Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: alice2000phuong
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Trinh Thám - Xuất Bản] Kẻ Phụng Sự Thầm Lặng | Daniel Silva (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
31#
 Tác giả| Đăng lúc 17-11-2013 07:19:01 | Chỉ xem của tác giả
Chương 17
Đại Sứ Mỹ, Luân Đôn

Năm giờ 19 phút chiều thứ sáu

Có một chiếc điện thoại ở trung tâm Tác nghiệp không bao giờ được sử dụng để gọi ra ngoài. Chiếc điện thoại này được nối với một thiết bị thu âm kỹ thuật số tinh vi và nối với mạng lưới dò tìm cuộc gọi thuộc cảnh sát thành phố. Ống nghe màu đỏ, âm thanh chuông reo được điều chỉnh ở mức thấp. Chỉ một người được phép chạm đến chiếc điện thoại này. Đặc vụ giám sát, John O’Donnell, Trưởng nhóm tiếp ứng khẩn cấp của FBI và là người đàm phán con tin chính của cơ quan này.

Điện thoại đã reng 47 lần kể từ khi Elizabeth Halton biến mất. Đến giờ không cuộc điện thoại nào được O’Donnell hoặc những đồng nghiệp của anh ở sở cảnh sát thành phố cho là đáng tin cậy, dù yêu cầu của một số người gọi lại là tìm cách cung cấp vài trò vui nho nhỏ trong những ngày đen tối u buồn đó. Một người gọi điện thoại nói anh ta sẽ thả Elizabeth để đổi lấy khoản tiền 100.000 bảng Anh. O’Donnell đồng ý với yêu cầu đó và người đàn ông này bị bắt ngay buổi tối đó trong bãi đỗ xe của một quán rượu ở khu West Sussex. Có người yêu cầu một cuộc hẹn với một nữ nghệ sĩ nổi tiếng người Mỹ. Có người nói anh ta sẽ thả con tin người mỹ đổi lấy vé xem trận bóng cuối tuần giữa Arsenal và Chelsea. Có người gọi vì bị trầm cảm và cần người nói chuyện. O’Donnell trò chuyện với anh ta trong năm phút để hứa hẹ cho anh ta một buổi tối vui vẻ trong khi các sĩ quan cảnh sát ập đến bắt.

Cuộc gọi đến tổng đài chính của Đại sứ quán sau sáu giờ tối đó rất khác với những cuộc gọi trước. Giọng nói của đàn ông và được biến đổi bằng kỹ thuât điện tử, đây là người đầu tiên sử dụng một thiết bị như vậy. “Tôi có thông tin về Elizabeth Halton”, anh ta bình tĩnh nói cho nhân viên trực tổng đài. “Hãy chuyển máy cho tôi nói chuyện với người phụ trách. Nếu trễ hơn năm giây, tôi sẽ gác máy và cô ấy sẽ chết. Cô có hiểu không?”.

Cô gái trực tổng đài nói rõ là cô ta thực sự hiểu rồi lịch sự yêu cầu người gọi chờ. Hai giây sau, điện thoại của O’Donnell reo lên ở Trung tâm Tác nghiệp. Anh giật lấy chiếc ống nghe màu đỏ trên giá đỡ điện thoại rồi để nhanh lên tai nghe. “Đây là John O’Donnell thuộc phòng điều tra Liên bang”, anh nói ngắn gọn. “Tôi có thể giúp gì cho anh?”

“Bãi biển ở Bacon Point”, giọng nói được biến đổi bằng điện tử vang lên. “Hãy tìm dưới chiếc thuyền chèo bị lật úp. Đây sẽ là dấu hiệu liên lạc đầu tiên và duy nhất của chúng tôi”.

Đường dây im bặt.

O’Donnell gác điện thoại rồi lắng nghe cuộc gọi một lần nữa trên máy ghi âm, rồi nhấc ống nghe của một đường dây riêng gọi tự động cho Sở cảnh sát Luân Đôn.

“Cuộc gọi này nghe có vẻ đúng là của bọn bắt cóc đấy”, O’Donnell nói.

Ở đầu dây bên kia, sĩ quan ở Sở cảnh sát nói.

“Tôi đồng ý. Anh có dấu vết gì không?”.

“Giọng này là từ điện thoại di động. Có điều gì đó mách bảo cho tôi là chúng ta sẽ không bắt được kẻ này. Hắn là dân chuyên nghiệp đấy”.

“Thế Bacon Point nằm ở đâu?”.

“Bờ biển phía nam, cách Plymouth khoảng 10 dặm”.

“Cách trung tâm Luân Đôn bao xa?”

“Khoảng 150 dặm”.

“Tôi muốn có mặt ở hiện trường để ứng cứu – cho dù có chuyện gì”.

“Hải quân Hoàng gia đã để lại một Se King (Một loại máy bay trực thăng đặc biệt) ở sân bay Luân Đôn để sẵn sàng cho loại tình huống này”.

“Thế sân bay máy bay lên thẳng nằm ở đâu?”

“Bờ Nam sông Thames, giữa cầu Battersea và Wandsworth”.

“Hãy bảo họ làm nóng động cơ đi. Thế anh có thể cho tôi đi nhờ qua thành phố không?”

“Tôi có hai chiếc xe tuần tiễu bên ngoài Đại sứ quán trong hai phút nữa”.

“Hãy cử họ đến đường Upper Brook”, O’Donnell nói. “Và không được có phóng viên ở đó”.

“Rõ”.

Chuyến bay đến bờ biển nam dài 90 phút và hoàn toàn không dễ chịu chút nào do gió lớn trước cơn bão mạnh ở Đại Tây Dương. Khi máy bay sà xuống Beacon Point, O’Donnell nhìn ra cửa sổ. Những cái đèn vòng đang loé trên bãi cát và những ánh đèn màu xanh của cảnh sát đang loé lên dọc theo những con đường nối những ngôi làng xung quanh Kingston, Houghton và Ringmore. Bãi đáp là một dải đất hoang phía sau bãi cát. O’Donnell gặp người sĩ quan phụ trách, một Phó trưởng đốc quân mập mạp từ Sở cảnh sát Devon và Cornwal có cái tên cũng rất hợp: Blunt (Cùn). Anh ta kể vắn tắt cho người sĩ quan của FBI này nghe khi họ bước xuống một lối đi đầy cát dẫn đến bờ biển.

“Chúng tôi xác định là bãi biến và những khu vực xung quanh không có bom hay bất kỳ vũ khí nào khác”, anh ta nói. “Cách đây khoảng 20 phút, chúng tôi sử dụng thiết bị robot được điều khiển từ xa để rà soát dưới chiếc thuyền bị lật úp”.

“Có gì ở đó?”, O’Donnell hỏi.

“Camera không phát hiện thấy gì, nhưng có thể có cái gì đó được chôn phía dưới. Chúng tôi quyết định chờ ông đến trước khi di chuyển con thuyền”.

Họ leo qua những đụn cát rồi dừng lại cách chiếc thuyền khoảng 20 thước Anh. Một chiếc xuồng dài khoảng 8 thước Anh, nước sơn xám trắng tróc vỏ, có khoảng gần chục cảnh sát trang bị quần áo chống bom và kính che mặt bao quanh. Với một cái gật đầu đầy hàm ý, Blunt ra hiệu cho họ hành động, chiếc thuyền chẳng mấy chốc đã nằm ngửa ra. Một chiếc đĩa DVD bọc trong bao nhựa trong được dán vào chiếc ghế ngồi ở đuôi thuyền. Blunt lấy và đưa ngay cho O”Donnell, anh mang nó trở lại máy bay và đặt vào máy tính xách tay. Khi hình ảnh nhập nhoà rồi sáng lên trên màn hình, O”Donnell chửi thề trong hơi thở rồi nhìn vị quan chức cảnh sát người Anh.

“Tôi cần anh giúp”.

“Việc gì cũng đươc”, Blunt nói với giọng dứt khoát.

“Hãy cho người của anh biết đây chỉ là trò lừa đảo. Hãy xin lỗi họ vì chuyện này rồi cám ơn họ nhân danh người Mỹ và đại sứ Halton vì công việc hoàn hảo của họ tối nay”.

“Tôi e là mình không hiểu, ông O’Donnell”.

O’Donnell liếc nhìn màn hình. “Đĩa DVD này không có hình. Giờ anh hiểu chưa?”.

Blunt gật đầu. Anh ta đã hiểu.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

32#
 Tác giả| Đăng lúc 17-11-2013 07:24:55 | Chỉ xem của tác giả
Chương 18
Căn cứ không quân Andrews

Bảy giờ 12 phút sáng thứ bảy

Chiếc phản lực Gulfstream đáp xuống căn cứ không quân Andrews ở ngoại ô Washington, chạy từ từ đến nhà chứa máy bay có sàn nhẵn như đá cẩm thạch mới lau. Gabriel bước xuống bậc thang của máy bay, cặp Samsonite xách trên tay, bước đến chiếc Suburban mang biển số đăng ký bang Virginia. Hai nhân viên an ninh CIA bên trong không nói tiếng nào khi anh quăng chiếc cặp vào ghế sau rồi leo vào. Gabriel đã quá quen thái độ này của người Mỹ. Họ được huấn luyện để nghĩ rằng các đặc vụ của Văn phòng xem những cuộc gặp gỡ với nhân viên CIA là cơ hội, để thu thập thông tin tình báo. Anh bị thôi thúc phải nói một điều gì đó để họ xoá đi câu chuyện tưởng tượng này trong ấn tượng của mình. Nhưng thay vào đó, anh chỉ hỏi họ đưa mình đi đâu.

“Tổng hành dinh”, người đàn ông trong ghế hành khách nói.

“Tôi không muốn đến Tổng hành dinh”.

“Anh sẽ vào một căn phòng bí mật. Không ai biết anh ở đó”.

“Sao chúng ta không thể gặp ở một ngôi nhà an toàn, cách vẫn thường làm đó?”.

“Người liên hệ với anh không có thời gian rời khỏi toà nhà hôm nay. Tôi tin chắc anh hiểu điều đó”.

Gabriel định phản đối nhưng anh tự ngăn mình lại. Năm nay, đã hai lần ảnh của anh xuất hiện trên các tờ báo khắp thế giới, lần đầu cho những hoạt động của anh ở Vatican, lần kia cho nỗ lực ngăn vụ bắt cóc Elizabeth. Việc anh xuất hiện lần đầu ở Langley có vẻ không có ý nghĩa nhiều. Ngoài ra, nếu cứ làm việc cho Shamron và Thủ tướng, thì chắc chắn đây không phải là lần cuối cùng anh lên báo.

Ít có xe cộ lưu thông trên đường vào giờ này ngày thứ bảy, vì vậy họ chỉ mất 30 phút để lái xe từ Andrews đến khu rừng cây Langley. Sau khi dừng ở cổng gác đồ sộ để kiểm tra giấy tờ, họ cho xe chạy một mạch đến OHB, toà nhà Tổng hành dinh. Vì Gabriel phải vào toà nhà “đen”, họ nhấn ga qua cửa chính rồi rẽ vào một bãi đỗ xe ngầm. Một trong hai nhân viên an ninh giúp Gabriel cầm cặp Samsonite; người kia dẫn đường vào thang máy an ninh. Một chiếc khoá thẻ được tra vào, bấm nút và một lúc sau họ đi nhanh lên tầng bảy. Khi cửa mở, hai nhân viên an ninh nữa đang đợi trong phòng nghỉ, súng hiện rõ dưới áo mang phù hiệu của họ. Gabriel được hộ tống đi dọc theo hành lang trải thảm đến một cửa an ninh, bên trong có một dãy văn phòng rộng, trong đó có những sĩ quan tình báo hùng mạnh nhất thế giới. Người đàn ông đứng trong phòng chờ, mặc quần bằng vải Flanen xám và áo sơ mi vải Oxford nhăn nhúm, trông như thể ông ta lang thang vào nhầm chỗ.

“Chuyến bay thế nào?”, Adrian Carter hỏi.

“Ông có chiếc máy bay rất đẹp”.

Ông ta bắt tay Gabriel nồng nhiệt rồi nhìn vào chiếc cặp.

“Định ở lâu, hay chỉ một hai ngày?”.

“Chừng nào tôi còn được tiếp đón”, Gabriel nói.

“Hy vọng anh còn mang đến nhiều thứ hơn là quần áo và đồ lót sạch”.

“Có chứ”.

Carter mỉm cười mệt mỏi rồi im lặng dẫn Gabriel vào văn phòng của mình.

Gabriel đề nghị uống cà phê đen rồi ngồi lên chiếc ghế dài của Carter. Carter lấy một cái điều khiển từ xa từ bên rìa chiếc bàn sạch sẽ rồi chĩa vào một dãy màn ảnh truyền hình. Hình ảnh của Elizabeth Halton xuất hiện trên một màn hình. Cô ngồi trên sàn một căn phòng không có gì nổi bật, vẫn là bộ quần áo chạy bộ mà cô đã mặc trong công viên Hyde Park buổi sáng ngày bị bắt cóc. Trong tay cô là một tờ báo Times, có đầu đề viết về vụ bắt cóc mình. Bốn người đàn ông đang đứng phía sau, đồ bó sát đen, khăn trùm đầu đen, dải băng đầu màu xanh có hình những thanh kiếm và trăng lưỡi liềm.

Người đàn ông đứng ngay sau Elizabeth có con dao lớn trong tay và một tờ giấy trong tay kia. Anh ta đang đọc một tuyên bố bằng tiến Arập giọng Ai Cập.

“Tôi hiểu anh không cần dịch”, Carter nói.

Gabriel có ý lắng nghe rồi lắc đầu. “Hắn nói hắn từ tổ chức Thanh kiếm Allah đến. Hắn nói bọn chúng muốn các ông thả Sheikh Abdullah abdul-Razzaq và trả ông ta về Ai Cập hạn chót là 6 giờ tối ngày thứ sáu tuần sau. Hắn nói nếu ông không tuân theo yêu cầu của chúng, con gái ngài đại sứ sẽ chết. Không có gia hạn, đàm phán và không cần liên lạc. Nếu có bất kỳ nổ lực giải cứu nào Elizabeth Halton sẽ bị giết ngay lập tức”.

Hình ảnh nhoè đi. Carterdùng điều khiển tắt tivi rồi nhìn Gabriel.

“Anh có vẻ không ngạc nhiên”.

“Tôi đã biết về mạng lưới Thanh kiếm Allah hôm qua. Đó là lí do tôi có mặt ở đây”.

“Làm sao anh tìm ra?”.

“Những nguồn tin và phương pháp, Adrian à. Những nguồn tin và phương pháp”.

“Thôi nào”, Carter nói mềm mỏng. “Mạng sống của một phụ nữ đang gặp nguy hiểm. Giờ không phải là lúc tranh cãi”.

“Việc chúng tôi đang có hoà ước Ai Cập không có nghĩa là chúng tôi không cho gián điệp theo dõi họ. Chúng tôi cần biết thể chế này sẽ tồn tại hay sụp đổ. Chúng tôi cần biết liệu có phải mình sắp đối mặt với một nước cộng hoà Hồi giáo thù địch có vũ khí tiên tiến của Mỹ hay không. Và không phải lúc nào chúng tôi cũng lấy thông tin cần thiết từ những người bạn ở Langley này”.

“Tình báo của anh là SSI, tôi hiểu rồi?”.

Gabriel thở dài. “Tình báo của chúng tôi có nhiệm vụ giữ cho Mubarak và thể chế của ông ấy tồn tại”.

Carter xem đó như là sự xác nhận cho những hoài nghi của mình. “Tại sao chúng tôi chi trên 50 tỷ đô la để dựng lên thể chế đó mà anh lại phát hiện về mạng lưới Thanh kiếm Allah trước chúng tôi?”.

“Vì chúng tôi giỏi hơn các ông, Adrian, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông. Chúng tôi lúc nào cũng giỏi hơn và sẽ luôn giỏi hơn. Ông có sức mạnh quân sự và cả sức mạnh kinh tế, nhưng chúng tôi có nỗi ám ảnh là mình có thể không sống sót. Nỗi sợ là động lực còn mạnh hơn tiền bạc”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

33#
 Tác giả| Đăng lúc 17-11-2013 07:26:59 | Chỉ xem của tác giả
Chương 18
(tiếp theo)

Carter đặt chiếc điều khiển lên bàn, suy tư rồi ngồi xuống chiếc ghế xoay lãnh đạo của mình.

“Ông lấy cuốn video khi nào?”, Gabriel hỏi.

Carter kể cho anh.

“Thế thông tin có đến với báo chí Anh chưa?”.

“Chưa”, Caretrr nói. “Chúng tôi mong muốn là sẽ không có chuyện đó – ít nhất là chưa phải lúc này. Chúng tôi muốn giữ bí mật khi lên kế hoạch đáp trả mà không có báo chí la ó theo mỗi bước đi”.

“Tôi sẽ không nhờ MI5 và Sở cảnh sát Anh bảo vệ cho bí mật được lâu. Người nào đó sẽ tiết lộ thông tin, như cách họ tiết lộ việc tôi dính líu và bị bắt”.

“Đừng quá nghiêm khắc đối với Graham Seymour”, Carter nói. “Chúng tôi cần anh ta và anh cũng vậy. Chúng ta, những anh em trong thế giới bí mật không bao giờ phản bội nhau khi gặp khó khăn trong những thời điểm như thế này. Chúng ta kết hợp với nhau để cùng hàn gắn vết thương. Chúng ta phải làm thế. Chính những kẻ mọi rợ là những cánh cổng ngáng đường”.

“Những kẻ mọi rợ đã phá cổng cách đây lâu rồi, Adrian. Chúng đang sống giữa chúng ta và đang tàn phá con cái chúng ta”, Gabriel nhấm nháp cà phê. “Lập trường của Tổng thống thế nào?”

“Không giống kiểu mà tôi muốn đối với kẻ thù tồi tệ nhất”, Carter đáp. “Như anh biết đấy, ông ta là người rất sùng đạo, ông ta chịu trách nhiệm, với cương vị người cha đỡ đầu cho Elizabeth. Điều đó có nghĩa là, ông ta biết nếu chiều theo yêu cầu của những kẻ bắt cóc, không nhà ngoại giao Mỹ nào trên thế giới sẽ còn được an toàn. Ông ta cũng hiểu nếu Sheikh Abdullah Abdul-Razzaq được phép trở về Ai Cập, chính quyền Mubarak sẽ thấy xuất hiện nhiều bất ổn. Với tất cả những vấn đề đó, Ai Cập vẫn là đất nước quan trọng nhất trong thế giới Arập. Nếu Ai Cập biến thành đất nước Hồi giáo, điều đó sẽ có hiệu ứng chia rẻ tai hoạ khắp khu vực – tai hoạ cho đất nước tôi và anh. Có nghĩa là Elizabeth Halton sẽ chết trong một tuần nữa, nếu ta không thể tìm thấy cô ấy và giải thoát cho ấy trước”.

Carter bước đến bên cửa sổ nhìn ra phía những cành cây trụi lá dọc bờ sông. “Anh đã ở vào hoàn cảnh như thế này rồi mà, Gabriel. Anh sẽ làm gì nếu là Tổng thống?”.

“Tôi sẽ bảo những tên lính to con nhất, lì lợm nhất làm mọi thứ có thể để tìm ra cô ấy”.

“Thế nếu không tìm được thì sao? Ta có thoả hiệp để cứu đứa con gái của ta khỏi mấy tên man rợ đó?”.

Gabriel không trả lời. Carter im lặng nhìn ra cửa sổ một lúc. “Bác sĩ của tôi nói stress trong công việc không tốt cho tim tôi. Ông ta nói tôi cần tập thể dục nhiều hơn. Hãy đi dạo với tôi, Gabriel. Như thế ta sẽ khoẻ khoắn hơn”.

“Bên ngoài lạnh 20 độ đấy”.

“Không khí lạnh tốt cho anh”, Carter nói. “Nó giúp ta suy nghĩ minh mẫn. Nó làm ta thêm quyết tâm cho những công việc phía trước”.

Họ ra khỏi toà nhà OHB bằng cửa hông rồi đi theo con đường mòn trải dài qua hàng cây nhìn xuống sông. Carter mặc áo khoác thật dày và đội mũ len. Gabriel chỉ mặc áo khoác da đã mặt trong buổi sáng hôm trước khi đi Síp và lúc đầu anh gần như tê cóng vì lạnh.

“Được rồi”, Carter nói. “Giờ không ai nghe đâu. Làm sao anh biết chúng định tấn công Luân Đôn?”.

“Không ai nghe sao?”, Gabriel nhìn quanh đám cây. “Chỗ này đầy camera, máy cảm ứng hoạt động và micro giấu bên trong”.

“Đúng”, Carter nói. “Nhưng trả lời câu hỏi đi chứ”.

Gabriel kể cho ông ta nghe về thông tin anh nhận được từ Ibrahim Fawaz, những tấm ảnh anh phát hiện trong cuộc lục soát căn hộ của Samir al-Masri và những đường kẻ trên tập hồ sơ anh đã phát hiện ra là sơ đồ của công viên Hyde Park.

“Hay lắm”, Carter nói với sự ngưỡng mộ trong giọng nói. “Thế anh chàng Gabriel Allon tuyệt vời đang làm gì ở Amsterdam?”.

“Tôi e là ông không được biết phần đó trong câu chuyện đâu”.

Carter chuyển sang chuyện khác. “Ibrahim Fawaz – nghe như kiểu người Hồi giáo mà chúng tôi đang tìm – một người chuyên tiết lộ những kẻ quá khích và khủng bố đang tồn tại bên trong cộng đồng và nơi cầu nguyện”.

“Đó cũng là những gì tôi suy nghĩ. Không may là đã có một mẻ lưới. Bên trong chiếc cặp tôi mang theo là phần tài liệu quan trọng của SSI về tổ chức thanh kiếm Allah. Hãy đoán xem tôi tìm thấy ai trong đống tài liệu đó?”.

“Nguồn tin của anh là Thanh kiếm Allah phải không?”.

Gabriel gật đầu. “Trước khi rời khỏi Ai Cập, Ibrahim Fawaz là Giáo sư kinh tế trường Đại học Minya. Theo hồ sơ, ông ta là một trong những người sáng lập đầu tiên của nhóm này. Ông ta bị bắt sau khi Sadat bị ám sát. Hồ sơ này không nói rõ về lý do và thời gian ông ta bị giam giữ”.

“Thường là thế”, Carter nói. “Sao ông ta rời Ai Cập đến châu Âu? Tại sao ông ta kể cho anh nghe có âm mưu đang được tổ chức từ bên trong nhà thờ Hồi giáo Al Hijrah ở Tây Amsterdam?”.

“Rõ ràng có người nào đó cần phải hỏi những câu này đối với ông ta – sớm còn hơn muộn. Ông ta nói dối tôi và không kể cho tôi nghe hết câu chuyện. Ông ta đang giấu giếm điều gì đó, Adrian”.

Họ đến chỗ giao nhau của hai con đường mòn. Carter chỉ Gabriel đi sang trái và họ cùng đi qua những tán cây trơ trụi. Carter rút ống điếu và một bọc thuốc lá khỏi túi áo khoác, từ từ cho thuốc vào ống điếu. “Họ không cho chúng tôi hút thuốc trong nhà nữa”, ông ta nói, dừng lại mồi thuốc bằng một cái bật lửa màu bạc rất đẹp.

“Ước gì chúng ta có thể vượt qua một quy tắc giống nhau”.

“Anh có tưởng tượng khi Shamron không có thuốc lá Thổ Nhĩ Kỳ không?”, Carter bắt đầu đi tiếp, để lại một làn khói có mùi gỗ thích phía sau lưng như một động cơ hơi nước. “Tôi cho là chúng ta có hai phương án. Phương án một, ta chuyển thông tin về Fawaz của anh cho cảnh sát Hà Lan rồi để họ đưa ông ta ra thẩm vấn, tất nhiên với sự giám sát chặt chẽ của FBI”.

“Còn phương án thứ hai?”.

“Chúng ta gọi ông ta lên nói chuyện kín, ở một nơi không có những quy tắc xét hỏi thông thường”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

34#
 Tác giả| Đăng lúc 17-11-2013 07:29:08 | Chỉ xem của tác giả
Chương 18
(tiếp theo)

“Ông biết tôi chọn phương án nào rồi”.

“Tôi mừng là anh có suy nghĩ như thế”, Carter nói. “Tôi nghĩ anh nên đi Amsterdam và đích thân chỉ đạo chiến dịch này”.

“Tôi hả?”, Gabriel lắc đầu. “Tôi e là vai trò của mình trong vụ này đã chính thức kết thúc rồi. Ngoài ra, CIA không phải là không có kinh nghiệm đối với kiểu chiến dịch này”.

“Chúng tôi có kinh nghiệm chứ”, Carter nói. “Nhưng không may là chúng tôi lại đào tạo được quá ít người – theo quan điểm của tôi, tôi rất xấu hổ khi nói ra điều này. Người châu Âu không còn nhắm mắt làm ngơ trước những hoạt động ngoài luật pháp của chúng tôi trên đất của họ nữa. Và mật vụ của chúng tôi cũng sợ bị truy tố trong nước hay ở nước ngoài nên họ không còn nhận những nhiệm vụ nhạy cảm mà không tham vấn luật sư. Vị Giám đốc dũng cảm của chúng tôi đã ra tay và thấy rằng hiện nay gió không còn thổi theo hướng của chúng tôi nữa. Những ngày lang thang ở châu Âu và Trung Đông và tha hồ vi phạm luật lệ đã qua rồi. Cánh cửa những nhà tù bí mật đã đóng lại và chúng tôi không còn đưa kẻ thù vào bàn tay của những người mơ mộng sử dụng tiểu thuyết cho vòi rồng cao su và gậy chọc gia súc nữa. Chúng tôi là một câu lạc bộ phù hợp cho những quý ông từ Princeton và Yale, nhưng phải như thế thôi”.

“Chúng tôi muốn khuyên những quý ông của ông từ Princeton và Yale chỉ được gới hạn ở khu đại lộ King Saul để họ không gặp rắc rối”.

Carter bước đi im lặng một lúc, mắt nhìn lên vỉa hè. “Chúng tôi đã chuẩn bị cho một việc như thế này xảy ra trong thời gian dài. Anh em chúng tôi ở FBI có trách nhiệm toàn bộ đối với những vụ giải cứu con tin trong hoàn cảnh như thế này. Tất nhiên là chúng tôi đang thu thập thông tin tình báo, liên lạc với cơ quan liên kết ở châu Âu và Trung Đông. Chúng tôi xem anh và đội ngũ của anh là thành phần đen trong nhiệm vụ đa quốc gia lớn hơn. Do đó, các anh sẽ là nhà thầu phụ của cơ quan tình báo Trung ương. Điều này có vẻ không có trong quy định nhưng với quá trình hợp tác vừa qua, tôi cho rằng mình có thể làm được”.

“Tôi cần sự chấp thuận của Thủ tướng”, Gabriel ngập ngừng. “Và tất nhiên là Shamron phải đồng ý”.

“Tôi sẽ thiết lạp đường dây nối với Jerusalem từ văn phòng của mình. Tôi hứa là không ai nghe trộm hết”.

“Tôi sẽ gọi cho ông từ Đại sứ quán nếu không phiền”.

“Tuỳ anh thôi”, Carter dừng lại gõ ống điếu vào thân cây. “Thế nguồn tin của anh có tình cờ cho anh biết ông ta nghĩ ai đứng đằng sau vụ này không?”

Gabriel trả lời câu hỏi. Carter gật đầu rồi thêm thuốc lá vào ống điếu. “Chúng tôi biết hết cả về Sphinx”, Carter nói. “Chúng tôi cho rằng hắn chính là người lên kế hoạch vụ tấn công khách du lịch tại khu Kim Tự Tháp cách đây ba năm làm 17 người Mỹ thiệt mạng. Chúng tôi còn cho rằng hắn có trách nhiệm đối với vụ giết hai nhà ngoại giao của chúng tôi ở Cairo. Cần nói thêm là một trong hai người là nhân viên CIA. Tôi e Sphinx là người rất có uy tín khi giao thiệp với những kẻ bắt cóc và giết người, những thành viên của Thanh kiếm Allah. Nhờ những nỗ lực của anh ở Luân Đôn, anh nên tin là mình đang ở hàng ưu tiên trong danh sách của hắn. Anh cần phải đề phòng khi trở lại chiến trường”.

“Tôi cho là anh đã nói cho người Ai Cập biết về cuốn video và những yêu sách?”

“Chúng tôi thấy không có chọn lựa nào khác”, Carter nói. “Họ cam kết hỗ trợ đầy đủ và cũng nói rõ với chúng tôi rằng thực hiện theo yêu sách của Thanh kiếm Allah là điều không tốt. Ngày hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập đang công du bí mật đến Washington để củng cố cho quan điểm đó với Bộ trưởng Ngoại giao và Tổng thống Hoa Kỳ. Ông ta mang theo một đội của Bộ nội vụ và đại diện của tất cả các cơ quan an ninh và tình báo Ai Cập. Chúng tôi đang bổ sung thêm thành phần Ai Cập cho lực lượng đặc nhiệm ở đây và Luân Đôn”.

“Phải bảo đảm không ai nói đến chuyện chiến dịch đen trước mặt họ. Người Hồi giáo đã xâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội và chính quyền Ai Cập, trong đó có các cơ quan an ninh. Ông có thể tin chắc Sphinx có người liên hệ bên trong SSI”.

“Chiến dịch của anh không tồn tại và không ai biết ngoài tôi”, Carter nhìn đồng hồ. “Anh mất bao lâu để sắp xếp công việc ở Amsterdam?”.

“Tôi đã có người ở đó để bắt đầu theo dõi mục tiêu ngay lập tức”.

“Một người hả? Hy vọng anh ta giỏi”.

“Giỏi chứ”.

“Còn những người còn lại trong đội của anh?”.

“48 tiếng”.

“Vậy chỉ còn năm ngày trước thời hạn chót”, Carter nói. “Hãy dùng máy bay của tôi quay về Ben Guiron, như thế sẽ tiết kiệm cho anh nhiều giờ quý báu. Chúng tôi cần người của CIA tham gia đội của anh để điều phối hoạt động với nỗ lực lớn hơn. Nếu không, chúng tôi sẽ giẫm lên nhau trên sân đấu mất”.

“Tôi không muốn ai từ CIA đến tham gia đội của mình. Người đó sẽ gây cản trở, Ngoài ra, tôi dự kiến chúng tôi sẽ làm những việc vi phạm luật pháp của Hoa Kỳ. Tôi không thể chờ anh ta cứ năm phút lại dừng lại hỏi ý kiến luật sư ở Washington”.

“Tôi e là mình phải đòi hỏi thế”.

“Thôi được, Adrian, chúng tôi sẽ để ông đi cùng”.

“Không gì làm tôi vui hơn đâu, nhưng rời Tổng hành dinh không phải là lựa chọn của tôi, ít nhất là trong thời điểm này. Tôi đang nghĩ đến một ứng cử viên khác, người đã lăn lộn trên chiến trường và được thử thách rèn luyện qua nhiều khó khăn. Điều hay nhất là chính anh đã đào tạo cô ấy”.

Gabriel dừng lại. “Ông nghiêm túc chứ?”

“Tôi rất nghiêm túc”.

“Thế cô ấy đâu?”.

“Ban Trung Đông ở trung tâm Chống khủng bố”.

“Làm sao cô ấy sẵn sàng đi ngay được?”.

“Tôi gọi điện thoại nhé, rồi cô ấy sẽ là của anh”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

35#
 Tác giả| Đăng lúc 17-11-2013 15:44:38 | Chỉ xem của tác giả
Chương 19
Ngoài Khơi Le Havre, Pháp

Bốn giờ 49 phút chiều thứ bảy

Ánh sáng dọc bờ biển nước Pháp in dấu trong màn đêm trước mũi chiếc phà từ Portsmouth đi Le Havre. Người đàn ông ngồi gần cửa sổ quan sát ở tầng trên liếc nhìn đồng hồ đeo tay. Vẫn còn 30 phút của chuyến đi 5 tiếng đồng hồ. Hắn ra hiệu cho cô phục vụ rồi bằng một cử chỉ của bàn tay, gọi thêm một chai Carlsberg nữa – chai thứ tư trong chuyến đi. Một lúc sau, cô gái mang đến rồi đặt bia trên bàn một cách gợi tình. Cô có mái tóc vàng trắng và một cái khuyên ở môi dưới. Bảng tên của cô có dòng chữ Christine. Người đàn ông nhìn thẳng vào cô theo cách mà những người ngoại đạo nhìn phụ nữ, và hắn ta cho phép đôi mắt mình lướt qua bầu ngực của cô.

“Anh tên gì?”, cô hỏi.

“Thomas”, hắn ta trả lời.

Đó không phải là tên thật. Cái tên này mượn của người khác, giống như việc hắn mượn bằng lái xe và hộ chiếu Anh. Chỉ có giọng Yorkshire của hắn ta là thật. Hắn ta là một chàng trai sinh ra và lớn lên ở Yorkshire.

“Có thể tôi sai, Thomas, nhưng tôi nghĩ anh có người ngưỡng mộ”.

“Ồ thật sao? Ai thế?”.

Cô phục vụ liếc qua phía bên kia của căn phòng. Ngồi một mình ở chiếc bàn gần cửa sổ đối diện là một phụ nữ hơi nhỏ bé độ tuổi khoảng hơn hai mươi tuổi với mái tóc đen ngắn và đôi mắt đen thật dữ dội. Cô mặc quần jeans bó sát và cái áo thun bó sát vừa vặn thêu dòng chữ OUI.

“Cô ấy nhìn anh từ khi phà rời Portsmouth đấy”, cô phục vụ nói. “Cô ấy không thể rời mắt khỏi anh, thật đấy”.

“Không phải kiểu người tôi thích đâu”.

“Thế anh thích kiểu gì”.

Hắn nhớ lại những lời giám sát đã nói trong buổi tổng kết. Cho dù làm gì, đừng bao giờ ngồi một mình trông như là tên khủng bố. Phải bắt chuyện. Mua đồ uống cho một ai đó. Ve vãn một cô gái nếu có thể.

“Tôi thích những cô gái tên Christien phục vụ đồ uống trên những chiếc phà xuyên eo biển”.

“Đừng nói thế mà”.

Cô ta mỉm cười. Hắn cảm thấy bụng của mình đang quặn lên vì cảm xúc mãnh liệt.

“Khi nào anh về Anh?”, cô hỏi.

“Mai, buổi trưa”.

“Thật trùng hợp. Tôi sẽ về cùng tàu đấy. Hy vọng gặp anh lúc đó nhé”.

“Hy vọng thế”.

Cô phục vụ bước đến quầy bar. Người đàn ông có giọng nói Yorkshire nâng bia lên môi rồi trước khi uống, cầu xin Allah tha thứ. Hắn ta đã cạo râu lần đầu từ thời thiếu niên và nhuộm tóc đen của mình thành vàng óng để trông giống dân châu Âu bản xứ hơn. Hắn đã ăn xúc xích thịt heo trong một quán cà phê bên đường ở Anh và nói chuyện với nhiều phụ nữ không dùng mạng che mặt. Tuy nhiên, hắn không tìm cách xin xá tội vì đã tham gia vào vụ bắt cóc một phụ nữ Mỹ. Cha hắn phục vụ chính quyền của dân Thập tự chinh – một chính quyền đàn áp Hồi giáo khắp thế giới, một chính quyền ủng hộ Israel trong khi người Palestine chịu đau khổ, một chính quyền ủng hộ một kẻ du côn bội giáo giống như Hosni Mubarak – kẻ đã trở nên giàu có trong khi người Ai Cập lún sâu hơn vào sự nghèo khó và thất vọng khi mỗi ngày trôi qua. Người phụ nữ Mỹ như một công cụ được sử dụng để giải thoát cho Sheikh Abdullah khỏi nhà tù của quân Thập tự chinh. Đó là một đứa con gái ngoại đạo có thể đưa ra chợ bán, và nếu cần có thể bị giết không chút thương tiếc mà không sợ sự trừng phạt của Allah.

Một giọng nói vang lên trên loa phóng thanh của tàu. Đó là giọng thuyền trưởng thông báo cho hành khách rằng phà sắp đến đất liền. Người đàn ông trong bar đã uống bia xong, hắn đi xuống cầu thang đến boong đỗ xe. Chiếc bán tải LDV Maxus màu bạc đỗ ở hàng giữa, cách đuôi phà ba dãy. Hắn mở cửa sau rồi nhìn vào khoang chứa hàng hoá tối om. Bên trong có mấy chục chiếc thùng gỗ lớn mang nhãn hiệu một loại sứ bằng xương của một nhà sản xuất ở Yorkshire. Lô hàng này có giấy tờ đầy đủ, định đưa ra một cửa hiệu riêng ở thành phố Strasbourg của Pháp – một cửa hàng tình cờ được sở hữu bởi nột người Ai Cập có liên hệ chặt chẽ với tổ chức Thanh kiếm Allah. Nhiều thùng đã bị cảnh sát Anh ở bến phà Portsmouth mở với nổ lực xác định chỗ ở của người phụ nữ Mỹ bị mất tích. Cuộc tìm kiếm không phát hiện được gì ngoài đồ sứ có xuất xứ từ Yorkshire.

Người đàn ông đóng cửa sau, sau đó đi vòng qua cửa tài xế và leo lên phía sau tay lái. Cô gái có mái tóc đen trong quầy bar đã ngồi trong ghế hành khách, chiếc áo thun ôm bó sát người được khoác ngoài bằng chiếc áo khoác bằng da dày cộm.

“Hình như anh thích ve vãn con nhỏ ngoại đạo đó”, “Cô ấy nhất định sẽ nhớ anh”, cô gái nói.

“Thực ra, cô ấy sẽ nhớ cả hai chúng ta”. Hắn ta cười. Đó chính là điều hắn ta muốn.

Năm phút sau, chiếc phà từ từ đỗ lại cảng Le Havre. Người đàn ông mái tóc vàng trắng và giọng nói vùng Yorkshire cho xe leo lên đất Pháp hướng về Rennes.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

36#
 Tác giả| Đăng lúc 17-11-2013 15:47:00 | Chỉ xem của tác giả
Chương 20
Căn Cứ Không quân Andrews

Hai giờ 17 phút chiều thứ bảy.

“Thế sáng kiến kỳ tài này là của ai?”, Sarah Bancroft hỏi. “Của anh hay của Adrian?”.

Gabriel nhìn người phụ nữ ngồi đối diện trong cabin hành khách của chiếc phản lực Gulfstream V của CIA. Cô có mái tóc vàng dài đến vai, da trắng như tuyết, mắt như bầu trời hè không một gợn mây. Cô mặc áo thun vải len ca-sơ-mia, quần jeans bạc màu mảnh khảnh và đôi giày da cân đối, cô hấp dẫn một cách nguy hiểm.

“Thật ra là ý của Adrian”.

“Em không thích lời đề nghị đó”.

“Anh cũng vậy”.

“Thế sao anh đồng ý?”

“Vì đó là một mắt xích từ Hội kín hoặc do chính em. Thực ra anh chọn em”.

“Thật vui khi biết có người cần đến mình”.

“Anh đâu có muốn. Adrian đòi hỏi bọn anh phải đưa một người từ CIA tới và em là sự lựa chọn ít có hại nhất. Xét cho cùng thì anh đã đào tạo em. Em biết nhân viên của anh và biết bên anh hoạt động thế nào. Em biết sự khác biệt giữa sĩ quan bodel và neviot. Em nói ngôn ngữ mà tụi anh sử dụng”, anh cau mày.

“À, gần như thế. Anh cho rằng em không nói tiếng Hebrew chính là lợi thế. Có nghĩa là bọn anh vẫn có thể nói xấu sau lưng em”.

“Em toàn tưởng tượng ra những điều đó”.

Gabriel nói tiếp. “Cứ yên tâm đó toàn là lời khen cả Sarah. Em là người học nhanh nhất chưa từng thấy. Nhưng khi đó bên anh đã biết em sẽ như thế nên chọn em ở vị trí đầu tiên”.

Thật ra chính Adrian Carter là người chọn cô ấy. Anh đã tìm thấy được bức tranh, Carter nói. Tôi sẽ mang đến cho anh cô gái đó. Bức tranh mà Gabriel tìm thấy chính là tác phẩm đã thất lạc của Van Gogh tên là Marguerite Gachet bên bàn trang điểm, nó từng bị biến mất sau cái chết của Vincent, rồi rơi vào bộ sưu tập của một luật sư ở Paris. Carter đã tìm được một kiệt tác đã mất của chính mình, một sử gia nghệ thuật đa ngôn ngữ, một người được giáo dục ở châu Âu, người đang phụ trách bảo tàng Phillíp ở Washington D.C. Gabriel đã lợi dụng cô ấy để xâm nhập vào giới kinh doanh quanh một nhà tài phiệt người Arập tên là Zizi al-Bakari và kể từ đó cuộc sống của cô không còn bình yên như trước nữa.

“Anh biết không, Gabriel, nếu em không lầm thì đó là lời khen đầu tiên anh dành cho em. Trong thời gian chuẩn bị cho chiến dịch al-Bakari, anh không hề nói với em một lời. Anh bỏ em giữa chỗ những người dẫn đường và những thành viên khác trong đội. Sao thế?”. Được đáp lại bằng sự im lặng, cô tự trả lời câu hỏi của mình. “Có lẽ anh phải giữ khoảng cách. Bằng không anh đã không thể đưa em vào trại của Zizi. Ai biết được chứ? Có lẽ anh cũng thích em”.

“Tình cảm của anh dành cho em chỉ thuần tuý là vì nghề nghiệp thôi, Sarah”.

“Em đâu có ý gì khác đâu”. Cô im lặng một lúc. “Anh biết không, sau khi chiến dịch chấm dứt, em nhớ các anh kinh khủng. Các anh là gia đình thực sự đầu tiên em có được”, cô ngập ngừng rồi nói thêm. “Em thậm chí đã nhớ anh, Gabriel”.

“Anh suýt giết chết em đấy”.

“Ồ thế à”, cô nhìn xuống và làm hình một tháp chuông nhà thờ bằng những ngón tay không đeo nhẫn. “Không phải lỗi của anh mà là lỗi của em. Đó là một chiến dịch lớn. Em đã tiết lộ cho anh một chút bí mật. Cơ quan CIA không giỏi bằng Văn phòng của anh. Những chiến dịch của bọn em giống như gạch và vữa. Còn của bọn anh thì giống …”, cô dừng lại để tìm đúng từ, “như nghệ thuật vậy”, cô nói. “Chúng giống như một trong những bức tranh của ông nội anh”.

“Ông nội anh là người theo Chủ nghĩa biểu hiện của Đức”, Gabriel nói. “Một số bức tranh của ông chứa hơi nhiều hỗn loạn và bạo lực”.

“Những chiến dịch của anh cũng thế”.

Sarah dựa người vào ghế, móc một chiếc giày lủng lẳng vào chỗ để tay nơi ghế Gabriel ngồi. Một hình ảnh chợt loé lên trong ký ức của Gabriel. Sarah, mang khăn che mặt màu đen, bị xích vào một chiếc bàn tra tấn trong một ngôi nhà gỗ ở vùng núi Thuỵ Sỹ.

“Anh lại nhìn em kiểu đó nữa rồi”, cô nói.

“Kiểu nào?”.

“Kiểu anh từng nhìn vào bức tranh Van Gogh mà ta bán cho Zizi. Anh từng nhìn em và Marguerite Gachet y hệt vậy. Anh tự hỏi xem bức tranh có thể sửa được không hay là đã hư hại đến mức không sửa chữa được nữa”.

“Thế câu trả lời là gì?”

“Tấm vải của bức tranh không sao, Gabriel. Không cần phải sửa chữa gì. Thực ra, treo nó vẫn là một việc hoàn toàn thích hợp”.

“Không còn ác mộng? Không còn những khoá học với những nhà tâm lý của CIA nữa sao?”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

37#
 Tác giả| Đăng lúc 17-11-2013 15:48:13 | Chỉ xem của tác giả
Chương 20
(tiếp theo)

“Em không muốn đi xa đến thế”. Cô nhìn xuống lần nữa, rồi một cái bóng hình như lướt qua mắt cô. “Không ai ở Langley biết liệu Elizabeth Halton có trải qua chuyện này tốt hơn em không. Có lẽ là lí do tại sao Adrian chọn em cho công việc này. Ông ta là cựu sĩ quan hiện trường. Ông ta luôn biết cách tìm ra những phương án hữu hiệu nhất”.

“Anh biết mà”.

Cô ngước nhìn anh khi chiếc Gulfstream hạ cánh xuống đường băng. “Thế ta sẽ đi đâu?”.

“Đầu tiên ta sẽ dừng một thời gian ngắn ở Tel Aviv để họp với đội của anh. Sau đó ta sẽ đi Amsterdam để nói chuyện nhẹ nhàng với một người sẽ giúp ta tìm ra Elizabeth Halton”.

“Người đó em biết không?”.

“Có lẽ là không”.

“Kể cho em nghe về người đó đi”, cô nói.

Gabriel chờ đến khi máy bay lên hẳn mới kể cho cô nghe mọi chuyện.

Vào buổi sáng hôm sau, ngay khi bình minh vừa ló dạng, họ đã đến đại lộ King Saul ở Tel Aviv. Gabriel dừng nhanh tại bàn nghiệp vụ lấy hình ảnh theo dõi đầu tiên của Eli Lavon và xem những báo cáo gửi từ Amsterdam đến, sau đó anh dẫn Sarah đi dọc theo một hành lang ngầm dẫn tới một cánh cửa đánh số 456C. Trong nhiều năm qua, căn phòng này không được sử dụng làm gì ngoài việc chứa máy tính và đồ đạc văn phòng cũ, nơi đây thường được nhân viên ca đêm sử dụng làm chỗ hẹn hò lãng mạn. Giờ nó được mọi người khắp đại lộ King Saul gọi là Hang ổ của Gabriel. Có một tấm bảng bằng giấy dán lên cửa với dòng chữ viết bằng nét chữ Hebrew: UỶ BAN NGHIÊN CỨU SỰ ĐE DOẠ KHỦNG BỐ Ở TÂY ÂU. Tấm bảng đã có tác dụng tốt đối với anh qua hai chiến dịch quyết liệt. Gabriel quyết định tạm thời cứ để vậy. Anh mở khoá số rồi mở đèn bước vào trong. Căn phòng vẫn y nguyên như khi anh đi khỏi cách đây một năm. Một bức tường đầy những hình ảnh, một bức tường có sơ đồ đế chế kinh doanh toàn cầu, bức thứ ba có một bộ sưu tập những bức tranh thuộc trường phái ấn tượng. Chiếc bảng phấn của Gabriel đứng chơ vơ trong góc, mặt bảng trống không, chỉ duy nhất có một cái tên: SARAH BANCROFT. Cô chậm rãi theo anh vào trong, giống như là bước vào một căn phòng bị bỏ quên từ thời thơ ấu, cô nhìn những bức ảnh: Zizi al-Bakari chụp với cô con gái, Nadia bên cạnh; Abdul và Abdul, những luật sư học ở Mỹ; Herr Wehri, Giám đốc ngân hàng Thuỵ Sỹ, Bin Talal, Trưởng bộ phận an ninh, Jean-Michel, huấn luyện viên người Pháp và người hành hạ Sarah. Tất cả đều phục vụ Zizi. Cô quay người nhìn sang Gabriel.

“Anh lên kế hoạch cho mọi thứ từ đây à?”.

Anh gật đầu chậm rãi. Cô nhìn quanh căn phòng với ánh mắt đầy hoài nghi.

“Vậy mà em đã nghĩ là mọi thứ ở đây, phải hiện đại lắm…”, giọng cô lạc hẳn, rồi nói tiếp. “Và phải ấn tượng hơn rất nhiều”.

“Đây là văn phòng, Sarah, không phải là Langley. Bọn anh thích làm việc theo cách cũ”.

“Dĩ nhiên rồi”, cô nhìn tấm bảng. “Em chưa thấy tấm bảng viết phấn nào kể từ khi kết thúc bậc tiểu học”.

Gabriel mỉm cười, bắt đầu gỡ những tàn dư của chiến dịch al-Bakải khỏi những bức tường trong phòng khi những thành viên khác trong đội đi chầm chậm qua cửa. Không cần giới thiệu, vì Sarah biết hết và quý mến tất cả. Người đến đầu tiên là Yossi, một trí thức cao ráo, hói đầu, từ ban Nghiên cứu của Văn phòng, người đã học những kiến thức cổ điển ở Oxford và vẫn nói tiếng Hebrew với cách nhấn giọng của người Anh. Người kế tiếp là Dina Sarid, một cuốn từ điển bách khoa toàn thư thực thụ về khủng bố đến từ ban Lịch sử, người có thể nhắc lại thời gian, địa điểm và số thương vong của mỗi sự kiện bạo lực chống lại Israel. Mười phút sau có mặt Yaakov, một sĩ quan hiện trường dày dạn kinh nghiệm trận mạc đến từ phòng các vấn đề Arập của Shabak, theo sau là Rimona, Thiếu tá của IDF, nhà phân tích cho AMAN, cơ quan tình báo quân sự Israel. Oded, một nhân viên hoạt động chiến trường đa năng, con nhà nòi chuyên về các vụ bắt cóc, đến lúc tám giờ mang theo bữa sáng cho mọi người, và Mordecai, một người mảnh khảnh xử lý tất cả mọi thứ về điện tử, đến mười lăm phút sau, trông như thể đêm trước anh ta đã không ngủ chút nào. Người cuối cùng đến là Mikhail, một tay súng mắt xám sinh ra ở Nga, người đã một tay hạ sát một nửa lực lượng khủng bố của Hamas và Thánh chiến Hồi giáo Palestine. Nhờ Mikhail và khả năng sử dụng súng hoàn thiện của anh mà đến giờ Sarah vẫn cón sống. Cô hôn lên má anh ta khi Gabriel bước đến trước phòng ghim những hình ảnh theo dõi của Lavon lên bảng thông báo.

“Mọi người đã biết nhau cả rồi”, anh nói. “Đã đến lúc phải đi thẳng vào công việc. Đây là người sẽ dẫn chúng ta đến chỗ Elizabeth Halton. Hắn là thành viên sáng lập tổ chức Thanh kiếm Allah, hiện đang sống ở Amsterdam. Chúng ta sẽ làm cho hắn biến mất trong không khí. Sau đó sẽ vắt khô hắn. Ta phải làm việc nhanh gọn và không được phạm sai lầm”.

Văn phòng tự hào về khả năng ứng biến qua những thời điểm khủng hoảng, nhưng ngay cả Văn phòng, dù được ca ngợi cũng bị áp lực bởi những yêu cầu của Gabriel. An toàn là mối quan tâm lớn nhất của anh, và ban quản lí bất động sản, bảo trì và mua lại bất động sản cho Văn phòng, là đối thủ cứng đầu nhất của Gabriel. Không như những thành phố như Paris, Luân Đôn và Rome – nơi mà Văn phòng có hàng chục căn hộ an toàn, Amsterdam không có nơi nào được bảo vệ tốt. Điều đó có nghĩa là cần phải mua ngay nhà ở và mua trên thị trường công khai, đó là việc mà ban Quản lý bất động sản không bao giờ muốn. Đến 10 giờ, họ đã có được hợp đồng thuê sáu tháng đối với căn hộ hai phòng ngủ trên con kênh đào Herengracht, đến 11 giờ họ thuê được một chiếc du thuyền làm nhà sang trọng ở khu Prinsenrgacht tên là Heleen. Nhưng Gabriel cần một căn nhà đủ lớn cho cả đội và nó phải đủ xa để sự có mặt của họ không bị phát hiện. Anh đã hình dung ra mảnh đất đó – một ngôi nhà ọp ẹp ở miền quê ở ngoại ô Oldenburg mà họ đã sử dụng trong chiến dịch Cơn thịnh nộ của Chúa – và cuối cùng anh xen vào quyết định của ban Quản lý bất động sản để họ phải nghe theo ý mình.

Khi ban Quản lý bất động sản đầu hàng, những việc còn lại giống như chơi bài domino. Đến trưa, ban Hành trình đã sắp xếp được một loạt những chiếc xe thuê không thể truy tìm tung tích. Và đến 1 giờ, phòng Căn cước đã lo đủ hộ chiếu cho phép mọi thành viên trong đội đi lại bằng hộ chiếu châu Âu. Ban Ngân hàng không đồng ý yêu cầu của Gabriel là cần có một chiếc vali đầy tiền mặt nhưng lúc 1 giờ 30 anh đã sắp xếp được, mười phút sau đội vũ trang rời ngân hàng mang theo một chiếc cặp đựng 50 ngàn đô la và một chiếc cặp khác 50 ngàn tiền euro đang lưu hành.

Đến giữa buổi chiều, những thành viên đầu tiên trong đội đã lặng lẽ ra khỏi đại lộ King Saul hướng ra sân bay Ben Guiron. Oded, Mordecai và Rimona rời lúc 3 giờ30 đáp chuyến bay đi Bỉ. Một tiếng sau Yossi, Yaaskov và Dina rời đi trên chuyến bay của hãng Lufthansa đến Frankfurt. Gabriel và Sarah đi cuối cùng, và sau 8 giờ một chút, họ đã có ghế ngồi trên khoang hạng nhất chuyến bay tối của Hãng hàng không El Al đi Pais. Khi những hành khách còn lại làm thủ tục lên máy bay, Gabriel gọi điện thoại cho Chiara cho biết mình đã về nước và chuẩn bị đi tiếp. Cô không hỏi anh đi đâu. Cô không cần biết.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

38#
 Tác giả| Đăng lúc 17-11-2013 15:58:02 | Chỉ xem của tác giả
Chương 21
Imbaba, Cairo

Tám giờ 23 phút sáng Chủ nhật

Khu ổ chuột ở Cairo được gọi là khu Imbaba là một trong những nơi nghèo khổ nhất thế giới. Nằm ngay bên kia sông Nile nhìn qua khu đảo thời trang Zamalek, Imbaba đông đúc đến nỗi những khu chung cu ọp ẹp thường bị sụp đổ dưới sức nặng của dân cư. Những con hẻm không trải nhựa, không có tên và lúc nào cũng tối tăm. Chạy dọc hai bên là chất thải và những đống rác không được thu gom. Đêm đến, những bầy chó hoang ngự trị nơi đây. Những đứa trẻ ở Imbaba mặc những bộ đồ giẻ rách, uống nước ô uế bẩn thỉu, sống trong nỗi sợ hãi bị chuột ăn thịt sống. Nước khan hiếm thi thoảng mới có điện. Chỉ có Hồi giáo. Hồi giáo cấp tiến. Dòng chữ này được viết trên những bức tường nham nhở bằng sơn xanh xám: HỒI GIÁO LÀ CÂU TRẢ LỜI … CHỈ CÓ THANH KIẾM ALLAH MỚI CỨU ĐƯỢC CHÚNG TA…

Tình hình ở Imbaba sáng hôm đó căng thẳng hơn thường lệ. Cảnh sát chống bạo động đi tuần khắp các con hẻm và nhân viên SSI mặc thường phục đi kiểm tra những khu vực xung quanh từ những quán cà phê đến những quầy falafel. Hussein Mandali, một giáo viên dạy lớp bốn ở trường tiểu học Imbaba đã từng nhìn thấy cảnh này trước đây. Lực lượng an ninh sẽ đến càn quét. Bất kỳ người đàn ông nào có râu và mặc galabya – hay bất kỳ phụ nữ nào mặc niqab – sẽ bị bắt và ném vào nhà tù Bò Cạp, khu vực nổi tiếng tàn bạo thuộc khu nhà tù Torah ở Cairo dành riêng cho người Hồi giáo. Mọi người, không cần biết là nam hay nữ, sẽ trải qua ít nhất vài phút trên bàn tra tấn. Mật vụ của Pharaoh không quan tâm lắm đến luật lệ hay quy định về xác minh bằng chứng. Nhiệm vụ của chúng là gieo rắc nỗi sợ hãi và chúng làm việc đầy hiệu quả bằng tất cả sự nhẫn tâm.

Hussein Mandali không có râu, dù hắn mặc đồ galabya, bộ quần áo duy nhất hắn có thể mua được với đồng lương còm cõi của mình. Hệ thống giáo dục của Ai Cập, gần giống như mọi thứ khác ở đất nước này, cũng đang vỡ vụn. Giáo viên không kiếm được đồng nào còn học sinh thì ít được học hành tử tế. Trong nhiều năm qua, 25.000 trường công của đất nước này nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo. Kết quả là chúng còn ít hơn số lượng tổ chức mỗi năm đào tạo ra hàng ngàn thanh niên và phụ nữ tình nguyện phá hoại chính quyền và những kẻ ủng hộ cho nó ở phương Tây. Hussein Mandali biết rõ hiện tượng này. Hàng ngày, hắn đã giảng giải cho học sinh của mình về những thành quả do thánh chiến và tử vì đạo mang lại, kể cho chúng nghe rằng giết người Mỹ và người Do Thái chính là bổn phận thiêng liêng của chúng. Những đứa trẻ ở Imbaba lúc nào cũng là những kẻ sẵn sàng được tuyển mộ. Bằng chứng về sự lãnh đạm của Pharaoh đối với tình trạng khó khăn của chúng đang hiện diện khắp mọi nơi.

Một nhóm sĩ quan cảnh sát đang đứng gác ở cuối đường. Họ nhìn Hussein Mandali đầy nghi ngại khi hắn ta lẻn qua mà không nói lời nào và đi dọc theo đại lộ ồn ào nhìn xuống bờ tây của sông Nile. Hai phút sau, hắn ta rẽ trái lên một cây cầu băng qua khu Zamalek. Hắn nghĩ, chỗ này sao mà khác quá. Zamalek là một hòn đảo riêng biệt được bao quanh bởi một biển nghèo khổ, một nơi đa số dân Ai Cập không có đủ tiền mua một cái bánh bao hay một tách cà phê. Zamalek sẽ chẳng mấy chốc cảm nhận được cơn cuồng nộ của những binh đoàn Hồi giáo bị áp bức, Madali nghĩ. Và cả thế giới cũng vậy.

Hắn đi theo đường 26 tháng 7 băng qua đảo, sau đó lang thang một lúc qua những con phố yên tĩnh phía bắn khu Câu lạc bộ thể thao Gezira để bảo đảm mình không bị ai theo dõi. 30 phút sau khi rời Imbaba, hắn đã đến một khu căn hộ cao tầng sang trọng tên là Ramses Tower. Tên Xu-đăng cao to đứng gác ở lối vào là thành viên của tổ chức Thanh kiếm Allah. Hắn dẫn Hussein Mandali vào sảnh bằng đá cẩm thạch, hướng dẫn hắn ta sử dụng cầu thang bộ phía sau để không có người dân ngụ cư nào nhìn thấy một người đàn ông nghèo khổ đi trong chiếc thang máy sáng bóng của họ. Kết quả là, Mandali gần như kiệt sức khi bước tới cửa căn hộ số 2408 rồi gõ cửa theo cách đã định: hai tiếng gõ, dừng một chút rồi ba tiếng gõ nữa.

Vài giây sau, cửa được mở bởi một người đàn ông mặc bộ đồ galabya xám nhạt. Người đàn ông đưa Mandali đến một lối vào trông trang trọng rồi chỉ vào phòng khách nhìn xuống sông nile. Ngồi bắt chép chân trên sàn, mặc bộ galabya trắng và đội chiếc mũ trắng đan móc là một ông già có bộ râu xám dài. Husei Mandali hôn lên đôi má như da thuộc của ông già rồi ngồi trước mặt ông ta.

“Anh có tin gì trên phố không?”, Sheikh Tayyib Abdul-Razzq hỏi.

“Lực lượng Mubarak đã bao vây Imbaba rồi bắt đầu sục sạo vào khu vực này. Ở những vùng khác của đất nước, quân đội và cảnh sát đang bao vây chúng tôi. Fayoum, Minya, Asyut và Luxzpt đều đã chứng kiến những cuộc tấn công rất dữ dội. Tình hình căng đến mức nếu có người châm ngòi thì bạo lực sẽ bùng nổ ngay”.

Sheikh – lãnh tụ Hồi giáo lấy ngón tay đếm chuỗi hạt cầu nguyện rồi nhìn người đàn ông kia. “Hãy đem máy thu âm đến”, ông ta nói. “Ta sẽ cho anh hiệu lệnh châm ngòi”.

Người đàn ông đặt máy thu âm dưới chân Sheikh rồi mở máy. Một tiếng sau, Hussein Mandali một lần nữa đi qua những con hẻm khu Imbaba, lần này có chiếc băng Cassette giấu trong tất giày. Đến đêm, bài thuyết giáo sẽ được truyền đi khắp mạng lưới nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng và những căn cứ thánh chiến nằm ngầm dưới đất. Cuối cùng nó sẽ nằm trong tay Allah. Hussein Mandali chỉ chắc chắn một điều, những cống rãnh lộ thiên của Imbaba chẳng mấy chốc sẽ đỏ tươi vì máu của quân lính Pharaoh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

39#
 Tác giả| Đăng lúc 17-11-2013 15:59:55 | Chỉ xem của tác giả
Chương 22
Amsterdam

Chín giờ 30 phút sáng thứ hai

Heleen là một chiếc du thuyền lùn giống như cái hộp, sơn màu nâu sôcôla, có viền màu đỏ. Những hộp đựng hoa nằm dọc theo mép thuyền và một chiếc thuyền nhẹ có động cơ bên ngoài treo lủng lẳng ở đuôi. Nội thất bên trong được nâng cấp mới gần đây; những vật dụng bằng thép không ghỉ lấp lánh trong nhà bếp nhỏ nhưng hiện đại, đồ nội thất kiểu Scandinavi tô điểm cho phòng khách tiện nghi. Ba bức tranh hiện đại với sở thích lạ lùng đã bị gỡ khỏi tường và tại chỗ đó treo một bản đồ tỉ lệ lớn của Amsterdam và cả chục hình ảnh quan sát một người đàn ông Hồi giáo cuối tuổi trung niên. Một máy tính xách tay có phần mềm liên lạc bảo mật nằm trên chiếc bàn bằng thuỷ tinh của phòng ăn và trước màn hình có một người nhỏ thó đang ngồi, người này có vẻ như đang mặc toàn bộ số quần áo mà mình có. Gabriel yêu cầu người đàn ông này tắt thuốc lá. Chuyến đi cả đêm từ Paris đến làm đầu anh đau như búa bổ.

“Nếu Ibrahim Fawaz là một tên khủng bố, hắn ta chắc chắn sẽ không hành động một mình”, Eli Lavon nói. “Hắn không tham gia bất kỳ nhiệm vụ nào mà chúng ta không phát hiện ra. Những hành động của hắn đều có thể dự báo được”.

Gabriel nhìn lên tấm bản đồ Amsterdam trên tường, nơi lộ trình hàng ngày của Ibrahim được thể hiện bằng đường kẻ màu đỏ. Đường kẻ chạy dọc từ căn hộ của hắn ở Trung tâm cộng đồng Hồi giáo Tây Amsterdam, sau đó đến chợ Ten Kate, cuối cùng đến nhà thờ Hồi giáo Al Hijah. Thời gian đến và đi được ghi lại tỉ mỉ và được chứng minh qua những bức ảnh.

“Chỗ nào?”, Gabriel hỏi. “Ta sẽ bắt hắn chỗ nào?”.

Lavon đứng dậy bước đến bản đồ. “Theo ý tôi, chỉ có một địa điểm phù hợp”. Anh lấy ngón tay chỉ vào bản đồ hai lần, “cuối đường Jan Hazenstraat. Hắn đi bộ đến đó trên đường về nhà sau khi cầu nguyện buổi tối ở nhà thờ. Amsterdam rất yên tĩnh nếu chúng ta tắt đèn đường, hắn sẽ không bao giờ nhìn thấy ta”, anh ta xoay người nhìn Gabriel. “Cậu nghĩ khi nào chúng ta sẽ hành động?”.

Câu trả lời đến từ nhà bếp, nơi Sarah đang pha bình cà phê mới. “Tối nay”, cô trả lời. “Chúng ta không có chọn lựa nào khác ngoài việc bắt hắn tối nay rồi bắt đầu thẩm vấn”.

“Tối nay ư?”, Lavon nhìn Gabriel và mỉm cười ngờ vực. “Cách đây một năm tớ dạy cô gái này cách băng qua đường sao cho thật chuyên nghiệp. Giờ thì cô gái này lại nói với tớ rằng phải bắt cóc một người đàn ông ở một thành phố đông đúc của châu Âu sau khi theo dõi hắn chưa đầy 48 tiếng”.

“Không may là cô gái đó nói đúng đấy, Eli. Chúng ta phải hành động tối nay và bắt đầu chiến dịch”.

Lavin ngồi xuống khoanh tay lại. “Cậu có nhớ mình đã theo dõi Zwaiter bao lâu ở Rome trước khi bắt đầu nói đến chuyện giết hắn? Ba tuần. Đó là để ám sát, không phải bắt ccóc. Và cậu cũng biết Shamron luôn nói gì về những chiến dịch bắt cóc đấy”.

“Ông ta nói để người chết trên vỉa hè còn dễ hơn bắt người còn sống và cho vào trong xe chạy đi”, Gabriel mỉm cười. “Shamron luôn có cách nói riêng phải không nào?”.

Sarah mang bình cà phê lên bàn ngồi xuống cạnh Gabriel. Lavon đốt thuốc lá rồi thổi một làn khói thuốc lên trần nhà một cách bực bội.

“Cảnh sát ở thành phố này cảnh giác cao độ do mối liên hệ giữa nhóm khủng bố ở Amsterdam và vụ tấn công ở Luân Đôn”, anh nói. “Ta cần phải theo dõi Ibrahim ít nhất một tuần nữa. Ta phải lên kế hoạch cho lộ trình thoát ban đầu, lộ trình thoát dự phòng. Ta phải đặt khu vực bắt cóc dưới sự theo dõi 24/24 giờ để biết không có gì bất ngờ trong đêm diễn ra chiến dịch. Tôi còn quên gì nữa không?”.

“Phải tập bắn không có đạn thôi”, Gabriel nói. “Ta nên có ít nhất ba lần tập. Và trong hoàn cảnh lý tưởng ta sẽ làm toàn bộ những việc đó. Nhưng trong thực tế, Elizabeth còn sống được chưa tới 5 ngày. Ta phải chuẩn bị thậy kỹ, nhưng nhất định phải bắt hắn tối nay”.

“Và phải cầu nguyện Chúa là ta sẽ không bị đi tù, đó là hậu quả nếu ta phạm sai lầm”, Lavon nhìn đồng hồ chán chường. “Ta hãy đi bộ qua khu tây. Ai biết được? Đây có thể là cơ hội cuối cùng sau một thời gian dài chờ đợi”.

Ngôi chợ ngoài trời ồn ào chạy qua nhiều khối nhà dọc phố Ten Kate phản ánh vấn đề dân số đầy biến động của khu Tây Amsterdam. Có cả chà là, đậu lăng, thùng đựng ôliu và đậu Hà Lan, quầy hàng bán shawarma và falafel, ba cửa hàng thịt kiểu Hồi giáo. Gabriel dừng nhanh ở cửa hàng bán giày ngoài trời, chọn một đóng giày bóng rổ giả kiểu Mỹ, biểu tượng hiện đại nhất của giới trẻ, thậm chí nó cũng đã trở thành biểu tượng của đám du côn của khu Tây Amsterdam. Ở quầy hàng phía đối diện của khu phố, Sarah đang xem xét túi đựng sách bằng vải có vẻ hình Che Guevara, trong khi Lavon đang giả vờ quan tâm đến chiếc áo thể thao trùm đầu có dòng chữ FREE PALESTINE NOW!

Lavon nhìn Gabriel rồi ra hiệu gật đầu một cachs kín đáo mà không ai có thể nhận biết, đó là dấu hiệu cho thấy anh không bị theo dõi. Một lúc sau, cả ba đi bộ cạnh nhau đến cuối chợ. Quầy hàng nơi Ibrahim Fawaz làm buổi chiều có một ông già người Marốc mặc bộ djellaba. Sarah dừng lại xem một ấm trà bằng điện còn Gabriel và Lavon bước đến cuối chợ. Ở bên kia đường, trong một toà nhà cũ kỹ có từ thời hậu chiến là giáo đường Al Hijrah. Hai người đàn ông có râu đang trao đổi bên ngoài vỉa hè, dưới ánh mắt theo dõi của hai cảnh sát Amsterdam mặc đồng phục. Cách đó 20 thước Anh là một xe bán tải màu đen có cửa sổ cũng đen.

“Trong 48 tiếng đồng hồ chưa có gì mới”, Lavon nói.

“An ninh Hà Lan phải không?”.

Lavon gật đầu. “Nếu phải đoán, tớ sẽ nói họ có vị trí đóng quân trong toà nhà bên kia con phố”.

Gabriel quay lại nhìn về phía quầy bán đồ nhà bếp ra hiệu cho Sarah đến chỗ họ. Họ rẽ trái đi bộ dọc đường Jan Hazenstraat. Đó là con phố yên tĩnh có những toà nhà chung cư thấp to bè không cái nào giống cái nào và mặt trước có một cửa hàng nhỏ xíu. Ở cuối phía xa, nhìn xuống con kênh rộng có một công viên nhỏ với vài băng ghế, một bộ trò chơi đánh đu, một cặp ngựa đồ chơi đã rỉ sét trên chiếc lò xo bằng thép. Gabriel đi vòng qua góc phố, rẽ sang trái rồi dừng lại. Có rất nhiều khu chung cư, nhưng không có cửa hàng hay quán cà phê nào mở cửa khi trời tối.

“Buổi cầu nguyện tối nay bắt đầu lúc 6 giờ 37 phút”, Lavon nói. “Có nghĩa là Ibrahim sẽ đi qua điểm này gần 7 giờ. Khi hắn đến góc đường, không ai trong xe bán tải hay trạm đóng quân có thể thấy được hắn. Ta phải bảo đảm bắt được hắn mà không gây ra tiếng ồn. Tôi đề nghị chúng ta để chiếc xe chạy trốn ở góc đường này, nơi mật vụ Hà Lan không nhìn thấy được. Sau đó ta phải làm một điều gì đó làm cho Ibrahim đi chậm lại đủ lâu để có thể bắt hắn cho gọn”.

Gabriel nghĩ về cái đêm anh và Ibrahim đi bộ dọc theo sông Amstẻl cùng với nhau và một hình ảnh loé ra trong kí ức – Ibrahim Fawaz hạ ánh mắt xuống đầy ghê tởm khi có hai người đàn ông tay trong tay bước về phía họ.

“Hắn không thích dân đồng tính”, Gabriel nói.

“Nhiều người Hồi giáo cũng không thích”, Lavon đáp. “Cậu nghĩ ra gì nào?”.

Gabriel nói với anh ta. Lavon mỉm cười.

“Cậu định giao việc này cho ai?”.

“Mikhail và Yaakov”, Gabriel nói không chút do dự.

“Tuyệt vời”, Eli Lavon nói. “Nhưng cậu nhớ dặn họ cho kỹ. Hai người đó làm tớ lo lắm”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

40#
 Tác giả| Đăng lúc 17-11-2013 16:19:43 | Chỉ xem của tác giả
Chương 23
Nhà Trắng

12 giờ 45 phút chiều thứ hai

Không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào về kẻ thâm nhập tấn công văn phòng của Nicholas Scanlon. Hai tiếng gõ cửa, sắc như búa chẻ. Thư ký báo chí của Nhà Trắng tự cho phép mình có mười giây khó chịu trước khi ngước nhìn lên trong lúc làm việc. Melissa Stewart, thông tín viên trưởng chuyên đưa tin về Nhà Trắng của đài NBC đang tựa người vào tay nắm cửa, hai tay khoanh lại đầy thách thức, bộ tóc mới nhuộm bị rối lên sau buổi quay phim trực tiếp mới nhất của cô ở khu vực sân phía Bắc.

“Có chuyện gì thế, Melissa?”.

“Ta cần nói chuyện”.

“Không có giấy trong phòng vệ sinh nữa à?”.

Stewart bước vào văn phòng đóng cửa lại.

“Mời cô vào, Melissa”, Scanlon nói một cách mỉa mai. “Mời ngồi”.

“Tôi rất muốn đấy, Nick, nhưng tôi hơi bận”.

“Cô cần gì?”.

“Xác nhận cho một chuyện”.

Scanlon sắp xếp lại giấy tờ trên bàn rồi giả bộ hỏi. “Cô có thông tin gì nào?”.

“Tôi biết ai đang giữ con tin Elizabeth Halton”.

“Cứ nói đi, Melissa. Ai cũng muốn biết điều đó”.

“Chính là tổ chức Thanh kiếm Allah đấy Nick. Cách đây vài ngày, một đĩa DVD về Elizabeth bị bỏ lại ở vùng quê miền Nam nước Anh. Chúng muốn đổi lấy Sheikh Abdullah, nếu ta không cho hắn trở về trên chuyến bay đi Ai Cập đến đêm thứ sáu, chúng sẽ giết cô ấy”.

“Cô lấy nguồn tin ở đâu?”.

“Anh không phủ nhận nguồn tin này à?”.

“Xin hãy trả lời câu hỏi của tôi”.

“Anh thực sự không muốn tôi tiết lộ nguồn tin, có phải không nào?”.

“Ít nhất thì cũng phải cho tôi biết xuất xứ của nguồn tin chứ”.

“Bên hành pháp”, cô nói. “Nhưng tôi chỉ có thể nói đến thế”.

Scanlon xoay ghế một vòng nhìn qua cửa sổ chống đạn hướng về khu vực sân phía Bắc. Thằng chết tiệt nào rò rỉ… Thật kỳ công khi họ cố gắng tìm cách giữ kín vụ này lâu đến thế. Đã sáu tháng kể từ khi Scanlon bỏ công việc đầy lợi lộc với cương vị vận động hành lang và quan hệ công chúng để đến làm việc cho Tổng thống, nhưng trong thời gian đó anh đã nhận thấy một cách rõ ràng khuynh hướng rò rỉ thông tin của Washington. Và thông tin càng xấu thì nó càng lộ nhanh. Anh tự hỏi điều gì có thể khiến cho quan chức hành pháp liên bang nhả mẩu tin này cho phóng viên. Anh xoay ghế nhìn vào đôi mắt to xanh của Melissa Stewart. Nhưng tất nhiên rồi, anh nghĩ.

“Cô vẫn đang ngủ với anh chàng bên Bộ chứ?”.

“Hãy tránh xa cuộc sống riêng của tôi đi Nick”.

“Tôi sẽ cho cô một lời khuyên, hy vọng cô đón nhận. Đây không phải câu chuyện cô muốn là người đầu tiên được biết”.

“Nghe không giống như phủ nhận nhỉ?”.

“Cô có thể tưởng tượng, hiện chúng ta đang ở giữa một số chiến dịch nhạy cảm trên toàn cầu – những chiến dịch này sẽ gặp nguy hiểm nếu thông tin này bị lộ ra trước khi chúng ta sẵn sàng đối phó”.

“Tôi rất tiếc, Nick, nhưng chuyện này quá lớn nên không thể bưng bít được. Nếu có thật, ta phải chấp nhận nó. Người Mỹ xứng đáng được biết ai đang giữ con gái ngài đại sứ Halton”.

“Mặc cho điều đó làm cô ấy bị giết sao?”.

“Trước đây anh đã chìm xuống nhiều hố sâu, nhưng bây giờ mới là chỗ thấp nhất”.

“Vẫn còn có thể thấp hơn mà, Melissa. Tôi sẽ phủ nhận, sự thật này rồi sẽ làm cô bẽ mặt giữa thanh thiên bạch nhật”.

Cô xoay người tìm nắm cửa.

“Đợi đã”, Scanlon nói, giọng anh tự nhiên dịu xuống. “Có lẽ chúng ta có thể đi đến một thoả thuận”.

“Anh đang nghĩ gì trong đầu?”.

“Cô có thể cho tôi được bao lâu?”

“Mười phút”.

“Hai mươi phút đi”, Scanlon nói.

“Mười lăm vậy”.

Scanlon gật đầu đồng ý. Stewart nhìn đồng hồ.

“Nếu điện thoại ở chỗ tôi không reo lên trong 15 phút chết tiệt nữa”, cô nói. “Tôi sẽ tiến ra ngoài và cho cả thế giới biết ai đang giữ Elizabeth Halton”.

Tổng thống ngồi cạnh bàn khi Nicholas Scanlon tiến vào phòng Bầu Dục ba phút sau, theo sau là Trưởng ban tham mưu Nhà Trắng, William Burns, và Cố vấn an ninh quốc gia, Cyrus Mansfiele.

“Sau mặt mày ủ rũ thế, thưa quý vị?”, Tổng thống hỏi.

“Đã có sự rò rỉ, thưa Tổng thống”, Scanlon nói. “NBC biết ai đang giữ Elizabeth Halton”.

Tổng thống nhắm nghiền mắt bực bội. Trong hơn một tuần qua, ông đã thể hiện đúng mực, cố gắng cho công chúng thấy được thái độ bình tĩnh trước số phận con gái bạn mình và đồng thời nói rõ với bọn khủng bố rằng chúng không thể nào làm lung lay được người đàn ông quyền lực nhất hành tinh này. Chỉ những người thân cận nhất với Tổng thống mới biết được ảnh hưởng về thể chất và tinh thần của vụ bắt cóc đối với ông.

“Anh có đề xuất gì, Nick?”

“Phải nắm bò bằng sừng, thưa ngài. Tôi cho rằng đất nước và cả thế giới muốn nghe được tin này từ chính ngài hơn là nghe từ Melissa Stewart”.

“Thế chúng ta có bao nhiêu thời gian trước khi cô ta lên sóng với cái tin đó?”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách