Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: alice2000phuong
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Cách Mạng - Xuất Bản] Đất Rừng Phương Nam | Đoàn Giỏi (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
31#
 Tác giả| Đăng lúc 6-1-2014 09:59:34 | Chỉ xem của tác giả
Chương 11

Rừng cháy

Tía con chúng tôi bơi đi, ước độ hai nghìn thước thì bị cạn không bơi được nữa, phải dùng sào chống xuồng lướt trên mặt bùn xắp nước.

Năm nay mùa khô sớm đấy? Mọi năm, dạo này nước còn ngập ngang bụng, tía nuôi tôi vừa nói vừa nhướn người thọc mạnh chân sào xuống tận lớp đất sét cái, hai tay nắm chặt đầu sào đẩy xuồng trườn tới.

Chống đi một lúc nữa, gặp cái lung còn nhiều nước, tía nuôi tôi bảo tôi vác đồ lề lên bờ, rồi ông nhận xuồng chìm xuống nước và vớt lục bình, vớt rong phủ lên để xuồng khỏi bị nẻ nắng.

Quanh co trong rừng, chẳng biết đâu là đâu, thế mà chỉ chừng một giờ sau tía nuôi tôi đã dắt tôi ra đúng chỗ bụi cây tra chúng tôi ngồi nghỉ ăn cơm chiều bữa trước...

Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện Lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá Xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nưóc, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vu vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt. bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.

Tôi đã ngủ một giấc dài nhưvậy, sau khi tía con chúng tôi đã lấy mật đầy vào hai thùng sắt tây. Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng…

Tôi ngồi tựa lưng vào một thân cây lá rậm xùm xòa, lơ mơ nhìn những làn tơ nhện mỏng tang rung rung trong ánh nắng. Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều mọi thứ tiếng động chung quanh tôi đều nghe như không rõ rệt, đều bị ngân dài, đùng đục không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả . Tôi còn đang chăm chú nghe tiếng quạt cánh của một con ong vàng mà không thấy nó đâu, thì bông nghe tiếng động cơ gào rú chuyển động rung trời.

Ba chiếc tàu bay của giặc Pháp bay vút qua bên trên khu rừng chúng tôi đang lấy mật. Chúng bay rất thấp, là là trên ngọn cây, khi tôi vừa kịp nghe thì chúng đã tới rồi.

Ba con cồng cộc đen sì ấy vòng ra bờ sông, lượn trở lại, đảo mấy bận như vậy rồi bỗng nhiên nối nhau bay đi mất. Một hồi lâu, lại nghe tiếng động cơ, và từ trên những chòm mây thật cao, chúng thình lình xuất hiện ra, đâm bổ xuống. Lửa chớp chớp. Súng liên thanh nã đạn xuống rừng nghe inh tai chát óc. Rồi hàng loạt bom nổ ầm ầm, chuyển động cả một vùng rừng ban nãy còn lặng phắc như tờ. Đất dưới chân tôi rung rinh như chực sụp xuống.

“Ì ì... ì ì” Ba chiếc tàu bay phóng pháo to tướng sơn màu trắng bay chậm rì rì thành một dọc dài, trông rõ hơn cả hiệu cờ ba sắc dưới cánh, lừ lừ tiến đến.

- An ơi? Nằm xuống mau. NÓ thả cái gì đen đen xuống kia. Nó thả... - Tía nuôi tôi chưa nói dứt câu, vội đẩy tôi nằm gí xuống cỏ. Tôi đã có kinh nghiệm lúc còn chạy tản cư Hai khuỷu tay tôi chống xuống đất đỡ bộ ngực lên, đầu cúi gằm xuống trước, tôi dán sát thân mình vào đất như con thằn lằn. Nếu có bom nổ gần cũng khỏi bị dội tức ngực vì sức chấn dộng. Phụt... Phựt... Phụt... Tiếng gì vậy? Sao không nghe tiếng nổ?

- Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con - Tía nuôi tôi vừa bảo tôi như vậy; trong lúc tôi chưa kịp ngóc đầu lên thì bỗng nghe tía nuôi hét một tiếng gọi:

- An ơi!

Chưa bao giờ tôi nghe ông kêu to như vậy, một thứ tiếng kêu rụng rời, đầy khủng khiếp kinh hoàng.

- Giặc đốt rừng, con ơi! - Tía nuôi tôi tay vớ chiếc nỏ, tay lôi tôi nhỏm đậy.

Một màn khói đen cuồn cuộn dựng lên trên dãy rừng chạy dài theo sông. Mùi dầu bay tới chỗ chúng tôi khét lẹt.

Lửa đỏ đã bốc lên, vượt khỏi những cây tràm cao nhất ngoài phía bờ sông. Tiếng động cơ vẫn gào rú khủng khiếp trên đầu chúng tôi . Chúng không bắn nữa... Chỉ nghe tiếng phụt... phụt... Lửa cháy khắp bốn phía rồi.

Tiếng sậy nô lép bép nghe gần lắm. Gió quạt hơi nóng rừng rực đến tận chỗ chúng tôi.

- Làm sao khiêng hai thùng mật, tía ơi! - Tôi tiếc của, kêu lên.

- Chạy thoát thân đã - Tía nuôi tôi vất cái nón đang đội trên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nỏ lôi tôi chạy ngược hướng gió, nơi ngọn lửa bắt đầu tràn đến chúng tôi.

- Lửa dầy ở đó... Đừng về phía đó, tía ơi.

- Thoát ra mau. Cố lên. May ra thì còn kịp...

Tía nuôi tôi thở hổn hển, vừa chạy vừa lôi tôi. Khói xông vào mắt cay xè, không mở ra được.Tôi cứ nhắm mắt chạy theo tía nuôi tôi, tay tôi nắm bàn tay ông chặt cứng, không dám lơi ra. Hốt nhiên, tôi nghe có nhiều tiếng chân chạy dồn dập trên đất, như tiếng giầy khua.

- Tía ơi, Tây đuổi sau lưng nhiều quá?

- Tây đâu mà Tây. Cứ chạy đi!

Mặc cho tía tối quát, tôi vẫn cứ ngoái đầu trông lại. Trời ơi, không phải Tây. Trong khói mù nhô ra một con heo đầu đàn, cao gần bằng con bò, lông gáy dựng ngược, mũi ngước lên thở phì phì làm cho hai cái nanh dài chỗ khóe mép vươn ra như lai lưỡi dao găm. Rồi vun vút tràn đến một bầy heo rừng, con lớn con bé tranh nhau chạy, sống lưng nhấp nhô tràn tới như một đàn heo mục. Nai co giò phóng bay qua những lùm cây thấp. Hươu, chồn, bông lau, cáo, mèo... tất cả những con thú bốn chân trong rừng đều nhắm mắt.nhắm mũi tranh nhau chạy. Thỉnh thoảng một vài con gì không biết cứ chạy đâm bổ vào người chúng tôi. Chân tôi đạp lên một khúc lưng con vật gì trơn trơn, lảo đảo chúi tới trước. Một con trăn gió uốn lưng trườn tới, đầu cất cao hơn ngọn sậy, ngoằn ngoèo lướt hút vào bụi cây trầm um tùm. Lâu lâu lại gặp một con rắn to phóng ngược hướng gió, chắn ngang đường chúng tôi. Tía con tôi phải chạy tránh chúng, cũng có lúc cứ mặc kệ, nhảy bừa qua, bất chấp cả những đầu phồng mang dẹt đét đang lắc lư phun nọc phì phì.. Khỉ, vượn, nhọ nồi cuống quít kêu lúc théc trên cây. Một con vượn bạc má bồng con nhảy xuống đất, cố chạy theo vết chúng tôi.

-  An ơi! Gắng chạy nghe con - tía nuôi tôi không ngớt động viên tôi. Nhưng hai chân tôi cứ khuỵu xuống.

Tía nuôi tôi lôi tôi chạy một lúc nữa. Lội qua hai cái lạch nước khá rộng, thì hai tai tôi đã nghe bùng bùng, mắt hoa lên. Trời đất quay cuồng chung quanh. Tôi cảm thấy mang máng rằng lúc tôi gục xuống một bờ cỏ, tía nuôi tôi đã vực tôi cõng lên lưng. Cả người tôi bị xốc lên xốc xuống dữ tợn, rồi tôi không còn biết gì nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

32#
 Tác giả| Đăng lúc 6-1-2014 10:11:21 | Chỉ xem của tác giả
Chương 12

Chạm trán với hổ

Lúc tôi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên một đám lá khô, dưới gốc cây sung rậm, lá che kín trời. Gió thổi làm những cành sung đong đưa, để lọt xuống một vài tia sáng xanh yếu ớt của những vì sao leo lét . Chim rừng kêu buông rơi từng tiếng một , từ một nơi xa thẳm nào. Không biết độ mấy giờ. Nhưng đêm chừng như khuya lắm.

Tía nuôi tôi thấy tôi cựa mình ngồi dậy, ông vội vàng đưa tay ra đỡ tôi nằm xuống:

- Con đã khỏe lại rồi đó. Cứ nằm nghỉ đi con. Đừng ngồi dậy dễ bị choáng đầu lắm!

- Đây là đâu vậy tía?

- Xa lắm. Mình vào gần tới đầm lầy rồi!

- Lửa tắt chưa tía?

- Còn cháy. Nhưng xa lắm. Con cứ vững bụng. Chỗ này, lửa không cháy tới đâu. Còn khát không con?

- Khát lắm tía ơi!

- Con đã uống nhiều nước rồi đấy! Vì mệt quá, con bị ngất thôi. Chẳng sao đâu. Để tía đi lấy nước cho con...

- Gần hay xa vậy tía?

- Đằng kia thôi. Con cứ nằm đây mà.

Trong ánh tối lờ mờ, tía nuôi tôi mò mẫm cởi chiếc túi da beo bên lưng ra, đưa vào tay tôi. Rồi ông đứng dậy bước sột soạt khuất dần trong bóng tối. Tôi ngồi phắt lên, buộc ngay chiếc túi da beo vào lưng y như tía nuôi tôi.

Bàn tay nắm chặt cán dao găm, tôi nhìn thẳng về hướng ông vừa đi. Rừng khuya im ắng quá. Tiếng côn trùng tỉ tê tận những chỗ mông lung nào, lâu lâu hốt nhiên im bặt đi một lúc, càng làm cho bầu không khí vắng vẻ trở nên im lặng một cách đáng sợ. Hồi lâu, bỗng nghe có tiếng chân giẫm sột soạt trên lá khô. Tôi vừa mừng, vừa sợ.

- Tía về đấy hở tía? - Tôi vụt hỏi to lên.

- Ờ, tía đây. CÓ nước rồi đây, An ạ? - Tía nuôi tôi vừa táp vừa đi dò từng bước đến chỗ tôi đứng. Hai tay ông bưng một chiếc lá môn đựng đầy nước.

Tới kề miệng vào chiếc lá, uống ừng ực một hơi. Nước ngọt lắm, chỉ hơi có chút vị bùn và phảng phất mùi cỏ, nhưng tôi uống vào tới đâu thấy mát rượi tới đó.

Tía nuôi tôi nhồi thuốc lá vào tẩu, bật lửa lên đốt hút một hơi dài, ông đặt chiếc nỏ lên đùi, vừa ngồi hút thuốc vừa cầm một nhánh cây nhỏ quơ qua quơ lại đuổi muỗi chung quanh. Tôi nằm xuống đống cỏ, chân tay mình mẩy đau nhức như dần. Tôi lơ mơ nhớ lại trận cháy rừng khủng khiếp vừa qua. Không biết má nuôi tôi, thằng Cò mà cả con Luốc nữa... ở nhà có xảy ra chuyện gì nguy hiểm không? Đêm nay, tía con chúng tôi còn chưa về, chắc má nuôi tôi và thằng Cò ở nhà lo lắm... Tôi vừa chợp mắt thiu thiu ngủ, bỗng nghe tía nuôi tôi gọi "An! " một tiếng cộc lốc bàn tay ông nắm lấy tay tôi lôi phắt dậy.

- Trèo lên cây sung mau đi, con.

- Cọp hở tía? - Tôi vụt tỉnh hẳn, hỏi ngay.

- Ừ mau đi. Nghe tiếng con chim lệnh kêu rồi?

Tôi ôm cây sung trèo lên. Mọi ngày tôi trèo nhanh như sóc, nhưng giờ đây tay chân cứ trượt mãi không bám vào t.hân cây trèo lên được. Tía nuôi tôi đưa bàn tay lên dỡ gót chân tôi, để tôi lấy tựa. Tôi trèo bên trên, ông trèo bên dưới Gần tới một chạc ba ông rướn người lên để tôi đạp chân vào hai vai ông, đu người thốc lên. Tôi đã có thể lần trên các nhánh cây, leo cao một mình được rồi tía nuôi tôi ngồi lại chỗ chạc ba, tay cầm nỏ đưa mắt nhìn quan sát.

Chúng tôi vừa ngồi yên chỗ trên cây thì nghe tiếng con chim thiêng vẳng tới. Boong... bong... krooi... loói Boong... boong... boong... k.ruồi... kroói... Tiếng con chim lệnh kêu một hồi dài, cả rừng im bặt. Tôi bám chặt hai tay vào một cành cây. Tiếng boong... boong... kroói... krooi... âm vang rất xa như một thứ tiếng ngân vang kìm loại, một thứ tiếng đồng tiếng sắt xé tan màn đêm, làm thức tỉnh và kinh hoàng tạo vật.

"Nó bay kêu chỗ nào, có cọp tới ngay chỗ đó. Nó là con chim ma dắt đường? Những oan hồn bị cọp ăn, nhập vào con chim, đưa đường cho cọp đi tìm bắt người khác...

Có hồn khác tới thay thế thì những oan hồn kia mới đi đầu thai được?" Má nuôi tôi đã bảo như vậy. Thằng Cò vốn sẵn sàng tin ngay mọi thứ chuyện ma qủy, vậy mà không hiểu sao bận đó là lần thứ nhất tôi nghe nó cãi má nuôi tôi:

- Bịa đấy! Làm gì có! - Thằng Cò cười cười, vênh mặt lên. - Con cọp nào lại không ăn thịt sống? NÓ ăn nhiều thịt quá, thịt thối mắc trong chân răng, làm cọp ta đau nhức. Hễ nằm đâu là nó há họng cho con chim đó mổ thịt lôi ra. Nó là con chim bẩn, chuyên ăn thịt thối, ăn giòi bọ trong miệng cọp. Con cọp đi đâu, con chim theo đó như con nhông con sáo đi theo trâu vậy, chứ có gì mà sợ nó?

Má nuôi tôi nổi giận ngay:

- Nè, trứng chẳng khôn hơn vịt đâu. Mày học cái sách nào đó của ai mà toan dậy khôn tao thế, hử Cò?

Thằng Cò chẳng những không cãi, mà còn nhe răng cười hì... hì:

- Chú Võ Tòng bảo con vậy đó, má à!

- Ôi thằng cha đó thì trời cũng không sợ. Cọp vật hắn không chết thì hắn còn sợ ai nữa! Nói cứ ngang như cua.

Dầu thế nào mặc lòng, nó cũng vẫn là con chim "báo hiệu của Thần Chết Tiếng boong... boong... krooi... kroỏi... vang dội trong rừng khuya có một ma lực đáng sợ, khiến tôi nghe một lúc bỗng nổi gai ốc khắp người. Khi gần khi xa, tiếng chim hình như cứ lảng vảng trong khu rừng này, chẳng chịu bay đi.

- Tía ơi, lên đây với con! - Tôi gọi khẽ thôi, chẳng dám gọi to.

- Ừ tía lên ngay - tía nuôi tôi đeo nỏ vào lưng, trèo lên chỗ tôi ngồi. ông cởi chiếc khăn bịt đầu ra, vòng ngang bụng tôi, buộc mắc vào nhánh cây. - Thế cho khỏi ngã, con ạ?

- Lửa còn cháy dữ quá, hở tía?

- Ừ còn cháy nhiều...

Xa lắm, ánh lửa còn bùng lên nhiều chỗ. Có chỗ trông rõ cả ngọn lửa bốc cháy trên đầu ngọn cây. Một vùng chân trời rực đỏ. Xa xa có những bầy chim lượn vòng trên cao, kêu hu nu. Có lẽ chúng đang ngơ ngác không tìm về dọc nơi rừng xưa tổ cũ, nên cứ lượn mãi giữa trời kêu bi thiết đây chăng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

33#
 Tác giả| Đăng lúc 6-1-2014 10:14:13 | Chỉ xem của tác giả
Bây giờ bụng đói cồn cào, tôi mới tiếc hai thùng mật và gùi sáp ong non... Đói cũng chẳng sao. Chỉ lo mất lối về Tôi lạỉ nhớ tới cái địa bàn có cây kim lúc nào cũng quay quay chỉ về phương bắc... Nhưng đã có tía nuôi tôi thì còn lo gì chuyện lạc rừng Chà, lúc này mà có con luốc ở đây thì mình cũng không đến nỗi sợ lắm... Tôi đang mơ mơ màng màng, bỗng giật nảy người. Không có chiếc khăn an toàn của tía nuôi tôi buộc tôi vào cành cây, có lẽ tôi đã rơi xuống đất.

Tiếng Boong... ! Boong... ! Tron i... Kroó i... ! kêu vang dội ngay sát dưới chân tôi. Tía nuôi tôi nạt một tiếng cọp, tiếng nạt dội vang rừng. Con chim vụt bay mất. Có một mùi khét lẹt và tiếng chân sột soạt trên lá ở ngay dưới gốc cây.

Tôi quên mất cả đói, quên mất chuyện lạc rừng, cứ hồi hộp nhìn vào tất cả những chỗ nào có bóng tối đáng nghi ngờ. Bỗng nhiên tôi nhớ ngay đến một đêm, má nuôi tôi ngồi đan giỏ bên bếp lửa đã kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện về lửa cọp Đừng tưởng không có ma. Mấy mươi năm về trước, có vợ chồng nhà nọ dắt đứa con trai chống thuyền vào rừng đốn củi. Thuyền đi dưới rạch, con cọp đi theo trên bờ, trong khi đó người vợ cứ đòi dừng thuyền lại cho mình lên bờ đi đại tiện. Người chồng và đứa con hãi quá, phải khua thùng thiếc ầm ĩ, hò hét đuổi cọp đi Một chốc sau lại thấy nó lẽo đẽo theo thuyền, mà người đàn bấn thì cứ nằng nặc đòi nhảy lên bờ. Người chồng phải lấy dây trói vợ lại. Khi họ tới chỗ lấy củi, bấy giờ người chồng mới tháo dây, cởi trói cho vợ. Và người vợ cũng thôi, không thấy buồn đi đại tiện nữa? Cả ba người lên bờ nhặt củi từ sáng đến trưa, chẳng việc gì. Tưởng là cọp đi rồi Ai ngờ vào lúc mặt trời gần lặn, con cọp bỗng xồ ra cắn đứt cuống họng người đàn bà. Người chồng và đứa con vung rựa xông vào cướp thây, chém trúng con cọp mấy nhát, nó mới chạy đi. Trời tối đến nơi, mà bấy giờ nước triều cũng xuống cạn sát lạch, không đẩy thuyền ra được. "Con cọp này sẽ trở lại xé nát thây vợ ta thôi' SỐ vợ ta đã đứt cũng đành. Lẽ nào nỡ để chết rồi mà thi thể chẳng giữ được vẹn toàn?" Người chồng nhìn xác vợ buồn rầu nghĩ vậy. Chôn thì cọp đến móc mả. Để dưới thuyền tất nó sẽ nhảy xuống phá thuyền. Anh ta đành buộc thừng rút xác vợ treo lên cây mắm khô giữa khoảng đất trống, chờ sáng mai nước triều lên, sẽ đưa xác vợ xuống thuyền chở về mai táng. Hai cha con đốt một đống lửa to tướng dưới gốc cây mắm khô, trước khi trèo lên một cây khác ngồi chờ bình minh tới. Con cọp cứ quanh quẩn kêu "béo... béo... " trong những lùm bụi chung quanh. Về khuya, sương xuống mịt mù, đống lửa mỗi lúc lụi dần rồi tắt hẳn. Trong ánh trăng xanh lạnh ngắt, người chồng thấy con cọp cứ chạy vòng quanh gốc mắm, lâu lâu lại đứng dựng hai chân sau lên như người, còn hai chân trước thì với với cào cào gốc cây mắm khô. Mỗi lần nó đứng lên, cái thây ma treo trên cành cây lại cười hắc...hắc..."

Tía nuôi tôi đang xe gai bên chõng, nghe thế bèn dừng lại, hừ một tiếng:

- Bà khéo nhát trẻ con! Xưa nay, chuyện cọp theo bén cái thây nó vồ thì có. ừ, mang thây về nhà rồi nó cũng theo kêu "béo... béo...sát bên hè suốt đêm. Còn cái chuyện thây ma cười cũng có. Nhưng sự thật thì không phải vậy!

- Có mà lại không phải Vậy ông cứ nói 'không" có dễ nghe hơn chăng - má nuôi tôi hứ một tiếng, ngó sang phía khác, không muốn nghe lời tía nuôi tôi giải thích.

- Có chớ nhưng không phải cái thây ma cười . Mà có giống chim khắc ăn đêm,thường đáp trên cây khô bắt tắc kè , bắt thằn lằn, hoặc bắt chuột. Tình cờ nó đáp đúng cái cây có treo xác người. Thấy cọp chồm lên, con chim kêu "khắc... khắc... thì mình cho là thây ma cười. NÓ kêu hệt như tiếng cười vậy. Người yếu bóng vía đi rừng ban đêm, nghe con chim khắc kêu, có khi sợ vãi cứt ra quần đấy.

- Thế tại sao biết có con cọp trên bờ, mà người đàn bà cứ đòi nhảy lên nộp mạng cho nó? Không phải đã tới số rồi à - Má nuôi tôi vẫn chưa chịu thua, còn vặn lại.

- Lúc bấy giờ, có bà ở đó à? Đó là người ta bịa, người ta thêm nhân thêm nhị cho câu chuyện có vẻ thật, dễ tin...

- Ông không tin tbì mặc ông. Tôi cứ tin.

- Bà cứ tin thì tùy bà! Nhưng đừng có tập cho con cái nó quen sợ hãi nhưng chuyện vô lý như vậy.

Má nuôi tới lặng lẽ cúi xuống đan giỏ, không nói gì nữa. Không biết có phải vì tốt nhịn mà má nuôi tôi không cãi nhau với tía nuôi tôi nữa hay không ? Nhưng câu chuyện hấp dẫn của má nuôi tôi đã bị chấm dứt đột ngột ở chỗ đó, làm thằng Cò và tôi tuy không tin nhưng đứa nào cũng ức...

Tía nuôi tôi vẫn ngồi trên một chạc cây, tay cầm chiếc nỏ. Tôi thấy sương bất đầu thấm lạnh trên vai áo.

- Tía ơi!

- Gì thế, con?

- Nó ngồi dưới gốc cây đó.

- Ừ, tía , tía thấy rồi... Đừng sợ, con ạ ?

Trong bóng tối đen ngòm phủ kín một vùng rộng dưới gốc cây sung, có vài mảng sáng lỗ chỗ. ở một chỗ sáng xanh nhờ, có một cái đuôi cọp vẫy qua vẫy lại. Con cọp núp khuất đâu trong bóng tối, chỉ thấy khúc đuôi của nó thôi.

- Bắn nó đi, tía. - Tôi nén giọng run run giục tía nuôi tôi.

- Nó không phóng lên tới chỗ này đâu. Mặc kệ nó con à. Tôi bỗng nhớ đến chú Võ Tòng với tất cả tấm lòng trìu mến và kính phục vô hạn. Trong đầu óc tôi bây giờ chỉ có hình ảnh chú ấy như anh hùng xuất chúng thôi.

Nhất là nồi thuốc đen nhánh sôi ục... ục... trên bếp lửa, mũi tên có tẩm thuốc từ nồi thuốc đó đang nắm chắc trong tay tía nuôi tôi đây mà. Tôi không còn sợ con vật đang ngồi rình chúng tôi ngay dưới gốc cây sung như lúc nãy nữa.

- Chết cha mày, con cọp! - Tôi quát to lên một cách bất ngờ.

Con cọp giật mình phóng soạt ra tận ngoài một lùm xa. Bấy giờ trống ngực tôi mới bắt đầu nổi lên,vì khoái trá cũng có, vì mừng cũng có, mà có lẽ là cái sợ chưa tan hết cũng có.

- Sao hồi nãy tía không bắn cho nó một phát tên?

- Chỉ còn có ba phát thôi, con à! Rơi mất hết mười bảy chiếc lúc tía cõng con chạy đi. Có lẽ bị vướng cành cây, tía không hay.

- Vài hôm nữa mình lại về xin chú Võ tòng, lo gì?

Tía đang lo nghĩ về chú ấy nãy giờ đây. Ngôi lều của chú chắc chắn đã bị thiêu hủy rồi...

- Thế tại sao tía không bắn?

- Tía đã nói là còn có ba phát thôi mà. Chưa cần lắm thì mình chưa dùng. Còn đề phòng thứ nguy hiểm hơn...

- Còn gì nguy hiểm hơn cọp hở tía?

- Thằng Tây chứ còn gì nữa.

Tía nuôi tôi chỉ đáp gọn lỏn như vậy rồi ông lặng lẽ thở dài.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

34#
 Tác giả| Đăng lúc 6-1-2014 21:15:05 | Chỉ xem của tác giả
Chương 13

Cái chết của Võ Tòng

Ba hôm sống trong rừng. Ban ngày hái trái bình bát tìm mật ong ruồi ăn đỡ dạ; ban đêm chúng tôi trèo lên những cây to, tìm chạc ba tựa lưng thật vững, buộc người vào cành cây, ngủ đến sáng. Tía nuôi tôi nóng lòng sốt ruột cứ độ nửa buổi lại trèo lên một cây thật cao xem lửa ở các khu rừng đã cháy lụi hết chưa.

- Có thể đi lần ra hướng bờ sông được rồi đấy con ạ!

- Đi lối nào bây giờ, tía?

- Lối nào cũng tới . Nước trong rừng bao giờ cũng đổ ra sông. Cứ men theo bất cứ con lạch nào, theo hướng nước chảy của nó thì đi tới sông thôi...

Tía con tôi dắt nhau lội theo những khe nước chảy, đến gần hết một ngày hôm sau nữa mới thấy những rặng cây quen thuộc lờ mờ hiện lên trong làn hơi nước, báo hiệu dòng sông êm ả của xứ rừng U minh đang trôi qua nơi đó. Chúng tôi giẫm chân lên những lớp tro dầy còn nong nóng, tìm dò mãi mới đi tới chỗ cái lung còn nước, nơi tía nuôi tôi đã nhận chiếc xuồng hôm nọ. Chung quanh tôi, đen hắc một màu cây cối đã cháy thành than.

Những con rùa, con cần đước bò qua trảng cỏ trốn chạy không kịp, bị lửa đốt cháy còn trơ lại những cái mai như nồi đất úp lổm ngổm trên tro tàn. Một khối than khổng lồ còn giữ nguyên hình gốc cây, đang âm ỉ bốc khói bên cạnh chỗ chúng tôi giấu xuồng. Lục bình, rau mác dưới lung bị lửa táp cháy rụi lớp lá bên trên, phần chìm dưới nước thì bị nước nóng luộc chín cả. Xác cá, tôm, xác rắn trương phình trên mặt nước phủ đầy tàn tro, bốc lên một mùi thối khắm nhức cả óc.

Tôi cởi truồng lội xuống lung, vớt lớp xác lục bình cháy queo trong chiếc xuồng ngâm nước, vứt lên bờ rồi lắc xuồng tát nước ra.

May quá, nhờ phòng nắng nẻ be mà chiếc xuồng của tía con mình khỏi cháy, tía nhỉ! - Tôi lội mò dưới nước tìm nhặt đủ cả: giầm, sào, ván sạp, không mất món nào.

Chúng tôi hì hục chống chiếc xuồng theo con lạch cạn, đi lần ra hướng bờ sông. Từ ngoài rặng cây xa lắc chỗ bờ sông, vang lên một tràng súng liên thanh pập... pập... và sau đó còn nghe rõ ràng tiếng súng trường bắn loạn xạ một hồi lâu.

- Có thể giặc đã đổ bộ vào xã mình rồi, con ạ? - Tía nuôi tôi lo lắng.

- Làm sao bây giờ, tía?

- Về nhà xem ra sao, chứ làm sao cái gì!

Chúng tôi lại lặng lẽ chống xuồng đi. Hai bên bờ lạch xám ngoét một màu tro. Ngôi lều của chú Võ Tòng lấp dưới một lớp than màu tro, nếu không có những khúc cây tràm xếp lên nhau làm bậc. thang còn chìm ở mé nước thì tôi không thể nào nhận ra dấu vết. của ngôi nhà cũ.

Xế chiều hôm đó, chúng tôi mới ra đến bờ sông. Khu rừng bên tả ngạn vẫn còn đương xanh rờn , soi bóng những cây tràm bạc thếch trên dòng nước lờ đờ. Tôi nhảy xuống sông tắm qua loa rồi trèo lên xuồng mặc quần áo. Tía nuôi tôi không giục tôi một tiếng nào cả, cũng không lấy thuốc lá ra hút. ông ngồi êm ru, mắt đăm đăm nhìn xuống dòng nước. Phút yên lặng trầm mặc bất ngờ của ông lây sang tôi tức khắc. Mấy hôm nay, nóng lòng sốt ruột bao nhiêu thì bây giờ khi sắp về đến nhà, tôi lại như muốn kéo dài thời gian ra, như muốn đi chậm lại bấy nhiêu. Không biết có phải đó là bản năng hèn yếu của con người, trong phút giây nào đó bỗng bất ngờ nổi lên, khiến mình trù trừ, như sợ phải sớm chứng kiến quang cảnh đau lòng có thể xảy cho những nguội thân yêu nhất của mình chăng.

Một lúc sau, không ai bảo ai, tía con chúng tôi mỗi người cầm lấy cây giầm của mình bơi đưa chiếc xuồng qua sông. Mặt sông vắng ngắt. Dòng sông như thẫm lại và rộng thêm ra. Một thứ không khí lặng lẽ chết chóc, rờn rợn trùm lên mặt nước.

Đã trông thấy một đám người láo nháo bên kia bờ sông, dưới ánh mặt trời tà. Chúng tôi quạt mạnh tay giầm, đưa xuồng rẽ nước lao nhanh về hướng ấy. Từ bờ phía đó, một chiếc tam bản hai chèo đang chèo ra, ngược lên dòng nước; khi nhận ra chúng tôi, người đàn ông đứng sau lái bèn vung tay la lên…

- Bác Hai đó hả? Bác ơi, giặc bắn chết Võ Tòng rồi. Vừa đem được xác về lúc nãy...

Tía nuôi tôi kêu "Trời' một tiếng. Ông đứng nhổm lên lái xuồng hỏi bằng giọng run run:

- Vậy chú có gặp... bà nhà tôi và tháng Cò ở đâu không?

- Bình yên. Bình yên cả. Tôi vừa gặp bác gái ban trưa đây Tội nghiệp, bác khóc sưng cả mắt. Cứ lo trận cháy rừng...

Tía nuôi tôi thở phào một tiếng. Bấy giờ, tôi mới khua giầm hời to:

- Giặc ở trên tàu bay bắn xuống hở chú?

Người đàn ông đang chèo chiếc tam bản trố mắt nhìn qua xuồng chúng tôi một lúc rồi mới nói:

- Không hay biết gì cả à? Giặc vào đóng bốt tại Cây Dừa rồi.

- Chú đi đâu đó? tía nuôi tôi hỏi...

- Đi nhắc hàng (Mua quan tài) cho Võ Tòng đây. Bác lên vuốt mắt ông ấy thử coi... Tội nghiệp, chết rồi mà cặp mắt vẫn không chịu nhắm lại... Lát nữa, tôi sẽ quay về ngay thôi.

- Nhanh tay lên, con? - Tía nuôi tôi giục.

Tôi có cảm giác như tự chiếc xuồng đang lao nhanh vào bờ, chứ không phải do mình đang dốc lực bơi đi. Tôi chưa kịp buộc xuồng vào một gốc cây thì tía nuôi tôi đã nhảy phóc lên, chạy đến chỗ đám người xúm xít đứng vòng quanh trên một bãi cỏ.

Khi tôi lên tới nơi, lách qua mấy ngươi đứng bên ngoài , chen được vào trong thì thấy tía nuôi tôi đang qùy xuống bên cái thây đắp bằng mấy tàu lá chuối, hai bàn chân người chết ló ra ngoài mé lá; vết bùn đóng trên mấy đầu ngón chân hãy còn ướt. Lão Ba Ngù mặt đăm chiêu, đứng phía sau đầu người chết có cắm mấy nén hương cháy. Thấy tôi, lão hất hàm một cái, dường như ra ý hỏi mày cũng ở đây à? rồi lão lại đứng lặng yên trở về cái dáng thiểu não và bộ mặt rầu rĩ ít thấy có ở lão xưa nay. Tía nuôi tôi run run đưa bàn tay to lớn đẫm đầy mồ hôi ra cầm một tàu lá chuối nhấc lên. Đôi mắt chú Võ Tòng vẫn mở trừng trừng như lúc còn sống, ngồi bên nồi thuốc ở giữa lều một đêm khuya. Bộ ngục to lớn bị đạn bắn thủng năm sáu lỗ, máu đọng đen sì trên những vết thương càng làm nổi bật lên bảy chữ: "Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục" bằng quốc ngữ xâm một cách nắn nót theo lối cổ tự, giữa hình một quả tim có con rồng cuộn khúc bao quanh. Con người bị áp bức ấy, lúc sống đã ưỡn ngực mình ra cho anh em bạn tù cùng khổ thích vào da thịt những chữ xanh để nêu lên một phương châm sống:

"Thà chịu chết. quyết không chịu nhục'' giờ đây đã nằm xuôi tay trên bãi cỏ, nhưng đôi mắt hãy còn chưa chịu khép lại.

Tía nuôi tôi nhìn vào mặt cái xác, khấn to, như gọi hồn người chết về chứng chiếu lời mình.

- Võ Tòng ơi? Vong hồn chú sống khôn thác thiêng cho tôi vuốt mắt chú nhắm lại đi. Đừng để bà con thấy thêm đau lòng...

Bàn tay tía nuôi tôi từ từ đặt lên đôi mắt dại đờ.

Chung quanh im phăng phắc. Tía nuôi tôi để yên bàn tay như vậy khá lâu, và khi ông từ từ vuốt mí mắt xuống thì đôi mắt của người chết vừa rồi mở trừng trừng quả nhiên đã khép lại.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

35#
 Tác giả| Đăng lúc 6-1-2014 21:17:03 | Chỉ xem của tác giả
Mọi nguùì ồ lên một tiếng và bấy giờ tiếng thì thào mới bắt đầu nổi lên. Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Không hiểu sao những lời khấn vừa rồi lại có thể "ứng nghiệm, lạ lùng như vậy được.

Lão Ba Ngù đưa tay quệt một giọt nước mắt, cúi xuống đắp tàu lá chuối lên mặt cái xác. Theo lời những người chung quanh thì lão là người độc nhất chứng kiến cái chết anh dũng của Võ Tòng. Sau khi chiếc ca nô địch chạy qua, còn chưa khuất lái, lão đã lặn ngay xuống sông vớt xác Võ Tòng lên, và mặc cho máu me còn đầm đìa rỏ xuống uớt cả người, lão cứ thế vác đi một quãng mới gặp xuồng gọi chở về đây . Còn như sự thể đã diễn ra như thế nào thì không nghe ai nói. Dường như mọi người đều biết cả rồi. Chỉ còn tía con chúng tôi mới đến là còn chưa rõ.

Người đàn ông chèo chiếc tam bản trên sông lúc nãy đã quay về, chở theo một cái "hòm". Trên tam bản còn thấy có ông chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh vai đeo khẩu súng hai nòng, và một anh thanh niên mặc quần đùi, cởi trần, dáng chừng là người theo phụ giúp việc khiêng vác.

Huyệt mả đã đào xong gần ngay đất. Cuộc nhập quan cũng hết sức giản đơn và nhanh chóng. Người ta đặt xác vào quan tài, và mọi người chung quanh đứng cúi đầu vĩnh biệt người anh hùng của xã lần cuối, trước khi đóng nắp áo quan. Không một tiếng khóc. Không một bài điếu văn nhỏ, hoặc một người nào đó đứng ra nói mấy lời về cái chết anh dũng cua người còn nằm đây. ĐÓ là điều làm cho tôi xốn sang, bứt rứt không chịu nổi. Trên những gương mặt sạm đen dãi dầu nắng gió của họ, tôi không tìm ra một nét nào là biểu hiện của bi thương. Cho dù là dáng vẻ bề ngoài, một sự bi lụy thông thường bao giờ mà chả cần có ở một đám đưa ma? Trên những gương mặt bất động dường như chạm bằng đá kia, chỉ có những cặp mắt là chói ngời, khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt họ.

Khi quan tài đặt xuống, ông chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh là người ném hòn đất xuống đầu tiên, rồi bước ra ngoài nhường chỗ cho người khác. Mỗi người cầm một hòn đất bước đến bỏ vào huyệt mả . Trong lúc ai nấy đang loay hoay lo lấp huyệt, bỗng nghe đoành... đoàng... hai tiếng nổ bên tai. ông chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh đã bất thần bắn lên hai phát súng chào không dự định trước. Một tay ông cầm khẩu ca-líp đui hai nòng bốc khói xanh, một tay giơ lên trước huyệt, bộ ria đen nhánh rung rung:

- Chú Võ Tòng! Đồng bào sẽ trả thù cho chú.

Tất cả những cánh tay nhớp nháp bùn đất của người đứng chung quanh huyệt mả cùng giơ tay thẳng lên trời.

Họ gào lên như tiếng súng vừa nổ bất thình lình: "Trả thù!". Hồi âm từ trong rừng xanh vọng lại hai tiếng "Trả thù?" âm vang trên mặt sông chiều đỏ rực một màu máu.

Bầu không khí nhiễm đặc mùi thơm nồng của khói thuốc súng như rung lên, và sự im lặng lại trở về xâm chiếm đầu óc tôi, một chú học sinh bé nhỏ sống ở thành phố, chưa từng bao giờ trông thấy một cuộc tống táng tràn đầy phẫn nộ như vậy.

Những người còn nấn ná sau cùng bên ngôi mộ mới đắp xong là lão Ba Ngù, tía nuôi tôi và tôi. Khi thấy lão nhận lời mời "về ở chơi vài bữa, của tía nuôi tôi mà không một lời từ chối, tôi lập tức thấy cái tính không khách sáo của lão thật là đáng yêu biết chừng nào.

Vào khoảng hơn bẩy giờ tối hôm ấy thì chúng tôi về đến nhà. Tôi không chú ý đến sự mừng rỡ của má nuôi tôi và thằng Cò. Cả những câu hỏi đầy âu yếm và lo lắng của bà, tôi cũng chỉ nghe có một bên tai và trả lời qua loa cho xong về trận cháy rừng. Tôi đang nóng lòng sốt ruột, muốn nghe lão Ba Ngù kể lại cái chết của "người đàn ỏng cô độc giữa rừng'l mà lão là người độc nhất được chứng kiến. Thế mà lão lại ngồi uống trà nhâm nhi với tía nuôi tôi và nói những chuyện con cà con kê gì ở đâu đâu. Sự hy sinh anh dũng của chú Võ Tòng có làm cho má nuôi tôi buồn thương giây lát, nhưng dầu sao cái việc chồng con vừa thoát chết trong trận cháy rừng về tới nhà , và sự có mặt của một ông khách vốn là chỗ có đôi chút quen biết trước với chồng mình - mà tất cả đều chưa ăn uống gì - khiến bà bấn lên trong việc lo cơm nước đãi khách một cách vui vẻ.

Nghe má nuôi tôi bảo thằng Cò bơi xuồng sang xóm bên mua thêm rượn, và tiếng vịt bị cắt tiết kêu cạp... cạp sau bếp, tôi càng yên trí ngồi hóng chuyện bên tía nuôi tôi. Tôi giành cho mình cái quyền được nghỉ ngơi sau mấy ngày vất cả, và tự thấy mình như một người con trai lớn có thể đường hoàng cùng ông bố ngồi tiếp chuyện với khách vậy.

- Chúng nó bắt được tôi trong lúc tôi có hơi quá chén, anh Hai ạ - Lão Ba Ngù e hèm mấy tiếng, cười cười nhìn bố nuôi tôi. Có bao giờ lão nhận là lão say đâu - chẳng là tôi đưa vợ con tản đến ở nhờ nhà một người bà con ở Kim Quy Đá Bạc, vừa quá giang xuồng về đến xã này thì gặp giặc đổ bộ vào. Cái thằng chủ xuồng chết tiệt, nó mới cùng uống rượu với mình, thế mà lúc nguy biến, nó đạp xuồng nhảy lên bờ chạy tháo mạng, bỏ mình nằm trơ như con lợn quay cho giặc xách đi mới nhục chứ! Chúng nó dắt tôi về tới một ngôi miếu khá lớn...

- Ngôi miếu chỗ cây dừa, gần ngã ba sông - Tía nuôi tôi gật gù vừa như hỏi lại vừa như kết thúc cho xong câu ngắc ngứ của ông khách lề mề.

- Phải rồi. Đúng là chỗ đó! Chà chà, nó đã bắt nhiều người ở đó rồi. Đang đắp phòng tuyến đóng bốt mà!

Chúng nó vứt cho tôi một cái xẻng rồi ra lệnh cho tôi đào đất. Có một thằng mặt gà mái, khom lưng xúc đất, bảo khẽ tôi:

- Làm cẩn thận nghe ông nội! Nó vừa mới đánh mấy người suýt chết đó.

Lúc bấy giờ, tôi có say đâu? Nhưng không biết tay chân xều xạo cầm xẻng gục tới gục lui thế nào, mà một thằng Việt gian cầm roi gân bò vẫy vẫy tôi lại "Chà. Mày muốn thử tấm da bò trên lưng lão à? Thôi thôi. Cái trò này đối với lão chẳng ra mùi đâu" Tôi nghĩ như vậy và sẵn sàng chịu cho nó quật một trận. Thằng Việt gian lùn tịt ngóc lên nhìn bộ mặt vênh váo của tôi, nó hỏi:

- Ở xã nào?

- Ở đâu Còn ở đâu nữa... ở ngay đây thôi ? - Tôi đáp liều mạng như vậy.

- Tưởng nó nện tôi rồi chứ. Nhưng mà không. Không những không động đến cái lông chân của tôi, mà nó còn toét mồm ra cười, móc thuốc lá cho tôi hút. Lại đánh diêm cho tôi châm lửa cẩn thận!

- Số của ông tới rồi. Biết chưa? - nó nói như quát, bộ nó tưởng tôi điếc hay sao ấy?

À hóa ra nó còn đùa chơi, nó còn cho mình một điếu thuốc trước khi đem bắn mình đây. Nói có hai bên vai làm chứng, thật tình thì tôi có hơi ớn xương sống, rùng mình một cái, nhưng tôi không sợ nó. "Bắn lão à? Được. Cứ hút cho hết đã. Thong thả đã, vội gì. Trước khi người ta vĩnh biệt cõi đời để không bao giờ trở lại gặp mặt vợ con bạn bè nữa, thì việc gì mà phải vội!" Tôi nghĩ như vậy Thằng Việt gian đứng chéo chân, mặt như hai ngón tay chéo, nheo mắt nhìn tôi hút hết điếu thuốc một cách kiên nhẫn, đầy soi mói . Cái lưng gù gù cua nó càng khom tới thực giống như con mèo rình chuột. Không biết nó phục tôi hay rủa tôi.

- A-lê? Đi. - Nó quát.

Chắc mèm nó bắn mình rồi? Tôi sắp sẵn mấy câu khẩu hiệu hô trước khi chết cho đúng tư thế một người chiến sĩ Ha... ha... mỗi thước đất là một chiến hào, mỗi người dân là một chiến sĩ mà! Chắc nó đem bắn mình ở ngoài mé sông kia. Hóa ra nó dắt tôi vào miếu, đến chỗ thằng Tây đang ngồi uống rượu trên một cái bàn thờ mới chớp đâu về Thằng việt gian xì xồ nói gì một lúc với thằng Tây. Rồi thằng Tây thân hành rót một cốc rượu đưa tận tay tôi, ra hiệu bảo tôi uống. Mẹ kiếp, 'rượu gì mà nhạt thếch. Số ông đưa tới chỗ có bạc xài. Lại có rượu uống thả của rồi đấy, ông nội ạ. Thằng Việt gian đập đập khẽ cái roi vào lưng tôi, nói giọng mơn trớn.

Rồi chúng nó dỗ tôi làm chỉ điểm! Mả cha nó, hồi nãy nghĩ nó sắp đem bắn mình, tôi không chút nao núng. Sao giờ nghe chúng nó nói thế, tôi lại phát nổi gai ốc đầy mình? Tôi tỉnh lại ngay tức khắc. Trời ơi, bây giờ tôi mới biết những thằng rượu chè be bét, những thằng trác táng trụy lạc, giặc coi như là dân "bồ bịch, của nó đấy! Thằng Việt gian trải một tấm bản đồ ra bàn, hỏi tôi: đây là con kênh gì gì, con rạch gì gì, xóm này là nhà ai, nhà ai.. . Cha chả, mình đã lỡ nói mình là dân xã này, mà bảo không biết thì nó đánh tan xác. Tôi cứ gật bừa chứ nào có biết trời trăng gì đâu? Nó đưa cho tôi một cái giấy xanh xanh, bảo tôi quấn lại như đẩu đũa nhét vào lưng quần, hễ có bị Tây nào khác bắt thì cứ móc đưa ra. Bảo gì tôi cũng gật. NÓ rót thêm cho tôi cốc rượu nữa, và nhét vào túi tôi một trăm đồng bạc, dặn rằng "Hễ thấy có Việt Minh, có du kích ở đâu thì lập tức về báo ngay cho quan lớn biết.

Sẽ hậu thưởng. Nhớ chưa?" Tôi gật gật... Ra khỏi miếu chừng trăm thước, tôi vạch quần đái một bãi rồi chuồn một mạch không quay mặt lại. Chỉ sợ nó theo gọi lại chụp hình thì sớm về chầu ông vải.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

36#
 Tác giả| Đăng lúc 6-1-2014 21:19:47 | Chỉ xem của tác giả
Tôi móc cái giấy xanh xanh ra cầm tay, định hễ gặp người nào đằng mình thì lập tức trình ra. Lội hết xóm này qua xóm khác mà chẳng gặp ma nào. Tôi cầm cái giấy trên tay như cầm cục lửa. Những muốn xé nát, vứt đi Rủi bị thanh niên tự vệ bắt trước khi mình đưa ra cho họ, thì chết oan hơn một ngàn bà thị Kính?

Trời xui đất khiến, may sao lại gặp đúng ông chủ nhiệm thôn bộ cùng đi với Võ Tòng, Võ Tòng tôi cũng quen, còn ông chủ nhiệm thì hồi đưa ông Huỳnh Tấn xuống Thới Bình, tôi cũng có gặp ổng. Tôi bèn chìa cái giấy ra và kể hết mọi nỗi cho họ nghe, lại đưa cả một trăm đồng bạc ra cho ông chủ nhiệm bỏ vào qũy ủng hộ kháng chiến. ông chủ nhiệm có khen tôi là mưu trí, trung thành, nhưng cũng chê tôi là... như vậy coi không được Nhưng bây giờ sự tình đã lỡ rồi, ông bảo. tôi cứ giữ cái giấy xanh xanh ấy, cứ ra vô bốt như thường, có tin tức gì thì báo cho anh em biết. Tôi nói "Lạy ông! ông có bắn thì bắn, chứ tôi không trở vô đó nữa đâu. Dứt khoát là không trở vô. Còn Võ Tòng thì chỉ nghe, chứ không nói năng gì. Nhưng tôi sợ chú ấy hơn ông chủ nhiệm thôn bộ mới lạ chứ. Chà, mấy cái chữ "Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục" xâm trên ngực chú, cứ như là chửi cha tôi không bằng! được cái ông chủ nhiệm không rầy lâu. Nói sơ chút vậy đủ hiểu thì thôi.

Đánh úp vào miếu thì mình không đánh nổi. Lính đằng mình rút xuống Năm Căn từ tám hoánh nào rồi...

Chúng nó như một luồng dịch, bây giờ mình sức yếu phải tạm thời lánh ra, rồi sau sẽ bọc sau lưng chơi du kích với chúng nó... Đó, đại khái ba người chúng tôi bàn nhau như vậy. Theo ý ông chủ nhiệm thì nên rình mấy thằng lính đi đốn cây mà bắn tỉa, chớp súng trước. Có súng mới làm ăn được. Nghe có lý lắm, còn theo ý Võ Tòng thì phải, khử" cái thằng Việt gian đã thuộc rành đường đất xứ rừng này trước. Giết thằng đó, thì bọn giặc co lại trong đồn thôi. Nghe cũng có lý lắm. Hai người cứ cãi nhau.

Sau cùng, ông chủ nhiệm bảo tôi 'biểu quyết". Tôi hỏi, “Biểu quyết là cái gì?" ông nói: “Theo ý kiến ai thì giơ tay lên. Bên nào đông thì làm theo ý kiến đó?" Hai ông đều giơ tay của mình lên. Bây giờ tới phiên tôi. Hễ tôi đi theo ai thì người đó thắng. Chà, chưa bao giờ tôi thấy mình quan trọng và oai như vậy. Nhưng mình theo người này thi mất mặt người kia, thật khó quá? tôi bèn giơ cả hai tay lên, mỗi tay ngả về một phía. ông chủ nhiệm lăn bò ra cười. Tôi cũng cười. Chỉ có chú Võ Tòng là không cười.”

Ba người chúng tôi dắt nhau đi phục kích ở bờ sông. Phơi nắng suốt hai ngày mà không thấy thằng lính nào mò tới. Ca-nô nó cứ chạy phình... phình... ở khúc sông trên kia ngã ba. Có lẽ vì chúng tôi phục kích chỗ xa quá…

Ngày hôm sau nữa, ông chủ nhiệm bận đi mượn thêm tay súng của xã bên, chỉ còn có tôi và Võ Tòng...

Lão Ba Ngù kể tới đây bèn dừng lại, quấn thuốc lá châm vào kéo mấy hơi dài. Lão cúi mặt xuống một lúc; khi lão ngẩng lên, hai giọt nước mắt long lanh hai bên khóe mắt từ từ chảy dài xuống má, đọng lại ở chòm ria. Lão cũng không đưa tay lên chùi. Lão lại tiếp tục kể, giọng hơi thấp xuống:

- Võ Tòng dắt tôi lội rừng, lên chặn đầu ca-nô ở khúc sông trên ngã ba. Chỗ khúc sông ngoắt có cây ngừa gie nhánh ra sông đấy.

- Nơi đó trống trải quá - tía nuôi tôi thở dài.

- Ờ hai bên bờ. sông không có lùm bụi cây cối gì...

Nhưng Võ Tòng cương quyết "phục" chỗ đó. Chú bảo tôi là thế nào cũng làm ăn được. Bọn giặc sẽ không ngờ. Chú mang nỏ, trèo lên ngồi trên nhánh gì ra gie ra sông, núp trong mấy đám tầm gởi. Tôi thì nằm trong bờ, vạch cỏ chui xuống như con rùa, chỉ ló đầu lên quan sát thôi. Quá trưa mà không thấy ca nô nó chạy qua. Hai hôm trước nó đều ra buổi sáng. Tôi đã toan gọi Võ Trang về thì chợt nghe tiếng ca-nô nổ máy phình phình . Chưa tàn nửa điếu thuốc, nó đã tới. Mà không phải từ đằng miếu tới. Đêm qua nó đi đâu. bây giờ mới trở về đây? Võ Tòng lập tức xoay người lại tôi Chỉ thấy rung rung một cọng lá, và ở đầu cọng lá ló ra một mũi tên tẩm thuốc độc đen sì.

Tôi đã trông rõ từng thằng trên ca-nô. Một tiểu đội cả thảy. Tám thằng giặc, ba thằng ngụy. Chúng nó đều cởi trần, da phơi nắng đỏ như cua luộc, thằng nào cũng đội một cái nón vải rộng vành màu cứt ngựa. Thằng Việt gian lùn tịt ngồi Ở mũi ca-nô, mũ vải bò tụt xuống cái lưng gù gù trong thật đáng ghét. Tôi kêu vùa đủ cho chú nghe:

- Cái thằng lùn đầu trần đấy! Nó đấy?

- Ừ!

Chú chỉ nói, có một tiếng. Thằng ngụy thủ cây trung liên đầu bạc ghé nòng súng lên đùi, ngồi chỗ be móc thuốc ra. đốt hút. Đúng là ở chỗ này trống trải, nó không đề phòng vả lại cũng sắp về tới đồn chúng nó rồi mà. chiếc ca-nô ào ào rẽ nước tiến đến. Tôi chớp mắt mấy cái. Không thấy một cọng lá rung mà mũi tên bay từ lúc nào đã cắm đúng giữa cổ họng thằng Việt gian nghe cái phực.

Nó ngã ngửa vào khoang. Mũi tên thứ hai bắn cắm vào vai một thằng Pháp râu xồm. Thằng giặc già từ từ nhổ mũi tên ra, ném xuống sông cười hô hố. Nó đưa bàn tay lông lá lên lau dòng máu ròng ròng chảy xuống bên vai chưa lau sạch, đầu nó đã quay quay chúi chúc xuống như con bò bị búa tạ đập vào giữa sọ. Kể nghe thì lâu, chứ sự việc diễn ra nhanh như chớp, anh Hai ạ? Ca-nô vẫn chạy.

Đã chạy qua khỏi cây ngừa rồi. Bấy giờ, chúng mới bắn loạn xạ vào hai bên bờ. Đạn véo véo bay qua đầu tôi, còn Võ Tòng thì vẫn ngồi ngang nhiên trên cành cây vô sự.

Tôi chờ cho nó chạy xa một quãng thì đứng lên gọi Võ Tòng về. Ai ngờ đâu còn một chiếc nữa đã phình... phình... ló mũi ra chỗ khúc sông ngoài. Một thằng Tây đội kê-pi vàng rực vai đeo ga-lông (cầu vai có quân hiệu) chớp chớp ánh kim tuyến, ngồi bên cạnh con đàn bà mặc quần áo nhà binh đang đưa ống nhòm ngắm tới trước. Thằng này ít ra cũng là quan hai. Mấy hôm trước không thấy có mặt nó trong đám này?

Chòm tầm gửi rung rung trên nhánh cây ngừa, rồi trở lại im lìm không động đậy. Tôi hồi hộp quá. Cách chừng ba tầm tên nữa thì ca nô nó lọt vào vòng phục kích của chúng tôi. Bỗng con mụ đàn bà buông ống nhòm tụt xuống ngực, trỏ vào chòm tầm gởi nói xì xồ gì đó. Thằng Tây đội kê-pi vớ khẩu tiểu liên trên tay một thằng lính ngồi dưới khoang, đưa lên ngắm. Chòm tầm gởi đu đưa mấy cái. Trời đất qủy thần ơi, Võ Tòng từ từ ló lên giương cánh nỏ. Tôi muốn thét lên mà lưỡi cứ líu lại. Bắn ngay nó một phát tên, rồi nhào xuống sông lặn tuốt có phải êm không Lại không bắn, còn chờ gì nữa hỡi trời! Thằng sĩ quan Pháp vẫn chưa nổ súng. Chiếc ca nô đã tới gần lắm rồi. Con mụ đàn bà bỗng quát lên một tiếng, vỗ tay vào lưng thằng Pháp. Lập tức, tôi thấy cánh tay phải của thằng giặc rung rung. Tai tôi không còn nghe tiếng súng nó bắn ra nữa, chỉ thấy làn khói trắng như sợi chỉ phụt phụt ra từ họng súng tiểu liên. Chú Võ Tòng từ trên cành cây rơi xuống nước. Rõ ràng là thằng giặc thoát chết vì khoảng cách giữa nó và chú Võ Tòng còn ngoài một tầm tên. Nó đã xuống tay trước chú. Bấy giờ tôi không còn biết sợ hãi là gì nữa, cứ nhô đầu lên coi chú Võ Tòng có mệnh hệ gì không. Chiếc ca nô chạy qua xóa những vệt máu mà tôi chắc rằng phải đỏ cả mặt nước kia... Anh Hai ơi anh có biết con mụ đàn bà ấy là ai không? Nó là con vợ thằng Tư Mắm ngày trước vẫn thường lui tới bán dừa khô bí rợ trên chợ Chắc Băng đấy!

Bàn tay lão Ba Ngù đấm xuống mặt bàn một cái rầm, cốc chén nảy bật lên. Ngọn đèn chao qua chao lại, khiến tôi có cảm giác như bốn bức vách nhà lung lay vì một sức chấn động dữ dội.

Tôi đưa tay chụp cái đèn, giữ cho nó khỏi đổ. Bàn tay tôi chạm vào cái thông phong rát bỏng. Tôi bỗng nhớ tới bàn tay ngón búp măng của con mụ đàn bà đẹp một cách dễ sợ đã dúi vào tay tôi tờ giấy bạc năm hào nơi quán dì Tư Béo mà tôi đã từ chối không nhận. Chính bàn tay con mụ gián điệp ấy đập vỗ vào lưng tên giặc Pháp, xuống lệnh khai hỏa giết chết chú Võ Tòng.

Tía nuôi tôi ngồi lặng đi một lúc lâu. Cơm canh đã dọn ra bàn rồi mà ông vẫn ngồi yên như một khúc gỗ. Dáng như trong đôi mắt ông đăm đăm nhìn sững vào ngọn đèn, đang hiện lên quá khứ xa xăm của người bạn cùng khổ, giữa nơi cuối đất cùng trời này.

Khi nghe má nuôi tôi giục ông mời khách ăn cơm, ông mới thong thả đứng dậy. ông bước đến bên bức vách rút ra ba mũi tên trong chiếc ống nứa ra, để nằm ngang ở trên đĩa, đặt lên bàn thờ. Rồi ông rót một chén rượu đặt bên cạnh ở ba mũi tên thề, và thắp nguyên cả một bao hương cắm vào bát tro.

Tuyệt nhiên không hề thấy có một nét biến đổi trên sắc mặt ông. Cả một hơi thở mạnh cũng không nghe thấy...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

37#
 Tác giả| Đăng lúc 9-1-2014 20:07:41 | Chỉ xem của tác giả
Chương 14

Mũi tên thù

Tội nghiệp cho hai ông già, ngày nào cũng dắt nhau ra đi từ trời còn mờ đất, có khi đến tối mịt mới về. Má nuôi tôi lo lắm: Nhưng bà biết rõ chồng mình hơn ai cả. Khi ông đã quyết một sự gì rồi, thì lời khuyên can và những giọt nước mắt của bà không thể làm mềm được ý chí của ông Tốt hơn hết là nên im lặng.

Sau cái trận phục kích bất ngờ, chết mất tên Việt gian đưa đường lợi hại và một thằng Pháp, bọn địch phát quang cây cối dọc ngã ba sông có hơn nghìn thước, bắn chết ba người đàn bà đi thuyền trên sông giữa ban ngày, và yết bảng tại ngã ba rằng: Ai nộp một cái đầu Việt Minh. sẽ được lĩnh một nghìn đồng. Đồng thời chúng cũng ra sức mua chuộc: mỗi người dân bị chúng ruồng bắt về đồn đắp phòng tuyến trước khi được thả về đều được phát cho ba thước vải, một số thuốc ký ninh và hai bao thuốc lá "gô-loa" cùng một cái giấy lách-xê-pát-xê. Lão Ba Ngù ở chơi với tía nuôi tôi hơn một tháng mới từ giã trở về Chắc Băng. Không biết có phải lão buồn vì công lặn lội của mình chẳng đem lại một kết quả gì, hay bởi con mụ vợ Tư Mắm đã theo thằng quan ba trở ra chợ Rạch Giá - thế là mất đối tượng chính - nên lão nản lòng bỏ đi chăng.

Tía nuôi tôi từ hôm ấy càng đâm ra ít nói, chẳng thiết gì công việc làm ăn, cứ bỏ nhà đi luôn. Nhiều khi cả mấy ngày không về nhà. Có về nhà thì lại thắp hương cắm lên bàn thờ rồi lại ngồi uống rượu khan một mình. Một số người ở xung quanh đồn giặc đã lục tục trở về nhà cũ. Cả ba bốn ngôi quán cà phê, hủ tiếu cũng vừa dựng lên. Tía nuôi tôi đã mấy lần mò ra quán cà phê, lần nào cũng trở về với bộ mặt rầu rầu khiến cho thằng Cò và tôi không dám nói chuyện to tiếng.

Một hôm, tía nuôi tôi cầm rựa đi đốn ở đâu về mấy gốc tre già. ông vứt tre xuống sân, bảo thằng Cò đi mua rượu. Người ông thay đổi hẳn, chân tay nhanh nhẹn, vui vẻ hoạt bát lên như ngày trước. ông chẻ tre, nắn nót chuốt từng mũi tên, ban ngày phơi nắng, ban đêm hong lửa ông châm từng mũi tên lên tay, cân xem có vừa sức nặng và bề dài của ba mũi tên tẩm độc của ông không...

Ba hôm liền, ngày nào cũng ngậm tẩu thuốc lá, cầm nỏ mang tên, dắt con Luốc di vào rừng.

Chẳng thấy bắt được con chồn con cáo gì, mà ngày nào cũng lặn lội cho mệt! Má nuôi tôi làu bàu nói như vậy. Tía nuôi tôi chỉ cười. Nụ cười hồn hậu trên gương mặt khoáng đạt mà tôi thấy ở ông lần đầu tiên nơi xóm chợ Ngã Ba Kênh, lại trở về với ông. Dứt khoát không phải tía nuôi tôi đi săn con chồn con cáo gì đâu. Có thể là ông đi tập bắn nỏ đấy thôi! Mà một người thông thạo nghề rừng nghề biển như ông, thì việc sử dụng cánh nỏ chỉ như một trò chơi, ông cần gì phải tập. Vậy thì tía nuôi tôi đi đâu? Làm gì?

Ý nghĩ ấy cứ nung nấu trong đầu tôi, càng thôi thúc sự tò mò dậy lên trong tôi rất mãnh liệt. Phải theo coi ông làm gì? Thế là tôi mò vào rừng. Theo dấu chân ông, tôi đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Đã trở về, bỗng con chó Luốc từ trong một bụi cây chạy ra xoắn lấy tôi. Tôi vội ôm con chó, vuốt ve cho nó đừng sủa. Và con Luốc dắt tôi chạy băng qua một khoảng đất lầy, đến một cái bàu rộng. Tôi gí mõm con chó xuống đất, núp trong một bụi sậy ngó ra bàu. Tía nuôi tôi cởi trần, đang loay hoay bơi trong một đám rều. ông nhặt lục bình, rau mác phủ kín thân người, rồi giương nỏ, chống hai khuỷu tay lên hai khúc bẹ dừa nước thả giữa đám rều, giữ thăng bằng trên mặt nước, không động đậy. Khi mặt bàu đã trở lại phẳng lặng, và một cái lá lục bình cũng chẳng thấy còn rung nữa, thì từ trong đám rều nghe vang ra một "tiếng tách rất khẽ của cánh nỏ bật dây. Chiếc tên bay ra, cắm phập vào một bẹ dừa nước cắm ở mấp mé ven bờ, mà đám rều không mảy may động đậy. Tôi không đếm rõ, nhưng ước chừng sáu bảy chiếc tên đã cắm đầy bẹ dừa nước, cách mặt nước khoảng một tấc, đều tăm tắp như ta cầm từng mũi tên và ghim vào vậy. Tôi hãi quá. Vừa hãi vừa kính phục. Muốn gọi tía nuôi một tiếng. Nhưng sợ ông mắng, tôi len lén dắt con chó đi một quãng mới thả nó ra và lẳng lặng trở về.

Tôi không hề lộ ra chút gì tỏ rằng mình biết chuyện tập bắn của ông. Hôm sau, tía nuôi tôi gọi tôi ra sân bảo khẽ:

- Con đi với tía ra bốt đi?

Tôi đoán rằng tía nuôi tôi dắt tôi đi phục kích bắn giặc; ông đã gọi tôi theo, hẳn là ông tin cậy tôi hơn thằng Cò. Bụng mừng rơn, tôi nói luôn:

- Tía đưa cho con cái dao găm!

Ông cười cười, vỗ tay lên đầu tôi:

- Đi chơi thôi mà. Việc gì phải mang dao.

Thấy tôi đứng ngớ ra, ông cúi mặt khẽ trong tai tôi:

- Hồi trước, con có biết mặt vợ thằng Tư Mắm... Con đi với tía, coi phải đúng là nó không?

Tự nhiên hai chân tôi nhảy dựng lên một cái. Giờ phút đợi chờ của tía nuôi tôi đã đến rồi. Thảo nào trông ông khác hẳn. Tôi lập tức hiểu ngay việc chuẩn bị của ông từ mấy hôm nay.

- Đi tía! Con làm sao quên con gián điệp khốn nạn ấy được - Tôi phấn khởi nói như vậy. - Nhưng mà... nó cũng nhớ mặt con đấy, tía à?

- Không lo. Con thấy nó mà nó không thấy con đâu, đừng sợ.

Thế là hai tía con chúng tôi bơi xuồng ra đi. Đến xóm nhà gần đồn, tía nuôi tôi giấu xuồng vào một bụi ô rô rồi dắt tôi lên bộ. Chúng tôi đều đi tay không. Rủi gặp một thằng lính nào thì lấy gì chống trả? Tới vừa đi vừa lo, mắt cứ dao dác ngó chung quanh. ông vỗ vào vai tôi một cái mạnh:

- Đi đường hoàng, con ạ! Làm như mình là dân ở xóm này vậy. Đừng dao dác... Có gặp chúng nó, để tía liệu lời ứng phó.

Trời chưa tối. Nhưng con đường trước đồn vắng tanh. Lác đác một vài nhà đã thắp ngọn đèn kiểm tra treo trước cửa. Chúng tới đi ngang qua ngôi quán cuối cùng, rồi tạt xuống mé sông ngồi đấy.

Nếu có ai hỏi, con cứ nói là chờ xuồng quá giang, nghe chưa? - Ông dặn tôi như vậy và ung dung móc thuốc lá trong túi ra nhồi vào tẩu, bật lửa lên châm hít mấy hơi dài.

Đã ngồi rình mà còn hút thuốc Tôi hơi bực với tía nuôi tôi, nhưng không dám phản đối. Từ chỗ chúng tôi ngồi cách đồn giặc không đầy ba trăm thước. Chắc chắn là bọn lính trên chòi đã thấy chúng tôi rồi. Có lẽ tía nuôi tôi cố ý đốt thuốc lên hút, để chúng nó ngỡ chúng tôi là người trong quán ra ngồi chơi. Bên kia bờ sông, cây cối bị san bằng mặt đất, một con mèo chạy cũng thấy rõ. Mặt trời sắp lặn chiếu ánh vàng nhợt nhạt lên mặt đất trần trụi bên ba bờ, và hồi quang từ mặt nước hắt lên tường vôi trắng bệch của ngôi đồn một màu không tên gọi, một thứ màu đặc biệt khó tả nhưng nó gợi cho người ta nghĩ ngay đến mùi tanh nhớt cá.

Quái, mọi hôm giờ này nó đã ra rồi kia mà? - Tía nuôi tôi vừa lẩm bẩm nói xong, thì ông đã nén giọng kêu khẽ trong cổ. - Nó đây rồi.

Từ trong đồn, một dáng người đàn bà tóc phi dê ưỡn ẹo đi ra, vai quàng chiếc khăn tắm biển xuống tận gối.

Trông rõ cả đôi quai dép trắng dưới chân. Con mụ ngửa cổ ra sau, lắc lắc mớ tóc rồi đưa bàn tay túm gọn vào gáy trước khi trùm chiếc mũ cao su lên. Thoạt trông dáng đi ưỡn ẹo như hình rắn luồn, thấy bàn tay đưa lên vén tóc, tôi biết ngay là nó rồi. Bàn tay búp măng rất đẹp, không thể nhầm lẫn Bởi nó quay lưng về phía chúng tôi, lại phi dê tóc, nên tôi còn phải chờ xem cẩn thận đã. Đến khi nó xoay người bỏ chiếc khăn quàng xuống trụ cầu nước, nhìn bộ mặt trông nghiêng nửa bên của nó, thì tim tôi đập rộn lên:

- Đúng nó rồi, tía à! Suýt nữa thì tôi kêu to lên.

- Xem cho kỹ!

- Đúng là nó mà!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

38#
 Tác giả| Đăng lúc 9-1-2014 20:08:53 | Chỉ xem của tác giả
Con gián điệp phơi nguyên cái thân hình lồ lộ của nó, chỉ có ba mụn che chỗ kín và bộ ngực. Nó vung tay vung chân khởi động chừng nửa phút rồi gieo mình xuống nước.

- Chắc chắn là nó, chứ con? - Tía nuôi tôi hỏi lại cẩn thận.

- Chắc!

- Thôi về, con!

Tía con chúng tội vừa đứng lên đi mấy bước, thì có một thằng ngụy trên chòi gác la lên:

- Ê ! Mấy thằng nào trong quán ra rình coi bà lớn tắm đó? Coi chừng ông lớn bắn bỏ mẹ đa?

Chúng tôi cứ thản nhiên đi. Đi một quãng thật xa, bấy giờ tôi mới thấy rờn rợn nghĩ lại lúc mình ngồi ở bờ sông.

Về nhà đừng nói gì với má con biết, nghe không? - Tía nuôi tôi cứ dặn đi dặn lại, bảo tôi có đến ba bốn lần chỉ mỗi câu ấy.

Đêm đó, cả nhà ngủ đã lâu rồi. Tôi giật mình thức dậy, vẫn thấy tía nuôi tôi ngồi cầm cái tẩu lăn lăn trên bàn tay, bên gốc cây tràm trước sân. Trưa hôm sau, khoảng hai giờ chiều, tía nuôi tôi đã xách nỏ, mang ống tên ra đi, không quên lấy cái dao găm trong chiếc túi da beo ra đeo thật chặt bên hông.

Má nuôi tôi hỏi:

- Ông đi đâu mà không cầm theo chiếc nón đội vậy?

Tía nuôi tôi đáp ngắn ngủi:

- Ra ngoài xóm một chốc thôi.

Con Luốc ve vẩy đuôi chạy theo. Tía nuôi tôi quay lại bảo tôi giữ con chó, đừng cho nó theo. Tôi biết ông đi đâu rồi. Tôi ôm con chó nhìn theo cái lưng trần chắc nịch của tía nuôi tôi, thấy rất vững tin, nhưng đồng thời cũng có một cái gì nôn nao hồi hộp cứ dâng lên trong lòng khiến tôi dưng dưng muốn khóc.

Tôi đi ra đi vào, bụng nóng như lửa đốt. Tai cứ hướng về phía đồn. Những tiếng súng vu vơ ngoài đó, mọi ngày tôi không thèm chú ý, giờ chỉ nghe tiếng nổ xa lắc ở đâu cũng đủ làm tôi bàng hoàng lo sợ. Má nuôi tôi hỏi gì, tôi cũng chỉ ậm à ậm ừ. Thằng Cò rủ tôi đi đâm cá, tôi cũng không đi. Đến bữa cơm tôi lùa nuốt vội một bát, rồi lén dắt con chó đi. Tay tôi cầm cái mác, con chó đủng đỉnh chạy theo sau. Tôi băng rừng ra tới bờ sông, đi về hướng đồn giặc. Mặt trời gần lặn thì tôi đã trông thấy bức tường vôi trắng xóa và cái chòi gác cao lêu nghêu bên kia sông. Tôi núp trong những bụi cỏ, lúc thì đi lúc thì lom khom bò tới. Đến chỗ chúng phát trụi sát mặt đất, không ló ra được nữa, tôi đành nằm xuống ngóng qua đồn. Con chó tinh khôn cũng nằm sát một bên tôi không động cựa gì cả.

Mắt tôi dán trên mặt sông trước ngôi đồn giặc, theo dõi từng đám rều từ trên kia theo nước trôi xuống. Lỡ tía nuôi tôi núp trong một đám rều lưới qua rồi, mà con gián điệp khốn kiếp chưa ra tắm thì sao? Bây giờ tôi không lo sự nguy hiểm xảy ra cho tía nuôi tôi, mà chỉ lo con qủy cái không ra tắm. Mắt tôi lại nhìn ra cửa đồn. "Nó sẽ ra... Nó sẽ ra... Rồi nó sẽ ra... " Tôi lẩm bẩm như vậy một chốc thì quả nhiên nó ra thật. Vẫn như chiều hôm qua, nó lại ngửa đầu ra sau, vén tóc trùm chiếc mũ cao su lên. Nó lại cởi chiếc khăn tắm đặt lên trụ cầu. NÓ đã bắt đầu khởi động rồi kia! Một thằng Tây từ trong đồn đi ra, có con chó béc-giê to tướng theo sát bên chân. Con gián điệp quay lại cười hắc hắc, nói lí nhí gì đó trước khi gieo mình lao xuống nước. Hai tay tôi nắm hai bụi cỏ cứ run lên. Con chó béc-giê sủa oang oang khi thấy một đám rều trôi qua ngang đồn. Tôi phải vỗ vỗ vào lưng con Luốc, gí mõm nó xuống, không thì nó cứ chờn vờn chực đứng lên sủa chửi lại con chó xấc xược kia.

Con gián điệp vẫn bơi lên ngụp xuống chung quanh chỗ cầu nước. Một đám rều nữa lại trôi tới. Con chó béc giê lại sủa. Nghe rõ cả tiếng thằng giặc suỵt suỵt mắng con chó. Đám rều thứ ba trôi tới, bé hơn hai đám trước, trôi lờ đờ, coi bộ chậm chạp. Đúng là tía nuôi tôi đang núp trong đám rều này. Tôi vừa nghĩ như vậy thì nghe tiếng hét thất thanh của con mụ "vợ Tư Mắm". Nó quẫy đùng đùng như con cá mắc câu, cánh tay với với bám trụ cầu. Con chó béc-giê chồm chồm trên cẩu, sủa ra sông dữ dội. thằng Tây lôi con mụ kia lên cầu, vừa chỉ vừa hét: “Việt Minh? Việt Minh!" Con gián điệp còn dốc hết lực giơ cánh tay chỉ ra đám rều trôi trên sông trước khi ngã xuống giãy đành đạch. Đèn rọi lia như chổi quét trên sông. khắp bốn phía đồn. Súng đủ các cỡ bắn ra như chấu. Thằng giặc Pháp cầm khẩu tiểu liên đuổi theo bờ sông, ria xuống đám rều. Đạn đỏ ngời nẩy trên mặt nước như thia lia. Lại thêm năm sáu thằng ngụy trong đồn cầm súng tủa ra.

Tôi bất chấp cả đạn. bắn vèo vèo bên tai, xách mác đứng dậy chạy đi. Thằng giặc chạy bên kia bờ, tôi chạy bên này bờ. Giá tôi có khẩu súng trường trong tay, thì tôi đã nổ cho nó một phát rồi. Máu dồn lên nóng cả mặt. Tôi che tay lên mồm hô lớn: "Xung phong!" Con Luốc cũng bắt đầu sủa oang oang, hỗ trợ cho tiếng hô vang rền của tôi Thằng giặc Pháp cầm súng. đuổi theo đám rều bên kia bờ, nghe tiếng thét xung phong của tôi vụt co người lại như bị điện giật. Nó quay lưng tháo chạy về đồn.

Tôi cứ chạy theo đám rều, gọi: "Tía ơi, tía hời!" mà không nghe tiếng đáp. Đám rều mỗi lúc một trôi nhanh.

Tôi ngồi xuống bờ sông, khóc nấc lên. Hồi lâu, bỗng nghe tiếng chân đi sột soạt đến gần. Con chó đứng bên tôi ve vẩy đuôi, lao về phía chân người đi tới.

- Thằng An đấy hả con? - Giọng tía nuôi tôi vọng ra từ trong bóng tối.

Tôi mừng cuống lên, chạy đâm vào người tía nuôi tôi, làm ông suýt ngã.

- Tía có sao không, tía? - Tôi vừa hỏi vừa đưa tay sờ khắp người ông xem có máu chảy không.

- Chẳng việc gì, con ạ. Tía lặn xuống tới đáy sông, làm sao nó bắn trúng được. Con ra đây bao giờ?

- Tía đi một lúc thì con đi theo. Con lo quá!

Tôi cảm thấy bàn tay tía nuôi tôi sờ soạng đặt lên vai tôi và từ trên vai tôi , bàn tay to lớn ấy dần dần mò xuống nắm chặt bàn tay tôi.

- Cám ơn con. Tía cám ơn con!

Con Luốc sấn vào bên chân chúng tôi, vướng không đi được. Tôi co chân tống nó một cái, nó mới chịu lui ra. Tiếng súng moóc-chê trong đồn bắt đầu bắn ra, nổ ầm ầm vào những khu rừng chìm kín trong đêm. Nghe tiếng súng bắn nhiều chừng nào, tôi càng khoái chừng nấy.

- Vì thù mà phải báo, chứ tía đâu màng tới chuyện giết một con đàn bà!

Đột nhiên, tôi bỗng có cảm giác như mình đang nghe câu nói ấy vẳng ra từ một câu chuyện cổ xa xưa nào.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

39#
 Tác giả| Đăng lúc 9-1-2014 20:14:46 | Chỉ xem của tác giả
Chương 15

Phường săn cá sấu

Chỉ trong vòng không đầy hai tháng, mà đã có hai tên Việt gian gián điệp lợi hại và một thằng Pháp bỏ mạng vì tên tẩm thuốc độc. Thứ vũ khí thô sơ thời Trung cổ, lặng lẽ từ trong cành xanh phóng ra, đem lại cái chết bất thình lình không phương cứu chữa -sự việc ấy đã gieo vào đầu óc bọn giặc đang cầm những khẩu súng hiện đại trong tay một nỗi khiếp đảm khôn lường. Càng sợ, chúng càng lồng lộn lên một cách dữ dội để tự trấn tĩnh và động viên tinh thần bọn ngụy. Chúng đưa thêm tới ba tiểu đoàn, mở những cuộc càn quét báo thù liên miên khắp các vùng rừng chung quanh. Những ngôi lều của thợ đốn củi ở tít mãi trong rừng sâu cũng bị chúng mò tới đốt trụi. Chúng bắt dân phải dỡ nhà về ở chung quanh đồn để làm vòng rào người, và đóng thêm bốn lô-cốt ở mấy nơi hiểm yếu dọc bờ sông. Ngôi lều của tía nuôi tôi cũng đã làm mồi cho ngọn lửa của giặc Pháp. Cả nhà chống thuyền sống lay lắt qua ngày trong các vùng đầm lầy và trong các khu rừng ngập nước.

- Đành phải đi về vùng U Minh hạ thôi, ông à!

Một hôm má nuôi tôi thở dài, bàn với tía nuôi tôi như vậy. Bà ngồi trong mui thuyền chật chội, nhìn ra những làn mưa trắng tuôn mù mịt xuống ngàn xanh, chậc lưỡi.

- Chỉ lo cho hai thằng bé. Dầm mưa dãi nắng thế này, rủi chúng ốm đau nằm xuống thì lấy gì mà thang thuốc!

- Mười mấy năm trời, quen thuộc ở đây, tôi không nỡ bỏ đi...

Tía nuôi tôi đáp, giọng rầu rầu.

- Nhà ở đâu tức quê hương ở đó. Vậy trước kia thì ông và tôi ở đâu? ông sao câu nệ quá vậy? Tôi vì hai đứa nhỏ... chứ không, tôi cứ mặc cho ông muốn ra sao đó thì ra...

Tía nuôi tôi không đáp. ông ngồi cầm cái tẩu dài quăn queo, gõ gõ thành tẩu vào gót chân, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn một vài giọt mưa từ trên mui lá rơi lộp độp xuống giữa khoang thuyền ẩm ướt. Đêm hôm đó, chúng tôi chống thuyền ra sông. Cả gia tài chúng tôi, ngoại trừ mấy cái nồi cái niêu và một ít quần áo cũ, thì chỉ còn có mỗi chiếc thuyền này thôi. Lúc ngang qua chỗ ngôi mộ Võ Tòng, tía nuôi tôi dừng thuyền lại, bước lên bờ. Thằng Cò sợ ma, ngồi sát vào bên má, lại còn ôm thêm con chó vào lòng. Tôi bước lên theo tía nuôi tôi. Trong bóng tối lờ mờ, dưới vòm trời ảm đạm le lói một vài ngôi sao xa lắc, ông đang ngồi phệt bên nấm mộ, đầu cúi xuống, bàn tay lơ đễnh đưa đi đưa lại nhổ những cọng cỏ dưới chân. Nghe tiếng chân giẫm sột soạt trên cỏ ướt, tía nuôi tôi ngước lên nhìn và vẫy tay ra hiệu cho tôi ngồi xuống bên ông.

- Tôi và thằng cháu lên từ biệt chú nó đây!

Tía nuôi tôi ngó vào ngôi mộ nói bằng giọng mũi ngạt ngạt

Tôi chỉ dùng được có một mũi tên trong số hai mươi chiếc chú đã trao cho tôi... Nhưng tôi chắc rằng dưới suối vàng, chú đã có thể ngậm cười mà yên nghỉ...

Dứt khoát tôi không tin rằng người chết có linh hồn. Nhưng cái giọng trầm trầm của tía nuôi tôi đang nói với ngôi mộ, đồng thời tôi chợt nhớ lại bàn tay vuốt cặp mắt trừng trừng khiến cho đôi mắt khép lại, chính con người ấy đã nằm xuống dưới đất ngay trên chỗ tôi đang ngồi đây, việc ấy đã làm cho tôi thấy rờn rợn. Tía nuôi tôi dặng hắng mấy tiếng rồi quay sang tôi:

- Thằng An có nhớ con vượn bạc má của chú Võ Tòng không?

- An, nó đâu rồi, tía?

Tôi hỏi lại ông như vậy, chứ tôi đã đinh ninh là nó chết trong trận cháy rừng rồi.

- Con vật ở rừng còn có nghĩa, huống chi con người. Hôm Tây đốt rừng, chú Võ Tòng đi vắng, buộc nó ở lều. Nó bứt xích chạy thoát được. Người ta trông thấy một đoạn xích bị giật đứt, còn lủng lẳng ở cổ nó mà đoán ra như thế... Sau đó nó trở về ngồi trên nền cũ, không ăn không uống gì rồi chết rũ xương ở đó. Có người qua ngang đấy, về thuật chuyện lại cho tía nghe, con ạ.

- Hôm tía với con từ trong rừng chống xuồng về, có qua ngang đó. Lúc bấy giờ nó chưa về, tía nhỉ? Giá nó về thì mình gặp nó rồi.

Tía nuôi tôi đứng dậy thở dài, rồi bảo tôi xuống thuyền. ông còn quay lại, lom khom nhặt hòn đất đặt lên ngôi mộ rồi mới bước theo tôi. Nước mỗi ngày một chảy xiết, và dòng sông càng đi tới càng mở rộng mênh mông. Đứng trước mũi thuyền chèo cập bờ bên này mà nhìn sang bờ bên kia, chỉ thấy một vệt dài xanh thẫm của rặng dừa nước lờ mờ trên đầu ngọn sóng. Chúng tôi đi ròng rã ba ngày ba đêm, chỉ trừ những lúc phải dừng lại thổi cơm ăn, còn thì cứ luân phiên nhau chèo. Mấy hôm liền, trời vẫn nắng gay gắt. Mặt sông lao xao phản chiếu ánh mặt trời như một dòng thủy ngân cuồn cuộn trôi về hướng biển. Mây đen từ chân trời đùn lên, vẩn hình mặt quỷ, rủ nhau quần tụ một chỗ không chịu bay đi. Rồi dông kéo tới ào ào, mưa như trút nước xuống như thác đổ hơn một ngày đêm. Sóng gầm thét không lúc nào ngớt. Chúng tôi phải chui thuyền vào núp trong một rạch lá dừa nước um tùm, chờ cho dứt cơn mưa dữ mới quay ra sông chèo đi.

Một buổi chiều, tía nuôi tôi cho thuyền cập lại bên ngôi quán lá cất nhoai ra bờ nước. Chúng tôi buộc thuyền vào trụ sàn cầu, nơi đã có hai chiếc tam bản lớn của những ông khách ngồi trong quán cắm sào đỗ lại đó từ bao giờ. Thấy có người đến, họ ngóng cổ ra nhìn rồi lại quay vào tiếp tục cuộc rượu bày trên chiếc bàn tròn giữa quán. Tía nuôi tôi rướn người bước lên sàn cầu lát toàn bằng những cây mắm nhỏ. Cứ mỗi bước ông đi tới, những cây mắm lại kêu lắc rắc dưới chân. Con Luốc lập tức phóng lên theo. Tôi gọi "Luốc! Luốc!" và lấy cớ đuổi theo giữ con chó để nhảy lên theo nó. Một con kỳ đà bị trói chặt bốn chân bằng sợi dây thép, nằm khoanh gần chỗ cửa. Con Luốc xô tới, chồm chồm vào con kỳ đà sủa váng lên. Bấy giờ, ba người khách rượu mới quay ra, gật gù, vẻ như muốn chào làm quen với tía nuôi tôi. Một ông cụ già cởi trần, râu quăn queo, vận xà-rông đen, đầu bịt khăn lụa đỏ, người cao lớn như tía nuôi tôi, đứng lên cất giọng ồm ồm:

- Chào ông bạn!

Hai người đàn ông kia hơi có tuổi, gầy gò, đầu cạo trọc như nhau, mỗi người vận một cái khố nhuộm màu vỏ cây. Họ giống nhau một cách rất buồn cười, chỉ khác là một người thì cao quá, còn một người lại thấp quá. Cả hai cùng đứng lên gật đầu chào tía nuôi tôi. Tía nuôi tôi đứng lại nhìn họ một lát rồi bỗng nhiên ông chếch cánh tay phải lên, tay trái áp vào ngực, nghiêng người tới trước, nói cách trịnh trọng:

- Kính chào các ông bạn!

Ba người kia vội vã cùng một lúc đưa tay lên chào đáp lễ y như kiểu chào của tía nuôi tôi. Tôi đứng ngớ ra nhìn, ngạc nhiên quá đỗi. Về sau, mới biết đó là lối chào ra mắt của các phường săn cá sấu khi gặp nhau muốn tỏ tình thân. Chủ quán là một ông già lùn tịt, lật bật như con rối, từ sau bếp chạy ra, vác một gộc cây đặt xuống cạnh bàn rượu, giọng lăng xăng:

- Mời ông khách! Mời ông ngồi xuống đây!

Mùi thịt nướng từ trong bếp bay ra khét lẹt. Và khói cũng từ trong cái bếp lò thấp thoáng sau quầy rượu cuồn cuộn bay ra, như làn khói đốt đồng cỏ tháng tư.

- Cháy miếng thịt mất rồi!

Tôi vội kêu lên, và thản nhiên không chú ý tới mọi người ngồi đó, cứ đi thẳng một mạch vào bếp. Tôi cầm cái que cời dập bớt than, rồi trở gắp thịt đặt lên nướng phía bên còn chưa chín.

- Để đó cho qua, chú em!

ông chủ quán chạy vào, vừa nói líu ríu bằng giọng khen ngợi vừa với tay cầm chai rượu dựng bên cạnh lò. Tôi đáp cách bình thản, nhưng cũng rất tự hào:

- Cháu giúp bác một tay, được mà!

Rồi tôi mỉm cười một mình, chợt nhớ tới "thằng bé hầu rượu" trong quán dì Tư Béo. ông cụ già bịt khăn lụa đỏ đỡ lấy chai rượu trên tay chủ quán, rót đầy vào một cái bát lớn đặt giữa bàn mà họ đã uống vơi gần quá nửa.

- Kính mời ông bạn! Làm một hớp cho ấm bụng. Chẳng hay ông bạn từ đâu tới?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

40#
 Tác giả| Đăng lúc 9-1-2014 20:16:55 | Chỉ xem của tác giả
Tía nuôi tôi đáp, giọng từ tốn:

- Tôi là người vùng U Minh thượng... Giặc Pháp đã vào tới đó. Nay lênh đênh phiêu giạt... Còn chưa biết về đâu.

Hai người đàn ông đầu cạo trọc đưa mắt nhìn nhau. Tía nuôi tôi bưng bát rượu lên nhấp một hớp; chừng như đoán ra ý họ, ông đặt bát rượu xuống bàn, nói chậm rãi:

- Phải, tôi là người U Minh thượng. Nhưng nguồn cội tận xứ Tiền Giang kia. Thuở còn trẻ tráng, tôi cũng đã lặn lội nhiều năm trong nghề hạ bạc. Nghèo như chiếc lá rụng xuống dòng sông, nước trôi tới đâu mình theo tới đó. Bấy nay tôi theo nghề rừng, chẳng qua cũng vì mưu sinh theo hoàn cảnh, chuyện đó có chi là lạ...

Người đàn ông thấp lùn tức thời đứng phắt dậy, dang tay ra ôm tía nuôi tôi, cười ha hả:

- Vậy thì huynh ông neo lại khúc này, trở về nghề cũ, chúng ta hiệp nhau làm ăn, được chứ?

Tía nuôi tôi cười cười, chưa đáp ra sao. Tôi giúp ông chủ quán dọn thịt nướng ra bàn và gọi thằng Cò lên xem ông giết thịt con kỳ đà. Tôi cứ chạy ra chạy vào, khi thì quạt lửa, khi thì lấy tí muối ớt, khi thì rót thêm mỡ rái cá vào đĩa thịt tự tôi tìm thấy trong bếp và mang ra bàn rượu. Tôi cảm thấy mình bận rộn nhưng vui vẻ như thằng bé hầu rượu trước kia. Chẳng mấy chốc mà họ đã uống cạn hai lít rượu, thứ rượu ngon nhất mà ông chủ quán bảo chỉ để dành riêng cho khách quen sành sỏi. Rượu vào thì lời ra. Họ nói đủ thứ chuyện về sông nước, và trong câu chuyện đã bắt đầu xưng hô anh anh chú chú cởi mở thân mật. Dường như ba ông khách rượu ấy và tía nuôi tôi là những người bạn cũ, xa nhau lâu ngày, giờ mới tình cờ gặp lại vậy. Khi biết ông bạn phương xa vừa tới có "bà nội tướng" đang thổi cơm dưới thuyền, ông cụ già bịt khăn đỏ bèn trịnh trọng bước ra sàn cầu, chắp hai tay trước ngực hướng vào mũi thuyền, sửa giọng kính cẩn:

- Chẳng mấy thuở được gặp anh Hai... Xin kính mời chị Hai quá bước lên quán, dùng một chén rượu mọn với anh em chúng tôi.

Má nuôi tôi "cám ơn" và từ chối năm lần bảy lượt không xong, đành phải đội khăn bước lên quán. Món thịt kỳ đà nấu ca-ri nước cốt dừa cũng vừa bưng dọn ra bàn bốc khói thơm lừng. Cả gia đình chúng tôi, ba ông phường săn kỳ dị và ông chủ quán lùn tịt cùng ngồi vào bàn, dùng bữa cơm tối một cách hết sức vui vẻ. Cả con Luốc cũng có phần một bát thịt to tướng trộn cơm nguội mà ông chủ quán đã có "nhã ý" dọn riêng cho nó trước sàn cầu.  

- Bao giờ giặc tấn công tới đây, chúng ta sẽ liệu. Còn bây giờ, làm nghề cứ lo làm nghề. Còn phải nghĩ tới miếng sống chứ. Tôi nói vậy, liệu có phải không chị Hai?

Người đàn ông cao lêu nghêu bắt đầu làm quen với má nuôi tôi bằng câu mở đầu ấy. Người đàn ông thấp lùn vội nói tiếp theo:

- Ắt chị Hai vui lòng để anh Hai cùng đi làm ăn với chúng tôi chứ?

Má nuôi tôi cầm bát lên tay, nhìn tía nuôi tôi:

- Xin các chú hỏi ông nhà tôi. Chứ tôi là phận đàn bà!

Ông chủ quán ngứa miệng, vung hai tay lên:

- Chị Hai còn theo xưa quá. Người ta nói nhất vợ nhì trời mà!

Mọi người đều cười, khiến ông chủ quán cứ xoay quanh hết nhìn người này đến nhìn người khác, lắc la lắc lư ra vẻ đắc chí với câu pha trò của mình lắm. Không biết có phải vì có mặt má nuôi tôi mà các ông già trở nên lịch sự, vui vẻ và hoạt bát hẳn lên không? ông cụ già bịt khăn đỏ hỏi má nuôi tôi một cách khoan thai:

- Ngày xưa, chị Hai cũng theo nghề câu chứ?

Má nuôi tôi lắc đầu:

- Tôi sợ lắm. Chỉ có ông nhà tôi thôi. Tôi chỉ câu lòng tong cá chốt, chứ thứ đó tôi sợ lắm!

Người đàn ông cao lêu nghêu nhếch mép cười, bàn tay đưa lên gãi gãi cái đầu trọc nhẵn thín:

- Nói không phải phô phang với chị Hai và các anh tôi đây, chứ thuở mười ba mười bốn tuổi, tôi đã theo ông nội tôi đi bắt cá sấu như bắt cá lóc rộng trong khạp vậy thôi. Vào mùa khô, chúng tôi lội vào rừng cỏ, men theo những cái bàu giữa rừng tìm cá sấu. Hồi đó, cá sấu còn nhiều lắm. Bàu nào cũng có. Không nhiều thì ít. Tệ lắm cũng năm bảy con trở lên. Bà con quen gọi là ao cá sấu. Chọn được ao sấu nào có nhiều sấu hoa cà rồi, chúng tôi mới phát sậy, phát cỏ rũ xuống phơi nắng vài ngày cho khô. Dùng thuổng đào một đường nhỏ từ mé ao lên rừng, càng xa bờ càng cạn dần, chừng mươi thước. Sau đó mới ôm sậy, cỏ khô thả xuống cho phủ kín mặt bàu và ném lửa đốt cháy...

Thằng Cò buột miệng hỏi:

- Cho sôi nước, cá sấu chạy lên bờ phải không chú?

- Cậu em này đoán gần đúng! Nhưng không phải vậy đâu. Nước lênh láng cả bàu, làm gì sôi được? ừ, mà nếu mình thả bổi khô xuống thật dày, thả liên tục, đốt nóng nước thì nó cũng có thể chạy lên... Thả bổi xuống rồi, mình ném lửa đốt cháy. Khi lửa tắt thì mặt bàu đã bị phủ kín dưới một lớp tro dày chừng hai ba đốt tay. Cá sấu trừng lên thở thì bị tro cay mắt, trầm lâu thì ngạt, mà hễ bị tro cay mắt là y như trự ta đập đuôi chạy chạy lên bờ tức khắc. Mà không phải chạy lung tung đâu. Chúng nối đuôi nhau trườn theo con đường mương đào sẵn, bò lên rừng. Thấy người, con nào cũng há họng ra, toan đớp. ông nội tôi bèn đút vô họng nó một khúc gỗ mớp, dài chừng ba tấc. Nó liền táp phậm một cái, hai hàm răng dính chặt lại như ngậm cục kẹo mạch nha, không há ra được. Tôi lập tức cầm mác xắn trên sống lưng, chỗ giáp chân sau, để cắt gân đuôi. Cái đuôi chỉ còn có nước đập qua đập lại nhè nhẹ, như đuổi ruồi, chứ còn quật nổi ai? ông cháu tôi bèn lấy dây lạt dừa trói thúc ké hai chân sau lên lưng, còn hai chân trước thả tự do. Khớp mõm xong rồi, bỏ đấy, bắt con khác... Ui chao!... Ui chao! Có bàu, chúng tôi bắt vài chục con trong một ngày. Cứ ba con thì dùng bốn đoạn tre buộc xâu lại một hàng ngang, như kiểu ta cặp gắp nướng chả. Rồi lấy hai cây tre dài kiền tất cả, xếp dính liền thành một dọc dài, hướng đầu chúng nó tới trước. Sau đó mới phát sậy, dọn một đường như đường cộ trâu từ bàu chạy thẳng ra bờ sông nào gần nhất. Thế là hai ông cháu tôi nhảy lên đứng giữa lưng bầy quỷ sứ đó, mỗi người cầm một cây mun quơ quơ đập vào hai cây tre dưới chân, hét lên. Chúng nó cứ theo đường dọn trống ấy, kéo nhau đưa nguyên đàn, bò ra bờ sông. Bao giờ cũng có thuyền lái mua chực sẵn ở đó. Gặp khi chẳng có lái mua thì mình chịu khó tháo ra, khiêng từng con bỏ xuống thuyền của mình, chở đi bán... ấy, ngày xưa chúng tôi săn cá sấu dễ ợt như vậy đó, anh Hai chị Hai ạ!

Tía nuôi tôi ngồi nghe chăm chú. Chắc câu chuyện của người phường bạn vừa kể đã gợi lại trong ông những ngày mình còn là anh thợ câu lận đận ở mạn Tiền Giang. Chẳng vậy mà ông đã chống hai khuỷu tay lên mặt bàn, hai bàn tay to lớn ngửa ra đỡ lấy cằm, mặt đăm chiêu hồi lâu:

- Ở vùng tôi, bắt được một con cá sấu có khi phải mất vài ba con vịt sống làm mồi. Nhiều công mà cũng tốn kém. Dạo đó, năm nào trên Biển Hồ hoặc Nam Vang cũng chở cá sấu về bán ở các chợ tỉnh dọc sông Cửu Long, hết bè này tới bè khác. Hàng trăm con một chuyến bè. Thịt cá sấu bé trên ấy trắng lắm, lại giòn, mùi thơm ngon như thịt gà, bán cũng rẻ. Mình lâu lâu mới bắt được một con, cốt lấy tấm da, chứ thịt bán chẳng đặng mấy đồng tiền... Tranh nhau không lại với giá thịt cá sấu trên Biển Hồ chở xuống, nhiều lúc thua, buồn cũng chẳng thiết nữa.

Ông già bịt khăn đỏ bưng tô rượu lên uống một hớp, đưa mu bàn tay quệt ngang mép, khà một tiếng sửa giọng:

- Bọn chúng tôi ở đây không câu vịt mồi. Nhưng cũng tốn kém đấy. Vì câu đèn mà! Lại phải trầm mình dưới nước, neo người cả đêm. Nhưng bắt được con nào là đáng tiền con nấy, anh Hai ạ! Chỉ lo cái thời buổi khó khăn, ba thằng giặc Pháp khốn kiếp nó có chịu để yên cho người ta làm ăn đâu!

Người đàn ông đầu trọc cao lêu nghêu rướn cổ lên như con kỳ đà, hỏi tía nuôi tôi:

- Anh Hai có quyết ở lại đây với bọn tôi không? Tại ngã ba Bàn Cùi, gần năm nay cá sấu biển về nhiều lắm. Có con to gần bằng chiếc ghe lườn. Nhờ đất đai âm trạch, cho anh Hai trúng mươi chuyến câu thì lo gì chẳng kiếm được cái vốn kha khá!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách