Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 6994|Trả lời: 99
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Trinh Thám - Xuất Bản] Kẻ Phụng Sự Thầm Lặng | Daniel Silva (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
KẺ PHỤNG SỰ THẦM LẶNG


Tên tác phẩm: Kẻ Phụng Sự Thầm Lặng
Tác giả: Daniel Silver
Dịch giả: Khang Vinh
Độ dài: 64 chương
Thể loại: Tiểu thuyết, trinh thám, hình sự
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: http://vnthuquan.net/truyen/truy ... 343tq83a3q3m3237nvn
Đánh máy: Mọt Sách
Nhà xuất bản: NXB Thời Đại
Ngày xuất bản: 2009
Giới thiệu sơ lược:  Hấp dẫn và gay cấn đến nghẹt thở trong những bàn cờ chính trị mà quân cờ là những điệp viên và mỗi nước đi là một hoặc nhiều mạng sống, Daniel bày ra trước mắt người đọc hàng loạt dữ kiện đủ để phải phân vân phán đoán và suy luận hoang mang. Kẻ phụng sự thầm lặng là câu chuyện của những màn đấu súng kinh hoàng, những kẻ bắt cóc tráo trở cùng các âm mưu huỷ diệt khiến cả thế giới phải theo sát bước chân Gabriel Allon. Tác phẩm như một lời tiên đoán về sự khủng bố liên tục diễn ra tại châu Âu , với những hành động diễn tiến rất nhanh, đề tài gây ấn tượng và các nhân vật đa chiều của Silva lại có vẻ thân thuộc với chúng ta như đã quen từ khi nào.
Với các độc giả yêu thích khám phá những bề sâu của thế giới điệp viên nổi và chìm khắp châu Âu và nước Mỹ cùng với các quan hệ, âm mưu trong chính giới hiện đại, tiểu thuyết trinh thám Kẻ phụng sự thầm lặngcủa Daniel Silva xứng đáng là một “cẩm nang” trinh thám thượng thừa với những mê cung về lòng tham của cả một chính thể.

Mục lục


Download Ebook
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 14-11-2013 18:21:14 | Chỉ xem của tác giả
Phần 1: Cái Chết Của Nhà Tiên Tri

Chương 1
Amsterdam

Giáo sư Solomon Rosner là người bị cảnh cáo đầu tiên, dù ông được cho là không có liên quan đến vụ này, trừ những người bên trong văn phòng an toàn màu nâu xám ở trung tâm Tel Aviv. Gabriel Allon, người con huyền thoại nhưng ngang bướng của Tình báo Israel sau này thường nhận xét: Rosner là tài sản quý giá đầu tiên trong lịch sử của văn phòng, tuy nhiên, khi đã chết, ông hữu dụng hơn so với khi còn sống. Người ta không thấy lời nhận xét này nhẫn tâm, mà nó khiến họ có cảm giác trống trải nhiều hơn.

Bối cảnh diễn ra cái chết của Rosner không phải ở nơi thường xuyên xảy ra thảm sát do bạo lực, mà là ở một khu phố yên tĩnh ở Amsterdam mà người ta thường gọi là Phố Cổ. Hôm đó là ngày thứ Sáu đầu tiên trong tháng 12, và thời tiết giống như đang vào thời điểm đầu xuân hơn là cuối thu. Đó là một ngày mà người Hà Lan trìu mến gọi là gezelligheid, là ngày để họ thưởng thức những thú vui nho nhỏ: đi tản bộ loanh quanh dọc những bồn hoa của khu Bloemenmarkt, hoặc phiêu diêu cùng một ít cần sa loại tốt trong những quán cà phê ở khu Haarlemmerstraat với những người có cùng sở thích. Hãy để những phiền toái và tranh chấp lại sau lưng để tận hưởng một ngày đẹp trời như thế này. Một Amsterdam cổ, uy nghi thì thầm lên tiếng vào buổi chiều vàng cuối thu đẹp đẽ. Với một ngày như hôm nay, có lẽ tất cả mọi người đều biết ơn vì đã được sinh ra trên đất nước Hà Lan.

Solomon Rosner đã không chia sẻ cảm xúc đó với những người đồng hương của mình, ông có những khác biệt với họ. Mặc dù là Giáo sư xã hội học tại trường đại học Amsterdam nhưng ông lại dành phần lớn thời gian ở trung tâm nghiên cứu an ninh Tây Âu của mình. Phe chỉ trích cho rằng nơi này chỉ là tấm bình phong của Giáo sư, vì Rosner không chỉ làm Giám đốc trung tâm mà ông còn là một học giả. Trung tâm này đã tìm cách cho ra đời hàng loạt những báo cáo và bài viết đề cập chi tiết đến mối đe doạ đối với Hà Lan do cuộc nổi dậy của người Hồi giáo bên trong biên giới nước này. Quyển sách cuối cùng của Rosner, cuộc chinh phục phương Tây của Hồi giáo, đã lập luận rằng Hà Lan hiện đang phải hứng chịu một cuộc tấn công có hệ thống của Hồi giáo thánh chiến. Ông cho rằng, mục đích cuộc tấn công này là nhằm thuộc địa hoá Hà Lan và biến nước này thành một nhà nước Hồi giáo, nơi mà trong một tương lai không quá xa, luật Hồi giáo sẽ chiếm thế thượng phong. Ông cảnh báo rằng khủng bố và thực dân hoá là hai mặt trong một vấn đề, và, nếu như chính quyền không có hành động mạnh mẽ và ngay lập tức thì những gì mà người Hà Lan đang tôn thờ với tư tưởng tự do sẽ mau chóng bị quét sạch.

Báo chí Hà Lan đã rất sợ hãi khi cuốn sách này xuất hiện. Một nhà phê bình gọi đây là sự hoảng loạn. Một bài báo khác gọi đó là sự lừa dối có tính phân biệt chủng tộc. Nhiều người đau đớn viết rằng những quan điểm trình bày trong quyển sách này còn kinh khủng hơn sự thật rằng ông bà của Rosner bị bắt cùng với hàng trăm ngàn người Do Thái khác và bị đưa vào phòng hơi ngạt tại trại Auschwitz. Tất cả đều đồng ý là hiên jtại họ không cần những lời hoa mỹ đầy hận thù của Rosner mà là sự nhẫn nhịn và đối thoại. Rosner đã rất vững vàng trước những lời chỉ trích khinh miệt ấy, ông thừa nhận những gì mà một nhà bình luận đã mô tả về mình, là hình ảnh một người bị kẹt ngón tay vào khe đá. Rosner trả lời, với sự nhẫn nhịn và đối thoại, là bằng mọi giá không được đầu hàng. Ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trêntruyền hình. “Người Hà Lan chúng ta cần phải bỏ bia Heineken với xiên thịt xuống và tỉnh lại. Bằng không, chúng ta sẽ mất nước”.

Quyển sách và những tranh cãi có liên quan đã biến Rosner thành nười bị phỉ báng nhiều nhất ở khắp nơi, ông trở nên nổi tiếng nhất Hà Lan. Sự kiện trên còn đuaw thẳng ông vào tầm ngắm của những kẻ Hồi giáo quá khích trong nội địa Hà Lan. Những website thánh chiến Hồi giáo mà Rosner theo dõi chặt chẽ còn hơn cả cảnh sát Hà Lan, đã bùng lên những cơn thịnh nộ cuồng tín về quyển sách trên, và nhiều người còn dự báo ông sắp bị xử tử. Một thầy tế Hồi giáo ở giáp khu vực gọi là Oud West đã ra lệnh cho các tín đồ là “Gã Rosner Do Thái này phải bị hành xử bằng biện pháp mạnh” và cho một kẻ liều chết đứng ra thực hiện việc này. Bộ trưởng Bộ nội vụ Hà Lan thể hiện sự vô trách nhiệm qua việc đề nghị Rosner lẩn trốn, Rosner đã cực lực phản đối lời đề nghị này. Khi đó Rosner đã cung cấp cho ông Bộ trưởng này một danh sách mười phần tử cực đoan mà ông cho là có khả năng ám sát mình. Ông Bộ trưởng đã thừa nhận danh sách này ngay mà không thắc mắc. Ông ta biết rằng những nguồn tin của Rosner, trong hầu hết trường hợp còn chính xác hơn những nguồn tin của cơ quan an ninh ở Hà Lan.

Buổi trưa ngày thứ Sáu tháng 12 đó, Rosner đang cặm cụi trước máy tính trong văn phòng ở tầng hai của ngôi nhà cạnh kênh đào tại địa chỉ số 2A, Groenburgwal. Ngôi nhà này, giống như Rosner, cũng thấp và rộng, nghiêng về phía trước, mà theo một số người hàng xóm, dáng nghiêng rất hợp với quan điểm chính trị của chủ nhân ngôi nhà. Nếu có một nhược điểm nghiêm trọng thì đó là vị trí của ngôi nhà, nó chỉ nằm cách tháp chuông nhà thờ Zuiderkerk chưa đầy 50 thước Anh. Tiếng chuông vang lên mỗi ngày, bắt đầu vào buổi trưa và chỉ chấm dứt 45 phút sau đó. Rosner, rất mẫn cảm với những tiếng ồn khó chịu, cũng làm một cuộc thánh chiến của riêng mình để chống lại tiếng chuông đó trong nhiều năm qua.

Nhạc cổ điển, máy lọc âm, bộ tai nghe cách âm – tất cả đều không có tác dụng trong cuộc chiến này. Có lúc ông tự hỏi tại sao chuông lại cứ phải rung lên kia chứ? Trước đó rất lâu, ngôi nhà thờ cở đã được cải tạo thành toà nhà làm việc của chính quyền, một chuyện mà Rosner, một người có đức tin rất lớn, đã cho là rất phù hợp cho mảnh đất đầm lầy của Hà Lan. Rosner nghĩ đó là một nhà thờ không đức tin ở một thành phố không có Chúa.

Lúc 12 giờ 10 phút, ông nghe tiếng gõ cửa yếu ớt và thấy Sophie Vanderhaus đang đứng dựa cửa với một chồng hồ sơ trước ngực. Từng là học trò của Rosner, cô đến làm việc cho ông sau khi hoàn thành luận án tốt nghiệp với đề tài “Ảnh hưởng của vụ diệt chủng người Do Thái đối với xã hội Hà Lan thời hậu chiến”. Cô vừa là thư ký, là trợ lý nghiên cứu, lại vừa là người giúp việc và con gái nuôi của Rosner. Cô sắp xếp văn phòng và đánh máy bản thảo cho những báo cáo và bài viết của ông. Cô lên lịch làm việc dày đặc cho ông và chăm lo về những khoản chi tiêu tài chính cá nhân vô cùng tốn kém của ông. Cô thậm chí còn lo chuyện giặt giũ và nhắc nhở ông ăn uống. Sáng sớm hôm đó, cô dự định đi nghỉ một tuần ở Saint Maarten, nhân dịp năm mới. Khi nghe tin đó, Rosner buồn kinh khủng.

Cô nói.” Một tiếng nữa thầy sẽ có một cuộc phỏng vấn với tờ Điện tón. Có lẽ thầy nên ăn chút gì đó rồi tập trung suy nghĩ để trả lời”.

“Sophie, con muốn nói là suy nghĩ của thầy thiếu tập trung sao?”

“Ý con không phải vậy. Có điều, thầy đã viết bài ấy từ lúc 5 giờ 30 sáng. Thầy cần ăn gì thêm chứ không nên chỉ uống cà phê”.

“Không phải là ả phóng viên đáng chết năm ngoái gọi thầy là Đức Quốc xã chứ?”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 14-11-2013 18:23:09 | Chỉ xem của tác giả
Chương 1
(tiếp theo)

“Thầy nghĩ là con để cho ả đó đến gần thầy lần nữa sao?”, cô bước vào văn phòng và bắt đầu sửa lại bàn làm việc của ông cho ngay ngắn. ”Sau cuộc phỏng vấn với tờ Điện tín, thầy sẽ đến văn phòng để xuất hiện trong chương trình Radio One. Đây là chương trình trả lời trực tiếp qua điện thoại nên sẽ rất lý thú. Cố gắng đừng tạo thêm kẻ thù nào nữa nhé, Giáo sư Rosner. Theo dõi hết bọn chúng là nhiệm vụ ngày càng khó khăn đấy ạ”.

“Thầy sẽ cố gắng giữ ý tứ, tuy nhiên thầy e là mình không còn sự độ lượng nào nữa”.

Cô nhìn kỹ vào tách cà phê của ông và ra vẻ nghiêm túc.

“Sao lúc nào thầy cũng cố bỏ thuốc lá vào cà phê vậy?”.

“Gạt tàn của thầy đầy rồi”.

“Phải đổ gạt tàn đã đầy đi chứ”, cô đổ tàn thuốc trong gạt tàn vào thùng rác tồi lấy túi rác đem đi. “Đừng quên là tối nay thầy có hội thảo ở trường đại học nhé”.

Rosner cau mày. Ông không muốn đến hội thảo. Một trong những ngừoi tham gia thuyết trình trong hội thảo là lãnh đạo của Hiệp hội Hồi giáo Châu Âu, một tổ chức cổ xuý việc áp dụng luật Hồi giáo ở Châu Âu và huỷ diệt nhà nước Israel. Điều đó hứa hẹn một buổi tối không thoải mái chút nào.

“Thầy sẽ nói là thầy bị ốm đột xuất”.

“Mọi người đều yêu cầu thầy có mặt tại đó. Thầy là nhân vật chính mà”.

Ông đứng dậy vươn vai. “Thầy nghĩ mình sẽ đến quán cà phê De Doelen để uống cà phê rồi ăn cái gì đó. Sao con không bảo phóng viên tờ Điện tín gặp thầy ở đó?”

“Thưa Giáo sư, thầy có nghĩ như thế là thượng sách không?”

Ai ở Amsterdam cũng biết quán cà phê nổi tiếng trên đường Stalstraat chính là nơi ông thích lui tới nhất. Rosner không phải là người kín đáo. Với bộ tóc trắng và bộ quần áo bằng len cũ nhàu, ông là một trong những người dễ nhận diện nhất ở Hà Lan. Những thiên tài trong ngành cảnh sát hà Lan có lần đề nghị ông nên cải trang một chút khi đến chỗ đông người, rằng ông nên đội mũ và dán ria mép kiểu hà mã để người ta nghĩ ông là người Hà Lan.

“Mấy tháng nay thầy chưa ra quán Doelen”.

“Như thế đâu có nghĩa là sẽ an toàn hơn”.

“Sophie, thầy không thể nào sống như bị cầm tù mãi”, ông bước đén cửa sổ. “Đặc biệt là vào một ngày như hôm nay. Đợi đến phút cuối con hãy nói cho phóng viên tờ Điện tín biết chỗ thầy đến. Điều đó sẽ đánh lạc hướng những tên thánh chiến”.

“Thưa Giáo sư, con vẫn không cảm thấy yên tâm”. Cô nhận thấy không thể nào thuyết phục ông được. Cô đưa điện thoại di động cho ông. “Ít nhất thầy cũng nên cầm cái này để gọi cho con trong trường hợp khẩn cấp”.

Rosner nhét điện thoại vào túi rồi đi xuống cầu thang. Ở hiên nhà, ông mặc áo khoác, quàng khăn lụa rồi bước ra ngoài. Bên trái ông là ngọn tháp Zuiderkerk, bên phải ông, cách 50 thước Anh (1) dọc theo con kênh hẹp với nhiều thuyền nhỏ có một chiếc cầu kéo hai tần bằng gỗ. Groenburgwal là con phố yên tĩnh của khu phố cổ, không có bar hay quán cà phê, chỉ có một khách sạn nhỏ nhưng hình như chưa bao giờ có tới hơn chục người khách. Đói diện nhà ông là khu chung cư được sơn màu hoa oải hương và vàng chanh, đây là công trình xây dựng duy nhất án ngữ tầm nhìn của ông. Ba người thợ sơn nhà mặc những bộ đồ áo liền quần màu trắng đã bị vấy bẩn đang ngồi trong ánh nắng vàng bên ngoài toà nhà.

Rosner liếc nhìn ba gương mặt, ghi nhớ từng người, trước khi bước đi theo hướng cầu kéo. Chợt một cơn gió làm xao động hàng cây dọc bờ kênh, ông dừng lại một tí để thắt lại khăn quàng cổ và ngắm nhìn một đám mây dày đaẹc trôi chầm chậm trên đầu. chính lúc đó ông cũng thấy một trong những tay thợ sơn đang bước cùng hướng với ông ở phía bờ kênh bên kia. Tóc đen, cất ngắn, trán cao, lông mày rậm trên đôi mắt nhỏ xíu – những đặc điểm vốn rất rõ của những người dân nhập cư, Rosner đoán anh ta có thể là người Marốc từ vùng núi Rif tới. Họ đến cầu kéo cùng một lúc. Rosner đứng lại để đốt điếu thuốc. Ông không định hút, nhưng ông cố tình làm thế để xem anh ta có đứng lại theo mình không? Ông thở phào nhìn theo khi người đàn ông hướng sang trái. Cho đến khi anh ta mất hút ở góc đường kế tiếp, Rosner mới bước theo hướng đôis diện về phía quán Doelen.

Ông dành chút thời gian tản bộ xuống phố Staalstraat, la cà bên cửa sổ cửa hàng bán bánh để ngắm những món bày bán của hôm đó, rồi bước qua một bên để tránh bị một cô gái xinh đẹp đi xe đạp húc vào. Ông dừng lại để lắng nghe những lời tán dương của một người hâm mộ rằng ông có khuôn mặt hồng hào. Ông định bước qua lối vào quán cà phê thì thấy tay áo khoác của mình bị giật mạnh. Trong những giây cuối cùng của cuộc đời, ông bị dằn vặt bởi suy nghĩ ngớ ngẩn, rằng mình có thể đã ngăn được kẻ giết người nếu như cưỡng lại được sự thôi thúc phải quay người lại. Nhưng ông vẫn quay lại, bởi vì đó là phản xạ tự nhiên mà người ta sẽ làm vào một buổi chiều tháng 12 rực rỡ ở Amsterdam nếu có ai đó gọi tên mình.

Ông nhìn thấy một họng súng. Trên con phố hẹp, tiếng súng vang lên như tiếng gầm đại bác. Ông ngã xuống đám sỏi lát đường và mắt ngước nhìn vô vọng khi tên sát thủ rút một con dao từ trong lớp áo đồng phục công nhân. Vụ ám sát đúng như nghi lễ, như được các thầy tế sắp xếp từ trước. Không có một ai can thiệp – Rosner nghĩ chuyện này không có gì khó hiểu, bởi vì can thiệp là điều không chấp nhận được trong tôn giáo – và không ai nghĩ phải giúp đỡ khi ông đang nằm hấp hối. Chỉ có tiếng chuông nhà thờ vang. Tiếng chuông hình như đang nói “một nhà thờ không có đức tin ở một thành phố không có Chúa”.

Chú thích

(1): 1 thước Anh (Yard) = 0,914 mét
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 14-11-2013 19:47:57 | Chỉ xem của tác giả
Chương 2
Sân Bay Ben Guiron, Israel

Gabriel hỏi. “Cậu đang làm gì ở đây vậy, Uzi? Bây giờ cậu là sếp rồi. Sếp thì không đi ra sân bay lúc nửa đêm đâu. Sếp giao việc đó cho mấy “lính” chuyên chạy là được rồi”.

“Tớ chẳng có việc gì tốt hơn để làm”.

“Không có việc gì tốt hơn là đi lòng vòng quanh sân bay và đợi tớ ra khỏi máy bay từ Rome tới à? Có chuyện gì vậy? Cậu không cần phải đi đón tớ mà?”.

Uzi Navot không trả lời. Anh đang nhìn xuyên qua cửa kính của phòng tiếp khách vip ở sảnh khách đến, nơi đó, những hành khách trên chuyến bay từ Rome đến đang xếp hàng ở quầy kiểm tra hộ chiếu. Gabriel nhìn quanh. Cũng những bức tường giả đá vôi, cũng những ghế tràng kỷ phông cũ kỹ, cũng cái mùi ngai ngái của đàn ông và cà phê cháy khét. Anh đã thường xuyên bước vào căn phòng này, hay những căn phòng tương tự trong hơn 30 năm qua. Anh đã bước vào trong hân hoan chiến thắng cũng như lê bước trong thất bại ê chề. Anh đã mở tiệc ăn mừng ở đây và được Thủ tướng biểu dương, và có lần anh cũng được đẩy vào bằng xe lăn với một vết thương trên ngực. Thế nhưng căn phòng này không bao giờ thay đổi.

“Bella cần một buổi tối riêng tư cho cô ấy”, Navot nói, khi vẫn nhìn vào khung kính. Anh nhìn Gabriel.”Tuần trước cô ấy thú nhận là sẽ thú vị hơn nếu như tớ ra ngoài làm nhiệm vụ. Trước đây chúng tớ gặp nhau mỗi tháng một lần, nếu may mắn. Còn giờ …”. Anh cau mày. “Tớ nghĩ Bella đang bắt đầu có cảm giác tiếc nuối những giây phút nhớ nhung vì phải xa nhau. Ngoài ra, tớ cũng thèm cảm giác của những lần la cà khắp các sảnh của sân bay. Theo tính toán của tớ, tớ đã dành ra hai phần ba sự nghiệp để đợi chờ ở các nhà ga, sân bay, trạm xe lửa, nhà hàng và phòng khách sạn. Những nơi đó hứa hẹn sự lý thú và sôi động, nhưng sự thực, hầu như nó chỉ mang lại nỗi chán chường thê lương với những thoáng sợ hãi vô lý”.

“Tớ thích sự chán ngắt hơn là sự náo động, bạo loạn. Sống ở một nước chán ngắt không tốt hơn hay sao?”.

“Thế thì chẳng phải là Israel rồi”.

Navot đỡ túi quần áo da cho Gabriel rồi dẫn anh vào hành lang với những chiếc đèn nê-ông sáng chói. Họ cao ngang nhau và bước đi với dáng điệu khá giống nhau. Trong khi Gabriel góc cạnh và ốm yếu, Navot lại to béo và mạnh mẽ với cái đầu tròn trĩnh như ụ pháo đặt lên trên bờ vai của lực sĩ và một cái hông mập mạp thể hiện việc ăn uống vô độ. Trong nhiều năm trời, Navot đã lang bạt khắp Tây Âu trong vai trò của một nhân viên tình báo. Hiện anh làm chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt. Theo lời của Giám đốc tình báo Israel – Ari Shamron, Chiến dịch Đặc biệt chính là “phần bí mật nhất của một cơ quan bí mật”. Họ làm những việc không ai muốn làm hoặc dám làm. Họ là những sát thủ, kẻ bắt cóc, tin tặc và tống tiền. Đó là những người trí thức có thành tích phạm tội còn hơn cả tội phạm. Đó là những người biết nhiều thứ tiếng và luôn phải biến hoá. Đó cũng là những người phải coi khách sạn sang trọng nhất Châu Âu hay khu phố tồi tàn nhất ở Berut và Bátđa là nhà. Navot mới vào nghề và anh được thăng chức vì Gabriel đã từ chối. Giữa họ không có hiềm khích mâu thuẫn. Navot là người đầu tiên thừa nhận mình chỉ là lính hoạt động bên ngoài, còn Gabriel Allon mới là một huyền thoại.

Hành lang dẫn tới một cánh cửa an ninh, nó tiếp tục dẫn đến một khu vực giới hạn sát vòng xoay giao thông chính bên ngoài nhà ga sân bay. Một chiếc Sedan Renault mới tinh đang chờ sẵn trong khu vực đỗ xe riêng. Navot mở cốp xe rồi đẩy túi xách của Gabriel vào trong. Anh nói. “Mình đã cho tài xế nghỉ đêm nay. Mình muốn có giây phút riêng tư, cậu biết là dân tài xế là thế nào rồi đấy. Bọn họ chỉ ngồi lê đôi mách sau tay lái suốt ngày và không biết làm gì ngoài chuyện phiếm. Bọn họ còn tệ hơn cái máy may”.

Gabriel ngồi vào ghế dành cho hành khách rồi đóng cửa xe. Anh nhìn vào ghế sau, nó đầy sách và hồ sơ của Bella. Bella là một chuyên gia về Xyri và từng lăn lộn qua nhiều cơ quan chính phủ. Cô thậm chí còn thông minh hơn cả Navot, và đây chính là nguồn gốc của khá nhiều căng thẳng trong quan hệ lâu dài và hay biến động của họ.

Navot khởi động xe của Bella bằng một cú xoay chìa khoá thật mạnh, anh đạp ga cho xe băng ra cổng sân bay.

“Thế bức tranh ra sao rồi?”, anh hỏi.

“Cũng hay đấy, Uzi”.

“Đó là bức của Botticelli phải không?”

Gabriel chỉnh. “Của Bellini. Bức Khóc than Chúa qua đời”.

Gabriel định nói thêm siêu phẩm này đã hình thành nên thần thái của bức vẽ sau bàn thờ ở giáo đường San Francesco ở Pesaro, nhưng anh lại thôi. Việc là một trong những người phục chế nghệ thuật giỏi nhất thế giới đã biến Gabriel thành mục tiêu cho sự ganh tỵ giữa các đồng nghiệp trong nghề. Anh hiếm khi bàn công việc với họ, ngay cả với Navot, người đã trở thành bạn thân của mình.

“Botticelli, Bellini, tên nào đối với mình cũng vậy”, Navot lắc đầu. Tưởng tượng xem, một anh chàng Do Thái đẹp trai như cậu phục chế một kiệt tác của Bellini cho Giáo hoàng. Hy vọng là ông ta trả cho cậu khá”.

“Ông ấy trả theo mức chung thôi, cộng thêm một chút”.

“Cũng công bằng thôi. Rốt cuộc thì cậu đã cứu rỗi cuộc đời của ông ta”.

“Cậu cũng tham gia vào việc này mà Uzi”.

“Nhưng tớ không phải là người có được bức tranh của ông ấy, dù tớ đang thực hiện việc đó”.

Họ lái xe đến cuối con dốc. Trên đầu là một biển báo giao thông màu xanh trắng. Bên trái là Tel Aviv, còn bên phải là Jerusalem. Navot rẽ sang phải rồi hướng về phía đồi Judean.

Gabriel hỏi:”Tình hình ở Đại lộ King Saul thế nào?”

Đại lộ King Saul là địa chỉ lâu đời của cơ quan tình báo hải ngoại của Israel. Cơ quan này có một cái tên dài ngoằng ít liên quan gì đến bản chất công việc của nó. Những người như Gabriel và Navot chỉ đơn giản gọi đó là “Văn phòng”.

“Hãy xem việc được đi xa là may mắn”.

“Tệ thế sao?”.

“Cuộc phiêu lưu của chúng ta đến Libăng là một tai hoạ rành rành. Không có cơ quan nào của chúng ta không bị ảnh hưởng uy tín, trong đó có Văn phòng. Cậu biết mọi thứ hoạt động thế nào mà. Khi phạm những lỗi lầm lớn đến thế, phải động não, càng nhiều càng tốt. Không ai an toàn, đặc biệt là Amos. Uỷ ban Thẩm vấn muốn biết tại sao Văn phòng không nhận ra Hezbollah được vũ trang tốt đến như thế và lý do tại sao mạng lưới rộng lớn những cộng tác viên được trả lương hậu hĩnh có vẻ như không thể nhận thấy giới lãnh đạo của Hezbollah bắt đầu gây hắn”.

“Điều cuối cùng Văn phòng cần thực hiện nay là một cuộc tranh giành quyền lực mới và một cuộc chiến tìm người kế tục không đúng lúc, khi mà Hezbollah đang dự tính một chiến tranh khác. Không đúng lúc khi Iran đang trên bờ vực vũ khí hạt nhân. Và càng không đúng lúc, khi có những lãnh thổ sắp bùng nổ”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 14-11-2013 19:49:46 | Chỉ xem của tác giả
Chương 2
(tiếp theo)

“Shamron và những người khôn khéo nhất còn lại đưa ra quyết định là Amos phải chết. vấn đề duy nhất là hành quyết hay Amos được phép tự xử sau một thời gian nghỉ ngơi?”.

“Làm sao cậu biết Shamron đứng ra sắp xếp những chuyện này?”.

Navot, với vẻ lạnh lùng sắc sảo, nói rõ nguồn tin của anh chính là Shamron. Đã nhiều năm qua kể từ khi Shamron thực hiện chuyến thị sát cuối cùng với cương vị là sếp, Văn phòng vẫn là sắc phong riêng cho ông. Văn phòng có nhiều người như Gabriel và Navot, những người được Shamron tuyển dụng và đào tạo, những người hoạt động theo một tín ngưỡng, thậm chí nói một ngôn ngữ do ông viết ra. Shamron được mọi người ở Israel biết với cái tên Memuneh, người mang trọng trách, và vẫn thế cho đến ngày ông quyết định đất nước này đã đủ an toàn để cho ông ra đi.

“Uzi, cậu đang chơi một trò chơi nguy hiểm. Shamron vẫn đang có ảnh hưởng. Vụ đánh bom nhằm vào chiếc xe ông ta đã cướp đi của ông ấy rất nhiều. Ông ấy không còn là người như trước. Không có gì bảo đảm ông ấy sẽ vượt lên trong cuộc chạy đua với Amos, và tớ không cần nhắc cậu, cậu cũng biết cánh cửa đến Đại lộ King Saul cho những người như cậu chỉ ra con đường một chiều. Nếu cậu và Shamron thất bại, cậu sẽ ra đứng đường, giống như những điều tra viên đã thất nghiệp của Văn phòng”.

Navot gật đầu đồng ý. “Và sẽ không có một Giáo hoàng để ném cho tớ một chút công việc vụn vặt nào đó”.

Xe bắt đầu đến Bab Al Wad, một hẻm núi giống hình bậc thang dẫn từ khu đồng bằng ven biển đến Jerusalem. Gabriel cảm giác tai mình bị ù do thay đổi độ cao.

“Thế Shamron có ý tưởng về người kế nhiệm không?”.

“Ông ấy muốn một người không phải là lính quản lý Văn phòng”.

Đó là một trong nhiều điều dị thường về Văn phòng, và điều đó ít có ý nghĩa đối với người ngoài. Shamron là người cuối cùng leo lên đến đỉnh từ hàng ngũ những người thực hiện chiến dịch và kể từ đó, ông ấy lúc nào cũng kiểm soát được mọi thành viên.

“Nên đó là lý do rại sao cậu đang âm mưu với Shamron? Cậu đang nhắm vào vị trí của Amos phải không? Cậu và Shamron đang lợi dụng sự sụp đổ ở Libăng để làm nơi tổ chức binh biến. Cậu sẽ nắm hoàng cung và Shamron sẽ ngồi giật dây từ toà biệt thự của mình ở Tiberias”.

“Tớ cứ hy vọng cậu nghĩ Shamron sẽ tin tưởng giao cho tớ chìa khoá vào Văn phòng yêu quý của ông ấy, nhưng tớ không phải thế. Memuneh còn có người khác trong đầu”.

Gabriel lắc đầu nhè nhẹ. “Tớ sao? Tớ là kẻ ám sát, Uzi. Người ta sẽ không đưa kẻ ám sát lên làm sếp”.

“Cậu còn hơn một chuyên viên ám sát”.

Gabriel lặng thinh nhìn ra cửa sổ, nơi những ngọn đèn đường vàng vọt của một khu định cư Do Thái lần lượt trải dọc theo sườn đồi xuống vùng bằng phẳng của Bờ Tây. Ở phía xa là trăng lưỡi liềm treo trên bầu trời Ramallah. Anh hỏi. “Điều gì làm cho Shamron nghĩ tớ muốn làm sếp? Tớ đã lẩn tránh khi ông ấy muốn đưa tớ lên làm sếp của Chiến dịch Đặc biệt mà”.

“Thế cậu định nhắc tớ một cách không tế nhị rằng tớ được giữ vị trí đó chỉ vì cậu không muốn chứ?”.

“Uzi, tớ muốn nói rằng tớ không thích hợp ở Tổng hành dinh và chắc chắn cũng không muốn dành những tháng ngày của đời mình cho các buổi họp hành liên miên của ban An ninh trong văn phòng Thủ tướng. Tớ không muốn tỏ ra tốt đối với người khác và cũng không muốn làm hậu thuẫn trong âm mưu nhỏ nhoi của cậu là chống lại Amos”.

“Thế cậu định làm gì nào? Cứ ngồi đó đợi Giáo hoàng giao thêm việc sao?”.

“ Cậu đang bắt đầu nói giống Shamron rồi đấy”.

Navot không để ý đến nhận xét đó. “Cứ ngồi yên trong khi tên lửa dội xuống Haifa như mưa, trong khi đám giao sĩ ở Tehran chế tạo bom hạt nhân hay sao? Phải chăng đó là kế hoạch của cậu khi bỏ cuộc giao chiến này lại cho người khác?”. Navot nhìn vào kính chiếu hậu rất lâu. “Vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng của đất nước. Tiền đồ Israel đang vỡ vụn dưới sức ép của cuộc chiến không bao giờ kết thúc này. Lớp người đi trước đang dần mất đi, còn người dân không tin thế hệ lãnh đạo mới sẽ gánh nổi trọng trách tương lai. Những người có khả năng đang tìm chỗ lánh nạn cho chính mình. Đó là bản năng của người Do Thái sao? Điều đó nằm trong bộ mã di truyền của chúng ta vì tinh thần Holocaust. Hiện nay người ta có thể nghe được những gì mà cách đây 10 năm họ đã không nghe được. Mọi người đang tự hỏi toàn bộ nỗ lực có phải là một sai lầm hay không. Họ tự lừa dối mình rằng quê hương của người Do Thái không phải ở Palestine mà là ở Mỹ”.

“Mỹ”

Navot dán mắt xuống đường. “Em gái mình sống ở Bethesda, Maryland. Ở đó đẹp lắm. Cậu có thể ăn trưa trong quán cà phê ngoài trời mà không sợ người đi ngang qua bàn cậu ngồi là một tên tử vì đạo sẵn sàng làm cậu nổ tung ra từng mảnh”. Anh liếc nhìn Gabriel. “Có lẽ đó là lý do tại sao cậu thích Italy đến thế. Cậu muốn xây dựng một cuộc sống mới cho chính mình cách xa đất nước Israel. Cậu muốn bỏ lại máu và nước mắt cho những người khác”.

Ánh nhìn u ám của Gabriel cho thấy anh đã đổ máu và nước mắt cho đất nước mình nhiều hơn ai hết. “Mình là một người phục chế chuyên về những bậc thầy cổ đại của Italy. Những bức tranh đó đang nằm ở Italy, không phải ở đây đâu Uzi”.

“Gabriel à, trùng tu nghệ thuật chỉ là công việc tạo vỏ bọc cho cậu thôi. Cậu không phải là nhà phục chế nghệ thuật, mà cậu là kẻ phụng sự thầm lặng của Nhà nước Israel và cậu không có quyền giao việc chiến sự cho người khác. Còn nếu cậu nghĩ cậu đang định tìm một cuộc sống yên ả cho mình ở Châu Âu thì hãy quên chuyện đó đi. Người Châu Âu lên án chúng ta về vụ Libăng, nhưng họ không hiểu Libăng chỉ là dấu hiệu cho những sự kiện sắp xảy ra. Bộ phim này rồi sẽ trình chiếu trong các rạp ở khắp Châu Âu. Đó chính là chiến trường tiếp theo”.

Gabriel suy nghĩ, chiến trường tiếp theo ư? Không, nó đã là chiến trường trong hơn 30 năm qua. Anh nhìn lên chiếc bóng đang đổ xuống của núi Herzl, nơi người vợ trước của anh từng sống trong bệnh viện tâm thần, bị khoá trong một nhà tù ký ức với một cơ thể bị tàn phá do kẻ thù của mình gây ra. Con trai anh ở lại phía bên kia của Jerusalem, dưới nấm mộ anh hùng trên núi Olives. Giữa hai người là thung lũng Hinnom, một lò thiêu cổ mà người Do Thái và Hồi giáo tin rằng là lò thiêu trừng phạt những người ác sau khi chết. Gabriel đã trải qua những ngày huy hoàng ở thung lũng này. Rõ ràng là Uzi Navot muốn anh quay lại.

“Cậu đang nghĩ gì vậy Uzi? Chắc chắn cậu đi chặng đường dài đến sân bay đâu phải để kéo mình tham gia vào kế hoạch chống lại Amos”.

“Mình có vài việc lặt vặt muốn nhờ cậu giúp”. Navot nói.

“Tớ đâu phải thằng lính sai vặt”.

“Không đùa đâu, Gabriel”.

“Không sao. Thế việc lặt vặt đó là gì”

“Amsterdam”

“Tại sao lại là Amsterdam?”.

“Vì chúng ta có một người trong gia đình ở đó đã bị ám sát”

“Ai?”

“Solomon Rosner”

“Rosner ư? Mình đâu biết Rosner là người của ta”.

“ Không phải là của chúng ta. Đó là người của Shamron”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 14-11-2013 20:22:44 | Chỉ xem của tác giả
Chương 3
Jerusalem

Họ lái xe qua đường Narkiss, một con đường yên tĩnh và nhiều cây xanh ở trung tâm thành phố Jerusalem, và đỗ bên ngoài toà nhà màu đá vôi ở số 16. Ngôi nhà cao 3 tầng và được che khuất bằng một cây khuynh diệp cao vút mọc trong vườn trước nhà. Gabriel dẫn Navot đi qua sảnh nhỏ và bước lên cầu thang. Dù vắng nhà đã lâu nhưng anh chẳng màng kiểm tra họp thư. Anh có bao giờ nhận được thư đâu, vì cái tên trên hộp thư là giả. Trong bộ máy nhà nước Israel, cái tên Gabriel Allon không có thực. Anh chỉ sống ở Văn phòng và thậm chí cũng chỉ là người ngụ cư bán thời gian ở đó.

Căn hộ của anh ở tầng trên cùng. Như thường lệ, anh ngập ngừng trước khi mở cửa. Căn phòng chào đón anh không giống như hiện trạng lúc anh bước ra khỏi đó sáu tháng trước. Lúc đó căn phòng này là một studio nghệ thuật nhỏ nhưng đầy đủ chức năng, còn giờ nó được trang trí tỉ mỉ bằng một màu be huyền ảo và màu trắng nhẹ nhàng mà Chiara Zolli, vị hôn thê người gốc Venice của anh rất yêu thích. Cô ấy rất bận bịu lúc anh đi xa. Không hiểu sao cô quên không nói chuyện trang trí lại căn phòng trong lần cô đi Italy vừa rồi.

“Trời, đồ đạc của tớ đâu?”.

“Bên quản lý nhà đang lưu giữ đến khi cậu tìm được một studio thích hợp”. Navot mỉm cười trước vẻ khó chịu của Gabriel. “Cậu đâu có muốn vợ mình sống ở một căn hộ không có bàn ghế nội thất, phải không nào?”.

“Cô ấy chưa phải là vợ tớ mà”. Anh đặt túi lên chiếc ghế sô-pha mới, trông khá đắt tiền. “Cô ấy đâu rồi”.

“Thế cô ấy không nói cho cậu biết tụi mình đang cử cô ấy đi đâu sao?”.

“Cô ấy nắm rõ quy định ngăn chia phòng và cần phải hiểu điều đó nghiêm túc chứ”.

“Tớ cũng vậy”.

“Cô ấy đâu, Uzi?”

Navot định đáp lại, nhưng một giọng nói từ nhà bếp vang lên đã trả lời cho anh. Giọng nói rất quen thuộc với Gabriel, cả dáng người già nua cũng vậy, người đó mặc quần kaki và cái áo khoác bằng da có vết rách ở ngực trái. Đầu người đó nhìn giống như viên đạn và bị hói, trừ cái viền tóc trắng phau như thầy tu. Mặt của ông hốc hác hơn những gì Gabriel đã nhớ, đôi kính với cặp gọng xấu xí hiện to lên đôi mắt xanh không còn trong nữa. Ông đang tựa người vào cây gậy bằng gỗ ôliu rất đẹp. Bàn tay cầm gậy giống như mượn từ một người to gấp đôi ông.

Ari Shamrom nói lần thứ hai. “Vợ sắp cưới của anh đang ở Argentina”.

“Cô ấy làm việc gì ở đó vậy”

“Theo dõi một phần tử khủng bố nổi tiếng”.

Gabriel không phải hỏi kỹ về phần tử đó. Câu trả lời nằm ở địa điểm chiến dịch. Argentina, giống như những nước còn lại ở Nam Mỹ, chính là hang ổ của Hezbollah.

“Chúng tôi nghĩ việc Hezbollah tìm cách trả thù cho những thiệt hại mà chúng ta đã gây ra cho chúng ở Libăng chỉ là vấn đề thời gian. Một cuộc tấn công khủng bố không để lại dấu vết là khả năng lớn nhất. Vấn đề duy nhất chúng ta đang nghĩ đến chính là mục tiêu của cuộc tấn công. Chúng ta hay những thành phần ủng hộ chúng ta ở Mỹ”.

“Khi nào cô ấy xong nhiệm vụ?”.

Shamron nhún vai chẳng lấy gì làm chắc chắn. “Đây là một cuộc chiến không có hồi kết, Gabriel. Nó kéo dài mãi. Thế nhưng anh biết rõ điều đó hơn bất kỳ ai trong chúng ta, phải không nào?”, ông sờ mặt Gabriel. “Tìm một cốc cà phê đi. Ta cần nói chuyện”.

Gabriel thấy một hộp cà phê trong tủ bếp. Tem đã bóc và chỉ cần ngửi cũng biết nó không còn ngon. Anh ta đổ một ít vào trong máy pha rồi đun một ấm nước sôi, quay trở lại phòng khách. Navot đang chăm chú xem một cái đĩa gốm trên bàn trong cùng, Shamron đã ngồi vào ghế và đang châm điếu thuốc Thổ Nhĩ Kỳ có mùi khó chịu. Gabriel đã đi sáu tháng, nhưng khi anh đi vắng, hình như không có gì thay đổi đồ nội thất.

Shamron hỏi. “Không có cà phê à?”

Shamron liếc nhìn chiếc đồng hồ đeo tay to tướng bằng thép không gỉ của mình. Thời gian lúc nào cũng là kẻ thù của ông, nhưng giờ còn hơn thế. Gabriel nghĩ đó là vụ tấn công, cuối cùng Shamron buộc phải đối diện với khả năng sinh tử của mình.

Gabriel hỏi. “Solomon Rosner là báu vật của Văn phòng phải không?”.

“Thực sự là một người rất có giá trị”.

“Bao lâu rồi?”.

Shamron ngả đầu ra sau và nhả một làn khói trắng lên trần nhà trước khi trả lời.

“Trở lại thời gian giữa những năm 1990, suốt nhiệm kỳ thứ hai làm sếp của tôi, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng Hà Lan sẽ trở thành một vấn đề đối với chúng ta trong tương lai. Thành phần dân số của nước này đang thay đổi rất nhanh chóng. Amsterdam đang trên đường trở thành một thành phố Hồi giáo. Thanh niên đang thất nghiệp và phẫn nộ, họ đang được các giáo sĩ bồi dưỡng bằng món ăn hận thù, đa số họ đều được du nhập từ ngoài nước và được bạn bè chúng ta ở Arập Xêút tài trợ. Đã có một số vụ tấn công nhằm vào cộng đồng địa phương. Hầu hết đó là những vụ tấn công lặt vặt như cửa sổ vỡ, chảy máu mũi, ném bom xăng lẻ tẻ.

Chúng ta muốn đảm bảo những vụ như vậy không trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta còn muốn biết xem có kẻ thù nào của ta đang sử dụng Amsterdam như một căn cứ hoạt động cho những vụ tấn công lớn chống lại người Israel ở Châu Âu. Chúng ta cần tai mắt ở ngay nơi xảy ra chuyện nhưng chúng ta không có nguồn lực để thực hiện chiến dịch một mình”.

Gabriel mở chiếc cửa dẫn ra ban công nhỏ xíu nhà mình. Mùi hương khuynh diệp ở vườn trước nhà tràn vào căn hộ. “Do đó ông quay sang tìm Rosner phải không?”.

“Cũng không hẳn vậy. Chúng ta đã thử theo cách truyền thống trước, đó là quan hệ với AIVD, cơ quan an ninh của Hà Lan. Chúng ta đã thuyết phục họ hàng tháng trời, nhưng người Hà Lan vào thời điểm đó không thích dây dưa với chúng ta. Sau lần từ chối cuối cùng, tôi đã được phép xâm nhập AIVD bằng cửa sau. Trưởng trạm địa phương của chúng ta đã hơi vụng về trong việc tiếp cận với ông phó của AIVD phụ trách theo dõi cộng đồng Hồi giáo, và chuyện đó đã đổ vỡ trước mặt chúng ta. Anh còn nhớ vụ xì-căng-đan đó không Gabriel?”.

Anh vẫn nhớ. Vụ này đã được phanh phui trên khắp các báo Hà Lan và Israel. Đã có nhiều cuộc trao đổi nóng hổi giữa Bộ ngoại giao hai nước và những lời đe doạ trục xuất đầy giận dữ.

“Khi cơn bão qua đi, tôi quyết định thử lại lần nữa. Tuy nhiên, lần này tôi chọn một mục tiêu khác”.

“Rosner”, Gabriel nói thêm và Shamron gật đầu đồng ý.

“Ông ấy theo dõi những gì đang được truyền miệng ở các nhà thờ Hồi giáo khi không ai ở Amsterdam muốn nghe, và ông đọc những lời phỉ báng qua những trang viết trên internet khi mà những người khác không thèm để ý đến. Nhiều lần, ông ấy đã cung cấp thông tin cho cảnh sát kịp thời ngăn ngừa bạo động. Ông bất ngờ biến thành người Do Thái. Qua những thông tin đó thì, Rosner chính là người đáp ứng những mong ước của chúng ta”.

“Thế ai là người lo việc tuyển chụng?”

Shamron nói. “Chính tôi. Sau vụ xì-căng-đan ở AIVD, tôi không còn tin tưởng mà giao việc cho ai nữa”.

Gabriel nói. “Ngoài ra, việc tuyển dụng được người tốt luôn là điều khiến ông ham thích”.

Shamron trả lời bằng một nụ cười ẩn ý, cũng như nụ cười mà ông đã thể hiện vào buổi chiều nóng như thiêu đốt vào tháng 9 năm 1972, khi ông đến gặp Gabriel tại Viện hàn lâm nghệ thuật Bezalel tai Jerusalem. Lúc đó Gabriel đã là một hoạ sĩ trẻ đầy triển vọng, còn Shamron là một người ngông cuồng trong chiến dịch thủ tiêu các thành viên của tổ chức Tháng Chín Đen, những kẻ thực hiện Vụ thảm sát Munich. Chiến dịch này có mật danh là Cơn thịnh nộ của Chúa, nhưng trong thực tế, đó là Cơn thịnh nộ của Gabriel. Trong số 12 thành viên của tổ chức Tháng Chín Đen bị Văn phòng thủ tiêu, sáu tên bị Gabriel giết ở cự ly gần bằng khẩu Beretta nòng 22 ly.

“Tôi đã bay đi Amsterdam và mời Rosner ăn tối trong một nhà hàng yên tĩnh nhìn xuống tháp Amstel. Tôi đã kể những câu chuyện về thời xa xưa – thời Chiến tranh giành độc lập, thời bắt giữ Eichmann. Cậu cũng biết họ đấy Gabriel, những câu chuyện cậu và Uzi đã nghe được trước đó hàng ngàn lần. Vào cuối buổi tối đó, tôi đặt hợp đồng lên bàn. Ông ấy đã ký không do dự”.

Shamron bị ngắt lời bởi tiếng kêu của ấm trà. Gabriel đi vào bếp và pha cà phê. Khi quay lại, anh đặt máy pha kiểu Pháp lên bàn cà phê, cùng với ba tách trà và một lọ đường. Navot nhìn anh không hài lòng. “Tốt hơn cậu nên đặt một cái gì bên dưới để lót. Nếu để lại vết bẩn trên khăn trải bàn, Chiara sẽ giết cậu”.

“Tôi thử xem Chiara sẽ làm gì tôi mà Uzi”, Gabriel nìn Shamron.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 14-11-2013 20:24:18 | Chỉ xem của tác giả
Chương 3
(tiếp theo)

Shamron có vẻ thận trọng. “Rosner là phát hiện quý giá của tôi. Dĩ nhiên là tôi sẽ phải cân nhắc kỹ khi chuyển giao báu vật ấy cho người khác. Tôi cho ông ấy ít tiền thuê trợ lý, và khi Rosner có việc phải báo cáo thì tôi là người đến gặp ông ta”.

“Ở Amsterdam ư?”.

Shamron nói. “Không bao giờ. Thường thì chúng tôi gặp nhau ở bên kia biên giới”.

“Antwerp”.

“Rồi lần thứ hai ông bị đuổi khỏi Văn phòng thì sao?”.

“Tôi bám vào một số việc linh tinh khiến bản thân bận rộn với sự lẩm cẩm của mình”.

“Rosner là một trong những việc linh tinh đó”.

“Tất nhiên một người nữa chính là cậu. Tôi đã không tin tưởng giao cậu cho ai khác”.

Ông cho một muỗng đường vào tách cà phê rồi khuấy nó, với tâm trạng buồn bã. “Khi tôi sang chỗ Thủ tướng làm Cố vấn an ninh cấp cao, tôi không được sử dụng Rosner nữa”. Ông liếc nhìn Navot. “Tôi giao cho Uzi. Nói cho cùng, anh ta là tình báo của chúng ta ở Châu Âu”.

“Và còn là người bảo vệ cho ông”, Gabriel nói thêm.

Navot bộc bạch. “Công việc đó chính xác cũng không nặng nhọc gì mấy. Ari đã làm hết rồi còn gì. Tớ chỉ phải xử lý những báo cáo của Rosner. Cách đây 18 tháng, ông ấy đã cho tớ một thỏi vàng nguyên chất. Theo nguồn tin của Rosner bên trong cộng đòng Hồi giáo, một nhân vật có quan hệ với Al-Qaeda đang hoạt động ở Tây Amsterdam đã nắm được một quả tên lửa và đang có kế hoạch bắn hạ một chiếc máy bay của hãng hàng không El Al khi chiếc máy bay mày hạ cánh tại sân bay Schiphol. Buổi tối đó, chúng tôi đã đáp chuyến bay đi Bỉ và thông báo cho phía Hà Lan. Họ đã bắt giữ bốn người đàn ông ngồi trong một chiếc xe đỗ ở cuối đường băng. Trong cốp chiếc xe có một quả tên lửa chống máy bay được buôn lậu vào Amsterdam từ Irắc”.

“Thế làm sao mà Rosner biết được âm mưu này?”.

Shamron nói. “Ông ấy có nguồn tin, những nguồn tin rất chuẩn xác. Nhiều lần tôi đã cố thuyết phục ông ấy giao nguồi tin cho chúng ta nhưng lúc nào ông cũng từ chối; ông ấy nói những người cung cấp tin chịu cho ông ấy vì họ nghĩ rằng ông không phải là dân chuyên nghiệp. Thật ra thì đúng ông không phải là dân chuyên nghiệp, nhưng không có ai ở Hà Lan biết được điều này”.

Gabriel hỏi “Ông chó chắc về chuyện đó không? Ông chắc là Rosner không chết vì có liên hệ với chúng ta chứ?”.

“Không may là không thiếu người ở Amsterdam muốn Solomon chết. Một số giáo sĩ thánh chiến có tiếng tăm của thành phố công khai kêu gọi một người tình nguyện tiến hành hạ sát ông ấy. Họ cuối cùng đã tìm được người ở Muhammad Hamza, một thợ sơn nhà từ Bắc Amsterdam làm cho một công trình xây dựng đối diện nhà Rosner. Cảnh sát Amsterdam đã tìm thấy băng video bên trong căn hộ hộ của Hamza sau khi hắn bị bắt. Cuốn băng được thực hiện vào buổi sáng xảy ra vụ ám sát Rosner. Trong cuộn băng, Hamza bình tĩnh nói rằng ngày hôm nay sẽ là ngày hắn giết một người Do Thái”.

“Thế ông muốn tôi đảm nhiệm công việc linh tinh gì ở Amsterdam?”.

Navot và Shamron nhìn nhau như đang cố gắng tìm một câu trả lời rõ ràng. Shamron để cho Navot trả lời. Dù gì thì anh cũng là sếp của Chiến dịch đặc biệt.

“Chúng tôi cần cậu đi Amsterdam xoá hồ sơ của ông ấy. Chúng tôi cần tên tuổi của toàn bộ những nguồn tin quý giá ấy, tất nhiên là phải bảo đảm không có manh mối gì ở đó cho thấy việc này có liên quan đến chúng ta”.

Shamron nói thêm. “Sẽ rất khó xử nếu như mối quan hệ của chúng ta với Rosner bị phơi bày ra ánh sáng. Điều đó sẽ còn gây khó khăn cho chúng ta khi tuyển mộ sayanim từ các cộng đồng Do Thái khắp nơi trên thế giới. Chúng ta chỉ là một cơ quan nhỏ. Chúng ta không thể hoạt động nếu không có họ”.

Sayanim chính là mạng lưới toàn cầu gồm những người Do Thái tình nguyện giúp đỡ. Họ là những ông chủ ngân hàng cung cấp tiền bạc cho nhân viên của Văn phòng trong trường hợp khẩn cấp; những bác sĩ bí mật chữa trị cho họ khi bị thương; những người chủ khách sạn cho họ trú ngụ dưới những cái tên giả và những nhân viên cho thuê xe cung cấp cho họ những chiếc xe không ai có thể lần ra được. Đa số sayanim đã được tuyển mộ và nuôi dưỡng bởi chính Shamron. Ông ấy đã hết lòng xem họ là những nhân viên bí mật của cộng đồng Do Thái.

Gabriel nói. “Điều đó cũng có khả năng làm cho tình hình bất ổn định ở Hà Lan thêm tệ. Solomon Rosner là một trong những người phê bình nổi tiếng nhất đối với thành phần chiến binh Hồi giáo ở Châu Âu. Nếu có tin ông ấy là điệp viên được ta tuyển mộ, cộng đồng Do Thái ở Hà Lan có thể gặp nguy hiểm”.

“Tôi không đồng ý với cách lập luận của cậu”, Shamron nói. “Tuy nhiên, quan điểm của cậu sẽ được lưu ý”.

“Làm thế nào tôi xâm nhập được vào văn phòng của Rosner?”.

Navot trả lời. “Cách đây khoảng một năm, khi những mối đe doạ đầy nguy hiểm đối với Rosner bắt đầu xuất hiện chúng tôi đều biết mình phải lên kế hoạch cho một tình huống khẩn cấp như thế. Rosner đã bảo trợ lý của mình, một phụ nữ trẻ tên là Sophie Vanderhaus, rằng trong trường hợp ông qua đời, cô ấy sẽ được một người tên là Rudolf Heller liên lạc và được hướng dẫn cách cô ta phải làm, theo từng câu từng chữ”.

Herr Rudolf Heller, một nhà tư bản kinh doanh mạo hiểm đến từ Zurich, là một trong nhiều tên giả của Shamron.

Shamron nói tiếp. “Đêm qua tôi đã liên lạc với Sophie. Tôi bảo cô ấy rằng một đồng nghiệp của tôi sẽ đến Amsterdam chiều mai và anh ta sẽ được phép xem xét tất cả hồ sơ của Rosner”.

“Chiều mai ư?”.

“Có một chuyến bay của hãng hàng không El Al rời phi trường Ben Guiron lúc 6 giờ 45 và đến Amsterdam lúc 2 giờ chiều. Sophie sẽ gặp anh ở trước tiệm cà phê Café de Doelen lúc 4 giờ”.

“Để xem hết toàn bộ hồ sơ của Rosner tôi phải mất mấy ngày đấy”.

Shamron nói. “Đúng thế”.

“Dường như ông vui vì công việc này không dồn lên vai mình”.

“Đó là lí do tại sao chúng tôi quyết định có một số biện pháp hỗ trợ. Người đó đã có mặt ở Châu Âu vì lí do cá nhân. Anh ấy sẽ có mặt ở đó khi anh đến”.

Gabriel đưa tách cà phê lên môi, anh nhìn Shamron qua miệng tách. “ Thế còn những lời hứa của chúng ta với cơ quan an ninh Châu Âu? Thoả thuận mà chúng ta ký bằng máu để đổi lại việc họ bỏ qua tất cả những lời buộc tội và kiện tụng chống lại tôi thì sao?”.

“Ý cậu nói thoả thuận cấm cậu hoạt động trên đất Châu Âu mà không xin phép cơ quan an ninh của nước đó chứ gì?”

“Vâng, đúng thế”.

Cả ba người cùng chia sẻ sự yên lặng đầy ẩn ý. Đưa ra những lời hứa mà họ vốn không có ý định giữ lời là việc họ thường xuyên phải làm dù không muốn. Họ đã lạm dụng hộ chiếu của những quốc gia khác, tuyển mộ nhân viên đặc nhiệm từ các cơ quan liên minh giữa an ninh và tình báo, và thường xuyên thực hiện những chiến dịch trên đất hải ngoại, những chiến dịch bị cấm đoán bởi những hiệp ước đã có từ lâu. Họ đã tự an ủi mình rằng họ làm thế vì không có chọn lựa nào khác; vì bị bao vây bởi những kẻ thù không từ một thủ đoạn gì để gây nên sự chết chóc; và bởi vì phần còn lại của thế giới bị bịt mắt bởi sự câm thù chủ nghĩa bài trừ Do Thái và người Do Thái, sẽ không cho phép họ đáp trả lại bằng toàn bộ sức mạnh quân sự hùng mạnh của mình. Họ đã lừa dối hết người này đến người khác và chỉ cảm thấy thanh thản khi có người khác đồng tình.

Shamron nói. “Cậu không đang đi sau bức màn sắt. Với vỏ bọc phù hợp và một vài công việc tạo nên sự nổi tiếng của cậu bây giờ, cậu sẽ không gặp vấn đề gì khi vào đất nước này. Những thủ tục nhập cảnh mới ở châu Âu đã làm cho sự đi lại của những nhân viên Văn phòng dễ thở hơn và không may là cũng dễ cho những tên khủng bố nữa. Kẻ khủng bố có thể sống ung dung trong một ngôi nhà bên bờ biển Bắc mà người Hà Lan sẽ chẳng bao giờ biết được”.

Navot vươn người đến chiếc cặp của mình. Chiếc phong bì anh lấy ra là loại cũ, có sợi dây thay vì móc bằng nhôm. Văn phòng là một trong những cơ quan tiên tiến trên thế giới về công nghệ nhưng vẫn sử dụng phong bì từ thời Israel chưa có truyền hình.

Shamron nói. “Đây là công việc thời vụ. Cuối tuần này cậu sẽ về nhà. Chưa biết chừng vợ cậu cũng sẽ về đấy”.

“Cô ấy chưa phải là vợ tôi mà”.

Gabriel nhận phong bì từ tay Navot. Anh nghĩ, công việc thời vụ, nghe hay đấy, nhưng thật ra thì nó chẳng bao giờ hay như tên gọi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 14-11-2013 20:37:33 | Chỉ xem của tác giả
Chương 4
Amsterdam

Xin ngài cho biết quý danh?”, cô lễ tân ở bàn tiếp tân khách sạn Europa hỏi.

“Kiever”, Gabriel đáp lại bằng thứ tiếng Anh giọng Đức. “Heinrich Kiever”.

“À, vâng, đúng rồi”. “Phòng của ông đã sẵng sàn “. Trong giọng của cô nghe như có chút ngạc nhiên. “Ông có thư, thưa ông Herr Kiever”.

Gabriel đang đóng vai một doanh nhân mệt mỏi vì chuyến đi, nhận mẩu giấy với đôi mày cau lại. Thư nói rằng đồng nghiệp của anh từ Heller Enterprises ở Zurich đã đến khách sạn và đang đợi điện thoại của anh. Gabriel vo tròn bức thư rồi nhét vào túi áo khoác. Áo may bằng len ca-sơ-mia. Những cô gái sang trọng không ngần ngại chi tiền cho bộ đồ giống như anh đang mặc.

“Phòng của ông trên tầng 6, một trong những dãy hạng nhất của chúng tôi đấy”, cô tiếp tân đưa cho anh chìa khoá bằng thẻ từ và nêu ra một danh sách dài ngoằng những tiện nghi xa hoa của khách sạn mà Gabriel không có ý định sử dụng. “Ông có cần người phụ giúp mang hành lý không?”.

Gabriel liếc nhìn người đàn ông đứng ở thang máy, một anh thanh niên mệt mỏi nhìn như thể đã ăn trưa ở một trong những quán cà phê tồi tàn nhất của Amsterdam. “Tôi nghĩ mình tự lo được. Cảm ơn”.

Anh bước vào thang máy và đi lên tầng sáu. Cửa phòng nằm ở cuối hành lang, trong một hốc tường nhỏ riêng biệt. Gabriel dùng ngón tay dò quanh khung cửa để xem có vật lạ nào như mảng dây điện rời ra không, anh nín thở khi tra thẻ chìa khoá vào ổ khoá điện tử. Phòng của anh không đặc biệt dù nó quay mặt hướng ra những ngôi nhà dọc sông Amstel, vốn là một trong những cảnh đẹp nhất của thành phố. Một chai sâm-panh loại thường đang nằm trên bàn cà phê. Có một dòng chữ viết tay. Chào mừng trở lại khách sạn Europa, ông Herr Kiever! Thật lạ vì theo trí nhớ của Gabriel Herr Kiever chưa từng trú ngụ ở đây.

Anh rút chiếc điện thoại di động Nokia ra khỏi túi áo khoác. Thực ra đây là chiếc điện thoại có rất nhiều chức năng mà các đời máy trên thị trường không có được, nó là thiết bị có khả năng dò tín hiệu và xung điện của những máy truyền tin bí mật. Anh giơ máy điện thoại trước mặt và đi chầm chậm vài phút quanh các phòng dọc dãy hành lang để theo dõi đồng hồ điện xem có biến động gì khác thường hay không. Yên tâm là phòng không bị nghe trộm, anh thực hiện cuộc tìm kiếm thứ hai, lần này là tìm bom và các thiết bị truy sát. Sau đó anh mới nhắc điện thoại trên chiếc bàn cạnh giường rồi quay số phòng 611. Anh nói bằng tiếng Đức. “Tôi đây”, rồi lập tức gác ống nghe.

Một lúc sau có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Bước vào phòng là một người già hơn Gabriel rất nhiều, nhỏ người, thư sinh, tóc xám lưa thưa rối bời và ánh mắt nâu nhanh nhẹn. Anh ta có vẻ như đang mặc tất cả quần áo của mình cùng một lúc. Áo sơ mi có nút chĩa xuống cũng chiếc cà vạt lớn, áo len dài tay, áo vét bằng vải tuýt hơi nhăn. Eli Lavon nói. “Chỗ ở cũng khá. Còn tốt hơn khi chúng ta ở Rome cái đêm trước khi Zwaiter đụng độ năm 1972. anh còn nhớ không Gabriel? Giống như một đống rác”.

Gabriel nắh lại. “Lúc đó chúng ta đang đóng vai những sinh viên đại học. Giờ thì không thể làm sinh viên được nữa. tôi cho rằng đó là một trong vài lợi thế co với việc chúng ta đã trở nên già đi”.

Lavon mỉm cười khó hiểu với Gabriel và ngồi xuống ghế bành với dáng điệu mệt mỏi. Ngay cả Gabriel, đã quen biết Lavon trong hơn ba mươi năm qua, nhiều khi thấy khó tưởng tượng rằng anh chàng nhỏ thó lắm chuyện, mắc chứng đa nghi này, lại là thám tử theo dõi đường phố tốt nhất mà Văn phòng đào tạo được. Họ đã làm việc cùng nhau lần đầu tiên trong chiến dịch Cơn thịnh nộ của Chúa. Lavon, một người theo học ngành khảo cổ, là một ayin, người chuyên truy tìm. Khi đơn vị này giải tán, anh ta đã định cư ở Viên và mở một văn phòng điều tra nhỏ có tên Khiếu nại và Cáo buộc thời chiến. Hoạt động với ngân sách thắt lưng buộc bụng, anh đã kiếm được hàng triệu đô la trong mớ tài sản cướp được của người Do Thái trong chiến tranh, anh còn đóng vai trò quan trọng trong việc can thiệp vào khoản giải ngân nhiều tỉ đô la của các ngân hàng Thuỵ Sỹ. Gần đây anh đã trở về Israel và dạy môn khảo cổ lịch sử tại Đại học Hebrew. Thời gian rảnh rỗi, anh thỉnh giảng về mỹ thuật tại Viện hàn lâm. Không có nhân viên được tuyển mộ nào của Văn phòng lại chưa từng trải qua vài ngày ở hiện trường với Eli Lavon vĩ đại.

Lavon nói với sự ngưỡng mộ. “Cách nguỵ trang của cậu rất tài tình. Có lúc chính tôi cũng không nhận ra cậu”.

Gabriel ngắm hình ảnh của mình phản chiếu trong gương treo trên bàn trang điểm. Anh đeo cặp mắt kính có gọng đen, kính áp tròng biến đôi mắt xanh thành nâu, một hàng râu dê giả làm nổi bật thêm dáng người vốn đã gầy của anh.

Lavon nói. “Lẽ ra tôi phải thêm chút màu xám cho tóc của cậu”.

Gabriel trả lời. “Đủ rồi. Sao cậu lại nhảy vào vụ này?’.

“Sự uỷ nhiệm. Tôi cho là như vậy. Tôi đang tham dự hội nghị ở Prague trình bày kết quả khai quật tại Tel Megiđo. Khi bước xuống sân khấu thì điện thoại di động reo. Cậu không bao giờ đoán được đó là ai đâu”.

“Tin tôi đi, đó là Eli – tôi đoán vậy”.

“Tôi nghe cái giọng nói đó, giọng của Chúa với cách nhấn giọng Ba Lan nghe rợn người, bảo tôi rời Prague đi Amsterdam ngay lập tức”, Lavon uể oải lắc đầu. “Thế ở tuổi của mình, Shamron không có việc gì tốt hơn để làm ngoài việc lo cho một tên sayan đã chết sao? Ông ấy thật may mắn vì vẫn còn sống. Ông ấy có thể hưởng thụ vài năm cuối đời, nhưng thay vào đó, ông ta lại bám vào Văn phòng như người sắp chết đưới vớ được phao cứu sinh”.

Gabriel nói. “Rosner chính là sayan của ông ta. Tôi chắc là ông ấy cảm thấy có một phần trách nhiệm trước cái chết của Rosner”.

“Lẽ ra ông ta nên để cho Uzi xử lý vụ này. Nhưng ông ta lại không hoàn toàn tin tưởng Uzi, phải không Gabriel? Ông già đó cần anh trong Chiến dịch Đặc biệt chứ không phải Uzi, ông ta sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi anh nhận nhiệm vụ ấy”. Lavon đẩy tay áo vét lên và nhìn đồng hồ. “Sophie Vanderhaus đang đợi chúng ta. Cậu đã nghĩ cách đối phó với cô ấy chưa?”.

“Cô ấy là một phụ nữ thông minh. Tôi cho là cô ấy đã có ý tưởng hay về mối liên hệ của Herr Heller và hiểu được lý do tại sao Rosner lúc nào cũng gặp ông ấy ở ngoài biên giới nước này”.

Lavon cau mày. “Tôi phải thừa nhận là mình không trông mong gì chuyện này. Tôi cho rằng mọi việc ở đây đều có trình tự hết. Khi một điệp viên chết, những bí mật phải theo họ xuống mồ. Giống như Tahara, nghĩa là gột rửa cho người chết. Tiếp theo có thể là một trong số chúng ta”.

“Eli à, hãy hứa với tôi một điều”.

“Gì vậy?”.

“Hãy hứa là nếu có chuyện gì xảy ra với tôi, anh sẽ là người chôn vùi tất cả bí mật của tôi”.

Lavon vỗ nhẹ túi áo vét. “Thật hân hạnh. À mà tôi quên mất chuyện này. Một bodelin đã gửi tôi cái này tại sân bay sáng nay khi tôi đến”.

Bodelin là liên lạc của Văn phòng. Còn cái đưa cho Lavon chính là khẩu súng Beretta 9mm. Gabriel cầm lấy rồi nhét vào thắt lưng.

“Thật sự cậu không mang theo chứ, phải không nào?”.

“Tôi có nhiều kẻ thù, Eli – rất nhiều kẻ thù”.

“Tất nhiên là Solomon Rosner cũng vậy”

“Một trong những kẻ thù đó có thể đang quẩn quanh đâu đây”.

“Phải cố gắng không giết ai khi ta còn ở Amsterdam, Gabriel à. Người chết thường làm hỏng cả chuyến đi êm ả của chúng ta đấy”.

Trời bắt đầu tối khi Gabriel bước ra khỏi khách sạn. Anh quay sang phải, Lavon đi cách anh vài bước, họ tản bộ dọc theo con phố hẹp cho đến khi anh đến chỗ chiếc cầu sắt. Ở phía đối diện là quán Café de Doelen. Quán đã mở cửa bán trở lại và địa điểm Solomon Rosner đứng vào thời điểm ông bị ám sát chất đầy hoa tulip. Không có người nào khóc than hay phả đối về vụ ám sát đúng lễ nghi đối với người đồng hương, chỉ có một băng rôn nhỏ treo ở hiên quán cà phê tren đó ghi. “Một Amsterdam, một con người”.

“Tôi đã đứng nhìn nó hai ngày nay rồi mà cũng không biết ý nghĩa của nó là gì?”.

Gabriel quay người lại. Những lời nói đó vang lên từ một phụ nữ trong độ tuổi 30 với mái tóc màu cát và đôi mắt xanh nhạt ánh lên vẻ thông minh điềm tĩnh.

Cô chìa bàn tay ra với vẻ nghiêm nghị. “Tôi là Sophie Vanderhaus, trợ lý của Giáo sư Rosner”. Cô buông tay và nhìn vào chỗ tưởng niệm tạm thời. “Thật cảm động phải không nào. Ngay cả báo chí Hà Lan cũng nói về ông ấy như một anh hùng. Thật tệ là họ không tán dương ông khi ông còn sống. Trong nhiều năm qua họ đã công kích ông ấy, tất cả bởi vì ông đã can đảm nói lên những điều mà họ tìm cách bỏ qua. Họ cũng tội lỗi như những tên thầy tế quá khích, những người đã rót vào đầu Muhammad Hamza đầy lòng thù hận”. Cô quay sang nhìn Gabriel. “Đi nào, ngôi nhà đó ở lối này”.

Họ đi xuống đường Staalstraat. Liếc qua vai mình Gabriel nhìn thấy Lavon đang tiếp bước theo sau. Sophie Vanderhaus nhìn xuống những viên sỏi lót đường như thể đang sắp xếp suy nghĩ của mình.

Cô nói. “Ông ấy đã bị giết cách đây năm ngày. Và không có lãnh tụ Hồi giáo nào đứng ra lên án việc này. Thực ra, được báo chí Hà Lan tạo điều kiện, họ đã chọn cách lên án ông ấy. Thế còn những người Hồi giáo được cho là ôn hoà mà người ta hay nói đến trên báo chí ở đâu? Họ có tồn tại không hay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của chúng ta? Nếu có ai phỉ báng đấng tiên tri Muhammad, cộng đồng người Hồi giáo ở đất nước chúng tôi sẽ phẫn nộ đổ ra đường phố, và đe doạ chặt đầu người đó. Nhưng khi một trong số họ phạm tội mưu sát nhân danh Đấng tiên tri thì …”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 14-11-2013 20:40:16 | Chỉ xem của tác giả
Chương 4
(tiếp theo)

Giọng cô lạc hẳn đi.

Gabriel nói tiếp những gì cô suy nghĩ.

“Sự im lặng đáng sợ”.

“Đúng vậy”, cô đáp. “Nhưng anh đến Amsterdam không phải là để nghe diễn thuyết của tôi. Anh có việc phải làm”. Cô nhìn anh chăm chú một lúc khi họ bước cạnh nhau trên con phố hẹp. “Anh biết không, Herr Kiever, cách đây đúng một năm Giáo sư Rosner có kể cho tôi nghe về mối quan hệ với một người có tên là Rudolf Heller và những gì tôi phải làm trong trường hợp nếu có chuyện gì xảy ra với ông. Không cần nói cũng biết là tôi đã hy vọng không có ngày này”.

“Tôi hiểu mối quan hệ giữa cô và Giáo sư Rosner rất gần gũi”.

“Ông ấy giống như là cha của tôi vậy. Tôi có hàng tá lời mời làm việc khác khi tốt nghiệp – những công việc có mức lương cao hơn nhiều so với công việc ở Trung tâm Nghiên cứu an ninh Tây Âu – nhưng tôi chọn làm việc cho Giáo sư Rosner dù mức thù lao rất ít ỏi”.

“Cô là sử gia?”.

Cô gật đầu. “Khi tôi đang nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, tôi hiểu rằng nfười Hà Lan chúng ta có thói quen tìm cách thích nghi với nhiều luồng tư tưởng, cho dù đó là xã hội chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa phát xít Hồi giáo. Tôi muốn góp phần phá vỡ định kiến đó. Làm việc cho Giáo sư Rosner đã cho tôi cơ hội đó”.

Cô cài lại cái kẹp tóc trên trán rồi nhìn Gabriel. “Tôi đã đứng bênh cạnh Giáo sư Rosner trong năm năm qua đấy, Herr Kiever. Tôi phải chịu đựng rất nhiều lời chế giễu và cả đe doạ. Ngoài ra, tôi tin tưởng là điều đó cho phép tôi được hỏi vài câu trước khi chúng ta bắt đàu”.

“Tôi e là hỏi qua nhiều câu về thân thế tôi và lý do tôi có mặt ở đây sẽ làm cho cuộc sống của cô thêm phức tạp và nguy hiểm hơn hiện tại”.

“Thế anh có cho phép tôi đặt ra giả định không?”.

“Nếu cô muốn”.

“Tôi không tin Herr Rudolf Heller là người Thuỵ Sỹ. Và dĩ nhiên tôi không tin anh ta là một nàh tư bản kihn doanh mạo hiểm quan tâm đến việc hỗ trợ cho công việc của một người phân tích khủng bố ở Amsterdam”.

“Thật vậy sao?”.

“Giáo sư Rosner đã không nói nhiều về những tình cảm ông đối với Israel. Ông ấy biết rằng điều đó chỉ làm cho ông thêm nguy hiểm ở Amsterdam. Nhưng ông là một người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Ông ấy tin tưởng vào Israel và quyền của người Do Thái đối với quê hương mình. Tôi thì nghi ngờ rằng nếu một sĩ quan tình báo thông minh của Israel xuất hiện và đền nghị xác đáng, ông sẽ làm bất cứ điều gì để giúp đỡ”.

Cô dừng bước và nhìn Gabriel một lúc với vẻ Đăm chiêu như thể chờ anh trả lời.

Anh nói. “Tên tôi là Hêinrich Kiever. Tôi là đồng nghiệp của Herr Rudolf Heller từ Zurich tới và tôi đến Amsterdam để xem lại những giấy tờ riêng tư của Giáo sư Solomon Rosner”.

Cô chịu thua, dù cách biểu cảm của cô vẫn cho thấy cô còn rất nghi ngại về câu chuyện vỏ bọc của anh. Gabriel không trách cô về điều này.

Cô nói. “Tôi hy vọng anh không có kế hoạch rời Amsterdam trong thời gian trước mắt. Theo ước tính lần cuối cùng, chúng tôi có hơn một trăm ngàn trang tài liệu trong kho”.

“Tôi có người trợ giúp”.

“Thật sao?”.

Gabriel gật đầu về phía Lavon, người đang dán mắt vào một cửa kính bán hàng sau họ khoảng 20 thước.

“Từ khi nào những nhà tư bản kinh doanh Thuỵ Sỹ mạo hiểm thuê những người theo dõi chuyên nghiệp vậy?”. Cô đi xuống đường Groenbrugwal. “Thôi nào, Herr Kiever. Anh còn một đêm dài phía trước”.

Ươc tính ban đầu của cô về kho tư liệu của Rosner cho thấy nó vẫn quá ít so với thực tế. Sau khi thực hiện rà soát sơ bộ ngôi nhà ven kênh đào, Gabriel tính số trang thực sụ lên gần hai trăm năm mươi ngàn trang. Hồ sơ được xếp trong văn phòng của Sophie, rồi những hồ sơ nằm dọc hành lang và còn có một phòng ẩm ướt đầy hồ sơ trên kệ. Tất nhiên là còn có toàn bộ tư liệu chứa trên ở cứng máy tính của Rosner. Quá nhiều so với dự tính của Shamron là những tài liệu này sẽ được đưa hết về Jerusalem vào cuối tuần.

Họ bắt đầu từ văn phòng của Rosner. Gabriel và Lavon, nhà phục chế nghệ thuật và nhà khảo cổ, ngồi cạnh nhau tại bàn của Rosner, trong khi Sophie đặt hồ sơ trước mặt họ từng tập một, cung cấp một số tình huống khi cần, dịch ra một vài đoạn khi cần thiết. Những hồ sơ đáng quan tâm hoặc có tính nhạy cảm được tách ra và đóng trong thùng các tông để vận chuyển về đại lộ King Saul. Đến chín giờ, họ đã nhét được 4 thùng và không tìm thấy manh mối nào liên quan đến Ari Shamron, Herr Rudolf Heller hay Văn phòng. Có vẻ như Rosner là một người cẩn thận. Ông cũng là một nhà nghiên cứu và thu thập thông tin tình báo tỉ mỉ. Trong căn phòng của ngôi nhà cổ ven bờ kênh trên đường Groenburgwal này còn có những hình ảnh chi tiết độc đáo và đáng sợ về hàng loạt mạng lưới Hồi giáo cấp tiến đang hoạt động ở Amsterdam và những nơi khác.

Đến 10 giờ, họ đều đói. Không muốn gián đoạn công việc, họ quyết định mua đồ ăn mang về. Gabriel chọn món Bebab, Sophie chọn món Indo còn Lavon chọn món Thái.

Sau 10 phút thảo luận, họ phải dùng đến biện pháp rút thăm bằng cách ghi món và bỏ vào một trong những cái mũ cũ của Rosner. Sophie hân hạnh được ưu tiên chon. Cô nói. “Món Thái”, rồi mỉm cười nhìn Lavon, “để xem ai đi mua chứ?”.

Gabriel nói. “Tôi sẽ đi. Tôi cần nói chuyện với một người”.

Năm phút sau Gabriel bước ra. Ngoài trời, những bông tuyết đang nhè nhẹ rơi. Anh đứng một lát tại đầu các bậc thềm bằng sắt của nhà Rosner, vừa gài nút chiếc áo choàng trước cái lạnh cắt da, vừa nhìn khắp khu phố để xem liệu có ai theo dõi mình không. Con phố vắng tanh trừ một người nằm co ro trên băng ghế dài ở bờ kênh đối diện. Ông ta mặc chiếc áo khoác bằng len, chỉ mòn xác xơ và đội khăn trùm đầu vải kẻ ca rô trắng đen. Hàm râu màu xám của ông rối bù và trên đầu ông đội cái mũ chỏm kufi trắng của một người Hồi giáo sùng đạo. Gabriel bước xuống bậc thềm và bước đến chiếc cầu kéo ở cuối con phố. Khi anh quay vào đường Staastraat, anh nghe tiếng bước chân trên sỏi phía sau mình. Anh cố ý xoay đầu và giả vờ nhìn ra xa một cách lơ đãng. Người đàn ông Hồi giáo ngồi trên băng ghế giờ chỉ còn cách 30 thước phía sau anh và đang bước cùng hướng với anh. Hai phút sau, khi Gabriel đi qua chỗ tưởng niệm Rosner bên ngoài quán Café de Doelen, anh nhìn qua vai mình lần thứ hai và thấy người đàn ông mang mũ kufi và khăn choàng kaffiyeh đã thu ngắn khoảng cách giữa họ còn phân nữa. Anh nghĩ đến những lời Lavon đã nói với mình vào buổi trưa ở khách sạn Europa. Lavon đã nói. “ Phải cố gắng không giết người khi ở Amsterdam”. Gabriel không có ý định giết người đàn ông này. Anh chỉ muốn trả lời hai câu hỏi đơn giả: Tại sao người Hồi giáo sùng đạo này đã mất cả buổi tối ngồi bên ngoài nhà của Solomon Rosner và tại sao ông ta lại đi theo Gabriel qua những con phố tối tăm của Amsterdam?

Nhà hàng mà Sophie Vanderhaus đã đặt thức ăn nhanh nằm ở Ledsestraat, cách Koningsplein không xa. Gabriel, sau khi băng qua sông Amstel, lẽ ra nên đi sang phải thì thay vào đó, anh đi sang trái, vào lối khách bộ hành chật hẹp đầy những hàng quán ăn, những nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ, và những quán cà phê kiểu Trung Đông nhỏ bé. Đường phố vẫn rất đông đúc ngay cả vào giờ này. Mặc dù vậy không gặp quá nhiều khó khăn để theo dõi lại người đang theo dõi mình trong ánh đèn nê-ông chói loá.

Con phố đổ vào khu Rembrandtplein, nhưng khi còn cách quãng trường đông người 20 mét, Gabriel rẽ vào một lối đi tối rộng vừa đủ người chui qua dẫn trở lại con sông. Người đàn ông quấn khăn kaffiyeh và đội mũ kufi dừng ở đầu con hẻm, mặc dù hơi do dự, nhưng rồi cũng đi theo.

Gabriel rút khẩu beretta ra khỏi chỗ giắt sau lưng quay một vòng. Khi rút súng, anh hầu như có thể nghe tiếng Shamron vang lên trong đầu mình. Chúng ta không vẫy súng trong đám đông như những gã găng-tơ và đe doạ lung tung. Khi rút vũ khí ra, ta làm thế vì một lý do và chỉ một lý do. Ta bắt đầu bắn. Và ta cứ bắn cho đến khi mục tiêu bị tiêu diệt. Anh nhét súng vào túi áo khoác và tiếp tục bước đi.

Ở giữa con hẻm, hầu như không thể bước xuyên qua bóng tối, Gabriel rẽ vào một lối đi giao cắt và đợi ở đó, tay nắm chặt báng súng Beretta. Khi người đàn ông râu ria bước qua, Gabriel bước ra khỏi hẻm và nhanh như cắt đánh vào thận trái của hắn. Chân người đàn ông quỵ xuống ngay lập tức, nhưng trước khi hắn đổ gục xuống đất, Gabriel nắm lấy chiếc khăn kaffiyeh và quăng hắn mạnh vào bức tường gạch bôi đầy sơn vẽ. Ánh mắt của người đàn ông trở nên kinh sợ thực sự. Gabriel giáng mạnh vào gã này một lần nữa, lần này vào giữa ngực. Khi hắn đổ gục xuống, Gabriel nhanh chóng lục soát người hắn tìm vũ khí nhưng chỉ tìm thấy một cái ví và một bản sao kinh Coran.

Gabriel hỏi nhanh bằng tiếng Arập. “Mày muốn gì ở tao?”.

Người đàn ông chỉ ú ớ.

Gabriel nói. “Trả lời tao đi. Nếu không tao sẽ đánh mày đến chết”.

Người đàn ông giơ tay lên van xin Gabriel đừng đánh nữa. Gabriel thả hắn ra và lùi lại. người đàn ông dựa lưng vào tường cố gắng thở.

Gabriel hỏi. “Mày là ai? Tại sao theo dõi tao?”.

“Tôi là người anh đang tìm trong đống hồ sơ của Solomon Rosner. Và tôi đến để giúp anh”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 14-11-2013 20:41:24 | Chỉ xem của tác giả
Chương 5
Amsterdam

Tên tôi là Ibrahim”.

“Ibrahim gì?”

“Ibrahim Fawaz”.

“Ông theo tôi như thế là ngốc lắm, Ibrahim Fawaz”.

“Hiển nhiên rồi”.

Họ đi bộ dọc theo bờ sông Amstel tối đen như mực. Ibrahim lấy một tay ấn vào thận còn tay kia quắp tay của Gabriel để được giúp sức đứng lên. Tuyết nặng hạt bắt đầu rơi, không khí mong manh vì lạnh. Gabriel chỉ vào một quán cà phê còn mở cửa và đề nghị đến đó nói chuyện.

“Những người như tôi không uống cà phê ở những nơi như vậy, đặc biệt đi với những người như anh. Đây không phải là nước Mỹ, đây là Amsterdam”. Ông ta lắc đầu quầy quậy rồi liếc nhìn Gabriel bằng nửa con mắt. “Anh nói tiếng Arập như người Palestine. Tôi cho rằng những lời đồn về Giáo sư Rosner là có thật”.

“Tin đồn gì”.

“Rằng ông ấy là con tốt của những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái và những người ủng hộ Do Thái ở Mỹ. Rằng ông ấy là tình báo của Israel”.

“Ai nói thế”.

Ibrahim nói. “Những thanh niên giận dữ và cả những thầy tế nữa. Họ còn tệ hơn những cái đầu nóng bồng bột của tuổi trẻ. Họ từ Trung Đông đến, từ Arập Xêut sang. Họ rao giảng Wahabi. Thầy tế trong nhà thờ kể cho chúng tôi rằng Giáo sư Rosner đáng chết vì những gì ông ấy đã viết về Hồi giáo và Đấng tiên tri. Tôi đã cảnh báo ông ta liệu mà tìm nơi ẩn nấp nhưng ông ấy đã từ chối. Ông ấy rất cứng đầu”.

Ibrahim dừng lại tựa người vào lan can nhìn xuống dòng sông đen đang uể oải chảy. Gabriel nhìn vào bàn tay phải của người đàn ông Arập và thấy thiếu mất hai ngón cuối cùng.

“Ông có bị đau không?”.

“Tôi không đau lắm”.

“Ông đi bộ được không Ibrahim? Tốt hơn là chúng ta nên đi bộ”.

Người đàn ông Arập gật đầu và họ đi bộ chầm chậm dọc theo bờ sông. “Tôi nghĩ anh là người sử dụng Giáo sư? Đó là lí do anh và bạn anh đang điên cuồng xới tung các hồ sơ của ông ấy”.

“Những việc tôi đang làm trong ngôi nhà của ông ấy không phải việc của anh”.

Người đàn ông Arập nói. “Hãy giúp tôi một việc. Nếu anh thấy tên tôi xin hãy làm ơn bỏ tài liệu đó vào trong máy huỷ ngay. Tôi rất tôn trọng Giáo sư Rosner. Nhưng tôi không muốn kết thúc của mình giống như ông ấy. Những người ở Amsterdam sẵn sàng cắt cổ tôi nếu họ biết tôi đang giúp ông ấy”.

“Ông làm việc cho ông ấy được bao lâu?”.

Ibrahim nói. “Một thời gian dài. Nhưng đó không phải là công việc. Chúng tôi là đối tác, Giáo sư Rosner và tôi. Chúng tôi có cùng niềm tin. Chúng tôi tin tưởng những kẻ thánh chiến đang huỷ hoại tôn giáo của mình. Chúng tôi biết rằng nếu không ngăn họ lại, họ cũng sẽ huỷ hoại đất nước Hà Lan thôi”.

“Tại sao anh làm việc cho Rosner? Sao không làm cho cảnh sát?”.

“Có lẽ từ giọng nói của tôi anh cũng biết rằng tôi là người Ai Cập. Người Ai Cập thường sợ cảnh sát, sợ mật vụ hay những cơ quan tương tự. Tôi đã sống ở Hà Lan được hai mươi lăm năm. Tôi là công dân của đất nước này, cũng như vợ và con tôi. Nhưng đối với cảnh sát Hà Lan và những đồng bào khác, tôi sẽ luôn là một người nhập cư. Một người ngoại lai”.

“Nhưng anh đã đoán Rosner đang chuyển một số thông tin của anh cho cảnh sát và cơ quan an ninh Hà Lan”.

“Và còn cho cơ quan mật vụ Israel nữa…”. Hắn ta nhìn Gabriel và cố nở một nụ cười nghiêm nghị. “Tôi phải thú nhận rằng người Israel không được yêu thích lắm ở quê hương tôi. Vợ tôi là người Palestine. Cô ấy đã chạy trốn sang Ai Cập với gia đình năm 1948 sau vụ Al Nakba và định cư ở Cairo. Mỗi tối, trên bàn ăn tôi đã nghe về những nổi đau của người Palestine gần ba mươi lăm năm nay. Con trai tôi tiếp thu điều đó từ dòng sữa mẹ. Nó vừa là người Ai Cập vừa là người Palestien, một sự pha trộn kỳ quặc”.

“ Đấy có phải là lí do ông theo tôi tối nay không, Ibrahim – để tham gia vào cuộc tranh luận về đề tài lưu vong của người Palestien và những tội ác của những người sáng lập nước Israel”.

Người đàn ông Ai Cập nói. “Có lẽ để lúc khác. Hãy tha lỗi cho tôi. Giờ anh không còn tấn công tôi, nên tôi đang cố gắng để có một cuộc chuyện trò lịch sự. Tôi là giáo sư ở Ai Cập trước khi di cư qua Hà Lan. Vợ và con trai tôi lại kết tội tôi vì tôi là giáo sư. Họ đã dành cả cuộc đời để lắng nghe tôi diễn thuyết. Tôi e là họ không còn chịu đựng nổi tôi nữa. Khi có cơ hội dạy học, tôi sẽ nắm lấy”.

“Thế ông cũng là thầy giáo ở Hà Lan chứ?”.

“Ở Hà Lan ư?”, ông ta lắc đầu. “Không, ở Hà Lan tôi chỉ là công cụ. Năm 1982 chúng tôi quyết định rời Ai Cập vì nghĩ rằng con trai mình sẽ có nhiều cơ hội hơn ở phương Tây. Tôi là người có giáo dục nhưng nền giáo dục của tôi là nền giáo dục của Ai Cập nên ở đây tôi không có giá trị gì cả. Tôi làm nghề xây dựng cầu đường cho đến khi bị bệnh ở lưng. Sau đó tôi làm nghề quét đường trên các con phố cổ ở Rotterdam. Cuối cùng, khi không còn đẩy nổi cây chổi, tôi vào làm việc cho một phân xưởng làm đồ nội thất ở Tây Amsterdam. Quản đốc xưởng cho tôi làm 14 tiếng một ngày. Một đêm, trong lúc ngủ gật, tôi đã làm lưỡi cưa hình tròn đi sai hướng”.

Ông ta nhấc bàn tay bị huỷ hoại lên cho Gabriel xem. “Trong thời kỳ nghỉ dưỡng thương, tôi quyết định tận dụng thời gian của mình bằng cách học nói tiếng Hà Lan cho chuẩn. Khi giám đốc nhà máy nghe nói về việc của tôi, ông ấy bảo tôi đừng lãng phí thời gian vì một ngày nào đó không xa, tất cả những đứa con tha phương sẽ trở về quê nhà. Tất nhiên ông ấy sai”.

Một làn gió thổi những bông tuyết vào mặt họ. Gabriel kéo cổ áo khoác lên. Ibrahim xỏ tay trở lại vào túi áo khoác.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách