Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Tác giả: love_milk_tea9
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Lịch sử Việt Nam

 Đóng [Lấy địa chỉ]
151#
 Tác giả| Đăng lúc 12-8-2013 08:02:21 | Chỉ xem của tác giả
187 (Đinh Mão): Nhà Hán suy yếu. Nho giáo bắt đầu du nhập vào nước ta

Trong thế kỷ II, nhân dân các quận ở Giao Chỉ luôn nổi dậy khởi nghĩa làm cho triều đình nhiều phen lo đánh dẹp.


Trong thế kỷ II, nhân dân các quận ở Giao Chỉ luôn nổi dậy khởi nghĩa làm cho triều đình nhiều phen lo đánh dẹp. Cuối thế kỷ II, nhà Hán suy yếu, chúng buộc phải tạm dùng người Việt cầm đầu chính quyền ở Giao Chỉ.

Hán Linh Đế cử Lý Tiến, người quận Giao Chỉ làm thứ sử và sai Sĩ Nhiếp, người quận Thương Ngô làm Thái thú. Lý Tiến làm Thứ sử đến năm 200, còn Sĩ Nhiếp cầm quyền tới năm 226. Dưới thời cai trị của Sĩ Nhiếp, nhiều quan lại và dân chúng người Hán lánh nạn sang nước ta. Cùng với các danh sĩ và dân di cư đó, văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là Nho giáo bắt đầu du nhập vào Giao Chỉ.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 22.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=618&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

152#
 Tác giả| Đăng lúc 13-8-2013 10:36:56 | Chỉ xem của tác giả
190 (Canh Tuất): Nhà nước Lâm Ấp (sau này là Champa) được thành lập

Nhân dân Tượng Lâm khởi nghĩa và thành lập nước Lâm Ấp.


Huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở miền Nam nước ta, cách xa thủ phủ đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Nhân lúc Trung Quốc loạn lạc, dân Tượng Lâm ở nơi xa xôi nhất đã nổi dậy, giết huyện lệnh, giành lấy quyền tự chủ và lập nước. Được sự hổ trợ của nhân dân Giao Chỉ, nhân dân Cửu Chân cũng niổi lên đánh phá châu thành, giết Thứ sử nhà Hán là Chu Phù (190), khiến trong mấy năm triều đình nhà Hán không đặt nổi quan cai trị. Khu Liên - một nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tượng Lâm lên làm vua. Quốc gia mới thành lập của Tượng Lâm, một thời gian dài được các thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước Lâm Ấp. Sách Thủy kinh chú giải thích rõ: Lâm Ấp, là Tượng Lâm huyện hoặc Tượng Lâm Ấp, về sau bớt chữ "Tượng" mà thành "Lâm Ấp". Cư dân nước Lâm Ấp bao gồm chủ yếu là người Chăm. Đây là một nhà nước được thành lập đầu tiên ở phía nam Giao Chỉ và Cửu Chân. Theo thư tịch Trung Quốc, khoảng thế kỷ VII, tên nước Lâm Ấp đổi thành Hoàng vương và mấy thế kỷ sau mới đổi là "Chiêm Thành" (Champa).

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 22.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=619&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

153#
 Tác giả| Đăng lúc 13-8-2013 10:40:46 | Chỉ xem của tác giả
203 (Quý Mùi): Nhà Hán đặt Giao Chỉ thành Giao Châu

Nhà Hán đặt Giao Chỉ làm Giao Châu. Trước kia đời Hán Thuận Đế (126 - 144), Thái thú Giao Chỉ là Chu Xưởng xin lập Giao Chỉ làm châu, triều đình nhà Hán không cho.


Nhà Hán đặt Giao Chỉ làm Giao Châu. Trước kia đời Hán Thuận Đế (126 - 144), Thái thú Giao Chỉ là Chu Xưởng xin lập Giao Chỉ làm châu, triều đình nhà Hán không cho. Đến đây, Thứ sử Trương Tân và Thái thú Sĩ Nhiếp cùng nhau dâng biểu xin lập Giao Chỉ làm châu để được đối xử ngang hàng với các châu khác của Trung Quốc. Nhà Hán mới đặt Giao Chỉ làm Giao Châu và phong Trương Tân làm quan mục ở Giao Châu. Tên Giao Châu bắt đầu từ đây.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 23.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=620&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

154#
 Tác giả| Đăng lúc 13-8-2013 10:46:26 | Chỉ xem của tác giả
206 (Bính Tuất): Lưu Biểu chống lại nhà Hán

Trương Tân bị bộ tướng là Khu Cảnh giết chết. Lúc ấy, quan mục Kinh Châu là Lưu Biểu chống lại nhà Hán, sai người của mình là Lại Cung sang làm Quan mục Giao Châu.


Trương Tân bị bộ tướng là Khu Cảnh giết chết. Lúc ấy, quan mục Kinh Châu là Lưu Biểu chống lại nhà Hán, sai người của mình là Lại Cung sang làm Quan mục Giao Châu. Cùng lúc ấy, Thái thú quận Thương Ngô thuộc Giao Châu là Sử Hoàng chết, Lưu Biểu liền sai Ngô Cự cùng lại Cung sang làm Thái thú quận Thương Ngô.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 23.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=621&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

155#
 Tác giả| Đăng lúc 13-8-2013 10:51:41 | Chỉ xem của tác giả
207 (Đinh Hợi): Sĩ Nhiếp làm chủ Giao Châu hơn 20 năm

Trước sự phản bội của Lưu Biểu, vua Hán phải cho người mang thư sang phong cho Sĩ Nhiếp làm Tuy Nam trung lang tướng, quản cả 7 quận của Giao Châu và vẫn kiêm lĩnh chức Thái thú quận Giao Chỉ như trước.

Trước sự phản bội của Lưu Biểu, vua Hán phải cho người mang thư sang phong cho Sĩ Nhiếp làm Tuy Nam trung lang tướng, quản cả 7 quận của Giao Châu và vẫn kiêm lĩnh chức Thái thú quận Giao Chỉ như trước. Sau đó, Sĩ Nhiếp sai người thân tín là Trương Mân đem lễ vật sang cống tận kinh đô nhà Hán. Hồi ấy, tình hình Trung Quốc rất nhiễu loạn, đường đi bị đứt nghẽn, thế mà Sĩ Nhiếp vẫn không bỏ cống, vì thế vua Hán lại hạ chiếu cho Sĩ Nhiếp làm An viễn tướng quân, tước Long độ đình hầu. Còn Lại Cung, người của Lưu Biểu, không sang được Giao Châu. Vì Ngô Cự được cử đi cùng Lại Cung vốn ghét Lại Cung, khi đến quận Thương Ngô, Cự đem quân đánh Cung. Cung phải chạy về huyện Linh Lăng, không đi sang Giao Châu được nữa. Sĩ Nhiếp làm chủ Giao Châu hơn 20 năm, nhân dân được làm ăn yên ổn. Những Nhân sĩ lánh nạn từ Trung Quốc sang đều được Sĩ Nhiếp đón tiếp tử tế. Sĩ Nhiếp ham đọc sách Xuân Thu, có làm lời chú giải. Khi làm quan, Sĩ Nhiếp cho mở nhiều trường dạy học tiếng Hán, khi mất được chôn cất ở Giao Châu nên đến cuối thế kỷ thứ IV, được dựng miếu thờ và đến thế kỷ thứ VIII, đời Trần Thái Tông, trong một dịp phong thần, Sĩ Nhiếp được phong thành Đại vương. Từ đấy, người ta gọi Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương. Các chúa Trịnh Tạc ở thế kỷ XVII và Trịnh Sâm ở thế kỷ XVII đều ra lệnh chỉ tôn Sĩ Nhiếp là "Văn tự chi tổ". Trong các sách sử của ta, chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư chép chuyện Sĩ Nhiếp thành một kỷ riêng, coi như vua của một triều đại. Như vậy là không đúng. Các sử thần đời Nguyễn trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã sửa lại sự kiện này.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 23 - 24.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=622&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

156#
 Tác giả| Đăng lúc 13-8-2013 10:56:30 | Chỉ xem của tác giả
210 - 280: Nhà Ngô đô hộ nước Âu Lạc

Cuối đời Hán, Trung Quốc đại loạn. Nhà Ngô chiếm giữ miền Nam Trung Quốc, sát biên giới nước ta.


Cuối đời Hán, Trung Quốc đại loạn. Nhà Ngô chiếm giữ miền Nam Trung Quốc, sát biên giới nước ta. Chúa Ngô là Tôn Quyền mưu cướp quyền đô hộ Giao Châu. Nhà Hán bất lực không giữ được.

Đến năm 226, Sĩ Nhiếp chết, con là Sĩ Huy lên làm Thái thú Giao Châu thay cha, không xin mệnh lệnh của nhà Ngô. Thấy Sĩ Nhiếp đã chết, chúa Đông Ngô là Tôn Quyền vội nắm lấy cơ hội chiếm đóng toàn bộ Giao Châu, loại bỏ hẳn thế lực của Sĩ Nhiếp ở đây.

Để thống trị Giao Châu chặt chẽ hơn, Tôn Quyền chia cắt Giao Châu ra làm hai châu, mỗi châu đặt một Thứ sử riêng. Các quận ở phía Bắc đặt thành Quảng Châu. Giao Châu chỉ còn lại 4 quận ở phía Nam, gồm có Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Một phần của quận Nhật Nam đã tách ra thành nước Lâm Ấp.

Nguồn: Thư viện Trung tâm sưu tầm và tập hợp

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=623&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

157#
 Tác giả| Đăng lúc 13-8-2013 11:18:17 | Chỉ xem của tác giả
248 (Mậu Thìn): Triệu Thị Trinh nổi dậy khởi nghĩa ở quận Cửu Chân

Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo nhân dân quận Cửu Chân nổi dậy khởi nghĩa.


Bà Triệu trong tranh Đông Hồ

Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo nhân dân quận Cửu Chân nổi dậy khởi nghĩa. Từ vùng núi Nưa và núi Quan Yên (Thanh Hóa) nghĩa quân tiến ra đánh phá thành ấp của giặc Ngô. Sau khi Triệu Quốc Đạt mất, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nghĩa quân tiếp tục chiến đấu chống lại chính quyền đô hộ của nhà Ngô. Cả quận Cửu Chân náo động. Nghĩa quân của Bà Triệu chiến đấu rất dũng cảm và đánh thắng rất nhiều trận, giết viên Thứ sử nhà Ngô ở Giao Châu. Tôn Quyền phải cử một viên tướng giỏi là Hành Dương đốc quân đô úy Lục Dận làm Thứ sử và đem quân sang Giao Châu đàn áp cuộc khởi nghĩa. Trước một đội quân xâm lược đã từng trãi chiến trận, lại lắm mưu nhiều kế, lực lượng nghĩa quân bị tiêu diệt dần, Bà Triệu đã hy sinh anh dũng trên núi Tùng. Theo truyền thuyết, Bà Triệu mất ngày 21 tháng 2 (âl), tức ngày 1 - 4 - 248.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 25.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=624&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

158#
 Tác giả| Đăng lúc 13-8-2013 11:21:06 | Chỉ xem của tác giả
280 - 420: Nhà Tấn đô hộ

Vua nước Ngô là Tôn Hạo sau khi đã đầu hàng nhà Tấn liền tự tay viết thư khuyên Đào Hoàng nên về với Tấn.

Vua nước Ngô là Tôn Hạo sau khi đã đầu hàng nhà Tấn liền tự tay viết thư khuyên Đào Hoàng nên về với Tấn. Đào Hoàng nhận được thư rồi cũng giao nộp ấn theo về Lạc Dương. Vua Tấn hạ chiếu giao cho Đào Hoàng giữ chức cũ, phong tước Uyển Lăng hầu. Giao Châu từ đó thuộc về nhà Tấn (271 - 300). Đào Hoàng làm quan ở Giao Châu trong 30 năm (271 - 300).

Nhà Tấn đã tăng cường thiết lập chính quyền đô hộ đối với Âu Lạc.

Nguồn: Thư viện Trung tâm sưu tầm và tập hợp

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=625&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

159#
 Tác giả| Đăng lúc 13-8-2013 12:02:32 | Chỉ xem của tác giả
420 - 479: Nhà Tống đô hộ

Sau khi nhà Tấn suy sụp, ở Trung Quốc diễn ra cục diện Nam - Bắc triều.


Sau khi nhà Tấn suy sụp, ở Trung Quốc diễn ra cục diện Nam - Bắc triều. Nhà Tống lên thay nhà Tấn (420 - 479).

Đỗ Tuệ Độ là Thứ sử Giao Châu trước đó đã đầu hàng nhà Tống. Đất nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của nhà Tống (420 - 479).

Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố sáp nhập vào nội địa Trung Quốc. Bản đồ Giao Châu còn lại trong phạm vi vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

Nguồn: Thư viện Trung tâm sưu tầm và tập hợp

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=626&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

160#
 Tác giả| Đăng lúc 13-8-2013 12:12:31 | Chỉ xem của tác giả
468 (Mậu Thân): Lý Trường Nhân nắm quyền tự trị ở Giao Châu

Người trong Giao Châu là Lý Trường Nhân, nhân lúc Thứ sử Lưu Mục bị bệnh chết, đã giết chết những bộ thuộc của Lưu Mục đem từ Trung Quốc sang rồi chiếm giữ Giao Châu, tự xưng là Thứ sử.

Người trong Giao Châu là Lý Trường Nhân, nhân lúc Thứ sử Lưu Mục bị bệnh chết, đã giết chết những bộ thuộc của Lưu Mục đem từ Trung Quốc sang rồi chiếm giữ Giao Châu, tự xưng là Thứ sử.

Tống Minh Đế (465 - 472) liền sai Lưu Bột sang làm Thứ sử Giao Châu. Lý Trường Nhân đem quân chống lại, chẳng bao lâu Lưu Bột chết. Nhà Tống đành phải để Lý Trường Nhân cầm quyền tự trị ở Giao Châu.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 31.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=627&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách