

- Quí vị biết không, cách đây có mấy hôm tôi đã sang Nam Thôn đập lộn với cái anh chàng có tên là Ngô Khoa một trận, vì hắn đã dám mang mấy mâm trầu rượu đến nhà của Thạch Lựu đây cầu hôn. Tôi nghe nói mà điên tiết lên. Ngoài Thanh Thanh ra, Thạch Lựu là người mà tôi đã chấm cơ mà. Hắn đâu có quyền đó. Thế là tôi sang đấy làm cho ra lẽ. Chúng tôi đánh nhau một trận cơ hồ... thiên ô địa ám. Sau đó tay Ngô Khoa ấy cũng rõ là quân tử. Anh ta đã hỏi tôi: "Mi có chắc là mi sẽ ở với cô ấy suốt đời không?. Tôi giận dữ: "Mi đã đánh giá con người ta như thế nào? Ta nào phải hạng mèo mả gà đồng đâu?" Thế là hắn nói: "Vậy thì được, chứ nếu mi không cưới chính thức... thì ta sẽ còn đến đây và lúc đó có mất vợ đừng có ấm ức".

Chuyện của Thiệu Khiêm kể làm khách đang ngồi trong bàn tiệc cười ồ. Và khuôn mặt của Thạch Lựu lúc đó còn đỏ hơn cả hoa lựu. Thanh Thanh thấy mọi chuyện giải quyết êm đẹp như vậy mừng rỡ khôn xiết.

Chuyện đâu phải dừng ở đấy? Thiệu Khiêm nói xong chuyện mình quay qua túm lấy áo Thế Vỹ tiếp:

- Ê này! Còn anh! Anh định tính chuyện Thanh Thanh thế nào đây? Anh phải nói cho rõ ở đây, bằng không, tôi sẽ không buông cho anh về Bắc Kinh đâu.

Thế Vỹ cũng định khảng khái nói:

- "Tôi sẽ chung thủy với nàng, tôi sẽ cưới cô ấy làm vợ"

Nhưng sau đó, Thế Vỹ quay lại, bắt gặp ánh mắt của Du Lâm đang nhìn mình, chàng chợt thấy có cái gì nghèn nghẹn ở cổ, nên chỉ nói:

- Chuyện đó để tính sau.

Thanh Thanh nghe Thế Vỹ nói như vậy có vẽ thất vọng. Bất giác nàng cũng quay lại nhìn Du Lâm, hai người con gái không hẹn mà cũng nhìn nhau, cái nhìn chấn động cả hai.

Ngay lúc đó, lễ cưới cử hành.

Lễ được cử hành theo đúng nghi thức truyền thống. Một A đầu trẻ tuổi mang một chiếc mâm bạc ra, trên phủ vải điều màu đỏ. Trên vải điều đó có một chiếc trâm cài đầu, nó mang đến trước mặt bà Tịnh Chi rồi quỳ xuống.

Nguyệt Nương bước ra, sụp lạy bà Tịnh Chi. Bà Tịnh Chi nhắc chiếc trâm cài đầu trên chiếc mâm lên cài vào mái tóc của Nguyệt Nương. Bấy giờ người chủ lễ đứng gần đấy lên tiếng:

- Tân thiếp hãy dập đầu lạy tạ thái thái!

Nguyệt Nương theo lệnh, nhưng vừa chống tay xuống thì bà Tịnh Chi đã đỡ dậy, bà xúc động nói:

- Tuy đây chỉ là nghi lễ, nhưng ta muốn mọi thứ đơn giản thôi. Cái công của ngươi đối với ta mười năm qua, phải nói là ơn rồi, không có ngươi ta không biết bây giờ ra sao. Vì vậy mọi nghi thức cần được miễn giảm. Ta với ngươi là chị em.

Đám khách dự lễ vỗ hoan hô, Thanh Thanh bất giác quay qua nhìn Du Lâm lần nữa, hai ánh mắt lại chạm nhau làm chấn động cả hai.


o0o


Qua ngày hôm sau, Du Lâm và Thanh Thanh cùng gặp nhau ngoài vườn. Thanh Thanh rụt rè nói với Du Lâm:

- Chị Lâm, em chẳng dám tranh dành gì với chị cả. Bởi vì em biết, so với chị, em khiếm khuyết mọi phương diện. Em lại chẳng có đủ tư cách. Vì vậy... em chỉ xin chị, chị hãy xét lại xem. Em có thể làm một Nguyệt Nương thứ hai không?

Hoa Du Lâm tròn mắt nhìn Thanh Thanh rồi hỏi:

- Đó là ý của hai người à?

Thanh Thanh lắc đầu:

- Dạ không, em chưa hề nói chuyện này với anh Thế Vỹ. Nhưng em muốn thảo luận với chị trước, nếu chị đồng ý, em sẽ nói với anh ấy sau.

- Có nghĩa là hiện cô cũng đang lúng túng? Không biết giải quyết sự việc thế nào?

- Vâng, và em nghĩ. Anh Thế Vỹ cũng đang ở tình trạng rất khó xử.

Hoa Du Lâm suy nghĩ, một lúc sau mới nhìn lên nói:

- Tôi mong rằng những gì mình nói với nhau ở đây chỉ có hai đứa biết thôi. Đừng để anh Thế Vỹ biết.

- Vâng.

- Nếu vậy thì tôi mới có thể thố lộ tâm tư hiện nay của mình cho Thanh Thanh biết.

- Dạ, em hứa.

Du Lâm ngập ngừng một chút mới bắt đầu:

- Thanh Thanh này, tất cả những gì ở Phúc gia trang này... chuyện của bác gái Tịnh Chi và Nguyệt Nương rõ là làm tôi cảm động, không phải chỉ một chuyện đó, mà còn nhiều chuyện khác nữa. Nhưng tôi thấy: Tôi tuyệt đối không nên đóng vai trò bác Tịnh Chi, cũng như Thanh Thanh... Thanh Thanh không thể là một Nguyệt Nương thứ hai. Trước mắt, Thế Vỹ đối với tôi trên danh nghĩa là vị hôn phu nhưng tôi thì còn đang phân vân, đánh giá. Tôi chưa chọn được cho mình một thái độ dứt khoát nào. Nếu tôi thấy Thế Vỹ quả đáng là người được chọn, thì Thanh Thanh tin đi. Dù Thế Vỹ đã có Thanh Thanh thì tôi cũng không buông tha. Tôi sẽ quyết chiếm cho bằng được. Còn nếu tôi thấy Thế Vỹ không đáng đánh giá, nên chưa dứt khoát được. Có điều tôi khẳng định là ở đây là... chấp nhận hoặc không chứ không có chuyện chia xẻ.

Thanh Thanh lúng túng:

- Nói thế có nghĩa là... nghĩa là... nếu chị đánh giá anh ấy cao thì sao?

Du Lâm nói một cách không giấu diếm:

- Thì lúc đó Thanh Thanh sẽ trở thành tình địch của tôi. Thú thật tôi không giống như những người khác. Tôi không dựa vào lý lịch hay gia thế để đánh giá Thanh Thanh đâu. Trái lại tôi biết Thanh Thanh nếu là tình địch, thì sẽ là một địch thủ đáng gờm. Vì giữa hai ta thì lại giống như hai tay đua mà Thanh Thanh có cái lợi thế hơn tôi là đã chạy trước tôi một quảng đường. Vì vậy, nếu tôi tham dự thì tôi phải nỗ lực tối đa, mới hy vọng thắng. Và trong cuộc đua nào cũng vậy. Phải có người thắng kẻ bại. Chứ không có chuyện huề bao giờ. Nhưng Thanh Thanh yên chí. Tôi còn đang chấm điểm cơ mà? Chưa quyết định, chúng ta còn nhiều thời gian để quyết định sự việc.

Thanh Thanh nghe Du Lâm nói, càng tỏ ra lo âu. Cái cô gái trước mặt, vừa đẹp, vừa quí phái, học thức, con người có nhiều ưu điểm như vậy. Ta nào phải đối thủ đâu? Và rồi cái mặc cảm tự ti như vây chặt lấy, Thanh Thanh cúi nhìn xuống.

Du Lâm cười nói:

- Đừng có buồn bã lạ lùng như vậy. Tôi đã nói rồi. Bây giờ tôi cũng chưa quyết định cơ mà. Thanh Thanh đang ở thế thượng phong hơn. Nếu tôi mà yêu anh Thế Vỹ, thì người đáng buồn bây giờ phải là tôi, không phải Thanh Thanh, đừng sợ.

Với những điều đã hứa, Thanh Thanh giữ kín thật, nàng không kể lại cho bất cứ ai biết. Có điều, nỗi lo càng lúc như càng đè nặng trong lòng. Tháng 12 đã qua phân nửa. Học trò sắp được nghỉ Tết đến nơi. Và như vậy thì ngày chia tay sẽ càng lúc càng gần. Những lo lắng, những buồn phiền, làm cho Thanh Thanh tiều tụy thấy rõ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

39#
 Tác giả| Đăng lúc 25-1-2012 16:16:36 | Chỉ xem của tác giả
Ngay lúc đó, một sự kiện lịch sử trong Phúc gia trang xảy ra. Làm chấn động cả mọi người. Không phải chỉ có những người trong gia đình ông bà Chấn Đình, Tịnh Chi, Nguyệt Nương mà còn làm bàng hoàng cả Thanh Thanh, Thế Vỹ và Thảo Nhi.

Đó là chuyện... Lý Đại Hải trở về.

Buổi trưa hôm ấy, trong một khung cảnh yên tĩnh.

Đột ngột, ông Trường Quý từ ngoài cổng chạy băng qua vườn hoa, vào thẳng phòng khách. Vừa chạy vừa thông báo.

- Lão gia! Thái Thái ơi! Lý Đại Hải đã về! Về rồi!

Ông Chấn Đình, Tịnh Chi, Nguyệt Nương, Thảo Nhi, Thế Vỹ, Thanh Thanh từ các phòng riêng nghe tin đó, đổ xô về phía phòng khách. Người mừng nhất có lẽ là Thảo Nhi bởi vì, con bé chờ đợi như vậy đã gần năm trời. Trời ơi! Bác Hải! Lúc nó đi đến sân trước, thì đã trông thấy bác Hải của nó đầy vẻ phong trần, khuôn mặt phờ phạc. Bác Hải đang đứng nói chuyện với ông Chấn Đình.

Thảo Nhi nghe ông Chấn Đình nói lớn:

- Này Đại Hải! Ta đã cho người đến khắp nơi tìm ngươi. Họ tìm một cách gian nan sao không thấy? Mi ác thật! Mi có cãi nhau với ta thế nào. Xong chuyện thì thôi, bỏ đi làm gì? Mi làm khổ nhiều người. Kể cả đứa cháu gái của ngươi nó đã đến đây tìm. Nó ở đây đợi hơn nửa năm chỉ để gặp ngươi mà cũng không gặp được, mi ác thật!

Ngay lúc đó, Thảo Nhi chạy đến, nó nắm lấy cánh tay khẳng khiu của Lý Đại Hải, òa lên khóc:

- Bác Hải! Trời ơi Bác Hải! Con đây này! Thảo Nhi đây này! Bác biết không, con và chị Thanh Thanh đến đây tìm, mà bác lại đi đâu mất tiêu. Sao bác không đến xã Đông Sơn thăm con chứ?

Lý Đại Hải nhìn thấy Thảo Nhi, chợt há hốc miệng kinh hãi:

- Trời ơi. Thảo... Thảo Nhi.

Rồi ông run rẩy đưa bàn tay sờ lấy mặt con bé:

- Tại sao con lại ở đây? tại sao... không lẽ...

Thảo Nhi ôm ghì lấy đôi chân ông Lý Đại Hải, vừa khóc vừa cười nói:

- Vâng, con đây mà... Con ở đây lâu lắm rồi. Cả năm trời nay lận, bác không biết ư?

Bà Tịnh Chi cũng bước tới:

- Vâng. Thảo Nhi của ngươi nó đã ở đây lâu lắm, nó là một con bé thật dễ thương. Nó tạo cảm tình với mọi người. Và không ai ghét bỏ nó được. Nó cũng giúp được nhiều thứ, ngay cả đôi mắt ta đây có sáng lại được cũng là nhờ nó. Nó là cục cưng của cả Phúc gia trang đấy.

Ông Lý Đại Hải gần như quá xúc động, ông loạng choạng như sắp ngã đến nơi. Ông tựa người vào thân cây rồi nhìn ông Chấn Đình, Tịnh Chi, Nguyệt Nương, Thảo Nhi... Ông dụi mắt như không tin những gì mình nhìn thấy. Rồi đột nhiên ông quỳ xuống lạy trời đất, ông ngước lên vừa khóc lớn vừa nói:

- Đúng là trời xanh có mắt. Nên mới để cho lá rụng về cội, châu về hợp phố. Nguyên Khải thiếu gia ơi. Người có linh thiêng xin hãy phù hộ cho chúng tôi. Tôi biết đây cũng là tất cả công lao của người. Người đã đưa đường dẫn lối. Để cho con mình, dù gặp khó khăn nhiều gian truân rồi cũng về đến được với máu thịt của nó.

Đám đông có mặt ở đấy chợt bàng hoàng, ngẩn ra, nhất là bà Tịnh Chi, bà nắm lấy đôi vai của Lý Đại Hải lắc mạnh, run rẩy hỏi:

- Mi... Mi nói gì thế... Tại sao lại đột nhiên nhắc đến Nguyên Khải. Nguyên Khải nó dính líu gì đến chuyện này chứ?

Lý Đại Hải đẩy Thảo Nhi đến trước mặt bà Tịnh Chi:

- Lão gia, thái thái ơi! Cái con bé Thảo Nhi này, đó đích thực là cháu ruột của bà đó. Tôi giữ kín cái bí mật này trên mười năm nay. Tôi phải mang nó đi gởi cho một người bà con xa nuôi dưỡng. Nó ở đấy cũng gần chín năm. Và bao nhiêu thứ phải ngậm đắng nuốt cay. Lão gia ơi... Cả cái chuyện ăn cắp tiền trong công ty của lão gia, cũng là chuyện chẳng đặng chừng. Tôi không thể làm sao khác hơn được, khi có một thằng em họ, chuyên môn làm tiền tôi. Nó cứ hăm dọa là... sẽ mang chuyện này tố cáo ra. Và để cho nó kín miệng. Tôi đành phải... Lão gia, bây giờ người đã hiểu ra rồi chứ? Lão gia hãy nhìn cho kỹ con bé này xem. Chẳng lẽ không tìm thấy một nét quen thuộc nào ư? Khi nó là con ruột của thiếu gia Nguyên Khải và Nhược Lan đấy

Bà Tịnh Chi nghe nói, loạng choạng suýt ngã. Nguyệt Nương phải vội vã bước tới đỡ, ông Chấn Đình còn ở trạng thái thê thảm hơn. Ông gần như chết điếng người. Thật lâu ông mới lên tiếng được:

- Này Đại Hải! Mi nói gì vậy? Mi có biết là mi đang nói gì kia không chứ?

Lý Đại Hải vội nói:

- Dạ biết chứ... lão gia và thái thái đã nhìn thấy, cái lần Nhược Lan quay về đây. Cô ấy đã từng mang Thảo Nhi về, cũng ở tại đây đây này. Ngay chính cái nơi tôi đã quỳ đây, Nhược Lan quỳ bên cạnh cỗ áo quan chứa thân xác của thiếu gia. Trên tay là một đứa bé mới đẻ, Lúc đó Nhược Lan cũng định mang con về cho nó nhận tổ quy tông. Nhưng mà... có lẽ lúc đó lão gia đang ở trong trạng thái cực kỳ bi thương, giận dữ người không thừa nhận đứa nhỏ. Lời nói của người lúc đó còn rõ ràng trong tai tôi, người nói: "Tôi không thừa nhận cuộc hôn nhân của chúng bây, thì cũng đương nhiên không thừa nhận giọt máu này... ".

Còn hơn cả tiếng sấm, tiếng sét từ trời cao vang xuống, ông Chấn Đình quờ quạng. Chợt nhiên ông không còn đứng vững, ông muốn ngã người ra sau. Gia nhân phải chạy đến đỡ hai bên. Nhưng ông không chịu đứng yên đó. Ông chỉ về phía Thảo Nhi, ý ông muốn đến gần nó, và ông đã toại nguyện. Ông ngắm kỷ con bé, rồi Lý Đại Hải, bà Tịnh Chi.

Lúc bấy giờ Thảo Nhi bị cái khung cảnh chung quanh hớp hồn, nó có vẻ hoảng hốt, nó cũng nhìn mọi người, rồi tái mặt nói với Lý Đại Hải:

- Bác Hải! Bác Hải ơi... chuyện gì thế... Bác nói gì mà nghe dễ sợ như vậy. Bác đừng có dối tôi... tôi là con cháu của bác. Tôi mồ côi không cha không mẹ Bác nói đi đúng như vậy không? Tại sao bác lại nói khác những gì bác nói chứ?

Bà Tịnh Chi bây giờ như bình tĩnh hơn cả, bà đưa hai tay ra ôm ghì lấy Thảo Nhi. Nước mắt bà chảy như mưa:

- Con ơi! Con ơi! Thì ra con là núm ruột của Nguyên Khải, là cháu nội của ta. Mãi bây giờ ta mới biết. Thì ra ta đã có linh cảm này từ lâu rồi. Ta thắc mắc tại sao, bất cứ một lời nào con nói ra đều làm rung động lòng ta. Thì ra đó là thiên tánh. Vì mối dây huyết thống. Thảo Nhi ơi! Thảo Nhi, cháu gái của tôi!

Nhưng Thảo Nhi vùng ra, nó lắc đầu:

- Không! Không! không thể như vậy được. Bác Hải! Báic Hải nói đi!

Ông Lý Đại Hải đặt tay trên vai Thảo Nhi nói:

- Đó là sự thật cháu ạ. Thảo Nhi này, cha con trước khi chết lúc nào cũng dặn dò, phải làm thế nào... đừng để con nó không biết được tổ tông. Bây giờ mặc dù có muộn hơn mười năm. Nhưng dù gì lá cũng rụng về cội. Con hày mau đến lạy ra mắt ông bà nội con đi!

Ông Chấn Đình đau khổ nhìn Thảo Nhi. Những thước phim đời cũ, như đang quay trở ngược trong đầu. Trước mặt ông là cảnh áo quan của Nguyên Khải, rồi Nhược Lan, bà Chu, mẹ của Nhược Lan. Trên tay Nhược Lan là một đứa bé sơ sinh, trùm kín trong khăn vải. Họ đã khóc hết nước mắt, vật vờ như những hồn ma. Nhưng ông thì vừa tức vừa giận. Ông không chấp nhận sự thật đó. Ông lớn tiếng ra lệnh cho gia nhân phải mở ngay nắp áo quan ra. Và rồi khi chiếc nắp hòm được mang xuống. Nguyên Khải của ông rõ ràng đang nằm trong đấy. Mọi thứ tiêu tan. Hạnh phúc cũng trở thành bọt nước. Ông đã đứng như pho tượng đồng, trong khi Nhược Lan với đứa con trên tay, đã vật vã:

- Chồng con đã chết con vô cùng ân hận. Anh ấy ra đi chẳng để lại gì ngoài đứa con gái này. Mặc dù nó là gái, nhưng con nghĩ. Nó cũng là máu mủ của nhà họ Phúc. Tội cha mẹ nó làm, nhưng con trẻ vô tội, xin ông bà hãy nghỉ đến Nguyên Khải, mà nuôi nó nên người dùm...

Con gái? đúng... nhưng phải bấy giờ nó là đứa con trai thì có lẽ ông Chấn Đình đã không tuyệt tình. Chuyện mất một đứa con, là cả một nỗi đau không dứt, bây giờ lại đánh đổi thằng con trai đó bằng một đứa cháu gái chưa rời được vú mẹ. Có vô lý lắm không? Có tương xứng không? Trong cái rối bời đau khổ đó. Ông Chấn Đình đã vừa lùi ra sau, vừa giận dữ hét:

- Không! Không! Mi đã cưỡng đoạt thằng con trai của ta, mi lại giết nó chết. Bây giờ còn đem cái thứ đỏ hỏn này đến đây bắt ta thừa nhận. Hừ không được! Không dễ dàng như vậy được. Cái con bé này, dù gì nó cũng có mang cả dòng máu của ngươi, mà ngươi là thủ phạm, là nguyên nhân làm cho gia đình ta tan nát, không, Không được! Ta không thừa nhận gì cả. Trước kia đã không công nhận cuộc hôn nhân của ngươi và Nguyên Khải, thì bây giờ đương nhiên ta cũng không công nhận hòn máu này.

Chuyện xãy ra đã mười năm, mà như vẫn còn rành rành trước mặt. Bây giờ nhớ lại, nó lại giống như những tiếng sét đánh bên tai.

Ông Chấn Đình nhìn bé Thảo Nhi chợt cảm thấy tim mình như đang vỡ thành từng mảnh. Và không dằn được, ông run rẩy nói:

- Thảo Nhi này, ta thật có lỗi với con. Ta đã để con lưu lạc gần mười năm nay. Mười năm đó con gần như không hề biết cái ấm cúng của gia đình là gì. Ta bậy quá. Có lẽ đó là tất cả những gì mà trời muốn hại ta. Muốn ta phải trả giá. Bây giờ, ta hối hận lắm, con biết không?

Thảo Nhi nhìn lên, chợt nhiên nó cảm thấy tủi thân, nó vừa khóc vừa nói:

- Ông từ đầu đã không nhận con, ông cũng không cần con. Ông đã đuổi cả cha và mẹ con đi. Bây giờ con mới biết mặc dù ông là nội của con, nhưng ông nào có thương yêu gì con đâu. Chỉ có bác Hải, bác ấy không phải là ruột thịt, nhưng tình cảm của bác ấy dành cho con thật hết lòng.

Và rồi nó khóc lớn hơn nữa.

- Con không tin. Bây giờ con chẳng tin ai nữa. Những người lớn nói chuyện sao bất nhất vậy? Lúc thì nói thế này, lúc lại nói khác đi. Tôi không thích. Tôi không muốn nghe ai nữa. Tôi chỉ biết là mình chỉ là một đứa con côi. Đúng như chị Thanh Thanh?

Và Thảo Nhi nhoài người về phía Thanh Thanh, nó ghì lấy nàng nói:

- Bây giờ em chỉ còn tin có một mình chị, thương một mình chị thôi.

Ông Chấn Đình thở dài:

- Báo ứng! Đúng là báo ứng! Lúc xưa ta đã không thừa nhận con, bây giờ con không thừa nhận ta. Cũng phải thôi, tất cả oan nghiệt này do ta tạo ra thì ta phải gánh.

Bà Tịnh Chi bước tới gần Thảo Nhi:

- Thảo Nhi này! Từ nào tới giờ... ta biết là... con một mực yêu ta. Bây giờ con đã biết ta chính là bà nội của con, con vẫn yêu ta chứ?

Thảo Nhi vừa khóc vừa nói:

- Không! Không! Con không cần biết. Nếu mấy người muốn tôi nhận là ông bà. Vậy thì, mẹ tôi đâu, mẹ Nhược Lan của tôi bây giờ ở đâu chứ?

ông Lý Đại Hải bước tới:

- Thảo Nhi! Thảo Nhi này, nghe bác nói đây. Mẹ Nhược Lan của con hiện nay vẫn còn sống, con hãy tin bác. Có điều mẹ con hiện nay sống rất khổ sở. Sống mà không bằng chết con ạ. Hãy tin bác, mẹ con vẫn còn sống.

Lời của ông Hải vừa tuôn ra. Không khí chợt như ngưng đọng. Thảo Nhi cũng ngừng khóc, ông Chấn Đình và bà Tịnh Chi cũng nhìn nhau, chẳng ai nói thêm một lời nào.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

40#
 Tác giả| Đăng lúc 25-1-2012 16:34:33 | Chỉ xem của tác giả
Chương 20


Tối hôm ấy, mọi người đã quây quần bên ông Lý Đại Hải, để nghe ông nói chuyện có liên quan đến Nhược Lan.

Trời khá rét, lò sưởi trong phòng được nhóm lên. Ông Hải ngồi cạnh hỏa lò. Thảo Nhi nhắc lại một chiếc ghế nhỏ ngồi cạnh đấy. Nó ngước mắt nhìn lên chờ đợi. Còn ông Chấn Đình, Tịnh Chi, Nguyệt Nương, Thế Vỹ, Thanh Thanh, Du Lâm... thì ngồi vòng chung quanh, đều yên lặng chăm chú nghe Lý Đại Hải kể:

- Quê mẹ của Nhược Lan ở tận Tô Châu. Nói là quê chứ thật ra Nhược Lan cũng chẳng có ai thân thích ngoài người mẹ mà như ta đã biết là thiếm Chu. Sau khi Nguyên Khải và Lan lấy nhau, họ kéo về Tô Châu sống. Nhưng rồi cuộc sống ở đây quá khó khăn. Nên sau đó lại kéo nhau đến thành phố tìm việc làm. Ở đâu cũng không dễ kiếm được việc mà cái bệnh nó thường đi sau cái nghèo đói. Và rồi Nguyên Khải đã bỏ xác ở đấy. Lúc đó Nhược Lan và thiếm Chu không biết làm sao hơn là đưa linh cữu của thiếu gia về tại đây, cũng như gởi cháu gái lại cho ông bà nội nó nuôi dưỡng rồi ra đi chớ không ở lại. Không ngờ... Lão gia lại từ khước chuyện thừa nhận. Nên sau đó. Nhược Lan bế con cùng mẹ trở lại thành phố. Thời gian sau đó hai bên không còn qua lại nữa. Tôi mặc dù là người dưng, nhưng tôi lại yêu thiếu gia như em trai mình, vì vậy không đành lòng. Tôi đã lén lút liên lạc với mẹ con Nhược Lan. Một năm tôi kiếm cớ đến đấy hai ba lần thăm họ. Mỗi lần như vậy đều cho họ một chút tiền. Bởi vì tôi nghĩ... ,có thế nào thì Thảo Nhi cũng là máu thịt của thiếu gia. Biết đâu một ngày nào đó, rồi lão gia sẽ hồi tâm, sẽ cho họ quay lại...

Và Lý Đại Hải ngừng lại quay sang ông Chấn Đình giải thích:

- Lão gia... lão gia hãy thông cảm và tha thứ cho. Vì tôi yêu quí thiếu gia. Tôi không thể nhẫn tâm bỏ mặc những di sản của người được...

Ông Chấn Đình lắc đầu.

- Ta nào dám trách ngươi. Ngươi đã hành động theo lương tri, theo lẽ phải. Tiếc là bao năm qua, con người vô tâm vô đức như Phúc Chấn Đình này đã không chịu suy xét cho cẩn thận. Hồ đồ nghi oan cho ngươi.

Thảo Nhi thì nôn nóng, nên không để tâm đến chuyện tình cảm của người lớn, nó hỏi:

- Rồi sao đó thế nào hả bác Hải? Như vậy là con đã sống với mẹ con. Vậy tại sao, sau đấy con phải đến tận phương Bắc sống với chú thím vậy?

Ông Lý Đại Hải sau tiếng thở dài tiếp:

- Ồ, chuyện dài dòng lắm! Như mọi người biết Nhược Lan và Nguyên Khải yêu nhau đấy là một tình yêu chân chính. Vì vậy khi Nguyên Khải mất, mọi thứ gần như vô nghĩa đối với Nhược Lan. Lan mang con và xác chồng về Phúc gia trang, thật ra là định sau khi giao con cho nội nó xong, sẽ tự vận thác theo chồng. Không ngờ lão gia trong lúc giận dữ không nhận, mà còn đuổi cả ba thế hệ của Nhược Lan ra cửa. Thế là... khi cả ba trở về thành phố. Cái nỗi buồn quá lớn kia đã làm Nhược Lan hoàn toàn suy sụp. Bé Thảo Nhi bấy giờ chưa đầy năm. Nhược Lan thường buồn khổ, càng làm Nhược Lan quẫn trí và rồi một lúc nào đó. Nhược Lan trở thành điên loạn.

Bà Tịnh Chi nghẹn lời:

- Tôi biết... Bởi chính vì tôi cũng đã trải qua một thời gian khủng khoảng. Cái sốc đó quá mạnh, quá thương tâm, tôi cũng không dám nhận là Nguyên Khải đã chết.

Ông Lý Đại Hải lắc đầu nói:

- Không. Không giống nhau. Thái thái chỉ vì cái chết của Nguyên Khải mà bị sốc. Còn đằng này Nhược Lan lại bị nhiều thứ khác dồn dập: mất chồng, nghèo khổ, con nhỏ, thiếu ăn, mẹ già... Tất cả những cái đó là những áp lực nặng nề mà quả tim yếu đuối của Nhược Lan lại không đủ sức chịu đựng. Vì vậy cuối cùng... Cô ấy đã hoàn toàn mất trí. Giữa ban ngày trời nắng chang chang lại vác áo đi mưa ra mặc. Trong những ngày rét buốt, tuyết rơi lại mang áo quần ra giếng giặt giũ. Nhược Lan không còn phân biệt được đâu là không gian, thời gian, nóng lạnh, đêm tối và ban ngày... Tội nghiệp thím Chụ Thím ấy phải đối phó với Nhược Lan một cách khổ sở, vất vả vì Nhược Lan đã hoàn toàn không biết gì hết.

Thảo Nhi khá hay. Đấy là cái tình mẫu tử thiêng liêng. Nhược Lan dù điên loạn nhưng lại rất yêu bé Thảo Nhi. Và trong cái tình huống đó, Nhược Lan cứ ôm chặt Thảo Nhi trong lòng, Nhược Lan muốn bảo vệ nó, nhưng cái tình yêu đó nhiều lúc lại làm hại Thảo Nhi. Vì bất kể nắng mưa, gió tuyết, Nhược Lan đều mang nó theo bên mình. Thím Chu phải vất vả lắm mới cứu được cháu. Có lần, Nhược Lan tự ý ra giếng xách nước, suýt làm rơi Thảo Nhi xuống giếng. Lần khác lại suýt đánh rơi Thảo Nhi vào lửa. Thím Chu làm sao quên được. Chính Nguyên Khải qua đời vì chứng viêm phế quản cơ mà. Vì vậy thím Chu và cả Nhược Lan rất sợ Thảo Nhi bị cảm lạnh. Nhất là Nhược Lan, cũng vì lý do này, bé Thảo Nhi lúc nào cũng được quấn thật kỹ trong những lớp chăn bông. Nhiều lúc tưởng chừng con bé sắp chết ngộp.

Và tình hình cứ phát triển trong tình huống như vậy. Trái tim bà Chu cứ treo lơ lửng trên sợi tóc. Nội cái chuyện giật lấy Thảo Nhi trên tay Nhược Lan cũng là cả cực hình. Mỗi lần như vậy là Nhược Lan lại hét, lại gào. Cứ sợ bị mất con. Và như vậy một hôm... cũng tình cờ, tôi ghé qua thăm, tôi thấy thím Chu bế lấy bé Thảo Nhi đang hớt hải bỏ chạy. Trên tay cô ấy lại có một cây kéo nhọn. Tôi giật mình chạy đến can thiệp. Thì ra không phải là Nhược Lan muốn giết con. Chẳng qua cô ấy thấy tóc Thảo Nhi dài định cắt tóc, nhưng thím Chu thì thấy Nhược Lan mắt trợn ngược, mồm lại lải nhải, sợ điếng người đi, nên không nghĩ ngợi gì nữa, giật lại bé Thảo Nhi và bỏ chạy... Trong lúc giật nhau, thím ấy đã bị mũi kéo đâm sâu trên tay một đoạn dài, máu tuôn xối xả. Khi tôi kềm chế được Nhược Lan thì thím Chu đã gần kiệt sức. Thím đưa bé Thảo Nhi cho tôi và nói:

- "Chú Hải ơi! Nếu chú có thương cháu nó, thì làm ơn bế nó đi! Chú muốn cho nó cho ai cũng được. Miễn nó sống là tôi vui rồi!".

Tôi nhìn xuống! Thấy Thảo Nhi tuy chưa đầy một tuổi, mà mình mẩy đã đầy sẹo. Tôi lại nhìn căn nhà, căn nhà của mẹ con Nhược Lan ở đã dột nát, mà Nhược Lan lại tâm thần bất định. Và tôi chợt hiểu ra. Muốn cứu lấy cả ba bà cháu thím Chu, không có cách nào hơn là... phải đưa bé Thảo Nhi đi xa.

Ông Đại Hải ngưng lại, rồi quay sang Thảo Nhi. Con bé đang ngồi đó tủi thân, thút thít khóc:

- Thế là... sau khi để lại một số tiền cho thím Chu. Tôi đã đưa Thảo Nhi lên phương Bắc.

Thảo Nhi nhìn lên:

- Thế tại sau khi con đã lớn rồi, bác lại chẳng kể một chút gì cho con biết.

Ông Đại Hải không trả lời, tiếp tục nói:

- Khi biết tôi đồng ý đưa Thảo Nhi đi, thím Chu bắt tôi phải hứa với thím một điều là phải kiếm được một chỗ tin cậy để dạy dỗ và chăm sóc nó, và sau này khi nó lớn lên đừng bao giờ cho nó biết bất cứ chuyện gì liên can đến Nhược Lan. Thím ấy vừa khóc vừa nói:

"Đừng để cho con trẻ biết chuyện mẹ nó khổ như vậy, cũng đừng bao giờ để nó biết đến Phúc gia trang... "

Tôi bế Thảo Nhi định rời đi. Tôi còn nhớ lúc đó trời đang bão tuyết. Nhược Lan biết tôi bế Thảo Nhi đi, cô ấy đã chạy theo, vừa chạy vừa khóc thất thanh:

"Đừng! Đừng! Hãy trả con lại cho tôi! Đừng chia cách mẹ con tôi nữa. Tôi hứa sẽ không làm gì nữa đâu. Tôi van xin mấy người. Van xin mấy người! "

Lời cô ấy quá thảm thiết. Tôi không cầm lòng đặng. Nhưng vì muốn cứu lấy con bé, nên tôi cũng không thể trả Thảo Nhi lại cho Nhược Lan. Tôi chỉ quay đầu lại nói:

"Hãy yên tâm. Quý vị sẽ không bao giờ mất Thảo Nhi. Tôi xin hứa là sẽ nuôi dưỡng nó nên người. Để khi nó lớn lên, trở về đoàn tụ. Tôi nhất định sẽ làm được điều đó "

Và để thực hiện được lời hứa của mình, tôi đâu thể mang Thảo Nhi cho ai. Thế là tôi phải đưa nó lên tận phương Bắc giao cho vợ chồng thằng em họ của mình nuôi dưỡng. Nhưng tôi đã lỡ dại khi nghĩ là khi mình nói sự thật có lẽ họ sẽ động lòng và thương con bé hơn. Không ngờ nó cứ dựa vào cái việc đó để làm tiền, nó moi tiền tôi mãi, không đưa thì sợ nó tố giác, mà tiền lương tôi lại có hạn nên tôi chẳng đặng đừmg...

Thảo Nhi nghe đến đây, nó ôm bác Hải nó khóc ngất:

- Bác Hải ơi, bác cũng khổ quá! Nhưng tại sao bác cứ giấu con mãi. Bác không cho con biết sự thật? Bây giờ thế nào? Mẹ con ra sao? Người có khỏe mạnh không? Họ vẫn còn ở thành phố chứ? Mà đó là đâu vậy hở bác? Con muốn đến tìm người ngay.

Bà Tịnh Chi cũng khóc òa, rồi quay sang ông Chấn Đình nói:

- Vâng... như vậy là đúng đấy cháu. Anh Chấn Đình, chúng ta thu xếp và đến đó đi. Chúng ta phải rước mẹ con thím Chu về đây.

Ông Chấn Đình gật đầu, mắt ông cũng đỏ hoe.

- Đúng, Ngày mai chúng ta sẽ khởi hành ngaỵ Đến thành phố để rước mẹ của Thảo Nhi về đây, cả bà ngoại của nó. Gọi là để đền bù lại những lầm lỗi ngày cũ.

Thế Vỹ lên tiếng:

- Vậy thì tốt quá!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách