Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: alice2000phuong
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Trinh Thám - Xuất Bản] Kẻ Phụng Sự Thầm Lặng | Daniel Silva (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 14-11-2013 20:42:44 | Chỉ xem của tác giả
Chương 5
(tiếp theo)

“Con cái chúng tôi phải nghe nhiều lời lăng mạ của dân gốc Hà Lan. Chúng chứng kiến cách người Hà Lan đối xử với chúng tôi, và chúng cũng bị làm nhục. Chúng trở nên giận dữ và phẫn uất, không chỉ đối với người Hà Lan mà còn với chúng tôi, cha mẹ của chúng. Con cái của chúng tôi bị kẹp giữa hai thế giới, không phải hoàn toàn Arập, cũng không phải hoàn toàn Hà Lan. Chúng đang cư ngụ ở Ghurba, vùng đất của những người lạ, và vì thế chúng tìm kiếm sự che chở ở một nơi an toàn”.

“Hồi giáo”, Gabriel nói.

Ibrahim gật đầu và lặp lại. “Chính là Hồi giáo”.

“Ông vẫn làm đồ nội thất để kiếm sống chứ, Ibrahim?”.

Ông ta lắc đầu. “Tôi đã về hưu nhiều năm rồi. Nhà nước Hà Lan trả lương cho tôi hậu hĩnh cũng bởi vì tôi bị mất hai ngón tay. Tôi tìm cách làm một ít việc phụ thêm. Điều đó tốt cho lòng tự trọng của tôi và giúp tôi chậm già”.

“Bây giờ ông làm ở đâu?”.

“Cách đây ba năm, nhà nước tài trợ cho tôi mở một trung tâm cho cộng đồng Hồi giáo ở khu vực Oud West của thành phố. Tôi làm bán thời gian ở vị trí tư vấn viên. Tôi giúp những người mới đến tìm nơi nương tựa. Tôi giúp dân tộc của mình học nói tiếng Hà Lan cho chuẩn. Và tôi còn theo dõi cả những thanh niên đang bức xúc. Đó là nơi lần đầu tôi nghe đồn về âm mưu bắn hạ một chiếc máy bay của người Do Thái”. Hắn liếc sang Gabriel để xem phản ứng của anh. “Khi tôi nhìn vấn đề xa hơn, tôi thấy nó còn hơn cả một tin đồn, do đó tôi nói với Giaó sư Rosner. Anh phải cảm ơn tôi vì cái vụ hai trăm năm mươi người Do Thái không bị thổi tung lên từng mảnh ở sân bay Schiphol”.

Một cặp đồng tính nam tuổi trung niên tiến về phía họ dọc theo bờ sông. Ibrahim bước chậm lại và nhìn xuống phía những viên đá lát đường.

“Tôi còn có một công việc khác nữa”, ông ta nói khi hai người đàn ông kia đi khỏi. “Tôi làm việc cho một người bạn bán xoong chậu ở chợ Ten Kate. Anh ta trả công cho tôi và cho tôi lấy quầy hàng làm chỗ cầu nguyện. Có một nhà thờ Hồi giáo nhỏ ở góc đường Jan Hazenstraat gọi là nhà thờ Al Hijrah. Nó nổi tiếng vì thầy tế ở đó rất quá khích. Ở đền Al Hijrah có nhiều thanh niên, những kẻ luôn nung nấu hình ảnh thánh chiến và khủng bố, những thanh niên sẵn sàng tử vì đạo, những kẻ coi Osama Bin Laden là người Hồi giáo thực thụ. Những thanh niên này tin vào takfiri. Anh có biết từ này không? Takfiri?”.

Gabriel gật đầu. Takfiri là một khái niệm do dân Hồi giáo tạo nên ở Ai Cập vào thập niên 1970, một mánh khoé thần học để cho phép những tên khủng bố giết hầu như bất kỳ ai họ muốn nhằm đạt được mục tiêu áp đặt sharia và phục hồi Caliphate. Mục tiêu ban đầu là những người Hồi giáo. Một lãnh tụ Hồi giáo lâu năm, người không cai trị bằng luật sharia sẽ bị giết bằng takfiri vì đã xa rời Hồi giáo. Do đó công dân của một nhà nước Hồi giáo cổ hay một người Hồi giáo cư ngụ ở một nước phương Tấy dân chủ có thể làm điều đó. Đối với Takfiri, dân chủ chính là dị giáo, vì nó thay thế những luật lệ của Chúa bằng luật lệ của con người. Do đó, những công dân Hồi giáo ở một nước dân chủ là người bội giáo và có thể bị hành hình. Chính khái niệm Takfiri đã thôi thúc Osama Bin Laden lái máy bay lao thẳng vào các toà nhà hay đánh bom các Đại sứ quán ở Châu Phi, dù nhiều nạn nhân của hắn là người Hồi giáo. Nó còn cho phép những kẻ khủng bố người Sunni ở Irắc dược giết bất kỳ người nào chúng muốn, hòng ngăn chặn nền dân chủ ở Bátđa. Nó còn thôi thúc những thanh niên Hồi giáo được sinh ra tại Anh sẵn sàng cho nổ tung mình trên xe điện ngầm và xe buýt ở Luân Đôn, thậm chí một số còn sẵn sàng đưa những người Hồi giáo khác lên thiên đường.

Ibrahim nói tiếp. “Những thanh niên này có kẻ cầm đầu. Hắn chưa ở Amsterdam lâu đâu – chỉ mười tám tháng, có thể lâu hơn một chút. Hắn là người Ai Cập, làm việc cho một cửa hàng internet và trung tâm điện thoại ở khu Oud Uwest, nhưng hắn thích tự nghĩ về mình như một nhà rao giảng Hồi giáo vĩ đại và là nhà báo tài năng. Hắn viết bài cho những tạp chí và website của người Hồi giáo”.

“Tên hắn là gì?”.

“Samir ai Masri – ít ra đó là cái tên hắn tự gọi mình. Hắn cho rằng mình có liên hệ với du kích quân ở Irắc. Hắn nói với thanh niên của chúng tôi rằng bổn phận của họ là phải giết những kẻ ngoại đạo đã làm ô uế đất đai của người Hồi giáo. Hắn diễn thuyết cho họ nghe về Takfiri và thánh chién. Đêm đến họ tập trung ở nhà hắn đọc kinh Sayyid Qutb và Ibn Taymiyyah. Họ tải xuống những băng video từ internet để xem những kẻ ngoại đạo bị chặt đầu. Vài người đã đi Ai Cập với hắn. Hiện có cuộc tranh cãi về Samir ở đền Al Hijrah. Thường là bàn luận trong đền nhưng cách bàn luận cũng không giống ai. Samir là một người nguy hiểm. Nếu không phải là al-Qeada thì hắn cũng là một người bà con thân thuộc”.

“Hắn sống ở đâu?”.

“Trên phố Hudsonstraat. Số 37. Căn hộ D”.

“Ở một mình?”.

Ibrahim vừa giật râu vừa suy nghĩ và gật đầu.

“Ông đã kể cho Solomon về Samir chứ?”.

“Đúng, cách đây nhiều tháng”.

“Thế thì tại sao tối nay ông theo dõi tôi?”.

“Vì cách đây hai ngày, Samir và bốn thanh niên khác từ nhà thờ Al Hijrah đã biến mất”.

Gabriel dừng lại nhìn Ibrahim. “Thế họ đị đâu?”

“Tôi cũng đang hỏi thăm, nhưng hình như không ai biết”.

“Ông có biết tên của bốn người kia không?”

Người đàn ông Ai Cập đưa cho Gabriel một mảnh giấy. Anh ta nói. “Tìm họ đi. Nếu không, tôi e là những ngôi nhà này sắp sụp đổ đấy”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 07:13:00 | Chỉ xem của tác giả
Chương 6
Khu Oudwest, Amsterdam

Eli Lavon nói. “Tớ đang nóng lòng chờ món ăn Thái đây”

“Tớ sẽ lấy món Thái cho cậu sau khi chúng ta đột nhập vào căn hộ của Samir”.

“Làm ơn cho tớ biết cậu mua món Thái cho tớ ở đâu lúc ba giờ sáng đây?”.

“Tớ tháo vát lắm đấy!”.

Gabriel lau mạnh ô cửa sổ chắn gió bám đầy tuyết và nhìn về lối vào đường Hudsonstraat. Lavon nhìn xuống và kéo mạnh nút áo khoác.

“Chúng ta sẽ không sử dụng xe thuê trong những pha hành động nếu xe không được lấy từ những nguồn sạch sẽ”.

“Tớ biết rồi, Eli”.

“Chúng ta cũng sẽ không đột nhập và làm hỏng những cuộc lục soát nếu không có sự hỗ trợ và đồng tình của Văn phòng trên đại lộ King Saul”.

“Ừ, tớ hiểu rồi”.

“Cậu đang phá vỡ quá nhiều quy tắc đấy. Điều đó sẽ khiến ta phạm sai lầm. Tớ đang mong được nghỉ đêm ở khách sạn Europa chứ không phải ở xà lim Hà Lan”.

“Cho tớ biết chúng ta lấy được chiếc xe sạch ở đâu và làm thế nào nhạn được sự hỗ trợ phù hợp lúc ba giờ sáng ở Amsterdam?”.

“Quá dễ dàng đối với sự tháo vát của cậu mà”. Lavon buồn rầu nhìn qua cửa sổ. “Nhìn xung quanh đi Gabriel. Cậu thấy thế nào?”.

Anh khẽ lắ đầu. “Nên đúc tượng đài cho sự ngây thơ của người Châu Âu. Người Châu Âu nghĩ rằng họ có thể tiếp nhận hàng triệu dân di cư từ những vùng nghèo đói nhất của thế giới Hồi giáo rồi biến họ thành những người dân chủ xã hội chỉ trong một thế hệ, và hãy nhìn kết quả xem. Phần lớn dân Hồi giáo ở Châu Âu đều bị đưa vào những khu tị nạn và đang rên xiết vì giận dữ”.

Gabriel nghĩ họ bị kẹt giữa hai thế giới. Không hoàn toàn là thế giới Arập cũng không phải hoàn toàn là thế giới Hà Lan. Họ bị lạc vào vùng đất của những người xa lạ.

Gabriel nói. “Nơi này lúc nào cũng sản sinh ra những tư tưởng bạo lực. Tính quá khích của Hồi giáo là con virut mới nhất, phát triển mạnh trong môi trường nuôi dưỡng Châu Âu”.

Lavon gật đầu suy tư và thổi vào hai bàn tay của mình. “Cậu biết không, trong một thời gian dài sua khi trở về Israel, tớ nhớ Viên lắm. Tớ nhớ những quán cà phê mình thường lui tới. Nhưng tớ đã nhận ra rằng lục địa này đang dân chết đi, Châu Âu đang lùi vào lịch sử một cách thầm lặng. Lục địa này già cỗi và mệt mỏi, và thế hệ trẻ của lục địa đó khá bi quan về triển vọng tương lai. Họ không chịu sinh con đẻ cái để bảo đảm cho sự tồn tại giống nòi của mình. Họ không tin vào điều gì ngoài tuần làm việc ba mươi lăm giờ và kỳ nghỉ hè”.

Gabriel nói. “Và cả chủ nghĩa bài trừ Do Thái nữa chứ”.

“Đó là một thứ ở Viên mà tớ không bao giờ bỏ qua. Con virút của chủ nghĩa bài trừ Do Thaíhiện đại sinh ra ở Châu Âu nhưng sau chiến tranh nó đã lan sang Arập, nơi nó biến thái và phát triển mạnh hơn, lây lan từ người này qua người khác”. Anh nhìn Gabriel. “Và chúng ta lại đang ở đây, hai người đàn ông Do Thái đẹp trai đang ngồi ở góc phố Châu Âu lúc ba giờ sáng. Lạy Chúa, bao giờ chuyện này kết thúc nhỉ?”.

“Nó sẽ không bao giờ kết thúc đâu Eli. Chuyện này sẽ kéo dài mãi mãi”.

Lavon im lặng suy tư về quan điểm này. “Cậu có nghĩ mình sẽ đột nhập vào căn hộ thế nào không?”.

Gabriel đưa tay vào túi áo khaocs rồi rút ra một công cụ bằng kim loại nhỉ.

“Tớ không bao giờ có thể sử dụng thứ này”. Lavon nói.

“Tớ có đôi bàn tay tốt hơn cậu mà”.

“Những bàn tay tốt nhất của ngành – đó là lời của Shamron. Nhưng tớ không biết ông nghĩ mình sẽ tìm thấy gì ở đó. Nếu Samir và tổ chức của hắn còn hoạt động, căn hộ sẽ được dọ dẹp sạch sẽ”.

“Cậu sẽ ngạc nhiên thôi Eli. Quân sư của chúng rất thông minh nhưng một số lính đi chân đất của chúng không phải là những nhà giảo phẫu. Chúng tuỳ tiện lắm. CHúng để mọi thứ vương vãi và đôi khi mắc những sai lầm nho nhỏ”.

Lavon nói. “Cả những sĩ quan tình báo cũng vậy. Cậu có xét đến khả năng chúng ta sẽ bước thẳng chân vào bẫy không đấy?”.

“Đó sẽ là lúc sử dụng khẩu Beretta”.

Gabriel mở cửa trước khi Lavon kịp phản đối, họ bước ra khỏi xe. Họ băng qua con phố theo một góc, dừng lại một lần để cho một chiếc xe không có ai ngoài lái xe lướt qua trên phố rồi họ vội vòng qua góc phố vào đường Hudsonstraat. Đó là một con phố hẹp, hai bên đường là những dãy nhà chung cư nhỏ. Chúng đều cao hai tầng và đều giống nhau về kiến trúc. Ở phía trước mỗi toà nhà có một hốc tường bán nguyệt nhỏ với bốn cửa riêng biệt, hai cửa dẫn đến những căn hộ ở tầng một và hai cửa dẫn đến những căn hộ tầng trên.

Gabriel bước ngay vào hốc tường số 37 cùng với Lavon đi sau lưng, anh bước đến loay hoay mở chiếc khoá năm chấu trên cửa căn hộ D. Mười giây sau, chiếc chìa khoá chào thua. Anh nhét cái phá khoá vào túi rồi rút khẩu Beretta ra, bật then cửa rồi bước vào trong. Anh đứng bất động một lúc trong bóng tối để nghe ngóng xem có gì bất thường không, khẩu súng nằm gọn trong tay anh với tư thế sẵn sàng. Không nghe thấy gì, anh ra hiệu cho Lavon bước vào.

Lavon bật chiếc đèn pin Maglite nhỏ xíu rồi bước vào phòng khách. Đồ đạc trong phòng đều là hàng chợ, sàn nhà có lớp sơn bị nứt, tường trống trơn trừ một tấm ảnh du lịch miêu tả Mái vòm đá ở Jerusalem. Gabriel bước qua chiếc bàn chân dài của Samir. Trên bàn chỉ có một tập giấy vàng nhỏ và một chiếc đèn bàn rẻ tiền.

Anh bật đèn lên và kiểm tra tập giấy. Hai phần ba tập giấy đã được sử dụng, trang trên cùng còn để trống. Anh di ngón tay qua mặt tờ giấy và có một cảm giác nham nhám ở ngón tay. Chứng tỏ nó đã được kê để viết lên tờ bên trên. Lỗi của một kẻ nghiệp dư. Anh đưa tập giấy cho Lavon rồi cầm đèn pin chiếu vào một góc trên mặt bàn. Chiếc bàn phủ một đám bụi nhỏ chừa một ô vuông ở giữa – chính điểm đó, Gabriel nghĩ, là nơi đặt máy tính của Samir trước khi hắn bay khỏi Amsterdam.

Gabriel nói. “Hãy lục tìm những chiếc nệm ghế. Tớ sẽ đi xem phần còn lại của căn hộ”.

Anh bước qua cửa vào nhà bếp. Những dấu tích về cuộc họp cuối cùng với đồ đệ của hắn từ ngôi đền Al Hijrah nằm trên lớp sơn sàn nhà trên cùng; những hộp đựng thức ăn rỗng tuếch, những đĩa giấy đầy mỡ, những dụng cụ bằng nhựa đã bỏ, những gói trà đã sử dụng. Gabriel mở cửa tủ lạnh, một nơi chứa chất nổ yêu thích của bọ khủng bố và thấy trống trơn. Những chiếc tủ cũng vậy. Anh nhìn vào chiếc tủ phía dưới bồn rửa bát không thấy gì ngoài một chai nước rửa bát chưa mở. Samir, một nhà lý thuyết và nhà phát ngôn cho sự nghiệp thánh chiến, là một kẻ độc thân nhếch nhác điển hình.

Gabriel dừng một lúc trong phòng khách để kiểm tra công việc của Lavon rồi đi xuống sảnh ra phía sau căn hộ. Phòng khách của Samir cũng gớm ghiếc như nhà bếp. Gabriel lục soát nhanh rồi vào phòng ngủ. Một tấm nệm nằm nghiêng trên khung sắt và ba ngăn kéo của tủ trang điểm bị mở he hé. Có vẻ như Samir gói ghém đồ đạc rất vội vã.

Gabriel mở ngăn kéo trên cùng và đổ những thứ còn lại lên trên giường. Đồ lót cũ rích, tất không cùng đôi, hộp diêm của vũ trường ở quãng trường Leicester ở Luân Đôn, phong bì từ một cửa hàng rửa ảnh ở góc phố. Gabriel nhét diêm vào túi rồi mở phong bì xem ảnh trong đó. Anh thấy hình Samir đứng ở quãng trường Trafalgar và Samir chụp với một thành viên Đội vệ binh của Nữ hoàng bên ngoài điện Buckingham; và Samir bên ngoài nhà Quốc hội. Tấm cuối cùng là ảnh Samir chụp với bốn nguòi bạn phía trước Đại sứ quán Mỹ ở quãng trường Grosvenor. Những bức ảnh này làm tim của Gabriel loạn nhịp.

Năm phút sau, anh bình tĩnh bước dọc hè phố Hudsonstraat, với nhưnhx bức ảnh trong túi và Lavon đi kế bên. “Nếu những ngày tháng trên bức ảnh chính xác thì có nghĩa là Samir và bạn hắn đã có mặt ở Luân Đôn cách đây bốn tháng”. Anh nói. “Có lẽ cần có người đi Luân Đôn để làm việc với những người bạn của chúng ta ở MI5”.

Lavon nói. “Tớ có thể thấy chuyện này sẽ đi theo hướng nào. Cậu sẽ cưỡi ngựa ở Luân Đôn như một kỵ sĩ đang cưỡi bạch mã còn tớ sẽ mò mẫm đọc phần còn lại trong đống hồ sơ của Solomon Rosner”.

“Ít nhất là cậu cũng sẽ được ăn món Thái”.

“Sao cậu lại nhắc tới món ăn Thái lúc này chứ?”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 07:16:15 | Chỉ xem của tác giả
Chương 7
Sân Bay Heathrow, Luân Đôn

Gabriel đã dành phần lớn cuộc đời để chạy trốn cảnh sát và lực lượng an ninh châu Âu. Vì thế anh rất do dự khi nhận lời gặp MI5 ở sân bay Heathrow buổi chiều hôm sau. Anh đã nhận ra đội tiếp tân ba người khi vào sảnh đón khách. Không có gì khó khăn cả, họ đều mặc áo mưa, một người đang cầm ảnh của Gabriel. Anh đã được hướng dẫn để cho người của MI5 tiếp cận, do đó anh đến buồng thông tin và mất vài phút giả vờ dò tìm danh sách khách sạn ở Luân Đôn. Cuối cùng, vì nóng lòng muốn nói lên những gì mình biết trước khi bọn khủng bố tấn công, anh bước qua tự giới thiệu mình. Người sĩ quan cầm tấm hình anh trên tay ôm anh và dẫn anh ra ngoài đến một chiếc Jaguar đang chờ sẵn. Gabriel mỉm cười. Anh luôn ghen tị với mật vụ Tình báo Anh quốc và những chiếc xe của họ.

Cửa sổ sau trượt xuống vài phân và một bàn tay dài hộ pháp ra hiệu cho anh. Bàn tay này là của Graham Seymour, Phó Tổng giám đốc lâu đời và được trọng vọng của MI5. Ông đã ở tuổi ngũ tuần, gừng càng già càng cay. Bộ veston sọc xoáy hiệu Savile Row mang đến cho ông vẻ lịch lãm, tóc vàng giống như một bức tượng khiến ông có vẻ ngoài như một nam người mẫu mà người ta thường thấy trong những quảng cáo nữ trang đắt tiền. Khi Gabriel bước vào xe, Seymour đã im lặng dò xét anh một chút bằng đôi mắt màu đá granit. Ông có vẻ không được hài lòng, nhưng những người ở vị thế của ông rồi cũng sẽ hài lòng với Gabriel. Hà Lan, Pháp, Đức và Tây Ban Nha đều có khá nhiều phần tử Hồi giáo cấp tiến nhưng đối với giới tình báo chuyên nghiệp, ít có sự bất đồng ý kiến về việc nước nào là trung tâm của Hồi giáo quá khích châu âu. Chỉ có một đất nứơc mà Graham Seymour thề sẽ bảo vệ. đó là Anh quốc.

Gabriel biết rằng cuộc khủng hoảng hiện nay ở Anh đã diễn ra nhiều năm và bình diện chung là do tự họ gây ra. Trong vòng hai thập niên qua, bắt đầu từ những năm 1980 và tiếp tục ngay cả sau vụ tấn công 11/9, chíng quyền Anh, cả đảng lao động và đảng bảo thủ đã mở toang cửa cho những chiến binh tàn bạo nhất của thế giới. Được đào tạo từ những đất nước như Ai Cập, Arập Xêut, Gioocđan và Xyri, họ đã đến Luân Đôn, nơi họ được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tổ chức, lên kế hoạch và quyên góp tiền bạc. Kết quả là, nước Anh, vùng đất của John Lock, William Shakespeare và Winston Churhill, đã vô tình tự biến mình thành lò nuôi dưỡng tư tưởng bạo lực – thứ tư tưởng đang tìm cách phá hoại mọi thứ mà xứ sở này đã dày công bảo vệ trong quá khứ. Các cơ quan an ninh và Tình báo Anh, khi đối diện với một cơn bão đang đến, đã đáp lại bằng cách chonj con đường thích nghi thay vì chống đối. Sự quá khích được chịu đựng quá lâu nay đã hướng ra ngoài, đến những nhà nước Arập lâu đời, Mỹ và tất nhiên là Israel. Thất bại của chính sách xoa dịu này đã thể hiện cho thế giới thấy bằng vụ ngày 7 thang1 7 năm 2005, khi ba quả bom nổ bên trong tàu điện ngầm Luân Đôn và quả bom thứ tư làm nổ tung chiếc xe buýt thành phố Luân Đôn thành từng mảnh trên quảng trường Tavistock: 52 người đã thiệt mạng và 7 người bị thương. Những kẻ thực hiện vụ tắm máu này không phải là những tên Hồi giáo nghèo từ nước ngoài mà là những chàng trai Anh quốc thuộc tầng lớp trung lưu. Tất cả bằng chứng đều cho thấy đó chỉ là mở đầu. Các cơ quan an ninh của Hoàng gia đã ước tính con số những tên khủng bố đang ẩn nấp ở Anh vào khoảng 16.000, và 3.000 tên trong số đó thực sự đã được đào tạo trong trại của al-Qeada. Một nguồn tin tình báo gần đây cho thấy al-Qeada đã bỏ qua Mỹ và Israel để biến nước Anh trở thành mục tiêu hàng đầu của chúng.

Seymour nói. “Thật nực cười nhưng khi chúng tôi kiểm tra lịch trình chuyến bay từ Amsterrdam thì chẳng thấy ai có tên là Gabriel Allon”.

“Rõ ràng là ông đã không xem xét kỹ”.

Người đàn ông của MI5 chìa tay ra.

“Chúng ta đừng để ý điều này, Graham. Không phải chúng ta có nhiều vấn đè quan trong hơn cái tên trên hộ chiếu của tôi sao?”.

“đưa cho tôi xem nào”.

Gabriel chìa hộ chiếu và nhìn ra cửa sổ tập trung vào lưu lượng giao thông đang bận rộn trên đường A4. Lúc đó là 3 giờ 30 chiều và trời đã tối. Anh nghĩ, thảo nào dân Arập muốn thay đổi khi họ chuyển đến đây sống. Có lẽ chính sự nghèo khó đã đẩy họ đến chỗ thánh chiến và khủng bố.

Graham Seymour mở hộ chiếu xem và đọc lại những chi tiết bên trong. “Heinrich Kiever. Nơi sinh. Berlin”. Ông nhìn lên Gabriel. “Đông hay Tây?”.

“Herr Kiever nhất định là người Tây Đức”.

“Chúng ta có một thoả thuận, Allon”.

“Vâng, tôi biết”.

“Thoả thuận rằng nếu chúng tôi tha thứ cho nhiều tội lỗi của anh để đổi lại một cam kết đơn giản ở phía anh – rằng anh sẽ báo cho chúng tôi khi đến đất nước này không thực hiện những chiến dịch trên đất nước chúng tôi mà không được phép và hợp tác trước đó”.

“Tôi đang ngồi ở phía sau chiếc limousine của MI5. Thế ông cần thêm sự hợp tác thông báo cỡ nào nữa?”.

“Thế còn hộ chiếu?”.

“Cũng đẹp phải không nào?”.

“Người đức có biết anh đang lạm dụng giấy tờ công vụ của họ không?”.

“Chúng tôi cũng lạm dụng giấy tờ của đất nước ông nữa đấy, Graham. Đó là việc bình thường”.

“Chúng tôi không làm chuyện đó. SIS đã chỉ định phải đi công vụ bằng hộ chiếu của Anh hay của Khối thịnh vượng chung”.

“Họ thật là trung thực. Nhưng đi khắp thế giới bằng hộ chiếu Anh thì dễ hơn là hộ chiếu Israel rồi. Cũng an toàn hơn nữa. Hãy thử đi Xyri lvà Libăng bằng hộ chiếu Israel xem. Đó là một trải nghiệm mà ông sẽ không bao giờ quên”.

“Đúng là bom dẫn đường”. Seymour trao hộ chiếu lại cho Gabriel. “Thế anh đang làm gì ở Amsterrdam?”.

“Việc riêng ấy mà”.

“Xin nói rõ nào”.

“Tôi e là không thể”.

“Thế người Hà Lan có biết anh đang có mặt ở đó không?”.

“Không rõ”.

“Tôi cho là không”.

“Tôi lúc nào cũng nghe nói ông là người giỏi đấy, Graham”.

Seymour cau mày mệt mỏi, dấu hiệu cho thấy ông đã sẵn sàng khẩu chiến. Cách đón tiếp không hiếu khách của ông ta gây cho Gabriel chút ngạc nhiên. Mật vụ anh không quan tâm nhiều đến Văn phòng, họ là người Arập nếu tính về cách giáo dục, là bài trừ Do Thái từ trong trứng nứơc và vẫn có ác cảm đối với người Do Thái vì đã đuổi đế quốc này ra khỏi Palestine.

“Anh có gì cho tôi nào, Gabriel?”.

“Tôi cho là một phần tử al-Qeada có thể dã vào Anh trong vòng 48 tiếng qua với ý định thực hiện một cuộc tấn công lớn”.

“Chỉ một phần tử thôi sao?”, Seymour nói chua cay. “Tôi tin chắc là hắn sẽ cảm thấy thoải mái như ở nhà”.

“Tệ thế sao, Graham?”

Seymuor gật đầu. “Theo tính toán mới nhất, chúng tôi đang theo dõi hơn hai trăm mạng lưới và tổ chức độc lập của những tên khủng bố đã biết. Một nửa số thanh niên Hồi giáo ở đây bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Osama Bin Laden và chúng tôi ước tính hơn một trăm ngàn người ủng hộ cuộc tấn công vào hệ thống giao thông ở Luân Đôn. Điều đó có nghĩa chúng có một lượng lớn phần tử tiềm năng sẽ được tuyển mộ trong tương lai. Do đó hãy tha lỗi cho tôi nếu không gióng lên hồi chuông báo động vì một phần tử Hồi giáo cuồng tín khác đã quyết định thâm nhập lãnh thổ chúng tôi”.

“Có lẽ đó không phải chỉ là một phần tử tầm thường nữa đâu, Graham. Có lẽ bọ chúng là chuyên nghiệp đó”.

“Chúng đều là chuyên nghiệp hết”. Seymuor nói. “Anh nói anh nghĩ rằng chúng ở đây. Điều đó có nghĩa anh cũng không chắc lắm?”.

“Tôi e là vậy”.

“Vậy thì để tôi nói cho anh hiểu đúng. Tôi được biết có 16.000 tên khủng bố Hồi giáo đang cư ngụ ở đất nước tôi, vậy tôi sẽ dốc sức người sức của vào việc tìm kiếm một phần tử mà anh cho là có thể có mặt ở nước Anh sao?”.

Được đáp lại bằng sự im lặng, Graham Seymuor trả lời câu hỏi của chính mình. “Nếu đó là người khác, không phải anh, tôi sẽ cho qua và để cho hắn đi. Nhưng anh có hồ sơ gì đấy phải không nào? Điều gì làm anh nghĩ là chúng có thể có mặt ở đây?”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 07:17:37 | Chỉ xem của tác giả
Chương 7
(tiếp theo)

Gabriel trao cho ông một phong bì chứa những tấm ảnh.

“Anh chỉ có ngần này thôi sao? Một số hình ảnh ghi lại ngày nghỉ của Ahmed ở Luân Đôn? Không có vé xe lửa? Không có biên lai thuê xe? Không có trích dẫn email? Không có kết quả theo dõi bằng hình ảnh hay âm thanh?”.

“Chúng đã đến đây với nhiệm vụ quan sát cách đây bốn tháng. Tên hắn không phải là Ahmed mà là Samir”.

“Samir gì?”.

“Samir al Masri, địa chỉ Hundsonstraat 37, khu Oud West, Amsterrdam”.

Seymour nhìn tấm ảnh Samir đang đứng trước toà nhà Quốc hội. “Hắn còn mang quốc tịch Hà Lan phải không?”.

“Ai Cập, theo như thôi biết”.

“Theo như anh biết? Thế còn những thành viên khác trong tổ chức ma quỷ đó? Anh có cái tên nào không?”.

Gabriel trao cho ông một mảnh giấy có những cái tên khác mà Ibrahim Fawaz đã đưa cho anh khi ở Amsterrdam.

“Anh chắc hắn là người Ai Cập chứ?”.

“Đó chính là lá cờ hắn đang vẫy ở Amsterdam. Sao thế?”.

“Vì chúng tôi gần đây đã thu được một số thông tin truyền miệng từ số những người bạn Ai Cập cấp tiến hơn”.

“Thông tin truyền miệng nào?”

“Làm nổ tung các toà nhà, phá huỷ những cây cầu và máy bay, giết vài ngàn người đi xe điện ngầm – anh biết đấy, đó là những chuyện người ta hay nói khi ăn bánh uống trà”.

“Thế nguồn tin từ đâu đến?”.

Seymuor ngập ngừng rồi nói. “Finsbury Park”.

“Tất nhiên rồi”.

Có lẽ không có biểu tượng nào phù hợp cho tình hình khó khăn hiện nay ở Anh hơn là nhà thờ Hồi giáo trung tâm ở Bắc Luân Đôn, còn được gọi là nhà thờ Hồi giáo Finsbury Park. Được xây dựng năm 1990 với sự tài trợ của quốc vương Arập Xêut, đây là một trong những nhà thờ Hồi giáo bạo động nhất châu Âu. Richard Reid, kẻ đánh bom bằng giày khét tiếng, đã bước qua cửa nhà thờ; Zacarias Moussaoui, còn gọi là tên không tặc thế kỷ XX và Ahmed Ressam, kẻ khủng bố người Algeri bị bắt ngay trước thời điểm thiên niên kỉ vì đã âm mưu đánh bom sân bay quốc tế Ló Angeles. Cảnh sát Anh đã tấn công nhà thờ Hồi giáo này tháng 1 năm 2003, bên trong họ đã phát hiện những vật dụng quan trọng như hộ chiếu giả, quần áo chống vũ khí hoá học và súng gây mê. Cuối cùng, vụ này được chuyển sang ban lãnh đạo mới. Sau đó người ta tiết lộ là một thành viên trong ban uỷ nhiệm mới là một cựu lãnh đạo khủng bố Hamas từ khu Bờ Tây đến. Khi tên cựu khủng bố bảo đảm với chính quyền Anh là hắn đã trở thành một người yêu hoà bình, hắn được phép ở lại.

“Anh có nghĩ Samir là lãnh đạo của nhóm không?”.

“Đó là những gì nguồn tin của tôi cho biết”.

“Thế nguồn tin của anh bao giờ chính xác chưa?”.

“Anh nhớ âm mưu bắn hạ chiếc máy bay của ElAl tại sân bay Schiphol năm ngoái chứ?”.

“Vụ mà người Hà Lan đã phá phải không?”

“Người Hà Lan không phá vụ đó, Graham. Chính chúng tôi phá vụ đó với sự giúp đỡ của nguồn tin tương tự”.

Seymuor nhìn xuống các bức ảnh. “Không có nhiều manh mối để theo dõi nhưng tôi e là nó phù hợp với mô hình của một cảnh tấn công lớn mà chúng tôi dã tạo dựng”.

“Cảnh tấn công nào?”

“Một phần tử hoạt động ở nước ngoài, làm việc với những phần tử theo dõi và hỗ trợ nằm bên trong cộng đồng địa phương ở đây. Các thành viên trong nhóm tập luyện và chuẩn bị ở một nơi mà chúng tôi không theo dõi được, sau đó sẽ đổ bộ lên bờ biển vào phút cuối cùng, do đó chúng tôi không có thời gian để phát hiện và ngăn chặn kế hoạch của chúng. Hiển nhiên là cần phải có một kế hoạch phức tạp và tổ chức chuyên sâu thì mới laoị bỏ được chúng”. Ông cầm những tấm ảnh. “Tôi giữ những tấm ảnh này được không?.

“Chúng là của ông đấy”.

“Tôi sẽ nhờ bên nhập cảnh kiểm tra những cái tên này để xem những chàng trai của anh đã vào đất nước này hay chưa, rồi tôi sẽ đưa bản sao những hình ảnh này sang đồng nghiệp ở Phòng Chống khủng bố Sở cảnh sát Anh. Nếu cảnh sát thành phố thấy mối đe dọa này lớn, họ có thể cắt cử thêm vài người ở những nơi Al Masri đã đến thăm”.

“Thế còn việc nâng mức báo động chung?”, Gabriel hỏi. “Và cả việc tăng cường theo dõi những phần tử Ai Cập cấp tiến ở Finsbury Park thì sao?”.

“Chúng tôi không giống những đồng nghiệp người Mỹ. Chúng tôi không thích nâng kim đồng hồ đo mức độ nguy hiểm mỗi khi lo lắng. Chúng tôi thấy điều đó chỉ làm cho công chúng thêm hoài nghi mà thôi. Còn về những người Ai Cập địa phương, chúng tôi cũng đang theo dõi họ chặt chẽ lắm”.

“Tôi hy vọng là thế”.

“Anh định ở lại Luân Đôn bao lâu?”.

“Chỉ tối nay thôi”.

Seymour trao cho anh danh thiếp, nó không có gì ngoài số điện thoại. “Đây là số điện thoại di động của tôi, hãy gọi cho tôi nếu anh có thông tin gì thêm ở Amsterdam. Tôi có thể cho anh xuống ở khách sạn chứ?”.

“Không, cám ơn, Graham”.

“Thế còn căn hộ an toàn của anh thì sao?”.

“Đại sứ quán chúng tôi sẽ lo ổn thôi. Tôi sẽ nói chuyện với trưởng chi nhánh địa phương của chúng tôi và trưởng ban an ninh Đại sứ quán để bảo đảm chúng tôi có biện pháp phù hợp”.

“Hãy gửi lời cảm ơn của tôi đến trưởng chi nhánh của anh. Bảo anh ấy hãy cư xử cho đúng mực”.

“Ông có ý định theo dõi tôi sau khi tôi rời Đại sứ quán chăng?”.

“Tôi không dư người, nếu không tôi sẽ làm thế”.

Tất nhiên đó là lời nói dối. Danh dự của những điệp viên tình báo cũng chỉ đến thế mà thôi.

Cuộc gặp của Gabriel tại Đại sứ quán lâu hơn dự định. Trưởng ban an ninh đã biến cuộc thảo luận 5 phút thành một cuộc thẩm vấn một tiếng đồng hồ, trong khi trưởng chi nhánh của Văn phòng đã có một cuộc gọi riêng như một dịp cố gắng gây ấn tượng cho anh ta cho rằng có một ngày vị này sẽ làm sếp anh ta. Công việc hoàn thành lúc 6 giờ.

Lúc 10 giờ, anh bước vào căn hộ an toàn của Văn phòng trên đường Bayswater nhìn xuống khu Hyde Park. Anh để túi xách ở lối đi vào và nhanh chóng nắm bắt xung quanh. Căn hộ được bày trí đơn giản, như hầu hết những căn hộ an toàn và hơi lớn theo tiêu chuẩn của Luân Đôn. Bộ phận quản gia đã để thức ăn trong tủ lạnh và một khẩu Beretta 9mm trong tủ bếp, cùng với một ổ đạn dự phòng và hai hộp đạn.

Gabriel nạp đạn cho khẩu súng rồi mang theo vào phòng ngủ. Đã ba ngày nay anh thiếu ngủ và anh đã phải dùng hết kinh nghiệm luyện tập cũng như sức tập trung để trải qua buổi ăn tối với ngài đại sứ mà không ngủ gục trên giỏ đựng rượu của ông ta. Anh thay đồ nhanh chóng và leo lên giường, mở tivi, vặn âm thanh nhỏ lại nhưng muốn chắc chắn là nếu có vụ tấn công trong đêm, anh cũng sẽ được các bản tin đánh thức. Anh tự hỏi cảnh sát thành phố có hành động gì dựa vào thông tin anh mang từ Amsterdam đến hay chưa. Hai trăm mạng lưới khủng bố, 16.000 tên khủng bố đã biết, 30.000 tên được huấn luyện qua các trại của al-Qeada. MI5 và cảnh sát có nhiều thứ để lo lắng hơn là 5 chàng thanh niên từ Amsterdam đến. Anh đã cảm thấy một điều gì đó qua cách cư xử của Graham chiều hôm đó, sự rút lui trong bối cảnh Luân Đôn bị tấn công chỉ còn là vấn đề thời gian.

Gabriel đang với tay mở đèn thì anh chú ý tập hồ sơ pháp luật màu vàng của Samir thò ra từ bên hông chiếc túi du lịch của mình. Anh nghĩ có lẽ không có gì trong đó, nhưng chính anh biết mình không thể ngủ nếu như không làm rõ điều này. Anh thấy một cây bút chì ở ngăn trên cùng của chiếc bàn cạnh giường ngủ rồi mất mười phút cạo xoá nhẹ trên bề mặt tập hồ sơ. Những bí mật của Samir dần dần hiện ra dưới mắt anh. Những cây thông trên đỉnh núi, những đụn cát trên sa mạc, một ổ nhện có đường đan chéo. Samir al Marsi, một phần tử thánh chiến Hồi giáo và một kẻ luộm thuộm độc thân, và là một người viết chữ vô cùng cẩu thả.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 08:13:28 | Chỉ xem của tác giả
Chương 8
Bayswater, Luân Đôn.

Bảy giờ 2 phút sáng ngày thứ sáu

Chuông điện thoại đánh thức anh dậy. Giống như tất cả điện thoại ở các căn hộ an toàn của Văn phòng, nó có đèn chớp để báo hiệu có cuộc gọi. Chiếc điện thoại này có ánh đèn xanh loé sáng. Y như là có chiếc xe cảnh sát lặng lẽ chạy vào giường anh vậy.

Ari Shamron hỏi. “Cậu tỉnh chưa?”.

“Tỉnh rồi”.

“Đang ngủ à?”.

Gabriel hé mắt nhìn đồng hồ đeo tay. “Mới 7 giờ sáng mà”.

“Ở đây đã là 9 giờ”.

Những thay đổi về múi giờ quốc tế lúc nào cũng ít có ý nghĩa đối với Shamron. Ông cho rằng mỗi nhân viên của Văn phòng, cho dù đang ở đâu trên thế giới, đều phải thức dậy và ngủ cùng múi giờ với ông. Mọi người ở Văn phòng, hay nói đùa là “Múi giờ Trung tâm Shamron”.

“Cuộc gặp của cậu với Graham Seymour thế nào rồi?”.

“Hãy nhắc tôi là đừng bao giờ sử dụng hộ chiếu Heinrich Kiever để vào nước Anh một lần nữa”.

“Thế ông ấy có hành động theo những thông tin cậu cung cấp không?”.

“Hình như là ông ấy có nhiều vụ còn đau đầu hơn là vụ về những chàng trai từ Tây Amsterdam”.

“Chắc chắn rồi”.

“Đến một lúc nào đó chúng ta sẽ phải đưa người Hà Lan vào vụ này”.

“Ngay khi Eli lọc xong tài liệu của Rosner, chúng ta sẽ triệu tập sĩ quan liên lạc Hà Lan ở Tel Aviv và nói vài lời kín đáo với ông ấy”.

“Làm như vậy để bảo đảm chúng ta có thể bảo vệ cho nguồn tin của mình. Ông ấy giống như một cái ô mà chúng ta nên cất vào tủ để phòng cho một ngày mưa”.

“Đừng lo, đó sẽ là cuộc nói chuyện rất kín đáo”.

“Máy bay của tôi đến Amsterdam vào đầu giờ chiều. Nếu Eli và tôi làm việc suốt đêm đến sáng chúng tôi sẽ làm xong”.

“Tôi e là Eli sẽ phải hoàn thành xong công việc mà không có cậu. Cậu sẽ không quay lại Amsterdam.”

“Vậy tôi sẽ đi đâu?”

“Về nhà”, Shamron nói. “Một bodelin sẽ đón cậu trong một tiếng nữa rồi đưa cậu ra sân bay Heathrow. Và đừng bước xuống máy bay giống như con mèo bị què chân, mà hãy thể hiện thật bình thường. Tối nay chúng ta sẽ ăn tối ở đường Kaplan”.

Đường Kaplan là địa chỉ của Văn phòng Thủ tướng.

“Tại sao chúng ta ăn tối với nhau ở đó vậy?”

“Tôi sẽ không bàn về những vấn đề nhà nước và tình báo có tính quan trọng cao nhất trong khi những tay nghe lén của MI5 và GCHQ(1)(Cơ quan an ninh quốc gia của Anh) đang cố gắng nghe”

“Đây là điện thoại an toàn mà”.

Shamron nói. “Không có chuyện đó đâu. Phải bảo đảm cậu có mặt trên chuyến bay đó. Nếu bị kẹt xe, hãy gọi cho tôi khi ngồi trong xe. Tôi sẽ yêu cầu El Al giữ chỗ cho cậu”.

“Không có đâu”.

Đường dây im bặt. Gabriel đặt ống nghe trở lại vào máy. Chúng ta sẽ ăn tối cùng nhau ở đường Kaplan. Anh cho rằng mình biết chủ đề cuộc trò chuyện sẽ là gì. Rõ ràng Amos không có nhiều thời gian tồn tại. Anh nhìn vào màn hình tivi. Ba thiếu nữ ăn ảnh đang tập trung vào một cuộc bàn luận rất nghiêm túc về những trò hề về giới tính của chàng cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất nước Anh. Gabriel mò mẫm tìm cái điều khiển từ xa, nhưng thay vào đó anh lại thấy tập hồ sơ của Samir. Rồi anh nhớ mình đã thức đến nửa đêm nhìn vào hình ảnh – không phải rừng thông và đụn cát mà là những đường kẻ chéo qua lại.

Anh nhìn nó lần nữa. Gabriel được trời phú cho giác quan thứ sáu gần như tuyệt hảo, một kỹ năng được huấn luyện bởi việc nghiên cứu lịch sử nghệ thuật và công việc làm nhà phục chế nghệ thuật của mình. Anh đã có hàng trăm ngàn bức tranh lưu trữ trong những ngăn hồ sơ ký ức và có thể xác nhận một tác phẩm chỉ bằng cách xem xét vài nét cọ. Anh tin tưởng những đường kẻ này không phải là ngẫu nhiên mà là một phần của một bức tranh toàn cảnh và anh tin chắc là trước đây mình đã gặp bức tranh này ở đâu rồi.

Anh bước vào nhà bếp pha chút cà phê, rồi cầm chiếc tách ra đứng bên cửa sổ. Bầu trời bắt đầu sáng dần lên, giao thông vào buổi sáng của Luân Đôn đang vào giờ cao điểm. Một phụ nữ trông rất giống vợ cũ của anh đang đứng ở góc đường để chờ đèn giao thông. Khi đèn đổi màu, cô băng qua đường Bayswater rồi biến mất vào công viên Hyde Park.

Hyde Park…

Anh nhìn vào tập hồ sơ rồi nhìn ra cửa sổ.

Có thể nào?

Anh bước đến bàn mở ngăn kéo trên cùng. Bên trong là bản đồ Luân Đôn từ A-Z. Anh lấy bản đồ ra mở đến số 82. Đó chính là góc đông bắc của Hyde Park và những con phố xung quanh Mayfair, Marylebone, Bayswater và phố John’ Wood.

Những con đường trong công viên được thể hiện bằng những đường chấm. Gabriel so sánh hình mẫu với những chi tiết trên tập hồ sơ của Samir.

Chúng giống nhau hoàn toàn.

Hyde Park…

Nhưng tại sao một tên khủng bố lại muốn tấn công công viên này?

Anh nghĩ đến những tấm hình tìm thấy trong căn hộ của Samir. Samir ở quãng trường Trafagar. Samir với một thành viên đội vệ binh Nữ hoàng bên ngoài Điện Buckingham. Samir cưỡi xe Thiên niên kỷ. Samir bên ngoài toà nhà Quốc hội. Samir chụp với bốn người bạn trước Đại sứ quán Mỹ ở quãng trường Grosvenor…

Anh nhìn vào bản đồ Luân Đôn từ A-Z lần nữa.

Quãng trường Grosvenor chỉ cách hai khối nhà phía đông công viên ở đường Mayfair.

Anh nhắc điện thoại lên quay số.

“Graham Seymour. Tôi muốn ông báo động cho người Mỹ về nhóm phần tử từ Amsterdam”.

“Nhóm Amsterdam nào?”.

“Thôi nào, Graham – không có nhiều thời gian đâu”.

“Bên nhập cảnh đã mất cả đêm tìm chúng. Đến giờ họ không có bằng chứng gì cho thấy có người nào trong số những cái tên mà anh đưa cho tôi hiện đang có mặt ở đất nước này”.

“Điều đó không có nghĩa là chúng không có mặt ở đây”.

“Tại sao anh lại cho là chúng định gây chuyện với người Mỹ?”.

Gabriel kể cho Graham nghe những suy đoán của mình.

“Anh muốn tôi báo động cho quảng trường Grosvenor vì vài đường kẻ trên tập hồ sơ sao?”.

“Đúng vậy”.

“Tôi sẽ không làm thế đau. Không có đủ bằng chứng để chứng minh cho một sự báo động như thế. Ngoài ra, dạo này anh có đến quãng trường Grosvenor chưa? Hiện nó đã là một pháo đài của Mỹ. Khủng bố không thể đến gần toà nhà đó”.

“Hãy gọi cho họ đi, Graham. Nếu ông không gọi, tôi sẽ gọi”.

“Nghe này Allon, và hãy nghe cho rõ. Nếu anh làm cho thành phố của tôi rối tung lên, xin Chúa hãy cứu giúp, tôi sẽ…”.

Gabriel ngắt cuộc gọi rồi quay số khác.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 08:16:31 | Chỉ xem của tác giả
Chương 9
Quảng trường Grosvenor, Luân Đôn.

Bảy giờ 13 phút sáng thứ sáu

Những đường phố ở phía bắc khu Mayfair sang trọng mang đậm chất Mỹ. Nằm giữa những toà nhà uy nghiêm kiểu Georgia là Tổng hành dinh của phòng Thương mại Hoa kỳ, Câu lạc bộ Hoa Kỳ, Giáo hội Hoa Kỳ, Hội Ái Hữu Hoa Kỳ, và Hội phụ nữ Hoa Kỳ. Dọc phía bắc quảng trường Grosvenor là toà nhà của Hải quân Hoa Kỳ, ở phía Tây là Đại sứ quán Hoa Kỳ. Cao 9 tầng và trang trí bằng con chim đại bàng khổng lồ, đây là một trong những tổ chức ngoại giao lớn nhất của Hoa Kỳ trên thế giới và là nơi duy nhất trên mặt đất không do chính quyền liên bang sở hữu. Quận công Wesminster, người sở hữu phần lớn khu Mayfair, đã cho chính quyền Hoa Kỳ thuê khu vườn này với khoản tiền thuê danh nghĩa mỗi năm rất lớn. Rất ít khả năng Hoa Kỳ bị thu hồi đất ở khu Mayfair này trong tương lai gần, vì họp đồng thuê bất động sản sẽ chỉ hết hạn vào ngày Giáng sinh năm 2953.

58 người đàn ông và một phụ nữ từng làm đại sứ Mỹ tại đường James – trong số đó có năm người sau này làm Tổng thống – nhưng chỉ một người đến từ hàng ngũ ngoại giao chuyên nghiệp. Những người còn lại là những chính trị gia được bổ nhiệm và những người mới bước chân vào con đường ngoại giao, họ nổi tiếng về tiền bạc và những mối quan hệ hơn là khả năng ngoại giao. Những tên tuổi của họ nghe như là những tinh tú của xã hội cấp cao và sự phồn thịnh của Hoa Kỳ: Mellon, Kenedy, Harriam, Aldrich, Bruce, Whitney và Annenberg.

Đại sứ Mỹ ở Anh, hiện giờ là Robert Carlyle Halton, không phải là người sinh ra trong giới giàu có, được ít người Mỹ biết tên, dù đến giờ ông là người giàu nhất đảm nhận vị trí này và những mối quan hệ chính trị của ông là số một. Làm Chủ tịch và Giám đốc điều hành công ty năng lượng Red Moutain có trụ sở ở Denver, Halton sở hữu số tài sản theo ước tính mới nhất, lên đến hơn 5 tỷ đô la Mỹ. Ông cũng tình cờ là bạn chí cốt của tổng thống Hoa Kỳ và là cố vấn chính trị lớn nhất của tổng thống. Tờ Bưu điện đã đăng tải một bài báo ngay sau khi ông được bổ nhiệm với lối viết không nhân nhượng rằng ông “đã thực hiện được kỳ công chính trị khác thường bằng cách đưa người bạn thân nhất của mình vào Nhà Trắng”. Khi được hỏi về tính chính xác của bài báo trong những cuộc điều trần, Halton cho biết ông chỉ mơ ước là mình có thể mang lại cho Tổng thống thêm nhiều tiền bạc hơn nữa, một nhận xét đã mang đến cho ông nhiều phiếu bầu của Đảng dân chủ.

Dù thực tế Robert Halton không còn trách nhiệm gì đối với đế quốc năng lượng toàn cầu, ông vẫn là người có thói quen dậy sớm và có lịch trình hàng ngày dày đặc còn khổ ải hơn những người tiền nhiệm. Vào sáng hôm đó, như thường lệ, ông rời dinh Winfield, dinh cơ chính thức của ông ở công viên Regent, vào thời điểm hoàn toàn không có công việc ngoại giao – 6 giờ 45 phút đến 7 giờ, ông liếc qua mấy tờ báo Luân Đôn ở bàn làm việc, nơi trông xuống quảng trường Grosvenor. Những trang báo đầy tin tức khốc liệt ở Irắc. Halton tin tưởng rằng người Anh,đã cắt giảm mạnh quân số ở Irắc, sẽ sớm tìm cách rút quân về hết, một đánh giá mà ông đã đề xuất với Tổng thống trong cuộc họp mới đây ở khu điền sản Owl Creek rộng lớn của Halton ở Aspen. Halton đã nói toạc ra hết trong cuộc gặp này. Ông hiếm xử sự như thế.

Lúc 7 giờ 10 phút, một thiếu nữ trẻ dong dỏng cao mặc bộ đồ thể thao và mang băng – đô bằng lông cừu xuất hiện ở cửa. Cô có bộ tóc đen dài, mắt xanh nhạt trên khuôn mặt ưa nhìn và thân hình thể thao mảnh dẻ. Không chờ xin phép bước vào, cô băng ngang căn phòng và ngồi lên tay ghế của Halton. Đó rõ ràng là một cử chỉ thân mật, một cử chỉ có thể làm những nhân viên Đại sứ quán phải nhướng mày nếu như tên cô thiếu nữ hấp dẫn này không phải là Elizabeth Halton. Cô hôn lên má ông đại sứ và vuốt ve mái tóc dày màu xám của ông.

Cô nói. “Chào cha. Có gì thú vị trên báo vậy?”.

Robert Halton kéo tờ Times lên. “Thị trưởng Luân Đôn lại giận cha rồi”.

“Chuyện gì làm Red Ken giận vậy?”

Quan hệ của Halton với ngài Thị trưởng cánh tả nổi tiếng của Luân Đôn đã trở nên vô cùng lạnh nhạt. Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi ngài Thị trưởng đã bày tỏ sự cảm thông đối với những tên đánh bom tự sát của tổ chức Hamas và có lần đã công khai cảm thông một lãnh đạo khu Hồi giáo, người đã kêu gọi sát hại người Do Thái và những kẻ ngoại đạo khác.

“Ông ta nói việc bảo vệ an ninh cho chúng ta đang gây ra những ngưng trệ lớn đối với giao thông khắp khu Mayfair”, Robert Halton nói. “Ông ấy muốn chúng ta trả thuế cho việc tắc nghẽn giao thông, ông ấy đề nghị cha trả phí bằng quỹ của mình. Ông ấy tin chắc là cha phải trả số tiền đó”.

“Cha sẽ không làm thế”.

“Đó không phải là vấn đề”.

“Con sẽ nói chuyện với ông ấy nhé?”.

“Cha sẽ không làm thế với đối thủ tệ nhất của mình đâu”.

“Con có thể làm người khuyến dụ”.

“Ông ta không xứng đáng với con đâu, con yêu”.

Robert mỉm cười rồi vuốt má con gái mình. Hai người đã gần như sóng đôi kể từ khi vợ Halton mất cách đó 5 năm trong một vụ rơi máy bay tư nhân ở bắc Alaska – hai người không thể tách rời được đến nỗi Halton đã không chấp nhận việc Tổng thống đề nghị ông làm đại sứ ở Luân Đôn cho tới khi ông biết chắc là Elizabeth sẽ đi theo ông. Trong khi hầu hết các thiếu nữ muốn có cơ hội được sống ở Luân Đôn với cương vị con gái của ngài đại sứ Mỹ thì Elizabeth rất do dự khi rời Colorado. Cô là một trong những nhà giải phẫu cấp cứu được đánh giá cao ở Denver và đang bàn chuyện kết hôn với một nhà kinh doanh bất động sản giàu có. Cô đã từ chối trong nhiều tuần cho đến một buổi tối khi đang làm việc tại Trung tâm Y khoa Rose ở Denver, cô nhận được cú điện thoại của Nhà Trắng. Tổng thống nói. “Chú cần cha con ở Luân Đôn. Chú phải nói gì với con để khiến cha con đồng ý?”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 08:19:02 | Chỉ xem của tác giả
Chương 9
(tiếp theo)

Ít ai có thể từ chối một yêu cầu như vậy. Elizabeth Halton đã thân thiết Tổng thống suốt từ khi cô còn bé. Cô đã chơi trượt tuyết với ông ở Aspen và săn nai với ông ở Montana. Cô đã được Tổng thống thết đãi vào ngày tốt nghiệp trường y và được ông an ủi vào ngày an táng mẹ mình. Tất nhiên là cô không thể từ chối đề nghị của ông, và khi đến Luân Đôn cô đã tự dấn thân vào những nhiệm vụ, cô cũng dùng sự quyết tâm và khéo léo của mình để đối mặt với mọi thách thức khác trong cuộc sống. Cô quản lý dinh Wìnied bằng bàn tay sắt và gần như lúc nào cũng theo cha trong các sự kiện chính thức và những phong trào xã hội quan trọng. Cô làm tình nguyện viên ở các bệnh viện Luân Đôn – đặc biệt là những bệnh viện cứu những cộng đồng dân nhập cư nghèo – và còn là người bảo vệ khéo léo cho chính sách nhập cư của Hoa Kỳ ở Irắc và cuộc chiến chống khủng bố. Cô được báo giới Luân Đôn yên mến trong khi họ ghét cha cô, mặc dù trong thực tế tờ Người bảo vệ đã công bố một sự thật ít người biết là Elizabeth, vì lí do an ninh, đã cố gắng giữ một bí mật. Tổng thống Hoa Kỳ chính là cha đỡ đầu của cô.

“Sao cha không để mấy tờ báo này xuống và ra ngoài chạy bộ với tụi con?”, cô vỗ nhẹ người cha. “Cha đang bắt đầu lên cân rồi đấy”.

“Cha sẽ uống cà phê với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lúc chín giờ. Con đừng quên là tối nay ta sẽ có bữa tiệc ở phố Downning”.

“Con nhớ mà”.

Robert Halton gấp tờ báo lại rồi nhìn con gái một cách nghiêm trọng.

“Cha muốn con và bạn bè phải cẩn thận khi ra ngoài đấy. NCTC (Trung tâm chống khủng bố quốc gia) đã nâng mức báo động ở châu Âu hôm qua đấy”.

“Có gì đặc biệt không cha?”.

“Cũng chưa rõ. Có hoạt động tăng cường của các phần tử al-Qeada. Cũng là hoạt động như thường lệ nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua. Hãy cho một số lính thuỷ đánh bộ theo con để bảo vệ cho kỹ”.

“Lính thuỷ chỉ được bảo vệ Đại sứ quán. Nếu họ rời cơ quan, Cục tình báo Anh sẽ nổi cơn tam bành đấy. Con sẽ tập máy chạy bộ trong phòng tập này vậy”.

“Không có luật lệ nào chống lính thuỷ của Hoa Kỳ chạy trong công viên Hyde Park – ít ra là chưa có. Cha cho rằng nếu Red Ken có thể thì sẽ có luật này sớm thôi”, ông buông tờ báo lên bàn. “Lịch làm việc hôm nay của con thế nào?”.

“Một hội nghị về các vấn đề y tế châu Phi và buổi chiều có tiệc trà ở toà nhà Quốc hội”.

“Con vẫn vui vì ta đến Luân Đôn chứ?”.

“Con sẽ không đánh đổi công việc này với cả thế giới”, cô đứng dậy quay đầu hướng ra cửa. “Hãy chuyển lời hỏi thăm của con đến ngài Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhé”.

“Đừng quên tiệc ở phố Downing nhé con”.

“Con sẽ không quên”.

Elizabeth rời văn phòng của cha mình và đi thang máy xuống cửa. Bốn người khác, mặc quần áo giống bộ đồ thể thao giữ ấm cô mặc, đều đã có mặt ở đó. Jack Hammond – Trưởng phòng Quan hệ công chúng của Đại sứ quán; Alex Baker – đặc vụ của FBI làm liên lạc về những vấn đề pháp luật; Paul Foreman từ quán; Chris Petty từ phòng an ninh thuộc Bộ Ngoại giao. Petty làm sĩ quan an ninh khu vực của Luân Đôn, có nghĩa là anh có trách nhiệm đối với sự an toàn của Đại sứ quán và các nhân viên đang làm việc trong đó. Hai trợ lý RSO(Sỹ quan phụ trách an ninh) của Petty đến một lúc sau. Những bộ quần áo thể thao màu xanh của họ không che giấu được thực tế là họ có nhiều quyền lực và được trang bị vũ khí đầy đủ.

Elizabeth hỏi. “Kevin đâu?”.

Kevin Barnett, Phó trưởng chi nhánh của CIA, hiếm khi vắng mặt trong lúc chạy buổi sáng khi anh có mặt ở thành phố này.

Chris Petty đáp. “Vẫn còn bận bịu trong văn phòng”.

“Có gì liên quan đến báo động của NCTC sao?”.

Petty mỉm cười.

“Làm sao cô biết chuyện đó?”.

“Tôi là con gái đại sứ, Chris”.

Alex Baker nhìn đồng hồ. “Ta chạy đi. Tôi có cuộc hẹn lúc chín giờ ở Cục tình báo Anh”.

Họ hướng ra ngoài, len qua cánh cổng ở bức tường phía bắc dành riêng cho nhân viên đại sứ quán. Một lúc sau, họ chạy bộ về phía Tây dọc theo phố Upper Brook, hướng đến công viên Hyde Park.

Chiếc xe tải nhỏ Ford Transit sơn màu xanh lá cây có dòng chữ bên hông: Nhà thầu các Công viên Hoàng gia Addison&Hodge Ltd. Chiếc xe không thuộc về Addison&Hodge nhưng được làm giả một cách tinh vi, giống y hệt một chiếc thứ hai đã có mặt bên trong công viên Hyde Park. Khi nhóm người Mỹ chạy dọc theo phố Upper Brook, người đàn ông sau lái im lặng quan sát họ, nhấn một nút trên điện thoại di động rồi đưa lên tai. Cuộc đối thoại của anh ta rất ngắn gọn và được mã hoá. Khi nói xong, anh ta nhét chiếc điện thoại vào túi áo đồng phục công nhân – cũng là đồ giả - rồi khởi động xe. Anh ta chạy vào công viên qua điểm chốt chặn rồi đến nơi có hàng cây phía bắc hồ Serpentine. Một tấm biển ghi CHỈ DÀNH CHO XE ƯU TIÊN và cảnh báo mức phạt nặng cho những kẻ vi phạm. Người đàn ông phía sau tay lái xuống xe, bắt đầu nhặt rác, cầu nguyện thì thầm một mình khi làm việc. Nhân danh Allah, đức từ tâm, nhân từ, … chủ nhân của ngày phán xét … hãy chỉ cho chúng con đường đến chiến thắng…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 18:00:19 | Chỉ xem của tác giả
Chương 10

Hai giờ 32 sáng thứ sáu

Sau này, trong cuộc điều trần không thể tránh khỏi trước Quốc hội Mỹ, người ta đã tập trung nhiều về việc xác định chính xác thời điểm và cách thức các cơ quan tình báo Hoa Kỳ nắm được hiểm hoạ sắp giáng xuống Luân Đôn.

Câu trả lời là 2 giờ 32 sáng theo giờ địa phương, khi một cú điện thoại từ một người được xác định là “nguồn tin tình báo hải ngoại”, đến trên đường dây khẩn cấp trong dãy văn phòng điều hành ở tầng bảy thuộc Tổng hành dinh CIA ở Langley, Virginia. Nguồn tin tình báo hải ngoại, dù chưa được xác định, chính là Gabriel và đường dây khẩn cấp anh đã quay số chính là của Adrian Carter, Phó giám đốc nghiệp vụ của CIA. Trong thời điểm bình thường, cuộc gọi này có thể đã được chuyển đến nhà Carter ở gần MCLean. Tuy nhiên, đây gần như không phải thời điểm bình thường và mặc dù ở thời điểm nguy cấp, Carter vẫn đang đứng ở cửa sổ văn phòng nóng lòng chờ đợi thông tin về kết quả của một chiến dịch nhạy cảm đang thực hiện ở vùng núi Pakistan.

Ngoài hướng nhìn thẳng ra sông Potomac, ít có lý do nào cho thấy văn phòng của Carter là một trong những nơi nhiều quyền lực nhất của cơ quan tình báo quy mô ở Washington. Cũng không ai đoán được gì nhiều từ bề ngoài có vẻ mộ đạo của Carter. Chỉ vài người ở Wasington biết rằng Adrian Carter nói thông thạo bảy thứ tiếng và có thể hiểu ít nhất bảy thứ tiếng nữa. Cũng ít người biết rằng Carter, trước khi trở thành một nhân vật quen thuộc của tầng bảy tại Langley, đã là một trong những chiến binh giấu mặt trung thành nhất của quốc gia.

Dấu tay của ông đã từng để lại trên mọi chiến dịch ngầm quan trọng của Hoa Kỳ trong những năm vừa qua. Ông đã tham dự vào việc lấp liếm kết quả bầu cử, lật đổ chính quyền và giả mù trước những vụ hành quyết và ám sát nhiều hơn anh có thể đếm được. Tính khoan nhượng ít có trong cách xử sự của Carter. Carter chuyên về nghiệp vụ, ông ta chỉ thực hiện những gì được giao mà thôi. Chỉ trong vòng một năm, chính ông đã làm nhiệm vụ của Chúa ở Ba Lan, dựng lên thể chế ma quỷ ở Salvado. Hay chuyện ông trút đô la và súng bắn tên lửa lên những chiến binh Hồi giáo thánh chiến ở Afghanistan, dù ông biết một ngày nào đó họ sẽ trút đạn và sự chết chóc lên người mình.

Nhưng ngày nay, sống thọ là thành tựu đáng nói nhất của Carter. Những hiền triết ở Langley thích đùa rằng cuộc chiến chống khủng bố đã làm thiệt mạng thêm nhiều người trong Ban chỉ huy chiến dịch hơn trong hàng ngũ lãnh đạo al-Qeada. Dù sao Carter cũng còn sống. Ông đã sống sót qua những cuộc thanh trừ bằng máu với những con dao dài, súng, mìn và cả nỗi sợ hãi. Bí mật cho sự sống sót của ông là ở chỗ ông thường dự đoán đúng. Mùa hè năm 2001, ông đã cảnh báo rằng al-Qeada đang lên kế hoạch tấn công lớn vào nước Mỹ. Mùa đông năm 2003, ông báo động một số nguồn tin về chương trình vũ khí đáng nghi ngờ của Irắc, nhưng do tin đó bị sếp của ông bác bỏ. Và khi chiến tranh trở nên ác liệt ở khu Lưỡng Hà, ông đã viết một công hàm bí mật dự báo Irắc sẽ trở thành một Afghanistan mới, nơi sản sinh ra thế hệ kế tiếp của những kẻ thánh chiến, một thế hệ sẽ tàn bạo hơn và khó lường trước hơn những thế hệ trong quá khứ. Carter đã khẳng định không dựa trên bất cứ sự phân tích đặc biệt nào, mà bằng dự cảm riêng của mình. Mười lăm năm sau, trong một căn nhà tồi tàn ở Peshawar, một người đàn ông râu ria đội khăn xếp đỏ đã báo cho ông biết rằng, một ngày nào đó những lực lượng Hồi giáo sẽ biến Hoa Kỳ thành tro bụi. Carter tin lời người đàn ông trong trí tưởng tượng ấy.

Và chính Carter này – Carter mật vụ, Carter sống sót, Carter bi quan – người mà trong buổi sáng sớm ngày thứ sáu xui xẻo tháng 12 đó, mệt mỏi đưa điện thoại lên tai chờ một tin từ một vùng đất xa xôi. Thay vào đó ông lại nghe thấy gọng của Gabriel và được cảnh báo là sẽ có một vụ tấn công ở Luân Đôn. Carter tin lời Gabriel.

Carter ghi số của Gabriel rồi ngắt điện thoại, ngay lập tức ông quay số đến bàn nghiệp vụ tại Trung tâm chống khủng bố Quốc gia.

Sỹ quan trực hỏi. “Thông tin này có đáng tin cậy không?”.

“Đủ tin cậy để tôi gọi anh lúc 2 giờ 34 phút sáng đấy”, Carter cố giữ bình tĩnh. “Anh hãy báo cho RSO tại Đại sứ quán bằng điện thoại ngay lập tức, bảo ông ta dốc toàn lực và nhân viên vào vị trí chiến đấu cho đến khi chúng ta kiểm soát được tình hình”.

Carter gác điện thoại trước khi người sĩ quan trực có thể đặt một câu hỏi điên rồ nào khác, ông ngồi thừ ra và cảm thấy hoàn toàn vô dụng. Ông nghĩ: đồ NCTC chết tiệt. Ông sẽ đưa vấn đề vào tầm kiểm soát. Ông quay số chi nhánh CIA ở Đại sứ quán Luân Đôn và một lúc sau đã nói chuyện với Kevin Barnett, Phó COS (phó giám đốc CIA tại Đại sứ quán Luân Đôn). Khi Barnett mới nói chuyện, giọng ông khá run.

“Sáng nào cũng có một nhóm nhân viên Đại sứ quán chạy bộ trong công viên Hyde Park”.

“Anh chắc không đấy?”.

“Thường thì tôi tham gia mà”

“Còn ai chạy ở đó?”

“Sỹ quan Trưởng phòng báo chí, liên lạc FBI, sỹ quan an ninh khu vực…”

“Ôi lạy Chúa”, Carter cướp lời.

“Tình hình chuyển biến tệ hơn”.

“Tệ hơn thế nào?”.

“Elizabeth Halton”.

“Con gái ngài đại sứ phải không?”

“Đúng”

“Họ rời đi lúc mấy giờ?”.

“Đúng 5 giờ 15”.

Carter nhìn đồng hồ. Lúc đó là 7 giờ 36 phút ở Luân Đôn.

“Hãy bảo họ trở về Đại sứ quán đi Kevin. Tự họ phải chạy qua công viên Hyde Park nếu không có cách nào khác”.

Âm thanh tiếp theo Carter nghe được qua điện thoại là tiếng Phó COS ở Luân Đôn đóng mạnh cửa. Carter gác điện thoại, chờ 10 giây rồi gọi lại cho Gabriel.

Ông nói: “Tôi nghĩ có một nhóm của đoàn ngoại giao đang chạy bộ trong công viên Hyde Park. Anh có thể đến chỗ đó trong bao lâu?”.

Carter nghe một tiếng cách khác nữa.

Họ đã vào công viên từ cổng Brook, chạy xuống phía nam dọc theo đường Broad Walk đến góc Hyde Park, rồi sang phía tây dọc theo đường Rotten, qua Vườn Hồng và khu Dell. Elizabeth Halton chạy lên trước khi họ đến đài tưởng niệm Albert; sau đó cô nhanh chóng tăng tốc khi họ chạy lên hướng bắc đường Lancaster Walk để sang đường Bayswater. Jack Hammond, phát ngôn viên Đại sứ quán, chạy qua mặt Elizabeth rồi hướng nhanh đến cổng Victoria và chạy xuống đường West Carriage Drive đến bờ khu Serpentine. Khi họ đến chỗ nhà thuyền, một chiếc điện thoại di động vang lên. Đó là điện thoại của Chris Petty, người của RSO.

***

Chúng trông như những cái va li đang lăn bình thường. Nhưng thật ra không hoàn toàn như thế. Cạnh và bánh xe được trợ lực để chịu được sức nặng của thuốc nổ, nút trên những chiếc tay cầm có thể gấp xuống được nối với bộ kích nổ. Những cái va li này là tài sản của bốn người đàn ông đang tiếp cận bốn mục tiêu khác nhau cùng một lúc. Những ga tàu điện ngầm tại các khu vực rạp xiếc Piccadilly, quảng trường Leicester, ngã tư Charing, và Nhà mái vòm. Những người này không biết gì về nhau, nhưng giữa họ có nhiều điểm chung. Cả bốn đều là người Ai Cập. Cả bốn đều là người Hồi giáo Takfiri coi cái chết của mình cũng rẻ mạt như mạng sống của những người ngoại đạo. Cả bốn đều đang đeo đồng hồ kỹ thuật số Seiko sẽ báo thức đúng 7 giờ 40 phút sáng.

Gabriel mất 2 phút thay quần áo rồi lấy khẩu Beretta và mất một phút nữa để đi xuống tầng dưới và ra đường. Đèn tín hiệu giao thông trên Bayswater đang đỏ khi anh đến. Anh không dừng lại mà phóng nhanh qua luồng giao thông đang ập đến để vào công viên. Đúng lúc đó anh nghe thấy một tiếng nổ vang lên và cảm thấy mặt đất rung chuyển dưới chân mình. Anh dừng lại một chút, không chắc chắn về những gì mình vừa nghe và cảm thấy, sau đó anh quay người chạy nhanh đến khu vực giữa công viên.

Chris Petty đã chạy chậm lại rồi dừng hẳn, rút điện thoại khỏi kẹp gắn với thắt lưng quần tập thể thao.

Anh nói lớn. “Các bạn chứ chạy đi. Cứ đi theo lộ trình thường ngày. Tôi sẽ đuổi kịp nếu có thể”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 18:02:19 | Chỉ xem của tác giả
Chương 10
(tiếp theo)

Những người còn lại trong nhóm đã quay ra xa bờ khu Serpentine và tiến vào khu vực nhiều cây cối phía bắc hồ. Petty nhìn vào màn hình nhận diện người gọi. Đó chính là số văn phong của Đại sứ quán. Anh mở điện thoại đưa nhanh lên tai nghe.

“Petty đây”.

Im lặng

“Chris Petty đây. Nghe rõ trả lời?”.

Im lặng

“Mẹ kiếp”.

Anh ngắt điện thoại rồi chạy theo những người khác. Hai mươi giây sau, điện thoại reo lần nữa. Lần này, khi áp điện thoại lên tai, tín hiệu nghe rất rõ.

Người đàn ông trong bộ đồng phục của Addison&Hodge đang thu nhặt rác dọc theo lối đi nhìn lên khi nhóm người chạy bộ qua đường đi bộ dẫn từ khu Nhà Cảnh Sát cổ đến khu Reformers’ Tyree. Chiếc xe Addison&Hodge giả thứ hai đã đổ phía bên đường đối diện, một người đàn ông mặc đồng phục nữa đang vẽ hí hoáy trên đất bằng một cái gậy. Họ đã chuẩn bị cho giây phút này hơn một năm qua. Ba mươi giây, tên lên kế hoạch hành động nói. Nếu kéo dài hơn ba mươi giây, mày sẽ không còn sống mà ra khỏi khu công viên này. Người đàn ông thò tay vào chiếc túi đựng rác hắn đang giữ trong tay và sờ thấy một vật bằng kim loại lạnh lẽo: một khẩu súng máy MP hiệu Hecker&Koch, nạp bốn mươi viên đạn chống tăng. Hắn ấn nút lên nòng sang chế độ phù hợp rồi chầm chậm đếm đến 10.

Chris Petty không thể nào tắt được điện thoại gọi từ Đại sứ quán trước khi đuổi theo đồng nghiệp. Anh gần như lập tức nhìn thấy họ sau lối rẽ ở khu vực Nhà Cảnh Sát cổ. Họ đã chạy được một nửa khoảng cách đến khu Reformers’ Tyree và đang đến gần hai chiếc xe tải nhỏ hiệu Ford Transit màu xanh lá cây đang đậu dọc theo lối đi. Không có gì bất thường khi gặp những người làm việc vào sáng sớm như thế - công viên Hyde Park với diện tích 350 mẫu Anh rất cần sự chăm sóc duy tu thường xuyên – nhưng mục đích thật sự của họ đã lộ ra chỉ trong vài giây sau khi những cánh cửa chở hàng phía sau bật tung và tám người đàn ông có vũ trang mặc đồ thể thao màu đen với khăn trùm đầu kín mít nhảy ra. Những tiếng gọi cảnh báo vô vọng của Petty vang lên cũng như âm thanh của tiếng súng và tiếng thét gào ngay sau đó được ghi lại từ bên trong Trung tâm hoạt động của RSO. Petty bị bắn 10 giây sau tiếng súng đầu tiên. Những âm thanh hấp hối cuối cùng của anh được thu lại trên máy của trung tâm. Anh cố nói điều gì đó trước khi ngã quỵ, rồi sau đó vài phút, các đồng nghiệp đang sững sờ trong toà Đại sứ quán mới hiểu được nghĩa của từ đó: Những kẻ làm vườn…

Gabriel nghe tiếng súng đầu tiên trong khi vẫn ở khu vực mạn bắc công viên. Anh rút khẩu Beretta và chạy nhanh vào rừng cây rồi dừng lại trên lối đi bộ nhìn theo hướng của khu Reformers’ Tyree. Cách đó 50 thước Anh là cảnh tượng như trong ác mộng: những thi thể đang nằm trên đất, những người đàn ông đang kéo một phụ nữ giãy giụa về phía sau xe tải đang chờ sẵn.

Anh giơ súng lên nhưng rồi tự hạ xuống. Đay có thực là một vụ tấn công hay anh chỉ đang lạc vào một cuộc diễn tập của cảnh sát hay là một cảnh trong phim hành động? Những người đàn ông mặc đồ đen là khủng bố, là cảnh sát hay là diễn viên? Thi thể gần nhất nằm cách đó 30 thước Anh. Trên nền đất cạnh người đàn ông là chiếc điện thoại di động và một khẩu súng hiệu Sauer P226 9mm. Gabriel bò nhanh đến cạnh người đàn ông đang nằm rồi quỳ xuống cạnh xác anh ta. Máu và vết thương do đạn bắn là thật, và ánh nhìn chết chóc trong đôi mắt sợ hãi của người đàn ông là thật. Anh biết đây không phải là trò diễn tập hay cảnh trong phim. Mà đây là vụ tấn công anh đã lo sợ, và nó đang phơi bày trước mắt anh.

Những tên khủng bố không chú ý đến anh, Gabriel vãn đang quỳ xuống, cầm khẩu Beretta bằng hai tay rồi nhắm vào một trong những tên mặc đồ đen đang kéo người phụ nữ về chiếc xe bán tải. Chỉ cách 30 thước Anh, Gabriel nhả một phát đạn giống như anh đã từng thực hiện trước đây vô số lần. Anh bóp cò hai lần liên tiếp, pằng...pằng, như đã được huấn luyện. Một lúc sau, có một dải cầu vòng màu đỏ hồng phun ra và người đàn ông ngã xuống nền đất, như món đồ chơi đứa trẻ buông ra khỏi tay. Gabriel lia tầm ngắm sang phải một chút rồi bắn tiếp. Lại một dải cầu vồng màu máu nữa xuất hiện, óc văng ra. Thêm một tên nữa về chầu trời.

Lần này có tiếng súng bắn trả lại. Gabriel bò khỏi lối đi bộ rồi nấp sau một thân cây khi làn mưa đạn xé nát vỏ cây ra từng mảnh nhỏ. Khi tiếng súng ngưng, anh bò từ sau gốc cây và thấy những tên khủng bố đã kéo người phụ nữ vào sau xe. Một tên đang đóng cửa sau, những tên khác đang chạy nháo nhào về chiếc xe bán tải thứ hai. Gabriel nhắm vào tên đóng cửa rồi bắn. Phát đầu tiên trúng vào vai trái tên khủng bố, làm hắn lăn quay. Phát thứ hai trúng vào giữa ngực hắn.

Những chiếc xe bán tải phóng về phía trước và chạy qua khu vực cây xanh rộng lớn, đến khu Nhà vòm cẩm thạch và tiến về xa lộ đông đúc ở góc đông bắc của công viên. Gabriel đứng dậy lao theo chúng, sau đó dừng lại rồi bắn vài phát vào sau xe tải mà anh biết là nó chứa đầy những tên khủng bố. Những chiếc xe bán tải tiếp tục chạy hết chu vi công viên. Gabriel rượt đuổi vài giây nữa rồi nhận ra mình không thể đuổi kịp chúng, anh quay lại chỗ xảy ra vụ tấn công.

Có 9 thi thể nằm rải rác trên lối đi vương đầy máu. Sáu người Mỹ đã chết, cũng như hai tên khủng bố mà Gabriel đã bắn hạ bằng những phát súng vào đầu. Tên lúc nãy kéo người phụ nữ vào phiá sau xe tải đang nằm thở hắt ra, máu chảy ra từ miệng của khăn trùm đầu. Gabriel đá cây súng ra khỏi tay hắn và xé chiếc khăn trùm đầu. Gương mặt nhìn anh hơi quen. Sau đó anh nhận ra hắn là Samir Al Marsi, tên người Ai Cập từ Amsterdam đến.

Mắt của tên khủng bố người Ai Cập bắt đầu mất thị giác. Gabriel cần khai thác hắn trước khi hắn chết. Anh nâng người tên Ai Cập lên bằng cách túm lấy bộ quần áo của hắn rồi tát mạnh vào mặt hắn.

“Tại sao bọn chúng bắt cô gái đi, Samir? Cho tao biết mày định làm gì với cô gái!”.

Đôi mắt hắn tập trung lại một chút.

“Sao mày biết tên tao?”

“Tao biết hết, Samir. Chúng đưa cô gái đi đâu?”

Hắn mỉm cười ác ý. “Nếu mày biết hết thì tại sao lại hỏi tao?”

Gabriel đánh hắn tiếp, lần này mạnh hơn, mạnh đến nỗi anh sợ hắn bị gãy cổ. Nhưng cũng không có tác dụng. Samir đang hấp hối. Gabriel chĩa súng vào mắt hắn hét lên. “Tụi nó đưa cô gái đi đâu? Nói tao nghe nếu không tao bắn vỡ sọ!”

Nhưng Samir chỉ tiếp tục mỉm cười, đó không phải là nụ cười ác ý nữa mà là nụ cười thách thức của người đã đạt được ý nguyện trước khi chết. Gabriel đã mang hắn đến cửa tử và hắn vui vẻ khi nhìn thấy mình sắp sang thế giới bên kia. Gabriel đặt báng súng Beretta lên mặt tên khủng bố và định bóp cò thì nghe tiếng hét lớn phía sau mình. “Bỏ súng xuống! Giơ tay lên”.

Gabriel buông tên người Ai Cập ra rồi đặt khẩu Beretta lên nền đất, chầm chậm giơ tay lên. Trí nhớ của anh về những gì diễn ra kế tiếp cũng mù mờ. Anh chỉ nhớ mình bị đẩy xuống đất và còn nhớ được ánh mắt Samir đang nhìn anh. Rồi có ai đó đánh anh vào phía sau đầu, một cú đánh mạnh có vẻ như có thể bổ sọ anh ra làm hai. Anh cảm thấy đau dữ dội và một ánh sáng loé lên. Rồi anh thấy một người phụ nữ - một người phụ nữ mặc đồ thể thao màu xanh đậm, bị dẫn vào một thung lũng tro bụi bởi những kẻ sát thủ đeo khăn trùm đầu màu đen.

Cú điện thoại gọi đến căn phòng ở tầng hai Nhà Trắng lúc 3 giờ 14 phút sáng. Tổng thống nhắc ống nghe từ máy điện thoại sau tiếng chuông reo đầu tiên và đưa nhanh lên tai nghe. Ông lập tức nhận ra giọng nói ở phía bên kia đường dây: Cyrus Mansfield, cố vấn an ninh Quốc gia của mình.

“Thưa Tổng thống, tôi e là có một vụ tấn công nữa ở Luân Đôn”.

“Tình hình thế nào rồi?”

Mansfield trả lời câu hỏi một cách dè dặt để Tổng thống đỡ bị sốc. Tổng thống nhắm mắt thì thào. “Ôi Chúa ơi”.

“Người Anh đang làm mọi thứ có thể để phong toả Luân Đôn, ngăn không cho bọn chúng thoát”. Mansfield nói. “Nhưng như ngài biết đấy, tình hình hết sức hỗn loạn”.

“Hãy chuẩn bị phòng tình huống khẩn cấp. Tôi sẽ xuống tầng dưới trong năm phút nữa”.

“Vâng thưa ngài”.

Tổng thống gác điện thoại, ngồi bật dậy trên giường. Khi ông mở đèn cạnh giường, vợ ông đã thức và nhìn chồng. Bà đã biết tình hình trước đó.

“Tình hình thế nào?”, bà ta hỏi.

Ông ngập ngừng. “Luân Đôn lại bị tấn công. Và Elizabeth Halton bị bắt làm con tin”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 21:06:15 | Chỉ xem của tác giả
Phần 2: Vùng Đất Của Những Người Xa Lạ

Chương 11
Sở Cảnh Sát Luân Đôn

Tôi sẽ chẳng than phiền nhiều lắm về một cú đánh hiểm ác lên đầu mình”.

Chiếc Limousine của Graham Seymour tiến chầm chậm ra khỏi sân trước của Sở cảnh sát Luân Đôn và rẽ vào đường Broadway. Người đàn ông thuộc MI5 trông rất mệt mỏi. Ông có quyền mệt mỏi. Bom đã nổ trên đường xe điện ngầm ở khu Mái vòm cẩm thạch, rạp xiếc Piccadilly, quảng trường Leciester và ngã tư Charing. Sáu nhà ngoại giao người Mỹ và nhân viên an ninh bị sát hại ở công viên Hyde Park, đặc biệt con gái của ngài đại sứ, Elizabeth Halton, đang mất tích và được cho là bị bắt cóc. Đến giờ, chỉ có một người bị bắt là Gabriel Allon.

Gabriel nói. “Họ yêu cầu tôi giơ tay lên và bỏ súng xuống. Tôi đã làm theo lệnh”.

“Phải cố hiểu điều đó xét theo quan điểm của họ. Anh sắp bắn vào đầu một người và xung quanh là tám xác chết. Anh thật may mắn là họ đã cho anh cơ hội để đầu hàng. Lẽ ra họ đã có thể sử dụng vũ khí theo thẩm quyền. Đó là công việc họ được huấn luyện khi đối diện với người mà họ tin là khủng bố”.

“Thật vậy ư? Chẳng lẽ người cố gắng ngăn chặn vụ tấn công như tôi lại bị cảnh sát Luân Đôn giết chết”. Trước sự im lặng giận dữ của Graham Seymour, Gabriel nhấn mạnh vấn đề. “Lẽ ra ông nên nghe tôi, Graham. Ông nên nâng mức báo động và đánh động vài tên khủng bố. Và có lẽ Elizabeth Halton và những người Mỹ còn lại nên ở lại trong Đại sứ quán thay vì chạy bộ trong công viện Hyde Park”.

“Tôi đã bảo anh đứng ngoài cuộc”.

“Đó có phải là lý do tại sao ông để tôi ngồi trong buồng giam 16 tiếng đồng hồ không Graham? Có phải đó là lí do ông để họ kết tội tôi và ông để họ lấy dấu tay và chụp ảnh tôi không?”.

“Hãy tha lỗi cho tôi vì không đến cứu anh sớm hơn, Gabriel. Tôi hơi bận”.

Gabriel nhìn ra những con đường trơn ướt của khu Westminster. Những con đường vắng tanh, trừ những sĩ quan cảnh sát mặc đồng phục đứng gác ở mỗi góc phố. Graham Seymour cũng có lí do. Luân Đôn vừa trải qua một ngày đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II. Gabriel hầu như không thể than phiền về chuyện đã phải ngồi gần như một ngày ở Sở cảnh sát Luân Đôn.

“Có bao nhiêu người chết vậy, Graham?”.

“Con số người chết cao hơn vụ tấn công tháng7 năm 2005”, Seymour đáp. “Đến giờ đã có 300 người chết, hơn 2.000 người bị thương. Tuy nhiên những vụ đánh bom này rõ ràng còn có mục đích khác là nhằm tạo ra bầu không khí hỗn lạo ở thủ đô. Điều đó cho phép những tên khủng bố cao chạy xa bay dễ dàng hơn. Không may là, chuyện này đã diễn ra thật hoàn hảo. Kẻ nào lên kế hoạch vụ tấn công này đúng là một thiên tài tàn ác”.

“Ông đã có thông tin gì về nhận dạng cũng như quan hệ của những kẻ đánh bom chưa?”.

“Chúng đều là những thanh niên người Anh thế hệ thứ hai từ khu Finsbury Park và Walthamstow ở Đông Luân Đôn. Cả bốn người đều có gốc Ai Cập và cả bốn đều là thành viên của một nhà thờ Hồi giáo khu trung tâm nhỏ ở Walthamstow gọi là nhà thờ Salam”.

“Nhà thờ Hoà bình”, Gabriel nói. “Thật phù hợp làm sao”.

“Thầy tế đã biến mất cũng như nhiều thành viên khác trong nhóm. Dựa trên những gì chúng tôi được biết đến giờ, có vẻ như những thanh niên địa phương đã thực hiện chiến dịch đánh bom này, còn anh chàng Samir của anh và cộng sự của hắn đảm nhiệm vụ bắt cóc”.

“Ông có thể dò tìm mấy chiếc xe bán tải nhỏ đó không?”.

“Toàn bộ xe được những công ty do một người tên là Farouk Al Shahaki sở hữu hay kiểm soát. Ông ta là doanh nhân gốc Ai Cập sinh ra ở Anh có những nguồn lợi khắp nước Anh và Trung Đông”.

“Ông ấy đâu?”.

“Đã đáp chuyến bay đi Pakistan tối qua. Chúng tôi đã yêu cầu ISI Pakistan (Cơ quan tình báo Pakistan) tìm ông ta”.

“Chúc may mắn”, Gabriel nói. “Các ông có thể theo dõi chúng bằng camera quan sát khi chúng rời công viên Hyde Park mà?”.

“Chỉ một lúc thôi”, Seymour nói. “Sau đó chúng rẽ vào một con hẻm không có camera quan sát và chúng tôi mất dấu. Chúng tôi tìm thấy những chiếc xe này trong gara ở khu Maida Vale do một trong những kẻ đánh bom tự sát thuê”.

“Có ai nhận trách nhiệm gì không?”

“Có quá nhiều tên khủng bố mà chúng ta có thể nghi ngờ. Rõ ràng là vụ này có dấu vết của một cuộc tấn công kiểu al-Qeada. Tôi cho rằng chúng tôi sẽ biết được nhiều hơn khi đám bắt cóc đưa ra yêu sách”.

“Nếu như ông tìm thấy Elizabeth Halton trước khi những kẻ bắt cóc đưa ra yêu sách thì sẽ tốt hơn cho mọi người”.

“Chúng tôi đang hành động theo giả định là cô ta vẫn còn ở nơi nào đó bên trong lãnh thổ Anh. Chúng tôi có người ở tất cả các sân bay, nhà ga xe lửa, bến tàu trên khắp đất nước. Lực lượng tuần tra bờ biển cũng đang cố gắng phong toả bờ biển, đây là một công việc không dễ dàng vì bờ biển chúng tôi có chiều dài gần tám ngàn dặm. Lực lượng SO 13 đang thẩm vấn những nguồn tin và những người bị tình nghi là có quan hệ với đám khủng bố, cùng với cái tên tay sai của những kẻ đánh bom tự sát. Họ cũng đang thực hiện việc lục soát từng nhà ở những khu vực có người Hồi giáo sinh sống chiếm đa số trong thành phố. Những người Hồi giáo ở đất nước chúng tôi đang nổi giận. Nếu không cẩn thận, mọi thứ sẽ nhanh chóng vượt ngoài tầm kiểm soát”. Seymour nhìn Gabriel. “Thật tệ là anh không tìm cách làm bị thương một hay hai tên khủng bố anh đã giết ở công viên Hyde Park. Chúng tôi rất cần thông tin”.

Gabriel nói. “Tôi đã làm được điều đó”.

“Anh đang nói gì thế?”.

“Tôi bắn nhiều phát vào phía sau một trong những chiếc xe bán tải. Hãy theo dõi những người Arập vào cấp cứu ở các bệnh viện có những vết thương do đạn bắn mà không lý giải được”.

Chiếc Limousine rẽ vào đường Millbank, hướng dọc theo sông Thames đến cầu Lambeth. Điện thoại di động của Seymour nhấp nháy. Ông đưa lên tai nghe, lầm bầm vài lời rồi ngắt điện thoại.”Người Mỹ”, ông vừa nói vừa giải thích. “Như anh có thể đoán được, họ đang bắt đầu chiến tranh rồi đấy. Họ đặt Đại sứ quán, toàn bộ nhân viên và các bộ phận trực thuộc trong tình trạng phong toả. Họ đã phát đi báo động về việc đi lại ở Luân Đôn, điều chưa bao giờ có ở phố Downing hay Bộ Ngoại giao, vì điều đó đặt chúng tôi ngang hàng với Pakistan, Afghanistan và Libăng. Hai trăm nhân viên điều tra của CIA, FBI và các Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp đã đáp máy bay xuống phi trường Heathrow tối nay và dựng lại hiện trường ở quảng trường Grosvenor. Họ mở đường dây liên lạc với Lực lượng Đặc nhiệm của Bộ Ngoại giao ở Washington và một đường dây nữa với COBRA, một uỷ ban đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Nội vụ đứng đầu xem xét phản ứng của chính phủ Anh đối với tình trạng khẩn cấp cấp quốc gia như thế này”.

“Họ có đang cư xử lịch sự không?”

Seymour thở mạnh. “Như được mong đợi, trong hoàn cảnh này. Đến giờ, vấn đề này cơ bản thuộc về cảnh sát Anh, có nghĩa là họ không có việc gì làm ngoài việc ngồi đó và ép chúng tôi phải truy tìm nhanh hơn và ráo riết hơn. Họ đã nói rõ là cho dù có người Anh nào mất mạng thì ưu tiên số một vẫn là phải tìm ra Elizabeth Halton. Họ cũng nói rõ là họ không có ý định đàm phán để cô ấy được thả”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách