Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: alice2000phuong
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Trinh Thám - Xuất Bản] Kẻ Phụng Sự Thầm Lặng | Daniel Silva (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
21#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 21:07:21 | Chỉ xem của tác giả
Chương 11
(tiếp theo)

“Nếu họ không đàm phán, sẽ không có nhà ngoại giao Mỹ nào trên thế giới được an toàn trong tương lai”, Gabriel nói. “Đây là một bài học khó khăn mà chúng ta đã học được cách đây lâu rồi”.

“Chúng tôi thích giải quyết vấn đề theo cách mềm dẻo hơn. Nếu một cuộc đàm phán tốt có thể mang người phụ nữ đó còn sống trở về, thì tôi thấy đâu có thiệt hại gì”.

“Tôi cho rằng điều đó tuỳ thuộc vào những gì các ông phải hy sinh để mang cô ấy về”. Gabriel trông ra cửa sổ ngắm nhìn sông Thames. Tám ngàn dặm bờ biển, vô số bến tàu và sân bay tư nhân…theo kinh nghiệm cá nhân, anh biết rằng một tên khủng bố có đủ trí thông minh và tiền bạc để có thể di chuyển con tin theo ý của mình. Một năm trước, vợ anh đã bị bắt cóc từ phòng ngủ trong một bệnh viện tâm thần ở Anh. Vợ anh được đưa lên tàu đi Pháp trước khi người ta biết cô ấy mất tích.

“Hình như ông và người Mỹ có mọi thứ trong tay”, anh nói. “Điều đó có nghĩa là tôi không còn gì để làm ngoài việc rời khỏi Luân Đôn và giả vờ chưa bao giờ có mặt ở đây”.

“Tôi e là điều đó sẽ không thể được, Gabriel”.

“Không thể được với nước Mỹ hay với các ông?”.

“Cả hai”.

Seymour lấy một tờ báo Times sáng hôm đó từ vali ra trao cho Gabriel. Dòng tít với nhan đề KHỦNG BỐ VÀ BẮT CÓC Ở LUÂN ĐÔN. Nhưng chính tiêu đề ở cuối trang mới thu hút sự chú ý của Gabriel. SĨ QUAN TÌNH BÁO ISRAEL THAM GIA VỤ MAI PHỤC Ở CÔNG VIÊN HYDE PARK…Dưới đầu đề là hình ảnh hơi mờ của Gabriel đang chĩa súng vào mặt Samir Al Masri. Trang trong có hình ảnh thứ hai: tấm ảnh thẻ căn cước của anh chụp ở Sở cảnh sát Luân Đôn vài giờ sau vụ tấn công.

“Bức ảnh của anh trong công viên được một người đi gang qua chụp bằng điện thoại di động. Chất lượng xấu nhưng rất kịch tính. Chúc mừng anh Gabriel. Tôi cho rằng hiện còn có một nhóm khủng bố khác đang muốn lấy đầu của anh”.

Gabriel mở đèn đọc báo trên xe và lướt qua bài báo. Bài báo có nói về tên anh, cùng với mô tả khá chính xác về những thành tích trong nghề của anh.

“Thế cơ quan của ông phải có trách nhiệm về việc này chứ?”.

“Tin tôi đi, Gabriel. Tôi đã đủ đau đầu vào lúc này rồi nên không cần chuốc lấy rắc rối thêm nữa. Nguồn tin không rõ ràng, nhưng chắc chắn vụ rò rỉ này phải xuất phát từ một người ở Sở cảnh sát thành phố. Nếu phải đoán thì tôi cho người đó là một sĩ quan cao cấp đang tìm cách mang một đặc ân đến cho tờ báo quan trọng này. Cho dù xảy ra thế nào, điều đó có nghĩa là anh sẽ không được phép rời khỏi đất nước này cho đến khi toàn bộ câu hỏi về sựu dính líu của anh trong vụ này được lọc ra và công bố trước công luận”.

“Chi tiết về sự dính líu của tôi trong vụ này rất rõ ràng đấy, Graham. Tôi đã đến Luân Đôn để cảnh báo cho ông rằng một nhóm khủng bố từ Amsterdam tới, có thể có mặt ở Anh để chuẩn bị cho một vụ tấn công. Ông đã chọn cách bỏ qua lời cảnh báo đó. Thế ông có muốn tôi công bố điều đó trước công luận không?”.

Seymour có vẻ suy nghĩ kỹ về câu hỏi trước khi trả lời. “Anh bị buộc tội vì những vi phạm nghiêm trọng, trong đó có việc vào nước Anh bằng hộ chiếu giả, sở hữu vũ khí bất hợp pháp, sử dụng vũ khí ở chốn đông người bất hợp pháp”.

“Tôi sử dụng vũ khí để bắn vào ba tên giết người đấy thôi”.

“Điều đó không quan trọng. Anh phải ở lại cho đến khi chúng tôi giải quyết xong vụ này. Thả anh bây giờ sẽ gây nên những lời đàm tiếu từ nhiều phía”.

Seymour hơi mỉm cười. “Đừng lo, Gabriel. Chúng tôi đã bố trí một chỗ ở dễ chịu cho anh rồi. Anh may mắn đấy. Anh sẽ được rời Luân Đôn. Còn chúng tôi phải ở lại đây sống với hậu quả của cuộc tấn công này”.

“Thế cơ quan của tôi có biết là tôi bị giữ không?”.

“Họ sẽ biết sớm thôi. Chúng tôi đã thông báo cho chuyên viên về luật pháp ở Đại sứ quán của anh, cũng như Trưởng chi nhánh của anh”.

Chiếc xe rẽ vào toà nhà Thames, trụ sở đồ sộ bên bờ sông của MI5. Ngã tư Vauxhall, Tổng hành dinh của MI6 – một cơ quan tình báo hải ngoại, nằm ở phí đối diện con sông nhìn xuống bờ đê Albert.

“Lái xe của tôi sẽ chở anh đến một trong những ngôi nhà an toàn của chúng tôi”, Seymour nói. “Đừng nghĩ đến việc chạy trốn nhé. Anh ta có súng và là tay súng thiện xạ đấy”.

“Tôi sẽ đi đâu được Graham? Tôi làm gì có hộ chiếu”.

“Tôi tin là anh có thể xoay sở được”.

Seymour đã ra đến cửa nhưng dừng lại. “Anh có muốn nói gì nữa không, Gabriel? Còn gì có thể giúp chúng tôi xác định vị trí của Elizabeth Halton?”.

“Tôi đã nói cho ông nghe hết những gì tôi biêt rồi”.

“Mọi thứ trừ tên nguồn tin của anh ở Amsterdam”.

“Tôi đã hứa sẽ bảo vệ anh ta, Graham. Ông cũng biết bảo vệ nguồn tin có nghĩa là gì rồi đấy”.

“Vào những lúc như thế này, nguồn tin không phải đẻ bảo vệ mà phải được sử dụng và đốt nóng”.

“Tôi sẽ không đốt nóng nguồn tin này đâu Graham. Anh ta đã liều mình đến với chúng tôi”.

“Anh có xem xét khả năng anh ta có thể liên quan đến vụ này không?”.

“Không có đâu”.

“Hy vọng anh đúng”, Seymour nói. “Kinh nghiệm của tôi cho thấy người tiết lộ thông tin hiếm khi nói thật. Thực ra, họ nói dối nhiều hơn để thân phận không bị lộ. Đó là lí do họ chịu làm người đưa tin”.

Ngôi nhà tạm thời của Gabriel hoá ra lại là một ngôi nhà bằng đá vôi duyên dáng, được bao quanh bởi hai trăm mẫu đất tư nhân, trong khu đồi uốn lượn vùng Cotswolds. Quản lí khu này là một cựu nhân viên MI5 có mái tóc dựng đứng màu gừng tên là Spencer, ông ta nói vắn tắt cho Gabriel biết về những quy định đối với khách lưu trú vào buổi sáng hôm sau trong một bữa ăn nhà nhã tại căn phòng đầy ánh sáng. Gabriel được quyền xem ti vi, radio và các tờ báo luân Đôn, dĩ nhiên là không được dùng điện thoại. Toàn bộc căn phòng của ngôi nhà chính đều dành cho anh sử dụng, dù vậy anh phải giữ mối liên lạc với nhân viên nhà nghỉ ở mức tối thiểu. Anh có thể tản bộ một mình, nhưng nếu muốn đi vào làng, thì cần phải có người hộ tống. Nhất cử nhất động của anh sẽ được theo dõi và thu hình. Bất kỳ nổ lực đào thoát nào cũng đều thất bại và sẽ làm anh mất quyền ưu đãi.

Gabriel giết thời gian bằng cách theo dõi diễn biến về cuộc điều tra của cảnh sát Anh. Anh thức dậy mỗi buổi sáng, đọc chồng báo Luân Đôn trong phòng ăn sáng cùng với trà và những món ăn yêu thích. Sau đó anh quay về thư viện tìm kênh tin tức của Anh và Mỹ để được nghe những thông tin đáng tin cậy về việc nhận dạng những kẻ thực hiện vụ tấn công và số phận của Elizabeth Halton. 72 giờ sau khi cô bị bắt cóc, vẫn không có ai đứng ra chịu trách nhiệm và vẫn chưa có yêu sách nào từ phía bọn bắt cóc. Đại sứ Halton, cũng như Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đã lên tiếng yêu cầu bọn bắt cóc thả con tin. Ngày tháng trôi qua, các chuyên gia bình luận trên truyền hình bắt đầu đoán già đoán non là con gái ngài đại sứ đã bị bọn bắt cóc sát hại hoặc có thể đã bị giết trong vụ tấn công ban đầu. Gabriel cho rằng lời tiên đoán này là còn quá sớm và gần như sai lầm. Anh đã xem xét một cách chi tiết về chiến dịch này. Anh biết cuối cùng bọn bắt cóc sẽ lộ diện và đòi yêu sách.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

22#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 21:08:45 | Chỉ xem của tác giả
Chương 11
(tiếp theo)

Vào buổi chiều ngày thứ tư bị giam lỏng, anh dành một giờ để đi lang thanh khắp các cửa hiệu trên phố. Anh mua một chiếc áo khoác len cho Chiara và một cây gậy bằng gỗ sồi rất đẹp cho Shamron. Khi trở về ngôi nhà, anh thấy Spencer đang đợi ở sân trước lát đầy sỏi, vẫy một tờ giấy như thể nó chứa đựng tin tức quan trọng được gửi tới từ nơi nào xa lắc xa lơ. Đúng là có tin mới. Người Anh đồng ý bỏ tất cả lời buộc tội chống lại Gabriel, đổi lại anh sẽ là chứng choi cuộc điều tra chính thức về vụ tấn công. Một chỗ ngồi đã được dành riêng cho anh trong chuyến bay tối hôm đó đi Tel Aviv và người ta đã sắp xếp cho anh lên máy bay bằng lối riêng một cách nhanh chóng. Xe sẽ đến đón anh trong một tiếng nữa. Tuy nhiên, cuối cùng lại hoá ra là một đoàn xe. Những chiếc xe này được Mỹ sản xuất, cũng như người đàn ông nhìn rất sang trọng mặc đồ ngoại giao màu xám, ngồi ở hàng ghế phía sau chiếc Limousine. “Xin chào, anh Allon”, Đại sứ Robert Halton nói. “Để tôi cho anh đi nhờ ra sân bay. Tôi muốn nói chuyện một chút”.

Ngài đại sứ nói. “Anh phải cảm ơn tôi vì nhờ tôi mà anh được tự do. Khi tôi thấy anh bị giam lỏng, tôi đã gọi điện cho Thủ tướng bảo ông ấy trả tự do cho anh ngay”.

“Tôi biết người Mỹ có ảnh hưởng khá lớn đối với phố Downing, nhưng tôi không bao giờ biết ông có quyền trả tự do cho tù nhân”.

“Điều cuối cùng mà ngài Thủ tướng muốn là nhìn thấy tôi đưa ra yêu cầu trước công luận. Những cuộc thăm dò cho thấy hiện tôi là người được hâm mộ nhiều nhất ở Anh đấy. Hãy cho tôi biết tại sao báo chí lại để tâm đến việc thực hiện một cuộc thăm dò như thế?”.

“Tôi đã từ bỏ những cố gắng nhằm hiểu báo chí, thưa ngài đại sứ Halton”.

“Cuộc thăm dò này cũng cho thấy đa số người Anh tin rằng chính tôi đã mang đến tai hoạ này cho mình vì mối quan hệ bạn bè với Tổng thống và sự ủng hộ thẳng thắn của tôi đối với cuộc chiến ở Irắc. Chiến tranh hiện được các kẻ thù của chúng tôi sử dụng để minh chứng cho mọi tội lỗi. Ngoài ra cũng là vì sự ủng hộ của chúng tôi dành cho nhà nước Israel”.

“Tôi em rằng mình còn lâu mới thay đổi được điều đó”.

Ông đại sứ rút kính ra, di di sống mũi. Hình như mấy ngày qua ông chưa ngủ. “Tôi chỉ mong ước con gái mình được giải thoát bằng một cú điện thoại. Người có quyền lực bị biến thành vô dụng quả là cảm giác không dễ dàng chút nào. Tôi đã có mọi thứ mình muốn trong cuộc sống nhưng họ đã lấy của tôi một thứ mà tôi không thể nào mất được”.

“Ước gì tôi có thể đến sớm hơn”, Gabriel nói. “Có thể tôi đã ngăn chúng bắt con gái ông”.

“Đừng tự trách mình về những chuyện đã xảy ra. Nếu phải trách ai thì người đó phải là tôi. Tôi là người đã đảm nhận công việc này. Tôi là người yêu cầu Elizabeth dừng mọi hoạt động của nó để đến đây với tôi. Và tôi cũng là người để cho nó chạy bộ trong công viên Hyde Park ba buổi sáng một tuần dù tôi đã sợ có chuyện sẽ xảy ra”.

Ông đại sứ Mỹ đeo lại kính, nhìn Gabriel đầy suy tư. “Nhưng hãy tưởng tượng tôi ngạc nhiên thế nào khi nghe chuyện người đàn ông bí mật giết ba tên khủng bố trong công viên Hyde Park chính là anh. Tổng thống là bạn thân nhất của tôi, anh Allon à. Nếu không phải nhờ anh thì ông ta đã bị sát hại ở Vatican đầu năm nay rồi”.

Thực ra, chính thư ký riêng của Giáo hoàng, Monsighor Luigi Dopnati đã cứu mạng sống Tổng thống. Gabriel chỉ giết chết tên ám sát, một tên cải đạo sang Hồi giáo cấp tiến đã tìm cách xâm nhập vào hàng ngũ Vệ binh Thuỵ Sĩ.

Anh hỏi. Thế người Anh có cho ông biết về triển vọng tìm con gái ông không?”.

“Tôi e là hy vọng đó quá nhỏ nhoi. Hôm nay họ thực hiện những cuộc bao vây ở ba địa điểm nơi họ nghĩ chúng có thể giữ con gái tôi. Tin tình báo hoá ra không đúng. Điều tôi không hiêu chính là tại sao bọn khủng bố chưa ra yêu sách gì”.

“Bởi vì sự chờ đợi sẽ khiến ông đau đớn và tuyệt vọng. Chúng muốn ông phải biết ơn khi vào phút cuối cùng chúng xuất hiện và đưa ra yêu sách”.

“Anh chắc là chúng cần gì để trao đổi chứ?”.

“Đúng vậy thưa ngài đại sứ. Ông hãy chuẩn bị tâm lí cho sự thật đi. Chắc chắn là một điều gì đó ông không thể đáp ứng cho chúng”.

“Tôi đang cố nhắc mình rằng mình có những nguyên tắc và vấn đề chính sách còn quan trọng hơn số phận con gái tôi”, ông đại sứ nói tiếp. “Tôi dang chuân rbị cho khả năng con gái mình có thể phải chết để cho những phái đoàn ngoại giao khapws thế giới được an toàn. Nhưng đây không phải là cuộc đổi chác công bằng, Allon. Tôi không chắc chắn về cái giá mà con gái mình phải trả. Trong thực tến tôi tin chắc mình sẽ đáp ứng bất kỳ thứ gì chúng muốn để đưa con gái còn sống trở về”.

“Chính quyền của anh có kinh nghiệm về những vấn đề này. Anh nghĩ chúng muốn gì?”.

“Tù nhân”, Gabriel nói. “Đó hầu như lúc nào cũng là điều chúng muốn. Có thể là vài tù nhân hoặc là một tù nhân quan trọng nhất”.

“Ví dụ như một trong những tên lên kế hoạch vụ 11/9 mà chúng tôi đang giữ phải không?”.

“Tôi đang nghĩ đến việc trao thưởng một cách xứng đáng cho ai có thể cung cấp thông tin”.

“Cỡ bao nhiêu?”.

“5 triệu đô la Mỹ”.

“Một phần thưởng như thế sẽ làm xuất hiện những tê lừa bịp. Rồi sau đó người Anh sẽ tìm thấy những người đó bị chôn vùi dưới đống tuyế dày với những thông tin giả. Điều đó chỉ mất công điều tra hơn thôi. Trong thời điểm này, tôi đề nghị ông đóng hầu bao lại, thưa ngài đại sữ”.

“Nghe có vẻ như là một lời khuyên hữu ích đấy”, ông nhìn Gabriel một lúc. “Tôi không cho rằng có cách nào đó có thể thuyết phục anh ở lại Luân Đôn thêm vài ngày để hỗ trợ tìm con gái tôi”.

“Tôi e là mình phải về nước lo chuyện xì-căng-đan của mình trên báo chí. Ngoài ra, đây là chuyện của ông và người Anh. Dĩ nhiên là nếu chúng tôi có được thông tin tình báo nào, thì chúng tôi sẽ chuyển cho ông ngay”.

Ngài đại sứ cầm ống nghe và đưa lên tai nghe. Ông nghe điện thoại một lúc, gương mặt căng thẳng rồi nói nhỏ. “Cảm ơn ngài, ngài Thủ tướng”. Ông gác điện thoại rồi nhìn Gabriel. “Cảnh sát thành phố vừa đột kích một ngôi nhà ở khu Walthamstow phía Đông Luân Đôn. Không tìm được gì”. Ông im lặng suy tư một lúc. “Hình như đối với tôi lúc này, anh là người cuối cùng nhìn thấy con gái tôi – nói đúng hơn là người tử tế cuối cùng nhìn thấy con gái tôi”.

“Vâng thưa ông đại sứ, tôi cho là vậy”.

“Thế anh có nhìn thấy mặt con gái tôi không?”.

Gabriel gật đầu. “Có, tôi có nhìn thấy mặt cô ấy”.

“Chúng có làm hại gì con bé không?”.

“Hình như cô ấy không bị thương”.

“Con bé có sợ không?”.

Gabriel trả lời chân thật. “Tôi chắc là cô ấy rất sợ, thưa ngài, nhưng cô ấy không bước đi theo ý chúng mà cô ấy chống lại chúng”.

Mắt ông đại sứ bỗng ngấn lệ.

“Tôi mừng là con bé đã chống lại chúng”, Robert Halton nói. “Hy vọng ngay lúc này con bé cũng vẫn đang chống lại chúng”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

23#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 21:18:59 | Chỉ xem của tác giả
Chương 12

Elizabeth đã chống lại chúng. Thật ra cô đã dánh lại chúng với sự giận dữ tột đỉnh, và phản ứng của cô mạnh mẽ hơn dự tính của chúng. Cô đã đánh lại, khi chúng chạy nhanh ra đường Edgware từ công viên Hyde Park và trong cái gẩ khu trại nuôi ngựa ở Maida Vale, nơi chúng chuyển cô sang chiếc xe bán tải thứ hai. Cô đã cào cấu và đá chúng. Cô nhổ nước bọt vào mặt chúng, gọi chúng là những tên giết người hèn nhát. Cuối cùng, chúng buộc phải dùng kim tiêm đối với cô. Cô chẳng thih\chs cách đó chút nào. Bởi như thế, cô không thể đánh lại chúng được nữa.

Phòng dành cho cô nhỏ và vuông vức, với tường xung quanh làm bằng khối bọ đá sơn màu trắng của xương và có sàn bê tông. Phòng không có vật dụng gì ngoài cái giường kiểu quân đội gấp lại được, một cái gối nhìn giống viên gạch cùng cái chăn len sờn cũ có mùi ẩm mốc và chất tẩy uế. Tay cô bị trói và chân bị xích lại. Chúng luôn bật đèn sáng để cô không thể nhận thức được là đêm hay ngày. Có một lỗ nhỏ nhìn ra ngoài trên cánh cửa sắt, ở đó có một ánh mắt dã tâm thường xuyên theo dõi cô. Cô ước gì mình có thể đâm con dao vào chỗ đó. Khi cô chợp mắt, những giấc mơ của cô đầy bạo lực.

Giao tiếp với bọn bắt cóc được hạn chế đến mức tối thiểu và được kiểm soát nghiêm ngặt. Những nôi quy được đưa ra vào buổi sáng ngày đầu tiên, sau khi cô đã tỉnh vì bị tiêm thuốc. Tất cả giao tiếp đều được thực hiện bằng chữ viết, với những mảnh giấy luồn qua khe cửa dưới buồng giam.

Khi nhận mảnh giấy, cô phải trả lời có hay không bằng giọng nhỏ nhẹ. Chúng cảnh báo nếu có bất kỳ hành vi nào trái với quy định thì cô sẽ không được cung cấp thức ăn và nước uống. Cho đến giờ, chúng chỉ hỏi cô có hai câu. Một là: Cô có cần thức ăn không? Câu kia là: Cô có muốn sử dụng nhà vệ sinh không? Mỗi lần có câu hỏi xuất hiện dưới cửa sổ, cô đều trả lời có, mặc dù cô chả biết là liệu mình có đói hay cần đi vệ sinh không. Cô nói “…” với chúng bởi vì cô muốn dứt ra sự nhạt nhẽo khi nhìn vào bốn bức tường trắng vô vị. Nói “…” nghĩa là được tiếp xúc với bọn bắt cóc, cho dù cô có ghét chúng đến cỡ nào thì việc giao tiếp cũng làm cô thấy dễ chịu lạ lùng.

Thức ăn dành cho cô không bao giờ thay đổi: một miếng bánh mì và bơ, một chai nước, vài miếng sôcôla nếu cô ngoan ngoãn với chúng. Nhà vệ sinh của cô là cái xô nhựa màu vàng. Hai tên bắt cóc chỉ bước phòng giam của cô có một lần. Chúng đội khăn trùm đầu chỉ hở mắt để tránh bị nhận dạng, nhưng cô đã học cách nhận ra chúng bằng ánh mắt. Một tên có mắt nâu, tên kia mắt xanh đẹp quá đỗi. Cô gọi chúng bằng tên Cain “mắt nâu” và Abel “mắt xanh”. Cain luôn mang thức ăn đến cho cô, còn Abel tội nghiệp là người mang xô vệ sinh của cô đi.

Cô tự chơi trò tư duy để cho qua những giờ phút trống rỗng dài lê thê. Cô bồng bềnh với trò chơi trượt tuyết trong bầu không khií trong lành hoàn hảo. Cô thực hiện những ca giải phẫn khó rồi đọc lại tất cả những quyển sách y khoa dài dằng dặc của mình. Cô nói chuyện thường xuyên với mẹ. Nhưng khoảnh khắc bị bắt mới làm cô phải suy nghĩ nhiều nhất. Hình ảnh quay đi quay lại không ngừng trong ký ức, như một cuốn băng video mà cô không kiểm soát được: những người đàn ông mặc đồ bó sát màu đen nhảy ra từ những chiếc xe bán tải, những thi thể bị bắn nát trong công viên Hyde Park, người đàn ông cố gắng cứu mạng cô. Cô thoáng nhìn anh ta khi chúng đẩy cô vào sau xe, một người góc cạnh có thái dương ngả bạc, cúi mình bằng một đầu gối với khẩu súng trong bàn tay dang rộng. Cô thường tự hỏi anh ta là ai. Cô hy vọng một ngày nào đó nếu được cứu thoát, cô sẽ có cơ hội cảm ơn anh ta.

Nếu một ngày nào đó được cứu thoát … vì một lí do nào đó, cô thấy dễ chịu khi nghĩ về cái chết hơn là mục tiêu của một cuộc tìm kiếm qui mô, nhưng hy vọng mọi người sẽ tìm thấy mình cũng phai nhạt dần khi ngày dài chầm chậm trôi qua. Những tờ giấy viết luồn qua khe cửa đều đặn làm đầu óc cô dịu đi một chút. Cô có cần thức ăn không? … Cô có muốn sủ dụng nhà vệ sinh không?... Nhưng vào ngày thứ năm, khi người đàn ông có thái dương ngả bạc đang lên máy bay ở phi trường Heathrow, mảnh giấy khác xuất hiện, viết rằng. Một người trong chúng tôi cần bác sĩ. Cô có giúp chúng tôi được không? “Được”, cô đáp bằng giọng nói nhỏ nhẹ, một lúc sau Cain và Abel bước vào phòng giam, đến gần cô.

Chúng im lặng dẫn cô lên dãy cầu thang có bậc rất hẹp và dốc, chầm chậm để cô không vấp lên dây xích.

Ở bận thang trên cùng họ đi qua một cửa sắt kêu cót két, bước vào một nhà kho nhỏ. Chỗ này tối thui và lạnh lẽo, trừ một cái đèn tiết kiệm điện đang sáng trên đống giường xếp ở góc xa. Trên một chiếc giường là một người đàn ông không phủ khăn trùm đầu. Anh ta nhăn mặt vì đau và người đẫm mồ hôi. Cain kéo chăn ra để lộ chân phải của anh ta.

“Lạy Chúa”, Elizabeth thốt lên.

Viên đạn đã đi xuyên bên dưới đầu gối làm nát xương ống chân. Vết thương có đường kính khoảng 2cm và dính vài mảnh vụn quần áo anh ta mặc buổi sáng vụ tấn công. Da xung quanh đã chuyển màu nâu đỏ và sưng rất to, những đường sọc đỏ bắt đầu lan lên đùi. Rõ ràng là anh ta đang bị viêm nghiêm trọng và sắp bị nhiễm trùng. Cô vươn người về phía cổ tay của người bệnh nhưng một tên khủng bố đã ngăn cô lại. Đó là tên có mắt nâu: Cain.

“Tôi phải bắt mạch chứ?”.

Cô hất tay Cain ra rồi đặt đầu ngón tay tìm mạch trên cổ tay bạn hắn. Mạch nhanh và yếu. Sau đó cô đặt tay lên cái trán đang thấm đẫm mồ hôi và nóng sốt của hắn ta.

“Anh ta cần phải được đưa đến trung tâm cấp cứu ngay. Còn kịp”.

Cain lắc đầu.

“Nếu không anh ta sẽ chết”.

Tên khủng bố lấy bàn tay đeo găng chỉ ngón tay vào mặt Elizabeth như một khẩu súng đã lên nòng.

“Tôi hả? Tôi không thể làm được gì cho anh ta trong môi trường như thế này. Anh ta cần ở trong một môi trường vô trùng, cần đi bệnh viện ngay”.

Một lần nữa tên khủng bố lắc đầu.

“Nếu tôi cứu anh ta thì các anh có thả tôi không?”.

Lần này tên khủng bố không thèm trả lời. Elizabeth nhìn xuống người đàn ông bị thương. Hắn ta chưa tới 25 tuổi, cô đoán, và nếu cô không can thiệp tức thời thì hắn sẽ chết rất đau đớn trong vòng 36 tiếng nữa. Hắn đáng chết, nhưng điều đó bây giờ không quan trọng. Đó là một con người đang đau đớn tột cùng và Elizabeth tự nhủ rằng mình sẽ chữa cho hắn ta. Cô nhìn vào tên khủng bố mắt nâu.

“Tôi cần dụng cụ. Chúng ta còn ở Anh phải không?”.

Tên khủng bố ngập ngừng rồi gật đầu.

“Thế thì bạn của anh gặp may đấy. Vẫn có thể mua kháng sinh mạnh ngoài bênh viện. Hãy lấy cho tôi một tờ giấy và cây bút. Tôi sẽ ghi một danh sách thuốc. Cứ mua những thứ tôi yêu cầu. Nếu không bạn anh sẽ chết”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

24#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 21:22:26 | Chỉ xem của tác giả
Chương 13
Sân Bay Ben – Guiron.

Mười giờ 47 phút thứ năm.

Phòng chờ VIP trống không khi Gabriel đến sân bay Ben Guiron buổi tối hôm đó. Anh đi bộ một mình dọc theo hành lang dài màu trắng rồi bước ra ngoài trời đêm lạnh giá. Chiếc xe Limousine bọc thép của Shamron đang đỗ trong vòng xoay giao thông, khói thuốc thoang thoảng bay qua cửa sổ sau đang hé mở. Đỗ phía sau là một chiếc xe thứ hai chở đầy nhân viên an ninh trẻ tuổi như một cách phụ hoạ ý nhị cho những kỳ công quan trọng của đời ông. Shamron đã trải qua cả tuổi già với những cậu bé mang súng. Gabriel sợ rằng đó cũng sẽ là số phận của mình.

Anh leo vào ghế sau chiếc Limousine rồi đóng cửa. Shamron im lặng nhìn anh, rồi giơ bàn tay có lốm đốm vì bệnh gan ra hiệu tài xế cho xe chạy. Một lúc au, khi xe họ chạy vào khu đồi Judean theo hướng Jerusalem, ông đặt một xấp báo Israel vào lòng Gabriel: Haaretz, Maariv, Yedoit Aharonot, tờ Bưu điện Jerusalem. Ảnh của Gabriel xuất hiện trên trang đầu mỗi tờ báo.

“Tôi cử cậu đi Amsterdam vài ngày để đọc tài liệu một cách bí mật, nhưng rồi anh mang đến cho tôi gì đây? Cậu biết đấy, Gabriel, có nhiều cách dễ dàng hơn để từ chối ăn tối với ngài Thủ tướng mà”.

“Thực ra tôi luôn mong có dịp đó”.

Shamron nhìn anh hồ nghi. “Ít ra thì giọng điệu của những bài báo này khá tích cực – không như đòn đau mà ta thường hứng chịu khi điệp viên của ta phải phơi bày trước công luận. Một lần nữa, cận là anh hùng quốc gia. Tờ Haaretz đã gọi cậu là “Siêu điệp viên không bí mật lắm của Israel”. Đó là thứ tôi thích nhất”.

“Tôi mừng là ông thấy tất cả chuyện này thú vị đến thế”.

“Tôi nghĩ chuyện cũng thú vị”, Shamron nói. “Chúng ta có bước đi có một không hai là cử anh đi Luân Đôn để bảo đảm cho người Anh hiểu được tính nghiêm túc trong cảnh báo của chúng ta. Họ quyết định bỏ qua cảnh báo đó và kết quả là vụ đánh bom huỷ diệt ở đường xe điện ngầm và con gái ngài đại sứ Hoa Kỳ đang nằm trong tay bọn khủng bố Hồi giáo”.

“Chưa tính 6 nhà ngoại giao và nhân viên an ninh Hoa Kỳ đã chết”.

“Đúng vậy, mọi người có vẻ như đã quên họ”. Shamron châm tiếp điếu thuốc nữa. “Làm sao cậu biết họ sẽ bị sát hại trong công viên Hyde Park?”.

“Tôi không biết. Chỉ là một giả thiết không may cuối cùng lại hoá ra là đúng”.

“Cái gì dẫn cậu đến giả thiết này?”.

Gabriel kể cho ông ta hình ảnh trên tập hồ sơ mà anh lấy từ căn hộ của Samir Al Masri ở Amsterdam. Shamron mỉm cười. Ông xem trí nhớ hoàn hảo của Gabriel là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của anh. Gabriel đã đến với ông với một cỗ máy đã có sẵn nhưng chính Shamron đã dạy anh cách sử dụng nó.

“Do đó cậu đã báo động cho họ không phải một mà hai lần?”. Shamron nói. “Không lạ gì khi người Anh đang hành xử như những tên ngốc trong những cuộc đàm phán để trả tự do cho cậu. Tôi có ấn tượng rằng họ đang sử dụng việc bắt giữ và bỏ tù cậu để gây áp lực cho chúng ta”.

“Vì mục đích gì?”.

“Để việc làm chứng của cậu trong việc thẩm vấn về vụ tấn công này không phản ánh được thực chất của hai cuộc trò chuyện giữa cậu với Graham Seymour”.

“Seymour đang che đậy sai lầm của mình à?”.

“Ông ấy đã đến được vòng cuối cùng trong sự nghiệp lâu dài và nổi bật của mình. Hầu như ông ấy có thể nhìn thấy căn nhà của mình ở miền quê, với cấp bậc hiệp sĩ và một chỗ ngồi thoải mái trong ban điều hành một cơ quan tài chính quan trọng trong thành phố. Ông ta không muốn có một anh chàng Israel đeo súng ngáng chân mình, khi ông ấy đang gần đến đích”.

“Tôi không bao giờ định làm là hy sinh để bảo vệ cho uy tín và sự rút lui an toàn của Graham Seymour”.

“Nhưng cuối cùng cậu vẫn sẽ không được làm khác để gây bối rối cho ông ta. Chúng ta cần dựng nên một ít thay đổi ý nhị cho sự thật để bảo vệ cho uy tín của cậu lẫn của ông ấy”. Shamron mỉm cười; bóp méo sự thật là một trong những thú vui ông thích nhất.

“Ông Graham Seymour đang nóng ruột. Và điều đó hữu dụng cho ta. Cậu sẽ cần ông ấy và bạn bè ông ấy trong cuộc đời tiếp theo của cậu”.

“Cuộc đời gì vậy?”.

Shamron nhìn Gabriel qua làn khói thuốc. “Cố tình không hiểu cũng chẳng ích gì đâu, Gabriel. Cậu biết rất rõ những gì chúng tôi dành cho cậu. Đã đến lúc cậu phải lãnh đạo. Chìa khoá để bước vào phòng chỉ huy đang nằm trong tầm tay của cậu”.

“Có thể, Ari, nhưng còn một vấn đề. Tôi không muốn thế. Tôi còn nhiều việc khác phải làm trong thời gian còn lại của cuộc đời”.

“Tôi e là đã đến lúc cậu phải bỏ đi những thứ vớ vẩn”.

“Ý ông muốn nói tới công việc phục chế tranh?”

“Phải”.

“Nhưng ông đã không xem đó là công việc vớ vẩn khi sử dụng nó là vỏ bọc cho một tên ám sat”.

“Công việc phục chế phục vụ cả hai yêu cầu của chúng ta trong thời gian dài”, Shamron nói. “Nhưng thời đó đã qua rồi”.

Họ đi ngang qua đóng cháy đen của một xe bọc thép chở lính, một tàn tích của cuộc chiến đấu dữ dội diễn ra ở khu Bab al Wad trong thời chiến tranh giành độc lập của Israel.

Gabriel nói. “Tôi đã ở phòng Nội các trong thời điểm khủng hoảng. Tôi đã nhìn thấy các nhà lãnh đạo cấu xé nhau ra từng mảnh. Đó không phải là điều tôi muốn phải trải qua trong vòng 10 năm tới. Ngoài ra, khi tất cả những tướng lĩnh trước đây chỉ xem tôi là cậu bé biết cầm súng”.

“Cậu đâu còn là cậu bé nữa. Cậu đang đến cái tuổi mà những người trong chính quyền đạt đến đỉnh cao sự nghiệp. Tuy nhiên, cậu sẽ đạt được đỉnh cao của mình sớm hơn đa số. Cậu lúc nào chả có chút khác người”.

Gabriel cầm tờ báo Haaretz lên hỏi. “Thế còn vụ này?”.

“Xì-căng-đan hả?”, Shamron nhún vai. “Một sự nghiệp không có xì-căng-đan thì không phải là sự nghiệp thành công đâu. Đối với đa số người, những vụ xì-căng-đan của cậuđã mang đến cho cậu nhiều đồng minh có giá trị ở Washington và Vatican”.

“Và cũng đem đến cả kẻ thù nữa”.

“Họ sẽ là kẻ thù cho dù hành động của cậu có đúng đắn đến thế nào đi nữa. Và họ sẽ là kẻ thù kể cả khi thân thể của cậu nằm cạnh Dani trên núi Ôliu sau một thời gian dài”, Shamron dụi điếu thuốc. “Đừng lo Gabriel. Đây không phải là chuyện xảy ra trong một đêm. Cái chết của Amos sẽ đến chậm và chỉ vài người biết rằng người bệnh này đã tới số”.

“Còn bao lâu?”.

“Một năm”, Shamron nói. “Có lẽ nhiều nhất là 18 tháng. Còn nhiều thời gian cho cậu sửa vài bức tranh nữa cho bạn mình ở Rome”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

25#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 21:24:09 | Chỉ xem của tác giả
Chương 13
(tiếp theo)

“Không có cách nào cho ông giữ bí mật đó trong vòng một năm nữa, Ari. Ông luôn nói rằng chỗ tệ nhất để cố giữ bí mật là cơ qua tình báo”.

“Hiện có ba người còn giữ bí mật được chuyện đó – cậu, tôi và Thủ tướng”.

“Và Uzi chứ”

“Tôi cần phải đưa Uzi vào chuyện này”, Shamron nói. “Uzi sẽ làm tai mắt cho tôi trong Văn phòng”.

“Có lẽ đó là lí do ông cần tôi ở đó”.

Shamron mỉm cười. “không phải đâu Gabriel, tôi cần cậu ở đó để tôi có thể nghỉ ngơi”.

“Ông không nghĩ đến chuyện chết chứ Ari?”.

“Tôi chỉ muốn nghỉ ngơi một chút thôi”.

Gabriel xoay người nhìn ra cửa sau xe Limousine. Chiếc xe chạy theo đang ở sát phía sau họ. Anh nhìn Shamron hỏi có tin tức gì từ Luân Đôn về Elizabeth Halton không.

“Vẫn không có tin gì từ nững kẻ bắt cóc”, Shamron nói. “Và cũng không có thông tin gì từ phía người Anh, ít nhất là không có gì họ muốn nói cho công chúng biết. Nhưng có thể chúng ta đang sắp vào một mặt trận tình báo có lợi nào đó”.

“Từ đâu?”.

“Ai Cập”, Shamron nói. “Nguồn tin quan trọng nhất của chúng ta ở SSI (Tổng cục điều tra An ninh Quốc gia, một cách gọi lịch sự dành cho cảnh sát mật vụ Ai Cập) sáng nay đã gửi một tín hiệu cho biết anh ta có thông tin dành cho chúng ta”.

“Anh ta là ai?”, Gabriel hỏi.

“Wazir Al Zayyat, Trưởng phòng đấu tranh hoạt động Tôn giáo. Wazir giữ môt trong những vị trí khó khăn nhất ở Trung Đông. Bảo đảm những phần tử Hồi giáo quá khích trong nội địa Ai Cập không lật đổ chính quyền. Ai Cập là quê hương tinh thần của trào lưu Hồi giáo chính thống, và tất nhiên những người Hồi giáo Ai Cập là nòng cốt của ai-Qeada. Wazir biết nhiều về tình hình phong trào thánh chiến trên toàn cầu rõ hơn bất kỳ ai trên thế giới. Anh ấy đã báo cho ta về sự ổn định của chính quyền Mubarak và gửi bất kỳ thông tin tình báo nào cho thấy bọn khủng bố Ai Cập đang nhắm vào chúng ta”.

“Thế anh ta có thông tin gì cho chúng ta nào?”.

“Ta không biết được cho đến khi ngồi nói chuyện với anh ta”, Shamron nói. “Chúng ta sẽ gặp anh ta ở nước ngoài”.

“Ở đâu?”.

“Síp”

“Ai là sếp của nhân viên liên lạc với anh ta?”.

“Shimon Pazner”.

Pazner là Trưởng chi nhánh ở Rome, vừa làm Tổng hành dinh phụ trách hoạt động chiến dịch khắp Địa Trung Hải.

“Khi nào Pazner đi Síp?”.

“Anh ấy đi sáng mai”.

“Bảo anh ấy cứ ở lại Rome?”

“Sao thế?”

“Vì tôi sẽ đi Síp gặp nguồn tin Ai Cập”.

Shamron đáp lại đề xuất của Gabriel bằng vẻ im lặng khó chịu. “Sự dính líu của anh trong vụ này chính thức xong rồi”, cuối cùng ông nói. “Đây là chuyện của người Mỹ và Anh. Chúng ta có đủ chuyện phải lo rồi”.

Gabriel đáp lại. “Tôi đã có mặt ở đó khi chuyện xảy ra, Ari. Tôi muốn chúng ta làm gì đó có thể được để tìm ra cô ấy”.

“Chúng ta sẽ làm. Shimon Pazner đã phụ trách Wazir đã ba năm nay. Anh ấy còn có nhiều khả năng hơn là đi Síp để thẩm vấn vụ này”.

“Tôi chắc là anh ấy đủ khả năng nhưng tôi sẽ đi Síp thay cho anh ta”.

Chiếc bật lửa bằng thép không ghỉ đã củ của Shamron loé lên trong bóng tối. “Cậu chưa phải là Memuneh, con trai ạ. Còn nữa, cậu đã quên rằng hình ảnh của mình đang nằm đầy trên các báo sao?”.

“Tôi sẽ không đi sau bức màn sắt đâu, Ari”.

Shamron châm thuốc rồi dập tắt nó bằng cách lắc cổ tay thật mạnh. “Cậu dùng lời của tôi để chống lại tôi rồi”, ông nói. “Cứ tiến hành đi Gabriel, Hãy đến Síp ngày mai. Phải bảo đảm để phòng Nhận diện giúp cậu không bị người ta nhận ra. Cậu đã tự kiếm thêm những kẻ thù khác bằng những hành động trong công viên Hyde Park”.

“Graham Seymour cũng nói y hệt như vậy”.

“Thế à”, Shamron nói lại. “Ít ra trong chuyện này ông ấy cũng đúng”.

20 phút sau khi Gabriel bước vào căn hộ anh thấy đèn đang sáng dịu dàng trong phòng khách và mùi hương vani phảng phất trong không khí. Anh quăng túi xách lên chiếc ghế sôpha mới rồi đi vào phòng ngủ. Chiara đang nằm ở phía trong giường, đang nhìn chăm chú ngón chân mình. Cơ thể của nàng quấn trong khăn tấm và làn da thì nâu bóng do tắm nắng. Nàng nhìn lên Gabriel mỉm cười. Dường như họ mới gặp nhau cách đó vài phút chứ không phải vài tuần.

“Anh về rồi à?”, nàng nói với vẻ ngạc nhiên pha chút chế giễu.

“Shamron không nói là sẽ anh sẽ ở nhà tối nay sao?”

“Có thể lắm chứ”.

Gabriel bước qua lột chiếc khăn tắm ra khỏi tóc nàng. Chiếc khăn nặng và ướt tuột lên đôi vai nâu mịn màng của nàng. Nàng ngước lên để được hôn rồi tháo khăn quấn quanh mình. Có lẽ Shamron nói đúng, Gabriel nghĩ khi nàng kéo anh lên giường. Có lẽ rốt cuộc anh nên ở nhà với Chiara để Pazner đi Síp gặp nguồn tin Ai Cập.

Cả hai đều đói sau khi làm tình. Gabriel ngồi ở chiếc bàn nhỏ trong nhà bếp, xem tin tức trên tivi còn Chiara làm món fettucine cùng với nấm. Nàng đang mặc chiếc áo sơ mi của Gabriel, không gài nút cho tới bụng và không mặc gì phía dưới.

“Sao em biết anh bị bắt?”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

26#
 Tác giả| Đăng lúc 15-11-2013 21:25:50 | Chỉ xem của tác giả
Chương 13
(tiếp theo)

“Em đọc trên báo như mọi người thôi”, nàng rót cho anh một ly rượu vang đỏ. “Anh chính là người gây ra cơn thịnh nộ ở Buenos Aires”.

“Em làm việc gì ở đó?”

“Anh biết em không nói được mà”.

“Anh biết em đang theo dõi những thành viên của một tổ chức Hezbollah. Anh chỉ muốn biết em có tham gia trong đội theo dõi thực sự hay chỉ là sĩ quan hộ tống?”.

“Em là thành viên trong đội”, cô nói. “Em đâu còn làm công việc hộ tống nữa”.

“Sao họ lại rút em ra?”.

“Do quá gần các mục tiêu”. Khuôn mặt của Elizabeth Halton thình lình xuất hiện trên màn ảnh truyền hình. “Cô gái ấy xinh thê”, Chiara nói. “Sao chúng lại bắt cô ta?”.

“Ngày mai anh có thể tìm ra”. Anh kể cho cô nghe về chuyến đi Síp.

“Thế còn bữa ăn tối với ngài Thủ tường?”.

Gabriel nhìn lên tivi. “Sao em biết?”.

“Shamron kể em nghe”.

“Ông ấy đã tiết lộ quá nhiều đối với tính chất an toàn của một chiến dịch”, anh nói. “Thế chính xác thì ông ấy nói gì với em?”.

Cô cho fecttucine vào trong nước để đun sôi rồi ngồi xuống cạnh anh. “Ông ấy nói anh đã đồng ý tiếp quản nhiệm vụ Giám đốc của Amos”.

“Anh đâu có đồng ý như vậy”.

“Không phải lời Shamron nói đâu”.

“Shamron từ lâu đã nghe được chính xác những gì ông ấy muốn nghe. Thế ông ấy còn nói gì?”.

“Ông ấy muốn chúng ta sắp xếp cuộc sống riêng tư càng sớm càng tốt. Ông ấy nghĩ thật không phù hợp cho một Giám đốc khi sống với một người phụ nữ mà không có hôn nhân, đặc biệt người đó lại là nhân viên của Văn phòng. Ông ấy nghĩ chúng ta nên xúc tiến kế hoạch làm đám cưới”. Cô đặt ngón tay dưới cằm anh rồi quay mặt anh về phía cô. “Anh đồng ý mà, có phải không?”.

“Được, tất nhiên rồi”, Gabriel nói vội vàng. Anh thừa biết bất kỳ sự do dự nào khi bàn về chuyện kế hoạch cưới xin đều được Chiara cho là sự lần lữa. “Chúng ta sẽ cưới càng sớm càng tốt”.

“Khi nào?”.

“Ý em là sao?”

“Đó là câu hỏi đơn giản mà, Gabriel. Anh có nghĩ là chúng ta nên kết hôn không?”.

“Cuối mùa xuân đi”, anh nói. “Trước khi trời quá nóng”.

“Tháng Năm phải không?”.

“Tháng Năm sẽ tuyệt vời”.

Chiara bỏ ngón tay ra khỏi cằm Gabriel rồi cắn móng tay vẻ lo lắng. “Làm sao em lên kế hoạch đám cưới trong sáu tháng đây?”.

“Cứ thuê một chuyên gia lên kế hoạch giúp em là được”.

“Đám cưới chứ có phải chiến dịch đâu, Gabriel. Phải được gia đình sắp xếp chứ đâu cần chuyên gia”.

“Thế còn Gilah Shamron? Bà ấy là người thân nhất và như là mẹ của em mà”.

“Gilah hiện đang bận bịu chăm lo cho chồng rồi”.

“Nhờ bà ấy giúp chuẩn bị đám cưới cũng đúng thôi. Tin anh đí, bà ấy sẽ rất vui đấy”.

“Thực ra đó cũng là ý hay. Thảo nào Shamron muốn anh làm sếp. Điều đầu tiên chúng ta phải làm là thống nhất danh sách khách mời”.

“Cũng dễ thôi”, Gabriel nói. “Cứ mời tất cả mọi người trong Văn phòng, Shabak, Aman, đa số thành viên Nội các và một nửa người của Knesset. À mà đừng quên mời Thủ tướng đấy nhé”.

“Em không chắc là cần mời Thủ tướng tham dự đám cưới của mình”.

“Em sợ mình bị lu mờ bởi một ông già tám mươi tuổi mập ú à?”.

“Vâng”.

“Thủ tướng có ba người con gái. Ông ấy chắc chắn sẽ không làm ngôi sao trong ngày trọng đại của em đâu”.

“Ngày trọng đại của chúng ta chứ, Gabriel”. Nước bắt đầu sôi. Nàng đứng dậy bước đến bếp lò. “Anh có chắc ngày mai sẽ đi Ai Cập không?”.

“Anh muốn tận tai nghe nguồn tin Ai Cập nói gì trước mặt mình”.

“Nhưng anh vừa mới về nhà thôi mà”.

“Chỉ mất một hay hai ngày thôi. Sao em không đi cùng với anh? Có thể chuyến đi này sẽ giúp cho làn da em thêm rám nắng”.

“Thời điểm này ở Síp rất lạnh”.

“Vậy em muốn anh đi một mình à?”

“Em sẽ đi”, nàng nói. “Anh không nhận xét gì về cách trang trí căn hộ của em. Anh thích không?”.

“Ồ thích chứ”, anh nói vội. “Đẹp đấy”.

“Em thấy có vòng tròn của đáy ly trên bàn cà phê. Thế anh đã để ly nóng lên mà không dùng lót ly à?”.

“Chính Uzi làm đó”, Gabriel nói.

Chiara đổ fettucine vào chảo rồi cau mày. “Anh chàng đó cẩu thả thế”, nàng nói. “Không hiểu sao Bella có thể sống với anh ấy”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

27#
 Tác giả| Đăng lúc 16-11-2013 10:12:10 | Chỉ xem của tác giả
Chương 14

Những thứ cô yêu cầu đã nằm trên chiếc giường bên cạnh: cồn isprogyl, gạc bông, găng tay cao su, gắp, kìm mỏ kim, dao thẳng, thuốc codein và cephalin, miếng lót khử trùng 4x4, băng keo y tế, hai nẹp gỗ 45cm, hai cuộn băng, hai lít nước đóng chai. Cô chìa bàn tay bị trói cho người cô gọi là Cain. Hắn lắc đầu.

“Tôi không làm việc được khi tay bị trói”.

Hắn ngập ngừng rồi tháo còng.

“Những thuốc anh tiêm cho tôi sau khi bắt cóc tôi có còn nữa không?”.

Hắn lại ngập ngừng rồi gật đầu lưỡng lự.

“Tôi cần chúng. Nếu không bạn anh sẽ đau lắm”.

Hắn đi bộ đến chiếc xe bán tải, một lúc sau quay lại với một ống tiêm gói trong bao nhựa và một lọ nhỏ đựng chất lỏng trong. Elizabeth nhìn nhãn. Thảo nào cô đã bị hoang tưởng dữ dội khi bị tiêm thứ thuốc ấy. Những chuyên gia gây mê hầu như không bao giờ dùng Ketamine mà không dùng thuốc giảm đau như valium. Những tên ngốc này đã tiêm cho cô với liều cao mà không màng đến tác dụng phụ.

Cô nạp đủ một liều, 250 miligram, rồi tiêm vào bắp tay của người đàn ông bị thương. Khi hắn từ từ hôn mê, cô bẻ kim rồi vứt vào cái túi nilông đề tên cửa hàng thuốc nơi tên Cain đã mua y cụ. Tên và địa chỉ cửa hàng được viết trên túi bằng chữ xanh, Elizabeth nhận ra khu làng này, nó nằm trên bờ biển Norfolk, đông bắc Luân Đôn.

Cô rút chiếc chăn ra và chỉnh đèn để ánh sáng chiếu thẳng vào vết thương. Đầu đạn nằm trong những mảnh xương vụn. Cô mở chai cồn rửa vết thương đổ nhiều cồn thẳng vào, rồi lau sạch mủ và những thứ nhiễm trùng khác bằng miếng gạc bông. Khi vết thương đã đủ sạch, cô vô trùng cho cây dao thẳng, dùng nó tách những chất hoại tử dọc theo các gờ. Sau đó cô vô trùng cho cái gắp và mất 20 phút để cẩn thận lấy đi những mảnh vụn của xương vỡ và dây chằng của bộ phận bao xung quanh. Cuối cùng, cô vô trùng kìm, mũi kim và cẩn thận đưa vào vết thương. Một lúc sau đầu đạn được rút ra, nó bị bóp méo do va chạm với xương đầu gối, nhưng còn nguyên.

Cô đưa viên đạn cho Cain như một món quà kỷ niệm rồi chuẩn bị cho công đoạn cuối cùng: rửa sạch và băng bó. Đầu tiên cọ rửa vết thương hoàn toàn bằng nươc vô trùng, sau đó phủ lên vết thương bằng miếng lót vô trùng 4x4. Cuối cùng, cô đặt hai nẹp gỗ dọc mỗi bên chân dưới từ đầu gối đến mắt cá rồi buộc nẹp chặt bằng những vòng dây băng. Khi làm xong, cô đặt cái chân lên một cái gối rồi nhìn Cain.

“Khi anh ấy tỉnh dây, hãy cho uống hai viên cephalin. Sau đó cứ 4 giờ cho anh ấy uống một viên. Phải giữ cho chân nâng cao lên. Nếu được thì tôi sẽ khám cho anh ấy hai tiếng một lần. Nếu không, tôi cho anh tối đa 72 tiếng, sau đó cần đưa anh ta đến bệnh viện”.

Cô chìa tay ra. Cain tra còng dẫn cô xuống tầng dưới tới buồng giam. Khi nằm trên giường, cô cảm thấy gần như say vì vui sướng. Cuộc giải phẫu đơn giản, những mệnh lệnh gãy gọn: cô đã điều khiển, dù chỉ là vài phút ngắn ngủi. Rồi cô tìm cách giải mã một thông tin có giá trị. Cô vẫn còn ở Anh, vẫn nằm trong tầm ngắm của cảnh sát và các cơ quan tình báo Anh.

Cô nhắm mắt cố ngủ nhưng một tiếng sau cô bị đánh thức vì có người gõ cửa. Tờ giấy viết. Chúng tôi có quà cho cô, hãy nằm trên giường. Cô làm như yêu cầu và theo dõi khi Cain và Abel bước vào phòng. Chúng sử dụng băng keo dán miệng cô lại rồi trùm vải che đầu cô. Cô chống cự cho đến khi bị chúng tiêm thuốc.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

28#
 Tác giả| Đăng lúc 16-11-2013 10:15:34 | Chỉ xem của tác giả
Chương 15
Đảo Síp

10 giờ 15 phút sáng, thứ sáu

Giá trị của nguồn tin có thể biết được qua nơi ở được sắp xếp để gặp anh ta. Để lấy tin từ Wazir Al Zayyat, Văn phòng đã mua một biệt thự trắng muốt xinh đẹp trên bờ biển phía nam của đảo Síp, có hồ bơi và hàng hiên đầy bóng mát nhìn xuống biển Địa Trung Hải. Gabriel và Chiara đến trước mấy tiếng đồng hồ khi người đàn ông Ai Cập có mặt. Gabriel hy vọng có thời gian thư giãn nhưng Chiara, đi cùng với anh lần đầu tiên trong tuần, muốn nhân cơ hội này bàn về kế hoạch đám cưới. Đặt chỗ và hoa, lên danh sách khách mời và chọn nhạc – đây là những gì mà anh chàng điệp viên huyền thoại của Israel bàn trước khi đến gặp nguồn tin tình báo Ai Cập. Anh tự hỏi báo Haaretz và những báo khác sẽ viết gì về mình nếu họ biết được chuyện này.

Hơn hai giờ chiều, Gabriel thoáng nhìn thấy một chiếc Volkswagen đang lướt nhanh dọc bờ biển. Chiếc xe đi ngang qua toà biệt thự, biến mất ngay khúc cua rồi năm phút sau tiến đến từ phía đối diện. Lần này xe chạy chậm rồi rẽ vào lối đi. Gabriel nhìn Chiara. “Tốt hơn em nên đợi trên gác trong phòng ngủ”, anh nói. “Theo những gì anh biết về Wizar, thì sự có mặt của em sẽ gây ra sự khó xử”.

Chiara thu dọn giấy tờ, các tạp chí về đám cưới rồi biến mất. Gabriel đi vào nhà bếp mở một cái tủ. Bên trong có bộ điều khiển hệ thống thu âm đã lắp sẵn. Anh lắp một cái băng mới vào rồi nhấn nút để ghi âm, sau đó ra sảnh mở cửa trước khi Al Zayyat bước lên bậc thềm. Người đàn ông Ai Cập đứng im nhìn Gabriel đầy vẻ hoài nghi qua chiếc kính đeo mắt. Rồi nở một nụ cười sau hàng ria dày, anh ta chìa bàn tay như cái dùi cui về hướng Gabriel.

“Tôi nhờ ai mà có được hân hạnh này vậy, ông Allon?”.

“Có chuyện xảy ra ở Rome”, Gabriel nói. “Shimon yêu cầu tôi thế chỗ”.

Người đàn ông Ai Cập đẩy chiếc kính đeo mắt lên trán rồi săm soi Gabriel lần nữa, lần này rõ ràng lộ vẻ nghi ngờ. Mắt anh ta đen và sâu thẳm như không có đáy. Đó không phải là đôi mắt Gabriel muốn thấy ở phía bên kia của bàn thẩm vấn.

“Hay là có thể anh tự nguỵên đến đây gặp tôi”, anh chàng Ai Cập nói.

“Tại sao tôi phải làm thế Wazir?”.

“Bởi vì nếu những gì tôi đọc trên báo là có thật thì hiện giờ anh có chuyện riêng phải giải quyết trong vụ này”.

“Anh không nên tin mọi chuyện viết trên báo”.

“Ít ra là không phải báo Ai Cập”.

Al Zayyat bước theo Gabriel vào toà biệt thự rồi bước qua tủ rượu đầy vẻ sở hữu và mở nút chai Scotch. “Anh uống chung với tôi nhé?”, anh ta hỏi khi vẩy chai rượu về phía Gabriel.

“Cảm ơn, nhưng tôi phải lái xe”, Gabriel đáp.

“Có vấn đề gì giữa người Do Thái các anh và rượu vậy?”.

“Nó khiến chúng tôi làm những chuyện ngớ ngẩn trong bóng đêm”.

“Chả có đặc vụ liên lạc nào không thèm uống rượu với người cung cấp thông tin đúng không?”. Al Zayyat tự rót cho mình một ly lớn rồi đậy nắp chai mà không vặn chặt lại. “Nhưng anh không phải là đặc vụ liên lạc mà, phải không Allon?”. Anh ta uống nửa ly whisky chỉ với một tợp. “Ông già thế nào rồi? Vẫn còn đứng vững chứ?”.

“Shamron vẫn khoẻ”, Gabriel nói. “Ông ấy gửi lời hỏi thăm anh”.

“Hy vọng ông ấy gửi nhiều lời hỏi thăm hơn”.

Gabriel nhìn chiếc cặp da nằm trong hình chữ nhật của ánh nắng chiếu trên ghế tràng kỷ bọc vải buồm. Al Zayyat ngồi cạnh mở khoá cặp. Thoả mãn với những gì bên trong, anh ta đóng cặp rồi nhìn Gabriel.

“Tôi biết ai bắt cóc con gái ông đại sứ”, anh ta nói. “Và tại sao họ làm thế. Anh muốn tôi bắt đầu từ đâu?”.

“Từ đầu”, Gabriel nói. “Để sắp xếp mọi thứ cho phù hợp”.

“Anh giống hệt Shamron”.

“Đúng, tôi có nghe thế”.

Người đàn ông Ai Cập liến nhìn chiếc cặp lần nữa “Đúng năm mươi ngàn phải không?”

“Anh có thể đếm nếu muốn”.

“Không cần thiết. Anh có muốn tôi ký biên nhận không?”

“Anh ký biên nhận khi lấy tiền”, Gabriel nói. “Và anh lấy tiền sau khi tôi nghe được thông tin”.

“Shimon luôn đưa tiền cho tôi trước”.

“Tôi không phải là Shimon”.

Gã Ai Cập nốc hết phần whisky còn lại. Gabriel rót đầy ly nữa rồi yêu cầu anh ta nói.

Gã Ai Cập nói, bắt đầu từ cái ngày trong tháng 9 năm 1970 khi Nasser qua đời và Phó tổng thống Anwar Sadat lên nắm quyền ở Ai Cập. Nasser xem những người Hồi giáo cấp tiến, đặc biệt là hội Ái hữu Hồi giáo, là mối đe doạ lớn đối với thể chế của ông và dùng những vụ bắt bớ, hành quyết, tra tấn hàng loạt để cầm chân họ. Sadat đã thử một cách tiếp cận khác.

“Sadat không có được uy tín và sự ủng hộ rộng rải như Nasser”, Al Zayyat nói. “Ông ta còn là người sùng đạo. Ông ta sợ những người ủng hộ Đảng cộng sản và những người ủng hộ Nasser hơn cả anh em Hồi giáo, và do đó ông ta trở thành kẻ làm đảo lộn cách tiếp cận của người Ai Cập đối với người Hồi giáo quá khích. Ông ta gọi những người ủng hộ Đảng cộng sản và những người ủng hộ Nasser là kẻ thù thể chế và để cho những người anh em Hồi giáo thoát khỏi lao tù”.

“Và thế là ông ta phạm sai lầm”, Al Zayyat giải thích. “Ông ta cho phép hội Ái hữu Hồi giáo hoạt động công khai, khuyến khích họ đưa tôn chỉ máu lửa của Hồi giáo ra nước ngoài, đặc biệt tới khu vực bờ Tây và dải Gaza mới bị chiếm đóng. Ông ta còn khuyến khích và tài trợ cho việc thành lập các tổ chức còn cấp tiến hơn cả hội Ái hũu Hồi giáo. Một trong số đó là al-Gamáa al- Islamiya hay tổ chức hồi giáo. Một tổ chức nữa là al-Jihad. Tháng 10 năm 1981, al-Jihad hạ bệ người đã giúp họ tồn tại, họ đã ám sát Sadat khi ông đứng trên lễ đài xem duyệt binh ở ngoại ô Cairo. Trong mắt người Hồi giáo, tội lỗi của Sadat thì nhiều nhưng không ai xuất sắc hơn ông khi đạt hoà ước với Israel. Trước khi bắn ông, tên ám sát Sadat, Trung uý Khaled Islambouli hét lên. “Tôi đã giết Pharaoh, và tôi không sợ chết”.

“Nhóm Gama’a và al Jihad tất nhiên hiện vẫn còn”. Al-Zayyat nói. “Mục tiêu của họ là phá huỷ chính quyền Mubarak, thay bằng một nước cộng hoà Hồi giáo rồi dùng Ai Cập là căn cứ cho các hoạt động dựng nên một cuộc thánh chiến toàn cầu chống lại phương Tây và Israel. Cả hai nhóm trên đều đã ký kết với al-Qeada và tuyên bố chiến tranh chống quân thập tự chinh và dân Do Thái, cả hai đều chính thức nằm dưới trướng của tổ chức do Osama Bin Laden cầm đầu. Những người Ai Cập đã chiếm hơn phân nửa quân số nòng cốt của al-Qeada, chiếm năm trong chín vị trí trong Hội đồng Shura đang nắm quyền. Và tất nhiên, cánh tay phải của Osama chính là Ayman al-Zayyat Zawahiri, lãnh đạo nhóm al-Jihad”.

“Vì thế Ai Cập không khác gì người Arập”, Gabriel nói. “Anh nghĩ mình có thể đạt được thoả hiệp với những tên khủng bố Hồi giáo bằng cách tài trợ cho chúng và khuyến khích chúng cũng như cơn thịnh nộ của chúng ra ngoài. Còn giờ chúng đang đe doạ huỷ hoại anh đấy”.

“Anh cũng làm vậy thôi, anh bạn. Đừng quên là Văn phòng và Shabak đã cung cấp tiền bạc và ủng hộ cho nhóm Hamas trong những ngày đầu vì anh nghĩ người Hồi giáo chính là đối trọng phù hợp cho những kẻ cánh tả cổ hủ của PLO”.

“Quan điểm được ghi nhận”, Gabriel nói. “Nhưng xin đừng nói với tôi là tôi phải trao cho anh 50.000 đô chỉ để cho tôi biết rằng al-Qeada có trách nhiệm trong vụ bắt cóc con gái ngài đại sứ Hoa Kỳ ở Luân Đôn. Tôi đã có thể tiết kiệm được khoản tiền đó bằng cách mở đài CNN lên xem. Họ có nhiều chuyên gia nói như vậy lắm”.

“Không phải chỉ là al-Qeada”, Al-Zayyat nói. Đây là một chiến dịch kết hợp, một sự pha trộn nhiều nguồn lực, nếu anh muốn biết”.

“Thế ai là đối tác kia?”.

Người đàn ông Ai Cập bước đến tủ rượu rót đầy ly. “Có những nhóm khác ngoài hai nhóm Gama’a và al-Jihad hình thành trong những năm 1970. Tổng cộng hơn 50 nhóm. Một số nhóm chỉ là sinh viên đại học không thể tổ chức thành một đội ngũ gắn kết. Những nhóm khác thì tốt. Rất tốt”. Anh ta uống cạn ly whisky. “Không may nhóm hình thành ở Đại học Minya là một trong những nhóm đó. Họ tự gọi mình là Thanh kiếm Allah”.

Thanh kiếm Allah…tất nhiên Gabriel biết cái tên này. Bất cứ ai làm việc trên chiến trường chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đều biết. Trong thời kỳ cuối thập niên 70, sau chuyến thăm lịch sử của Sadat đến Jerusalem, một nhóm sinh viên đại học, giáo sư và công chức từ thành phố Minya, phía bắc Ai Cập, đã tập hợp quanh một giáo sỹ Hồi giáo tên là Sheikh Tayyib Abdul Razzaq. Sheikh Tayyib thực hiện một chương trình đơn giản nhằm nắm quyền ở Ai Cập: đẩy mạnh khủng bố và đổ máu trong xã hội Ai Cập càng nhiều càng tốt để thể chế này sụp đổ dưới sức nặng của nó. Đầu thập niên 90, ông ta gần như thành công. Hân hoan vì triển vọng đó, vị lãnh tụ Hồi giáo này quyết định đưa cuộc vận động của mình ra toàn cầu, rất lâu trước khi ra đời tổ chức al-Qeada. Ông ta đã gửi phái viên đến châu Âu mở chi nhánh của tổ chức Thanh kiếm Allah trong những cộng đồng Hồi giáo đang thịnh và cử anh trai là nhà cố vấn thân cận nhất, Sheikh Abdullah Abdul Razzaq, đến ngoại ô Washington, tổ chức thánh chiến chống lại đất nước bảo trợ quan trọng nhất của chính quyền Ai Cập: nước Mỹ. Năm 1998, Sheikh Abdullah bị buộc tội âm mưu đánh bom Bộ Ngoại giao, toà nhà Capitol, và Tổng hành dinh FBI và bị kết án tù chung thân. Gần đây anh ta bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư. Giải phóng cho vị lãnh tụ Hồi giáo này trước khi chết là một trong những ưu tiên hàng đầu của tổ chức Thanh kiếm Allah.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

29#
 Tác giả| Đăng lúc 16-11-2013 10:16:55 | Chỉ xem của tác giả
Chương 15
(tiếp theo)

“Trong một thời gian dài Al-Qeada rất muốn tấn công Luân Đôn thêm lần nữa”, Al Zayyat nói. “Và tất nhiên Sheikh Tayyib muốn đưa anh mình ở Mỹ về. Họ quuyết định tập hợp hai ưu tiên thành một vụ khủng bố lớn. Al-Qeada phụ trách những vụ đánh bom, còn tổ chức Thanh kiếm Allah và mạng lưới châu Âu lo chuyện bắt cóc con tin trong chiến dịch”.

“Anh có bằng chứng nào về sự dính líu của tổ chức Thanh kiếm Allah?”

“Anh đã có bằng chứng trong tay trong vài giây ở công viên Hyde Park”, người đàn ông Ai Cập nói. “Samir al-Masri, cựu sinh viên ngành kỹ thuật tại Đại học Minya, là thành viên tổ chức Thanh kiếm Allah và là một trong những tên khủng bố tài năng nhất của chúng”.

“Sẽ rất hữu ích, Wazir, nếu trước đây anh cho người Hà Lan biết lúc đó hắn đang sống thanh bình ở Tây Amsterdam”.

“Chúng tôi đâu có biết hắn ở Hà Lan, nếu không chúng tôi đã báo rồi”. Người đàn ông Ai Cập ngồi xuống chiếc ghế tràng kỹ cạnh chiếc cặp đựng tiền. “Samir al-Masri đã rời Ai Cập vài tháng sau khi người Mỹ tiến vào Irắc. Khi tình hình bạo loạn bắt đầu, hắn gia nhập Abu Musab al-Zarqawi và hoàn thiện thêm kỹ năng. Hình như hắn đã chuồn khỏi Irắc ngay trước khi Zarqawi chết và lên đường đi châu Âu qua Đamát. Nếu anh muốn buộc tội vì chuyện Samir al-Masri đang sống bình thản ở tây Amsterdam, thì hãy buộc tội người Xyri. Và tất nhiên người Hà Lan nữa. Chúa ơi, họ để cho ai cũng vào được đất nước mình”.

“Anh còn thông tin gì ngoài liên hệ của Samir?”.

“Đền al Zayyat-Hijrah”.

“Là sao?”

“Ông chủ tế ở đó chính là sinh viên tốt nghiệp trường al-Azhar ở Cairo và là thành viên tổ chức Thanh kiếm Allah”.

“Thế vẫn chưa đủ”.

“Cuộc bàn luận này chỉ có tính lý thuyết”, Al Zayyat nói. “Trong 24 tiếng nữa anh sẽ có bằng chứng Tổ chức Thanh kiếm Allah đứng đằng sau vụ này. Đó là khi chúng yêu cầu đổi Elizabeth Halton lấy Sheikh Abdullah”.

“Sao anh có thể chắc chắn về thời gian đến thế?”.

“Thanh kiếm Allah đã thực hiện một số vụ bắt cóc ở Ai Cập. Thế giới bên ngoài hầu như không nghe gì về chúng. Phương pháp hoạt động của chúng lúc nào cũng giống nhau. Chúng chờ một tuần trước khi đưa ra yêu cầu. Và nếu chúng định thời hạn cuối cùng để giết cô gái đó, chúng sẽ làm khi đồng hồ chỉ 12 giờ. Sẽ không có kéo dài hay trì hoãn”.

“Người Mỹ sẽ không bao giờ thả Sheikh Abdullah”.

“Nếu không, Thanh kiếm Allah và al-Qeada sẽ gửi cô con gái đỡ đầu của ngài Tổng thống Mỹ về quê nhà trong một cái bao – hay nói chính xác là những gì còn lại của cô ấy. Họ sẽ giết cô ta y hệt như cách đã bắt cóc. Với thật nhiều máu”.

“Anh đã kể cho người Mỹ về chuyện này chưa?”.

Al Zayyat lắc đầu.

“Sao không chứ?”.

“Lệnh từ cấp trên thôi”, Al Zayyat nói. “Vị lãnh đạo không biết sợ của chúng tôi e rằng những kẻ bảo trợ của ông ấy ở Washington sẽ nổi giận khi phát hiện ra âm mưu bắt cóc con gái ngài đại sứ xuất phát từ Ai Cập. Ông ấy đang trì hoãn ngày đã định càng lâu càng tốt. Đồng thời, ông ấy chỉ đạp cho SSI và các cơ quan an ninh khác tập trung thật nhiều thông tin tình báo”.

“Ai là người chủ mưu?”

“Đó là một nhân vật khá quan trọng”.

“Zawahiri?”.

Người đàn ông Ai Cập gật đầu.

“Nhưng chắc chắn có người nào đó giữa ông ta và những kẻ thực hiện”, Gabriel nói. “Người nào đó, ví dụ như Khaled Sheikh Mohammad. Người nào đó cho tàu hoả chạy đúng giờ”.

“Có”, Al Zayyat đưa ly whisky ra ánh sáng, anh ta ngắm nhìn màu sắc ly rượu một lúc, rồi mới nói. “Còn nếu phải mạo hiểm để đoán về nhận diện của người đó, tôi phải nói gần như chắc chắn đấy là công việc của Sphinx”.

“Ai là Sphinx?”

“Chúng tôi không biết chắc người đó là ai, nhưng chúng tôi biết công việc của hắn ta rất rõ. Ai cũng biết hắn ta đã giết hơn một ngàn người Ai Cập – khách du lịch, bộ trưởng và những người bạn giàu có của chính quyền. Chúng tôi cho rằng hắn được giáo dục cao và có nhiều mối quan hệ. Chúng tôi tin tưởng rằng hắn có nhiều đặc vụ có ảnh hưởng và nhiều điệp viện ở cấp cao nhất trong xã hội và chính quyền Ai Cập, bao gồm cả bên trong cơ quan của tôi. Hắn ta hoạt động thông qua những thành phần được thanh lọc như Samir. Chúng tôi chưa bao giờ tiếp cận được hắn”.

“Hắn ta có thể lên kế hoạch cho vụ nào như vụ này từ Ai Cập không?”.

“Hoàn toàn không thể”, Al Zayyat nói. “Có thể hắn đang ở châu Âu. Thực ra, tôi rất muốn đánh cược một khoản tiền lớn là hán đang có mặt ở đó. Thanh kiếm Allah rất kín tiếng ở Ai Cập”.

“Thế Kheikh Tayyib đâu?”.

“Một nơi hắn đã ở trong 15 năm qua là dưới lòng đất. Hắn di chuyển giữa những nơi trú ẩn ở thượng Ai Cập và những thành phố ốc đảo ở sa mạc phía Tây. Chúng tôi còn nghĩ rằng hắn di chuyển ra vào Libi và Xuđăng”.

“Tìm hắn đi”, Gabriel nói.

“Elizabeth Halton sẽ chết trước khi chúng tôi tìm được tên lãnh tụ Hồi giáo này”.

“Hãy bắt đầu bắt giữ những thành viên hoạt động của tổ chức Thanh kiếm Allah rồi đưa chúng ra thẩm vấn kín. Đó là chuyên môn của anh mà, phải không Wazir? Thẩm vấn kín những phần tử Hồi giáo qua khích”.

“Hãy để cho người không có tội ném hòn đá đầu tiên”, Al Zayyat đáp. “Hãy tin tôi, Allon, chúng tôi đá cánh cửa sập xuống khi chúng tôi nói nhưng Sphinx biết chúng tôi sẽ làm. Không ai ở Ai Cập biết cô gái ấy ở đâu. Tôi cho là cả Sheikh Tayyib cũng không biết chi tiết chiến dịch này. Có lẽ anh chỉ tìm thấy cô ấy khi cô ấy đã mất cùng với cái chết của Samir al-Masri. Thanh kiếm Allah rất giỏi giấu người”.

“Có người biết chứ”, Gabriel nói. “Phải có người biết”.

“Sphinx biết. Tìm Sphinx đi rồi anh sẽ tìm thấy cô gái”, anh chàng Ai Cập đặt tay lên tay cằm chiếc cặp. “Thế tôi lấy 50.000 đô la được chưa?”.

“Tôi muốn có mọi thông tin anh biết về Thanh kiếm Allah”, Gabriel nói. “Hồ sơ, danh sách thành viên, các tổ chức mặt trận đã biết ở châu Âu. Tên, địa chỉ, số điện thoại”.

“Tất cả nằm trong chiếc va li của tôi trong cốp xe”, người đàn ông Ai Cập nói. “Nhưng anh phải trả tiền cho những thông tin đó”.

Gabriel thở dài. “Bao nhiêu, Wazir?”.

“50.000 nữa”.

“Tôi không có ngay 50.000 đâu”.

Người đàn ông Ai Cập nói. “Tôi sẽ sử dụng giấy nợ”, anh ta nói. “Tôi biết anh giỏi chuyện này mà”.

Chiếc cặp Smasonite mà Wazir al Zayyat lấy ra từ cốp chiếc xe Volkswagen anh ta thuê chứa thông tin của một trong những tổ chức khủng bố bạo lực nhất thế giới và do đó có giá hời là 50.000 đô la. Khi người đàn ông Ai Cập đi khỏi, Gabriel mở thư mục các thành viên Thanh kiếm Allah rồi bắt đầu đọc. Năm phút sau anh tìm thấy một cái tên rất quen. Anh sao lại file này rồi kiểm tra tấm ảnh. Tấm ảnh có ngày tháng và chất lượng xấu; dù vậy, Gabriel có thể nói đó cũng là người đàn ông anh đã gặp một tuần trước ở Amsterdam. Người đàn ông ấy đã nói với anh. Tôi là người anh đang tìm trong đống hồ sơ của Solomon Rosner. Và tôi đến để giúp anh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

30#
 Tác giả| Đăng lúc 16-11-2013 10:33:47 | Chỉ xem của tác giả
Chương 16
Paris

Ba giờ 45 phút thứ sáu

Tiếng gõ cửa nghe thận trong. Yusuf Ramadan, Giáo sư môn lịch sử Cận đông tại trường Đại học Hao Kỳ ở Cairo, đang làm việc, ông nhìn lên và thấy một phụ nữ đang đứng ở lối vào văn phòng. Giống như tất cả những nhân viên nữ của viện nghiên cứu Hồi giáo, người phụ nữ này đeo mạng che mặt. Dù vậy, Giáo sư vẫn nhìn đi chỗ khác khi cô ta nói.

“Xin lỗi vì làm phiền Giáo sư, nhưng nếu mọi chuyện với ông đã ổn thì giờ em sẽ đi”.

“Tất nhiên rồi, Atifah”.

“Thế em có thể làm gì cho thầy trước khi đi không? Rót thêm trà chẳng hạn”.

“Thầy uống nhiều rồi”, ông liếc nhìn đồng hồ đeo tay. “Thực ra một lúc nữa thầy cũng sẽ ra ngoài. Thầy đã hẹn một đồng nghiệp ở trường Sorbonne đi uống cà phê lúc 4 giờ 40”.

“Thầy nhớ mang ô nhé. Trời vẫn còn đang mưa đấy”. “Chào mừng thầy đến Paris. Chúc thầy được bình an, Giáo sư Ramadan”.

“Cả em nữa, Atifah”.

Người phụ nữ ra khỏi văn phòng và nhẹ nhàng đóng cửa. Ramadan mất thêm mười phút nữa để tắt máy tính xách tay, đặt nó và các hồ sơ nghiên cứu vào trong va li, rồi đứng dậy. Ông là người mảnh khảnh, râu ria rậm rạp, với mái tóc xoăn cuộn vào trong, đôi mắt nâu nhẹ nhàng và chiếc mũi khoằm – những đặc trưng thường khiến ta liên tưởng đến tầng lớp quý tộc ở Ai Cập. Nhưng ông không phải là người có nguồn gốc quý tộc, thực ra, người đàn ông hiện được xem là một trong những trí thức và nhà văn có ảnh hưởng nhất của Ai Cập này là con trai của một bưu tá ở một ngôi làng nghèo khó ở rìa ốc đảo Fayoum. Thông minh, có uy tín và tự nhận là phần tử ôn hoà về chính trị, ông đã xin nghỉ phép ở trường đại học 18 tháng trước và xuất hiện như một học giả làm khách thường trú trong viện nghiên cứu. Mục đích bề ngoài của việc lưu lại Paris của ông chính là hoàn thành công trình của mình, một công trình quan trọng điều tra về những cuộc thập tự chinh hứa hẹn sẽ là tiêu chuẩn đánh giá tất cả những quyển sách trong tương lai về đề tài này. Khi không viết sách, Giáo sư Ramadan thường được có mặt trong những khán phòng diễn thuyết của Sorbonne hay trên truyền hình Pháp, hoặc thậm chí trong hành lang của các cơ quan chính quyền. Được bảo trợ hoàn toàn bởi giới trí thức và báo chí Paris, những quan điểm của ông rất được hoan nghênh. Đó là những vấn đề từ cuộc xung đột Israel-Palestine đến việc Mỹ chiếm đóng Irắc và tất nhiên là mối hiểm nguy của khủng bố Hồi giáo, một chủ đề mà ông rất quen thuộc.

Ông bước đến khung cửa sổ nhỏ hẹp nhìn xuống đại lộ Chapelle. Trời tối và rét căm căm, mưa phùn lất phất: trời Paris lập đông. Đã nhiều ngày qua từ khi mặt trời xuất hiện lần cuối, hoặc ngay cả khi chỉ là một tia nắng yếu ớt len lỏi giữa những tầng mây, Ramadan khao khát được trở lại Cairo: giao thông tấp nập, những hương vị tuyệt vời và cả mùi hôi thối, tiếng chuông báo giờ cầu kinh của hàng ngàn giáo sĩ, nụ hôn của gió sa mạc trong đêm… Lần cuối cùng ông ở đó cách đây 6 tháng. Sẽ nhanh thôi, ông nghĩ. Rồi mọi thứ sẽ qua và ông sẽ lại về nhà. Còn nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch, đất nước nơi ông trở về sẽ khác xa so với đất nước mà ông đã ra đi. Thật lạ khi nghĩ rằng mọi thứ đang hoạt động ở đây, ngay ở Paris buồn thảm, từ cái văn phòng bé xíu của ông ở quận 18.

Ông kéo chiếc áo khoác và mũ lên, cầm lấy cặp và ô rồi bước nhanh ra hành lang. Khi đi qua khu vực nhân viên, ông thấy nhiều đồng nghiệp đã tập trung quanh màn hình tivi, xem thông tin do phát ngôn viên của cảnh sát thành phố Luân Đôn đang đọc vắn tắt. Mahmoud Aburish, Giám đốc viện nghiên cứu có bộ mặt như bộ mặt của một con cú, người béo ị, ra hiệu cho Ramadan đến xem. Ramadan đi qua nhìn lên màn hình.

“Anh ta đang nói gì thế?”.

“Chưa có tin gì của bọn bắt cóc”,

Aburish nói. “Và không có manh mối nào về chỗ bọn bắt cóc giam cô gái”.

“Anh có tin anh ta không?”.

“Người Anh rất giỏi che dấu, nhưng qua biểu hiện trên mặt của người đàn ông này thì thấy anh ta không che giấu chuyện gì cả”. Aburish nhìn Ramadan qua cặp kính mờ. “Anh là chuyên gia về những vấn đề như thế này, Yusuf à. Anh nghĩ ai đã bắt cóc cô gái? Và họ muốn gì?”.

“Tôi cho rằng mình sẽ biết sớm thôi” Ramadan nói.

“Công việc viết lách thế nào rồi?”

“Cũng không nhanh như tôi hy vọng, Mahmoud à. Thực ra, tôi sắp đi uống cà phê với một người ở nhà xuất bản Pháp để cho anh ta biết ta không thể giao bản thảo đúng thời gian. Anh ta sẽ không hài lòng đâu. Cả những nhà xuất bản của Anh và Mỹ cũng vậy”.

“Thế viện có thể làm gì không?”.

“Anh đã làm nhiều hơn anh biết đó, Mahmoud”.

Aburish nhìn lên tivi khi bà Elnenor Mc Kenzie, Tổng giám đốc MI5, bước ra trước màn hình. Yuruf Ramadan, người đàn ông được các cơ quan an ninh Ai Cập biết đến với cái tên Sphinx, lẳng lặng lẻn ra khỏi sảnh rồi đi xuống cầu thang.

Dù Yusuf Ramadan không nói thẳng trong cuộc trò chuyện ngắn ngủi với Mahmoud Aburish, nhưng ông biết một sự thật. Thực sự ông sắp đi uống nước với nhà xuất bản người Pháp vào tối đó – chính xác là tại quán Fouquet’s trên đường Champs-Élyseé nhưng không phải là cuộc hẹn hò 5 giờ. Trước đó, ông có một cuộc hẹn trên đường Quai de Montebello bên kia sông Seine, đối diện nhà thờ Đức Bà. Người đàn ông đang chờ ông có dáng người cao ráo và thân hình to lớn, mặc áo khoác bằng vải cáowmia màu tối với một chiếc khăn lụa thắt ở cổ với vẻ ngang tàng. Ông ta tên thật là Nidal Mutawalli, dù Rmadan gọi anh ta là Abu Musa. Giống như Ramadan, ông ta từ ốc đảo Fayoum tới. Họ đã cùng lớn lên, học cùng trường rồi mỗi người mỗi ngã – Ramadan bước vào thế giới của sách và viết lách, còn Abu Musa đi theo ngành tài chính và tiền tệ. Tính thánh chiên svà lòng hận thù trong họ đối với chính quyền Ai Cập và với cả những kẻ bảo trợ người Mỹ đã liên kết họ lại. Chính Abu Musa, người bạn thời niên thiếu của Yusuf Ramadan, đã giữ bí mật nhân thân của ông đối với các cơ quan an ninh Ai Cập. Nói theo nghĩa đen, họ là hai trong số những người đàn ông nguy hiểm nhất thế giới.

Mưa ohùn rơi xuống qua những ánh đèn dọc theo bờ sông Seine, lấm tấm như những giọt lệ trên các tấm nhựa phủ lên quầy hàng của những người bán dạo. Ramadan đị qua một chiếc bàn chân rời chứa đầy sách rồi giở một quyển sách đã cũ của Chekhov. Một lúc sau Abu Musa đến chỗ ông và lấy một quyển L’etranger của Camus.

“Anh đọc sách của tác giả này chưa?”, Abu Musa hỏi.

“Tất nhiên rồi”, Ramadan nói. “Tôi chắc là anh sẽ thấy thích thôi”.

Ramadan đi sang chiếc bàn sách bên cạnh. Một lúc sau Abu Musa lại đi theo ông rồi họ trao đổi vài lời nghe có vẻ vô hại. Mọi chuyện diễn ra như thế trong mười phút thì họ đi chầm chậm với nhau đến hàng sách bán chạy, Ramadan đi trước còn Abu Musa lẽo đẽo đi theo sau ông ta. Tôi lúc nào cũng thích thơ của Drylen…Tôi đã xem vở kịch này lần trước ở Luân Đôn…Đĩa DVD này đã được quay và sẵn sàng được giao…Chúng tôi đang chuẩn bị gọi điện thoại theo lệnh của anh…

Ramadan lấy một quyển sách của Hemingway rồi giở cho Abu Musa xem. “Quyển này luôn là quyển tôi thích nhất”, ông nói. “Hãy cho phép tôi tặng anh làm quà”.

Ông đưa cho người bán sách tờ 5 euro, rồi sau khi ghi nhanh một đoạn ngắn trên trang đầu đề của quyển sách, ông trịnh trọng đưa nó cho Abu Musa với một tay đặt lên tim mình. Một lúc sau họ chia tay khi Emmanuel, cái chuông 13 tấn ở tháp nam của nhà thờ Đức Bà bắt đầu điểm 5 giờ. Abu Musa biến mất vào những con phố của khu Latin Quartier, Yusuf Ramadan băng qua bên kia bờ sông rồi đi bộ vào vườn hoa Tuileries, suy nghĩ về câu hỏi mà Mahmoud Aburish đã nêu vào buổi chiều đó. Anh nghĩ ai đã bắt cóc người phụ nữ này? Và chúng muốn gì? Chính vì cuộc gặp mặt vừa diễn ra trước thanh thiên bạch nhật dọc bờ sông Seine, người Mỹ chẳng mấy chốc sẽ được trả lời cho những câu hỏi trên. Việc họ có quyết định thông báo cho phần còn lại của thế giới biết hay không không phải là mối bận tâm của Giáo sư Ramadan – ít ra là chưa.

Ông bước đi thêm vài phút trong vườn hoa, kiểm tra phía sau mình xem có ai theo dõi không rồi suy nghĩ về cuộc hẹn đang chờ với người của nhà xuất bản Pháp trên đại lộ Champs-Élyseés. Ông cho rằng mình đã tìm được lời giải đáp cho lý do tại sao sách của mình hiện không thể đáp ứng được đúng thời gian họ đã hẹn trước. Chắn chắn ông sẽ tìm được lý do thoả đáng thôi. Bởi ông là Sphinx, kẻ nói dối cừ khôi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách