Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 5035|Trả lời: 44
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Ngọn Cỏ Ven Sông | Quỳnh Dao

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
   
  


Tên tác phẩm: Ngọn Cỏ Ven Sông/Cỏ Xanh Bên Hồ (nguyên tác: Thanh Thanh hà biên thảo)
Tác giả: Quỳnh Dao
Thể loại: Tiểu thuyết
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: http: maiyeuem.net
Sơ lược: Thanh Thanh hà biên thảo kể về tình cảm giữa ba con người không có quan hệ máu mủ (Thanh Thanh, Thế Vỹ, Tiểu Thảo), nhưng tình cảm giữa họ còn gắn bó hơn cả tình thân, vượt qua ranh giới tuổi tác, lãnh thổ, máu mủ, là thứ tình cảm bền vững nhất trên đời.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 24-1-2012 19:14:32 | Chỉ xem của tác giả
Chương 1


Tại một làng nhỏ tên là Đông Sơn thuộc huyện Uyển Bình. Tỉnh Hà Bắc.

Bấy giờ là tiết đầu xuân. Mùa xuân ở phía Bắc thì đến khá chậm. Băng tuyết của mùa đông chưa tan hết, màu trắng xóa vẫn còn rải rác khắp nơi, mấy bụi cỏ dại như tranh thủ với thời gian đã bắt đầu đâm chồi. Nhưng những cọng cỏ èo uột trên nền đất vàng lạnh, trông thật tội... Cạnh đấy là những cành cây hạnh. Chúng vươn những chiếc cành khẳng khiu lên cao, như những bàn tay dang van xin thượng đế một điều gì...

Ở phía ngoài của xóm làng nhỏ này, khung cảnh càng có vẻ thê lương hơn. Nhưng cái khí hậu ngày hôm nay có vẻ khá hơn. Nắng đã lên. những tia nắng ấm áp rọi lên tuyết, làm những sườn đá trên núi óng ánh như nhũng tảng ngọc thạch.

Đối với Thanh Thanh thì mùa xuân, tia nắng, cây cỏ, hoa lá... mọi thứ gần như vô nghĩa. Bởi vì hiện giờ Thanh Thanh đang phải ngồi trong một chiếc kiệu hoa lớn. Có đến bẩy, tám tay lực lực điền khiêng và chiếc kiệu đang hướng về phía nhà lão Hào ở thôn Bạch Quả.

Năm nay Thanh Thanh chỉ mới có 18 tuổi. Lão Hào lại những 58, lớn hơn Thanh Thanh những 40 tuổi. Nhưng chuyện đó cũng chưa quan trọng lắm, nếu so với chuyện ở nhà Lão Hào, ngoài một bà vợ lớn ra. Lão còn có thêm bốn bà vợ nhỏ, mà nếu Thanh Thanh về đấy, Thanh Thanh sẽ được xếp hàng thứ sáu. Đối với một cuộc hôn nhân như vậy, đương nhiên là... Thanh Thanh không đồng ý. Nhưng mà... mọi thứ Thanh Thanh nào có quyết định được? Quyền hành là ở anh cả và và chị dâu...

Ai bảo Thanh Thanh mất cha mẹ từ nhỏ làm gì? Để phải sống bám vào anh chị... mà anh chị đã nuôi dưỡng thì bây giờ Thanh Thanh phải là "tài sản riêng" của anh chị chứ!

Chiếc kiệu cứ thế lắc lư, lắc lư tiến về phía trước. Tay khiêng kiệu đi đầu lại buôn miệng thổi chiếc kèn tay ồn ào. Nhưng đây là phong tục ở phương Bắc. Họ khiêng kiệu nhất là kiệu hoa mỗi khi đi đến đâu, thường hay giống trống thổi kèn, thỉnh thoảng họ lại hát hò nữa... Nên bây giờ một gã đã gióng miệng lên, hát một bài có tên là "Lắc Kiệu Hoa". Bài hát thường có cùng một giai điệu, nhưng lời hát thường lại ngẫu hứng. Lúc một người hát, người kia lại thổi kèn hoa theo. Nhưng cái khổ nhất của người trên kiệu là... Khi một người hát, một người thổi kèn... thì mấy tay còn lại, lại ra sức lắc kiệu. Lắc càng mạnh càng tốt càng hứng... Chỉ tội cho cô dâu phải chịu lắc lư, chao đảo suốt khoảng đường dài.

Tiếng hát ồ ề của tay khiêng kiệu vang xa:

Khiêng kiệu cao... Lắc a... Lắc a...

Cô dâu trong kiệu hoa... Hãy nghe a... nghe a

Hãy nghe cho rõ điều chúng tôi hát

Rồi có muốn cười muốn khóc tùy a...

Muốn cười thì cứ cười to,

Muốn khóc thì hãy khóc lớn,

Muốn chửi lại cứ tự nhiên,

Muốn hét cứ hét thoải mái

Vì hôm nay là ngày vui của cô,

Cô vui phải để chúng tôi lắc,

A... A... A... A... Hù... A...

Lắc mãi bao giờ cô hết chịu nổi thì thôi a

A... A... A... Hò... A... A.

Lắc cho cô dâu nhảy đong đỏng,

Cho như tiếng trống tùng tùng tùng,

Cho đất trời ngả nghiêng,

Cho hoa cưới rơi lả chả,

Cho sút cả dây, cho rơi thắt lưng,

A... A... A... Hù Ạ. .A... A?

Cho cô dâu cười tươi hết nổi. Cho hoa kết trái. cho gái có con...

A... A... A... A... Hù A... A...

Thanh Thanh ngồi trong kiệu hoa mà đầu căng thẳng. Thanh Thanh chóng mặt muốn ngất nhưng có nhiều thứ đang chờ đợi. Thanh Thanh chẳng tâm trí đâu để mệt, để nghe hát, nên cũng không biết những gã khiêng kiệu đang hát gì. Cái ý niệm duy nhất trong đầu Thanh Thanh bây giờ là làm thế nào để thoát ra khỏi chiếc kiệu hoa này? Còn nữa... còn cái con bé Thảo Nhi nữa... Nghĩ đến Thảo Nhi... Thanh Thanh càng lo lắng hơn, không biết con bé hiện ở đâu? Có thoát khỏi bàn tay của bà thím họ nó chưa? Và đang có mặt tại cái miếu thổ địa, điểm hẹn để chờ nàng không? Hay là đã lạc mất?

Nhắc tới Thảo Nhi, Thanh Thanh thấy con bé thật tội nghiệp. Năm nay mới có mười tuổi. Nhưng lại là đứa khổ cùng cảnh ngộ, Thanh Thanh yêu quí và trân trọng nó như một người bạn. Thảo Nhi có hoàn cảnh chẳng khác gì Thanh Thanh. Nó mất cha mẹ từ nhỏ, phải sống nhờ vào sự nuôi dưỡng của người khác.

Thanh Thanh có ông anh và bà chị dâu, chỉ biết tiền bạc trên hết... Còn Thảo Nhỉ Lại có ông chú và bà thím họ khắc nghiệt chẳng kém anh chị nàng.

Đúng ra thì Thảo Nhi đáng thương hơn. Vì cái mối quan hệ giữa con bé và ông chú bà thím xa lắc xa lơ, chớ nào có được ruột rà như Thanh Thanh với ông anh nàng, nên chẳng có mối dây tình cảm nào?

Thảo Nhi như một nhánh rong phiêu bạc phương xa trôi dạt mãi đến cái làng nhỏ xa lạ ở phương bắc này... tất cả đều do người bác có tên là Hải.

Ông Hải thì nhà ở tận Dương Châu, một thành phố phía Nam. Nghe nói ông ta có cả một đại gia đình... Nhưng vì hàng chục lý do nào đó, nên không thể đùm bọc thêm đứa cháu gái nhỏ... Vì vậy ông phải mang nó lên tận phương Bắc này. Và cuộc sống của bé Thảo Nhi có khó khăn, nhưng cũng không đến nổi tồi tê... Nếu như bác Hải, như mọi năm... Mọi năm thì mỗi lần tết đến là bác đã lên đây thăm nó, đồng thời gởi thêm tiền cho chú thím gọi là đền ơn nuôi dưỡng.

Nhưng năm nay không hiểu sao tết đã qua rồi mà bác Hải vẫn không thấy đến. Thế là... Thảo Nhi như rơi xuống địa ngục. Gần như ngày nào Thanh Thanh cũng thấy nó đầm đìa nước mắt... Và Thảo Nhi... như cái tên của nó, chỉ như một cọng cỏ dại phất phơ bên đường...

Vì vậy, lần này, khi quyết định bỏ trốn. Thanh Thanh đã không quên tính đến chuyện dẫn Thảo Nhi theo.

Chiếc kiệu hoa vẫn lắc lư. Bọn khiêng kiệu vẫn hát. Bà mai đi bên cạnh kiệu, đã mấy lần trao tiền cho bọn kiệu phu, nhưng càng trao, thì chiếc kiệu lại càng bị lắc mạnh, làm Thanh Thanh muốn ngất. Thanh Thanh vén nhẹ màn lên nhìn ra quan sát. Kiệu đang tiến đến gần bờ đê, điểm mà Thanh Thanh đã hẹn với Thảo Nhi trong chiếc miếu thổ địa nhỏ và không chần chờ nữa, Thanh Thanh nói to:

- Ô! ô! Dừng lại một chút đi nào!

- Chuyện gì vậy? Chuyện gì?

Bà mai ngơ ngác hỏi. Kiệu dừng lại trên đường mòn. Đám khiêng kiệu có dịp nghỉ ngơi, nên không chờ lệnh đã dừng lại. Họ cũng ngừng hát, lấy khăn ra lau mồ hôi đang lấm tấm trên trán.

Thanh Thanh thò đầu ra, ngoắc bà mai lại gần.

- Bà ơi lại đây này!

Vừa nói Thanh Thanh vừa bước xuống. Bà mai vội vàng bước tới.

- Làm gì cô phải xuống kiệu vậy? Ngồi đấy đi!

- Không xuống kiệu làm sao được chứ?

Thanh Thanh nói rồi kéo bà mai lại gần, nói nhỏ mấy tiếng vào tai.

Bà mai cười lớn:

- Ồ tưởng gì! Thôi được rồi, nhanh lên đi, nhưng không nên đi xa quá nhé. Đến phía sau cái cây cổ thụ đằng kia là được!

Đám khiêng kiệu nghe nói, nhìn Thanh Thanh rồi như chợt hiểu ra. Chúng ôm bụng cười ha hả. Thanh Thanh vén chiếc màn trước mặt qua một bên, nàng nhanh chóng nhận định phương hướng để xem xét tình hình. Rõ ràng trước mặt có một cây to. Vậy thì hãy chạy đến phía sau cái cây to kia, rồi tính sau. Chạy thẳng về hướng đã định, Thanh Thanh chạy nhanh mà tim đập mạnh. Bây giờ mới thấy là kế hoạch quá táo bạo. Bởi vì... đường núi rất dốc, khó chạy, mà nếu âm mưu đổ bể thì... Thanh Thanh không dám nghĩ tới.

Tiếng cười thô bạo của đám khiêng kiệu phía sau, đuổi theo.

- Ồ! Ồ! Bọn bây thấy chưa, cô dâu đã bị bọn mình lắc mạnh quá khiến những gì chứa trong bụng, nó muốn chui tọt cả ra ngoài. Ha... ha... hạ.!

Thanh Thanh đã đến phía sau cây cổ thụ, nàng quay lại nhìn nhưng chỉ thấy bọn khiêng kiệu, không lưu ý, chúng bắt đầu mở túi rượu ở thắt lưng ra. Chúng có vẻ khát. Bây giờ không chạy thì còn chờ bao giờ? Thanh Thanh nghĩ thế là Thanh Thanh quyết định và cúi rạp người xuống, lúp xúp chạy về phía đường núi, cũng may là trước đó mấy hôm, Thanh Thanh đã từng cùng Thảo Nhi đến đây xem địa thế... Có điều lúc đó Thanh Thanh chỉ nghĩ đến chuyện thoát thân mà chẳng dự liệu đường núi khó chạy như vậy. Thanh Thanh chạy thục mạng, và không còn dịp để ngắm kỹ hướng nữa...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 24-1-2012 19:17:01 | Chỉ xem của tác giả
Nhưng Thanh Thanh chỉ mới chạy được một lát là đã bị phát hiện ngaỵ Có tiếng mụ mai kêu lên phía sau.

- Ối! không xong rồi! cô dâu bỏ chạy trốn rồi!

Thanh Thanh nghe rồi càng kinh hãi, càng cố chạy nhanh hơn, mặc cho cả gai, đá, sỏi, vũng lầy... Thanh Thanh cứ chạy miết. Nàng biết cách đấy không xa, có ngôi miếu thờ thổ địa. Thanh Thanh vừa chạy vừa van vái quỷ thần Ngọc đế... mong sao được họ phù hộ, cho cuộc chạy trốn này thành công... Và Thảo Nhi cũng gặp may như nàng.

- Đuổi theo! Mọi người phải giúp tôi duổi theo chứ? Bằng không nó chạy thoát, rồi tôi phải ăn nói làm sao với bác Hào chứ?

Tiếng bà mai gào lên. Và bọn khiêng kiệu vì sợ mất phần công nên bỏ cả rượu, tức tốc đuổi theo.

- Nhanh lên nào! Tụi bây!

Thanh Thanh thấy thế, càng gắng sức chạy, chạy bất kể chướng ngại... Bọn khiêng kiệu dù gì cũng lực lưỡng, khoẻ mạnh, nếu chậm một tí chắc là sẽ không thoát.

- Chị Thanh! Chị Thanh!

Ngay lúc đó, Thảo Nhi cũng từ cái miếu thổ địa gần đấy nhảy vọt ra, trên tay nó là một túi quần áo nhỏ. Nó bám kịp Thanh Thanh, vừa chạy vừa hổn hển nói.

- Sao mãi giờ chị mới đến? Em chờ chị sốt cả ruột!

- Đừng nói gì cả, hãy gắng chạy nhanh lên!... cám ơn trời... Chị em ta còn gặp nhau.

Và Thanh Thanh nắm lấy tay Thảo Nhi, kéo chạy thục mạng xuống núi.

Cuộc chạy trốn gần như sống chết kia, đối với Thanh Thanh và Thảo Nhi là một bước ngoặc trong cuộc đời. Vì chuyến bỏ chạy đó đã viết lại trang sử đời của họ, không phải chỉ là của hai người, mà còn liên hệ đến một người khác. Đấy là của Thế Vỹ.

Vì trong lúc Thanh Thanh đang kéo Thảo Nhi chạy thục mạng thì Hà Thế Vỹ lại đang nằm ngủ say trên đống rơm của một chiếc xe ngựa đậu bên đường.

Hà Thế Vỹ là một thanh niên có học, lại là con trai duy nhất của nhà quý tộc lừng danh Bắc Kinh - Hà Viễn Hồng. Từ lúc chào đời đến nay, 24 năm, đây là lần đầu tiên Thế Vỹ bỏ nhà đi xa như vậy. ý của Thế Vỹ là muốn đến Quảng Châu. Lúc bấy giờ đất Quảng Châu là điểm hội tụ của bao nhiêu thanh niên được gọi là cấp tiến. Thế Vỹ chỉ nghe nói như vậy. Còn đến Quảng Châu để làm gì, thì Thế Vỹ chưa tính đến. Thế Vỹ chỉ biết con người chỉ có thể độc lập tự chủ khi rời khỏi chiếc lồng son đầy ắp người hầu. Và với ý niệm đó Thế Vỹ nghĩ... cách duy nhất để đạt được mục đích là... để thư lại và bỏ đi... Và muốn thế, không nên mang theo quá nhiều đồ đạc. Chỉ một bọc áo. Thế Vỹ cũng không dám ra bến xe mà tìm một con đường tắt. Vì vậy mà Thế Vỹ lầm lũi bước... đến tận vùng ngoại vi của thôn Đông Sơn này. Đôi chân Thế Vỹ bắt đầu mỏi thì Thế Vỹ trông thấy chiếc xe ngựa này.

Đây là loại xe ngựa được dùng để chuyên chở nông phẩm của nông dân trong vùng. Nó chẳng có chỗ ngồi nào khác trừ chỗ dành cho xa phụ Thùng xe phía sau chẳng có bạt che, chở đầy rơm ra..

Chiếc xe đậu trước cổng nông trang, mà xa phu lại không có mặt ở đấy. Có lẽ ông ta đã đi vào trong dùng cơm. Thùng xe đầy ắp rơm. Thế Vỹ nhìn quanh chẳng có bóng dáng người nào cả. Con ngựa thì đang thư thả gặm cỏ dưới chân. Một cảnh quê êm ả, mà lúc đó Thế Vỹ lại quá mệt

Thế Vỹ nghĩ: "Thôi thì mặc! Leo lên xe nằm nghỉ lưng một chút. Đợi lão xa phu ra rồi sẽ tính sau".

Thế Vỹ nghĩ là làm vì biết mình không thể tiếp tục đi bộ được. Bao giờ lão xa phu ra, chàng sẽ thương lượng và nhờ ông ta đưa đi một quãng đường. chàng sẽ sòng phẳng trả tiền công. Nghĩ vậy, Thế Vỹ trèo lên xe. Đặt bọc áo gối đầu. Thế Vỹ chỉ định ngả lưng nghỉ ngơi một chút. Nhưng đống rơm lại êm quá. Gió cũng mát quá, mà Thế Vỹ lại đang mỏi... Nên vừa nằm được một chút. Đôi mi nặng trĩu của Thế Vỹ đã sụp xuống thiếp đi lúc nào không hay.

Thế Vỹ làm một giấc ngon lành. Lão xa phu lên xe lúc nào cũng không hay, mà lão xa phu cũng thờ ơ, không kiểm tra lại xem trên xe mình có gì khác lạ? Chỉ nhảy phốc lên là vung roi thúc ngựa... Chiếc xe từ từ chuyển bánh. Tốc độ cũng chậm nên Thế Vỹ càng ngủ say hơn.

Vỹ đang mê ngủ. Vì có tiếng ồn ào, đúng ra là tiếng của một đứa con gái nhỏ, hổn hển nói:

- Chị Thanh! Nhanh lên! Nhanh lên! Có chiếc xe ngựa kià! Mình nhảy lên đi, lên xe mới thoát được thôi!

Rồi tiếng chân thình thịch. Hình như có ai đó bám lấy thành xe, làm thùng xe hơi lắc lư một chút... Tiếng giục lại tiếp.:

- Nhảy lên! Nhảy lên! Nhảy lên!...

Càng lúc đó, Thế Vỹ cảm thấy như có ai đó nhảy lên mình mình, cái sức nặng kia làm Thế Vỹ giật mình đau nhói.

- Ui da!

Thế Vỹ kêu lên. Tiếng kêu của chàng làm cô bé kia giật mình, cô cũng kêu lên:

- Ui da!

Tiếng kêu làm Thanh Thanh đang bám được dưới thành xe giật mình theo và cô nàng suýt tay trượt xuống.

Thảo Nhi vội với tay xuống, nói to:

- Chị Thanh! Đưa tay đây! Em kéo lên ngay, nhanh lên!

Hà Thế Vỹ ngồi dậy, kinh ngạc nhìn xuống, chỉ thấy một cô gái hớt hải đuổi theo xe. Phía xa xa... hình như có nhiều bóng người đuổi theo. Thế Vỹ chưa biết chuyện gì đang xảy ra... Nhưng phản ứng phát xuất từ bản năng khiến Thế Vỹ không nghĩ ngợi. Chàng vươn người ra, ngoắc Thanh Thanh nói:

- Qua đây này! sang đây, nắm chặt lấy tay, tôi kéo lên cho!

Trong lúc nguy cấp Thanh Thanh không nghĩ ngợi đưa tay sang. Và với sự giúp đỡ của Thảo Nhi, nàng đã trèo được lên xe.

Nhưng chưa ngồi yên Thanh Thanh đã trông thấy đám người đuổi theo càng lúc càng gần, nàng tái mặt nói:

- Này bác. cứu người là chuyện hệ trọng, hãy cho xe chạy nhanh lên, tôi sẽ trả tiền cho bác!

Ông xa phu còn chưa phản ứng. Thế Vỹ đã giật lấy dây cương kéo mạnh.

- Hô! Hô! Hô! Nhanh lên! Nhanh lên nào!

Chàng giục và con ngựa chồm lên, nó tung vó, chiếc xe vụt nhanh về phía trước. Lão đánh xe thì như người trên trời rơi xuống. Lão giật mình quay lại. Chợt nhiên ở trong xe lại xuất hiện ba người... Họ là ai? Trong khi con ngựa đã phóng bất kể trời đất... Nhờ vậy chỉ một lát sau. Đám người đuổi theo đã khuất hẳn sau đám bụi mù.

Thanh Thanh, Thảo Nhi với Thế Vỹ đã gặp nhau trong hoàn cảnh như vậy. Đời thường có nhiều cái bất ngờ. Và chỉ do một chữ "ngộ" mà thành chuyện. Chuyện này cũng bắt đầu như thế.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 24-1-2012 21:26:34 | Chỉ xem của tác giả
Chương 2


Đối với Hà Thế Vỹ, thì cái chuyện "ngộ" Thanh Thanh và Thảo Nhi không chỉ là bất ngờ... mà nó còn là bất ngờ của một loạt những "rắc rối"

Và những "rắc rối" đó khởi đầu thế này...

Ngay cái hôm đầu tiên, sau cái ngạc nhiên. Tay xa phu đã giận dữ và làm khó dễ, chuyện này khiến Thế Vỹ phải mất số tiền lớn, gã mới chịu êm.

Khi gã đánh xe và chiếc xe ngựa đã đi mất. Thế Vỹ nhìn quanh, mới phát hiện ra là cả ba bị bỏ rơi trên vùng đất đỏ rộng, đầy bụi mù trống vắng. Lúc đó khoảng ba giờ chiều hơn, bụng Thế Vỹ đã đói cồn cào. Thế Vỹ nhìn sang Thanh Thanh và Thảo Nhị Và bất chợt phát hiện nhiều điều kỳ lạ. Thảo Nhi mặc quần áo vải thô, vai mang theo một túi vải. Con bé tuy còn nhỏ, ăn mặc giản dị quê mùa, nhưng khuôn mặt lại thanh tú, nhất là đôi mắt rất sắc xảo, đã cho thấy cái đẹp hơn người. Còn Thanh Thanh? Cô gái này còn ăn mặc lạ lùng hơn. Bộ áo màu đỏ tươi, trên áo lại có thêu hoa rực rỡ. Tóc lại búi cao, còn giắt cả hoa, rồi chuỗi. Cách ăn mặc này, đối với những người chỉ quen ở kinh đô như Thế Vỹ thì thật là kỳ quặc. Nhưng một cô gái ở nông thôn sao có tiền ăn mặc diêm dúa thế? Cô gái cũng chỉ mới khoảng 17. 18 tuổi thôi, mà phấn son loè loẹt. Hay là... Thế Vỹ chợt thấy nghi ngờ, chàng không dằn được, hỏi:

- Ban nãy những người đuổi theo đó là ai vậy? tại sao họ đuổi theo chứ?

Thanh Thanh chưa kịp đáp thì Thảo Nhi đã nhanh miệng:

- Họ đuổi theo Chị Thanh Thanh là bởi vì... chị ấy không chịu lấy ông Hào...

Nhưng Thảo Nhi chưa dứt lời, thì đã bị Thanh Thanh đưa tay ngăn lại:

- Mày chưa biết người ta là ai mà sao nói những chuyện đó? Lạ hoắc lạ hươ...

Hừ! Thế Vỹ chợt thấy bất mãn. Ban nãy nếu không được chàng cứu giúp, thì chưa hẳn là đã thoát thân, vậy mà bây giờ lại nói chuyện vô ơn như vậy? Chán thật?

Nhưng Thế Vỹ chỉ lạnh lùng nói:

- Thôi được không muốn nói thì thôi. Tôi cũng không rảnh đâu mà để tâm đến chuyện mấy người. Bây giờ thì xong rồi đường ai nấy đi. Tôi lo chuyện tôi, chào nhé!.

Thế Vỹ nói, rồi quay lưng bỏ đi, nhưng chỉ mới bước được có mấy bước, thì nghe có tiếng Thanh Thanh gọi giật lại:

- ê này, anh kia! Chờ một chút đã nào?

Thế Vỹ quay lại:

- Sao?

Thanh Thanh kéo Thảo Nhi theo, nói:

- Thế này này. Chúng tôi bây giờ, không có một đồng xu trong túi. Mà tôi biết là anh hiện có đem theo tiền, không biết là anh có thể... có thể...

Thanh Thanh ấp úng, rồi như chợt nghĩ ra rồi nàng tháo lấy chiếc vòng màu vàng trên tay, trên cổ xuống đưa cả cho Thế Vỹ.

- Anh cầm hết những thứ này... Coi như tôi cầm thế cho anh... Rồi anh cho chị em tôi một ít tiền. Được chứ?

Thế Vỹ nhún vai:

- Thế à? Tôi đâu có mở tiệm cầm đồ đâu?

Thanh Thanh thấy lúng túng:

- Vậy thì... Vậy thì... Tôi bán đứt cho anh vậy?

Thế Vỹ lại cười lớn:

- Bán đứt? Cô làm gì ra lại xem tôi như một tay buôn bán vàng chuyên nghiệp vậy?

Thanh Thanh nổi giận nói:

- Cái anh này rõ là khó chịu? Cái gì anh cũng không chịu. Anh thấy đấy bọn này không có tiền mặt mới cần anh đến chớ.

Thế Vỹ móc trong túi ra một số tiền đưa cho Thanh Thanh:

- Nếu vậy thì... tôi tặng cô một ít đây, cô không cần phải thế chấp gì cả.

Thanh Thanh lùi lại.

- Không được. Tôi không xin xỏ ai cả, nếu anh không chịu trao đổi thì thôi...

Cô gái cũng có vẻ ngang ngược. Nhưng Thế Vỹ đâu chịu thua, không nhận thì thôi. Thế Vỹ cho tiền trở lại bao.

-Nếu cô không lấy thì tùy cộ Vậy bây giờ chúng ta đường ai nấy đi nhé?

Rồi Thế Vỹ lại tiếp tục bước. Nhưng chỉ mới có mấy bước lại nghe tiếng chân đuổi theo phía sau. Thế Vỹ quay lại. Vẫn là hai cô gái ban nãy. Thế Vỹ nhăn mặt:

- Ồ! sao vậy, làm gì mà một cô gái lớn dẫn theo một cô gái nhỏ cứ lẽo đẽo theo tôi? Chiều tối rồi sao không quay về nhà? Theo tôi có ích lợi gì chứ?

Bé Thảo Nhi lên tiếng:

- Nhưng mà... nhưng mà... Chúng tôi nào có nhà đâu mà về?

Thế Vỹ ngẩn ra:

- Không có nhà à? Người có vẻ con nhà đàng hoàng như vậy, mà sao bảo là không có nhà chứ?

Bé Thảo Nhi vội giải thích:

- Thì chuyện là thế này này.

Nhưng con bé chưa kịp nói thêm thì Thanh Thanh lại đẩy nhẹ nó ra:

- Sao em lại lắm lời vậy? Người ta là người lạ lại không muốn nghe mà em chẳng thấy mặt người ta đang khó đăm đăm ư?

Thế Vỹ bực mình, chàng chau mày nói:

- Hừ! Cái con người rõ là hay gây sự thế? Tôi khó đăm đăm? Tôi hung dữ lắm à? Cô thật là chẳng biết điều. Tại sao không nghĩ đến chuyện ban nãy. Chạy trốn rồi được người ta cứu còn không biết ơn, ở đó mà nói. Tôi chẳng nghi ngờ cô thì thôi chứ sao... Hỏi cô: Con gái gì mà mang vòng vàng, nữ trang đầy người... Cái số vàng đó ở đâu cô có chứ?

- Hừ!

Thanh Thanh nghe giận tái mặt, nhưng không biết phải cải chính làm sao với Thế Vỹ. Chỉ nói với Thảo Nhi:

- Này. Thảo Nhi chúng ta đi thôi em.

Thảo Nhi nói:

- Không được đâu, chị. Nếu bây giờ chị mà quay về đường cũ, thì lão Hào sẽ bắt chị làm lại vợ bé. Chi bằng... chúng ta đi theo anh Cả này đi...

Rồi nó để Thanh Thanh đứng đó, chạy về phía Thế Vỹ ấp úng nói:

- Anh ơi! Tất cả những nữ trang trên người chị Thanh Thanh là quà cưới cũa lão Hào đấy, không phải đồ ăn cắp đâu. Chị Thanh Thanh bị anh hai của chị ấy gả bán cho lão Hào. Mà lão ấy đã có nhiều vợ lắm cơ... Chị Thanh Thanh không còn cách nào khác... Chỉ còn cách trốn đi...

Thế Vỹ nghe giật mình:

- Vậy à?

Vậy ra Thanh Thanh là cô dâu. Thế Vỹ nhìn kỹ quần áo của Thanh Thanh đang mặc chợt hiểu ra. Thế này là... Có nghĩa là Thanh Thanh đã thoát từ kiệu cưới về nhà chồng... áo quần cô dâu cơ mà... Cả son phấn nữa. Chứ người con gái nông thôn bình thường làm gì lại trang điểm son phấn?

Nhưng Thế Vỹ hỏi lại cho chắc ăn:

- Vậy là cô đã trốn trên đường về nhà chồng phải không?

Thanh Thanh nhìn Thế Vỹ, nhún vai:

- Bắt buộc phải vậy. Bởi vì Lão kia lớn hơn tôi những 40 tuổi... Tôi làm sao lấy ông ta làm chồng được? Mấy hôm trước, tôi đã định trốn đi rồi. Nhưng cứ bị anh chị tôi nhốt kín trong phòng, không làm sao thoát ra được... Chỉ còn chờ hôm naỵ Chẳng ngờ cái đám khiêng kiệu kia, đuổi theo gắt quá...

Thế Vỹ nhìn Thanh Thanh rồi nhìn Thảo Nhị Bán tín bán nghi.

- Vậy thì... hai người là... hai chị em ruột à?

Thảo Nhi lanh miệng nói:

- Không phải. Tôi và Chị Thanh là lối xóm, nhà cũng gần nhau... nhưng mà... Chị Thanh rất yêu tôi... chị ấy thương tôi còn hơn là một đứa em ruột.

Thanh Thanh tiếp lời.

- Chuyện cũng chỉ là bất đắc dĩ. Bởi vì cả hai chúng tôi đều là những đứa mồi côi không cha mẹ Đời tôi đã khổ mà đời nó còn khổ hơn. Mới có bấy nhiêu tuổi đầu mà nó đã bị chú thím đày đọa, sai vặt đủ thứ, lại còn bị đánh đập thậm tệ. Ngày thường nhìn nó mà tôi còn không chịu nổi. Tôi phải cáng đáng, làm giúp cho nó nhiều thứ. Vì vậy tôi đã có ý định bỏ đi, mà để nó lại thì tội quá... nên chỉ có cách mang nó theo. Có đói khổ thế nào, tôi chia xớt, dù sao cũng còn đỡ hơn là để sống với chú thím của nó.

Thảo Nhi nhìn Thanh Thanh với ánh mắt trìu mến. Thế Vỹ chợt ngẩn ra. Chuyện của hai người sao lại đầy những tình cảm lâm ly thế?

Chàng cảm động hỏi:

- Vậy rồi bây giờ... Mấy người định trốn đi đâu?

Thảo Nhi nói:

- Tôi có một người bác tên là Bác Hải... Ông ấy là người thân duy nhất biết thương tôi. Ông ấy hiện ở tại Phúc gia trang, xứ Dương Châu. Đúng ra, năm nào cũng vậy. Tết đến là bác lên Bắc để thăm tôi. Nhưng năm nay không hiểu vì lý do gì, không thấy ông ấy đến. Nên tôi định cùng Chị Thanh Thanh đến đấy tìm.

Thế Vỹ càng ngạc nhiên hơn, vì cái xứ Dương Châu ở tận Giang Nam lận, mà hai cô gái này lại chẳng có lấy một đồng dính túi làm sao đến được nơi đó? Thế Vỹ thấy nghi ngờ... và Vỹ nghĩ có lẽ Thảo Nhi và Thanh Thanh đều không biết xứ Dương Châu nằm ở đâu nữa là...

Thế Vỹ đang suy nghĩ, thì Thanh Thanh lại nóng nảy cầm nữ trang trong tay, Thanh Thanh bước tới nói:

- Này, nãy giờ anh cứ hỏi tới hỏi lui, hết chuyện này đến chuyện khác, lòng vòng mãi. Anh bắt chúng tôi phải kể chuyện của mình ra cho anh nghe. Bây giờ tôi hỏi thật. Anh nói đi. Anh có sẵn sàng giúp bọn tôi không? Có chịu cầm thế những thứ này không chứ?

Rốt cuộc rồi cũng trở lại chuyện cầm thế. Thế Vỹ nhìn Thanh Thanh chỉ yên lặng.

Chuyện đó hình như làm Thanh Thanh nổi giận

- Tôi biết ngay mà... Anh đâu có ý giúp bọn này. Thôi vậy cũng tốt. Thảo Nhi, chúng ta đi thôi, không cần đến ai nữa hết!

Và kéo Thảo Nhi, Thanh Thanh quay lưng định bỏ đi. Nhưng Thảo Nhi do dự:

- Nhưng mà... nhưng mà... chúng ta đi đâu mới được chứ?

- Đi đâu à? Miễn chúng ta không cùng đi một đường với anh ta là được rồi.

Thanh Thanh cứng cỏi nói. Thế Vỹ lắc đầu, con người đâu mà khó chịu như vậy. Vỹ còn chưa phản ứng thì thấy Thảo Nhi nói:

- Chị làm gì khó tánh như vậy? Em thấy thì... anh ấy cũng là người tốt cơ mà?

- Làm sao biết là tốt hay xấu? Nếu tốt tại sao phải trốn lên xe ngựa? Còn mang theo cả một xách bạc... Số tiền đó từ đâu có, làm sao ta biết?

Thế Vỹ không nhịn được.

- Hay lắm, cứ coi tôi như một người xấu đi, vậy cô đừng nhờ đến tôi nữa nhé?

Và quay qua Thảo Nhị Thế Vỹ nói:

- Này Thảo Nhi, em hãy đến đây, tôi có chuyện muốn nói với em đây.

Thảo Nhi vội bước đến. Thế Vỹ hỏi:

- Các người muốn cầm thế đồ phải không? Tôi lại không thích làm ăn với cô chị của em. Nhưng tôi sẳn sàng với em. Nào em có những thứ gì đáng giá nào. Hãy mang ra đây. Tôi xem nào?

Thảo Nhi suy nghĩ rồi lắc đầu.

- Em chẳng có thứ nào cả!

Thế Vỹ khuyến khích.

- Hãy nghĩ kỹ xem? Cái gì cũng được, cái gì tôi cũng cầm hết!

Thảo Nhi nghĩ ngợi, rồi lấy túi vải trên lưng xuống.

- Tôi... Tôi... Tôi chỉ có cái này...

Thế Vỹ tò mò.

- Thế trong đó có những thứ gì vậy?

Thanh Thanh đứng yên, nghĩ điều Thế Vỹ làm chẳng qua là để đối phó với mình. Trong lúc đó bé Thảo Nhi chậm rãi tháo dây cột túi xách ra. Nó đặt xuống đất, ngoài mấy bộ quần áo ra, còn những thứ lặt vặt khác. Nó nhặt từng cái để lên tảng đá bên đường. Giải thích:

- Đây là sợi dây để treo đồng hồ quả lắc, bác Hải đã cho em... Còn đây là những tấm giấy kẹo mà bác Hải đã cho em ăn. Giấy bóng đẹp nên em không nỡ ném bỏ. Đây là tấm vé tàu hỏa mà lần trước bác Hải đã dùng nó để đến thăm em, em cũng quí nó vô cùng, còn đây là mấy cọng tóc bạc mà lần trước em đã nhổ cho bác ấy...

Thảo Nhi còn nhặt lên hai hòn bi thủy tinh mà nó đã chùi bóng láng đưa lên cho Thế Vỹ thấy.

- Chỉ có còn cái này... Có lẽ là đáng giá nhất với anh. Bác Hải trên đường đến thăm đã mua cho em.

Những cái mà Thảo Nhi có, rõ thật vô nghĩa với mọi người. Nhưng với con bé đó là những kỷ niệm vô giá. Vì vậy khi nghe Thảo Nhi trình bày. Thế Vỹ đã xúc động thật sự, chàng gật đầu.

-Tất cả những cái mà em vừa bày ra, anh đều thấy quý, đều thích hết... nó đáng giá cả.

Bé Thảo Nhi tròn mắt:

- Nó có giá thật à?

- Ờ... Vì thế... anh đồng ý... Anh sẳn sàng cầm thế hết những cái này của em.

Rồi Thế Vỹ móc tiền trong túi ra, lẩm bẩm tính:

- Để xem tất cả phải cần khoảng bao nhiêu này... có phải em định đến Dương Châu phải không? Muốn đến Dương Châu tốn tiền mua vé nè... Mà không biết ở đấy có tàu chạy suốt không? Nếu không, phải còn đổi xe nữa. Trên đường còn phải mướn khách sạn... rồi đổi tàu...

Thế Vỹ nhìn lên, chợt bắt gặp cặp mắt giận dữ của Thanh Thanh, cái ánh mắt không hẳn chỉ hung dữ mà còn đầy bất mãn, khó chịu... Thế Vỹ còn đang ngạc nhiên thì...

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 24-1-2012 21:28:25 | Chỉ xem của tác giả
Thanh Thanh bước tới, hất hàm với Thế Vỹ:

- Thế nào? Anh định cầm thế những món này của bé Thảo Nhi thật à? Sao anh bất nhân vậy? Còn những món nữ trang này sao không nhận? Nó hoàn toàn vô nghĩa với tôi cơ mà!

Thế Vỹ đỏ mặt:

- Cô đánh giá con người tôi thế nào mà nói thế? Tôi làm sao có thể lấy đi những gì quý báu của một đứa bé? Đó là chưa nói mỗi một món đồ kia, đều đầy ắp bóng dáng bác Hải của bé Thảo Nhi. Nó đã tích luỹ, để dành lại những ký ức tốt đẹp nhất của nó...

Rồi Thế Vỹ cúi xuống nhặt hộ Thảo Nhi những thứ lặt vặt đó, để lại vào túi vải cho con bé, Thế Vỹ nói với Thảo Nhi:

- Những món này, ta gởi lại cho em. Còn tiền, như ta cho mượn. Ta không sợ mất, vì dù gì cũng đã biết địa chỉ... Nhà em ở Phúc gia trang xứ Dương Châu phải không?

Thế Vỹ ngưng lại và quay sang Thanh Thanh. Chàng còn bất mãn, nhưng cố dằn xuống. Suy nghĩ một chút. Thế Vỹ nói:

- Chắc phải có tấm bản đồ nghiên cứu xem từ đây đến Dương Châu phải đi thế nào?

Và sau đấy. Thế Vỹ cũng mượn được bản đồ. Dân quê họ rất sốt sắng nhất là với những người có học. Họ đã mượn giùm chàng tấm bản đồ ở hội đồng xã gần đấy.

Thế Vỹ mở rộng tấm bản đồ ra. Nhìn vào thấy nhức đầu ngay, vì con đường xa vời vợi. Thế Vỹ còn phải giải thích. Đến bây giờ Thế Vỹ mới biết là cả hai cô gái đều mù chữ... Nhưng ở thời bấy giờ... chuyện đó cũng không có gì là la... Nhất là ở nông thôn, nơi cái quan niệm phong kiến còn nặng nề. Con gái không cần học. Vì sớm muộn cũng lấy chồng. Có học nhiều cũng chẳng nhờ được. Vì vậy, hai người con gái cũng chụm đầu nhìn vào bản đồ. Nhưng chỉ giống như nhìn vào đám rừng thôi.

Thế Vỹ giải thích:

- Nghe này... ngay cả con đường sắt này cũng không thể đưa hai cô đến Dương Châu được. Mấy người phải đi từng chặng một. Từ Thiên Tân, đến Tịnh Hải. Rồi Tịnh Hải mà muốn đến Thương Châu thì phải cuốc bộ hoặc xe bò. Sau đó mới đáp xe đến Tế Nam. Từ Tế Nam đến huyện Thọ thì phải còn tùy may rủi... Nếu không có tàu hỏa thì phải ngồi xe cá nhớ nhé! Vừa đến Phổ Khẩu là phải xuống tàu qua Qua Châu. Rồi lại đổi thuyền mới đến được Dương Châu. Mấy người nhớ rõ rồi chứ?

Thanh Thanh tròn mắt nhìn bé Thảo Nhi. Trong khi Thảo Nhi lại nuốt nước bọt nhìn chị hàng xóm... Cả hai thấy quả rắc rối. Chắc hẳn là sẽ không nhớ được... Ngay lúc đó. Thảo Nhi thông minh, nó nói với Thế Vỹ:

- Anh ơi, em biết anh là người tốt... Vậy thì anh hãy giúp chúng em. Cùng chúng em đến Dương Châu. Khi tới Dương Châu, tìm được bác Hải của em rồi, bác ấy sẽ trả lại tiền cho anh... Rồi anh muốn đi đâu thì đi cũng được?

Thảo Nhi năn nỉ, nhưng Thế Vỹ lắc đầu:

- Không được, không được đâu! Tôi đã bị mấy người làm mất nhiều thời gian rồi... Tôi không thể đưa đến tận Dương Châu được. Thôi thì thế này? Tôi đưa mấy người đến Tịnh Hải thôi. Rồi chúng ta chia tay nhé?

Thế là ba người cùng đi, đến được Tịnh Hải. Họ chia tay, nhưng Thảo Nhi vẫn nài nỉ.

- Anh Thế Vỹ ơi, không lẽ anh không cùng đi với tụi này thật sao? Có anh đi chung, tụi này cái gì cũng không sơ... Anh đi chung với tụi này đi?

Trong khi Thanh Thanh lại nghiêm mặt, ngăn lại:

- Này Thảo Nhi, sao em thích làm phiền người khác như vậy, bên em còn chị mà, em sợ gì chứ?

Suốt quãng đường vừa qua, Thế Vỹ và Thanh Thanh vẫn chưa hòa hợp được. Họ cứ như hai thành phần đối nghịch nhau. Thế Vỹ nói:

- Đúng rồi đấy! Thảo Nhi này... em không thấy bà chị của em dữ lắm sao? Đi với chị ấy, có ai dám ăn hiếp em được chứ? Em cứ yên tâm đi, rồi thế nào em cũng đến được xứ Dương Châu một cách bình an mà... Thôi vậy là xong! Bây giờ chào mấy người tôi đi. Mong là tất cả rồi sẽ thuận buồn xuôi gió. Để Thảo Nhi còn gặp bác Hải của nó.

Thanh Thanh liếc nhanh về phía Thế Vỹ, hơi lo lắng, nhưng vẫn cố làm ra vẻ cứng cỏi nói:

- Có thể nào thì chúng tôi cũng không dám làm phiền anh, xin cám ơn anh!

Rồi chào Thế Vỹ và kéo Thảo Nhi đi về phía trước. Thảo Nhi thì khác nó có vẻ bịn rịn. Nó đi mấy bước lại quay lại nhìn. Và rồi chính nhờ cái ánh mắt của Thảo Nhị Thế Vỹ cảm thấy không yên tâm... Thế Vỹ quay lại và nhận ra một điều. hai cô gái yếu đuối này... chắc chắn là chẳng ai bảo vệ được cả... Và đúng như điều Thế Vỹ tiêu liệu. Thảo Nhi và Thanh Thanh chỉ mới bước đi một đoạn đường ngắn là đã gặp phải hai tay lưu manh.

Lúc bấy giờ trời đã nhá nhem tối, hai gã lưu manh từ trong bụi cỏ chui ra. Bọn chúng chặn trước mặt Thảo Nhi và Thanh Thanh. Bốn con mắt thao láo nhìn Thanh Thanh nụ cười nham hiểm.Thanh Thanh chợt hiểu. Tai họa sắp đến rồi! Nhưng nàng vẫn cố bình tĩnh, hỏi:

- Mấy anh định làm gì vậy? Đừng quấy rầy, nhà cha mẹ tôi ở đầu xóm kia thôi.

Một gã chống tay cười lớn:

- Vậy à? Họ ở đâu? Mời họ ra đây, tôi muốn được bái kiến nhạc phụ, nhạc mẫu tôi một chút!

Thanh Thanh nghe nói sợ hãi lùi ra sau. Nhưng ngay lúc đó, tên lưu manh còn lại đứng sau đã chụp vai nàng lại.

- À! à! Con bé này đẹp quá! Ở đâu chúng mình không thấy vậy? Nó chẳng phải là dân trong làng mình...Vậy thì... Thầy bói nói đúng. Hôm nay chúng mình gặp số đào hoa. Ha! Ha! khoái quá!

Bé Thảo Nhi hét lớn:

- Hãy buông chị tôi ra! Ông anh cả tôi sắp đến đây. Ông ấy cao lớn lại khoẻ lắm, quật một cái là mấy người sẽ chết tươi ngay!

Gã lưu manh đứng trước nói:

- Vậy à? Vậy thì hãy mời luôn cả ông anh Cả nhà mi ra đây, để tao hỏi thăm sức khoẻ.

Nhưng gã vừa dứt lời thì Thế Vỹ đã bước tới. Chàng vung một đấm vào mặt gã, miệng hét:

- Ông anh bây có mặt đây. Hỏi thăm thì cứ hỏi đi!

Bé Thảo Nhi vừa trông thấy Thế Vỹ đã mừng rỡ kêu lên:

- Ồ anh Thế Vỹ! Anh hãy đấm cho bọn họ một trận, cho họ biết thân đi!

Sự xuất hiện bất ngờ của Thế Vỹ, rõ là làm hai tay lưu manh ngạc nhiên. Nhưng rồi, chúng cũng nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh. Chúng giận dữ hét:

- À! Cái tay này... mi từ đâu bò ra mạo nhận. Muốn phá đám bọn này phải không? Vậy là mày muốn chết rồi! Này anh bạn, mình hãy vặt lông nó đi!

Và dĩ nhiên, kế tiếp là một màn quyết chiến. Tội nghiệp. Thế Vỹ tuy to con, nhưng từ nào đến giờ chỉ là công tử bột, đâu có kinh nghiệm đánh nhau. Vì vậy chỉ được mấy cú đầu... Còn sau đó diễn biến thế nào, Thế Vỹ hoàn toàn không nhớ nữa... Chỉ biết trong trận đó, Thanh Thanh và Thảo Nhi cũng có giúp sức. Hai cô gái này thấy Thế Vỹ bị áp đảo, đã nhảy vào cuộc chiến. Dù không biết đánh nhau. Nhưng một người cũng cố nắm tóc gã lưu manh còn lại kéo, người khác dùng miệng cắn. Những món đòn này cũng khá hữu hiệu. Và trận đánh đó, rõ ràng là cũng "long trời lở đất". Nhưng ưu thế cuối cùng chẳng phải ở phía của Thế Vỹ. Bởi vì, Thế Vỹ còn nhớ... Sau đó... Hình như có một tay du đãng, dùng cây hết sức giáng mạnh vào đầu Thế Vỹ. Sau đó Thế Vỹ hoàn toàn không biết gì nữa.

Lúc tỉnh dậy. Thế Vỹ chỉ thấy mình đang nằm bên cạnh một con suối. Thảo Nhi và Thanh Thanh thì ở cạnh. Họ đang giặt khăn lau mặt, lau những vết thương trên người chàng. Gần đó còn có mấy ông tiều phu. Họ đứng nhìn. Vừa thấy Thế Vỹ mở mắt ra, Thanh Thanh đã mừng rỡ nói:

- Ồ! Anh đã tỉnh rồi, vậy là tốt, xin cảm ơn trời phật!

Còn bé Thảo Nhi thì khóc òa lên.

- Anh Thế Vỹ ơi anh Thế Vỹ... Anh đừng có chết nhé? Anh anh hùng lắm, dũng cảm lắm... một mình anh mà đánh tới hai thằng. Anh đã cứu chúng em. Nhưng bọn nó tiểu nhân quá. Nó đã dùng cây đánh anh. Bây giờ làm sao? Anh thấy thế nào? Có đau lắm không?

Một ông tiều phu bước tới, vỗ nhẹ lên vai Thảo Nhi.

- Yên tâm đi con gái. Anh Cả con chỉ bị thương nhẹ thôi rồi sẽ chẳng sao đâu. Bây giờ tất cả hãy về nhà ta nghỉ ngơi nhé!

Rồi ông quay qua, nói với Thế Vỹ.

- Cũng may là lúc đó chúng tôi đi ngang qua nên bọn lưu manh kia mới bị đuổi đi. Mà này, người anh em kia, ba anh em mấy người từ đâu đến? Và định đi đâu vậy hở?

Thế Vỹ định nói thật là ba người không phải là anh em, nhưng rồi không biết nghĩ sao Thế Vỹ, chỉ nói:

- Chúng tôi... Chúng tôi từ Bắc Kinh đến và định đi về Dương Châu.

Bé Thảo Nhi nghe nói đã mừng rỡ.

- Ồ anh Thế Vỹ, anh sẽ cùng đi với chúng em chứ?

Thế Vỹ nắm lấy bàm tay nhỏ nhắn đang run rẩy vì xúc động của Thảo Nhi, và liếc nhanh sang Thanh Thanh nói:

- Ờ, ờ... Anh sẽ cùng đi với em.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 24-1-2012 21:48:58 | Chỉ xem của tác giả
Chương 3


Chủ nhân của Phúc Gia Trang ở Dương Châu là Phúc Chấn Đình, năm nay đã lên trên 50 tuổi, là người có máu mặt, nổi tiếng cả một vùng. Tài sản ông nhiều vô số kể. Ngoài một mảnh vườn thật lớn ở ngoại ô, ông còn mấy xưởng thêu, xưởng dệt, rồi ruộng hạng nhất, đồi trà... một người thành công trên sự nghiệp như vậy đúng ra phải có cuộc sống ngập đầy hạnh phúc. Nhưng tiếc thay, ông Phúc Chấn Đình lại không được như vậy. Niềm vui trốn lánh ông từ lâu lắm rồi.

Đó là chuyện mười năm về trước. Khi đứa con trai duy nhất của ông lìa bỏ cõi đời. Từ đó, cuộc đời như mất hết ý nghĩa, ông Chấn Đình không còn thấy đời có còn gì đáng để đeo đuổi nữa? Nhưng... Họa lại vô đơn chí, kế tiếp, người vợ duy nhất và quý yêu của ông, bà Tịnh Chị Vì mất con, ngày khóc đêm khóc. Đôi mắt đã trở nên mù lòa. Từ đó bà không trông thấy gì nữa, tâm trí cũng gần như rối loạn. Đi đâu, bà Tịnh Chi cũng cần có người dìu. May mà còn có người tớ trung thành là Nguyệt Nương hết lòng chăm sóc. Cả một vương quốc lớn như Phúc gia trang, có gia đinh, a đầu, tì nữ... nhưng lại vắng hẳn tiếng cười. Lúc nào người ta cũng chỉ nghe tiếng la hét của chủ nhân, tiếng than vãn của bà chủ, không khí thê lương buồn tẻ. Phúc gia trang trở thành một thứ vườn hoang, âm u, tuyệt vọng.

Thế mà... Hôm ấy. Phúc gia trang lại xuất hiện ba người khách bất ngờ.

Khi Thế Vỹ, Thanh Thanh và Thảo Nhi đứng trước đôi cổng to của nhà họ Phúc. Họ đã lo lắng hồi hộp vì ngôi nhà quá đồ sộ. Ngoài cái bờ tường cao bao bọc bên ngoài, bên trong còn có cả một vườn hoa rộng lớn. Nếu Thế Vỹ không biết chữ, không nhìn thấy tấm bảng thiếp vàng trên cao với ba chữ "Phúc Gia Trang" thì chàng đả bỏ đi, vì đã tưởng đó là dinh thự của một quan to nào đấy... Tất cả tại bé Thảo Nhi cả. Nó nôn nóng được gặp người thân, mà người thân lại ở trong nhà to lớn này. Thế Vỹ tội nghiệp con bé. Nó đã bỏ công vượt sông núi gần một tháng trời. Đến đây thì người nào cũng bụi lấm, phong trần. Nhất là Thế Vỹ có vẻ luộm thuộm làm sao. Khi mà vết thương trên đầu chưa lành hẳn. Thỉnh thoảng nó cứ hành đau. Còn nữa... Đi bộ nhiều quá, tay chân gần như mỏi nhừ, mà thân thể cứ sốt cao, Thế Vỹ cũng muốn tìm một chỗ nghỉ chân.

Người ra mở cửa cho họ là lão tớ già tên là Trường Quý. Nhìn thấy ba người ăn mặc lam lũ. Ông ta đã ngạc nhiên hỏi:

- Mấy người định tìm ai?

Thế Vỹ lễ phép:

- Dạ xin lỗi. Ở đây có ông bác nào tên là Lý Đại Hải không?

ông lão Trường Quý nhăn mặt:

- Lý Đại Hải à? Ông ấy không có ở đây, hãy đi nơi khác tìm.

Và ông ta định bỏ đi vào trong, nhưng Thế Vỹ đã nhanh chân:

- Khoan đã, khoan đã. Ông Hải nói là ở Phúc gia trang cơ mà. Sao bác bảo là không có?

- Ông ta nói vậy à? Cậu tự nghĩ xem có lý không. Ông ta là họ Lý. Còn nhà này họ Phúc. Làm sao có chuyện đó được?

Lão Trường Quý nói, rồi tiếp:

- Tóm lại, là các người đi đi. Ông ta không có ở đây đâu.

Bé Thảo Nhi nhanh chân bước tới:

- Đi đâu bây giờ? Bác Hải rõ ràng đã nói với con, nơi ở của bác ấy là ở đây. Làm sao bác ấy lại nói dối cháu được?

Và bất kể sự ngăn cản của ông Trường Quý, nó chạy ùa vào nhà, vừa chạy vừa gọi lớn:

- Bác Hải ơi, bác Hải... bác ở đâu ra đi! Con là Thảo Nhi đây. Con đến tìm bác nè... Bác Hải ơi! Bác Hải...

Lão Trường Quý tái mặt hét:

- Này này! Con bé kia ra đây. Đã bảo là lão ta không có ở đây? sao lại chạy càn vào nhà người ta làm ồn lên như vậy?

Thế Vỹ thấy tình hình căng thẳng, đuổi theo gọi:

- Này Thảo Nhi ra đây. Hãy bình tĩnh nào, để anh hỏi người ta cho rõ ràng xem.

Thanh Thanh cũng chạy vào, kéo tay Thảo Nhi lại:

- Thảo Nhi này! Thảo Nhi! Đừng có làm ồn thế.

Giữa lúc đó, thật tình cờ, Nguyệt Nương đang dìu bà Tịnh Chi đi trong vườn, bà Tịnh Chi tuy mù mắt, nhưng tai lại rất thính.

- Chuyện gì ồn ào thế, Nguyệt Nương. Cô hãy mau ra đấy xem!

Nguyệt Nương lớn tiếng nói vọng ra:

- Lão Trường Quý này. Chuyện gì vậy? Đừng có làm ồn để phu nhân bị kinh động nhe.

Cũng lúc đó Nguyệt Nương đã trông thấy cả ba người. Bà giật mình. Nhà họ Phúc mấy năm nay, ngoài những người trong nhà và lối xóm,, chẳng bao giờ có khách lạ cả.

Thế Vỹ lanh lẹ bước tới, vòng tay trước mặt hai người đàn bà.

- Dạ xin lỗi, chúng tôi là những người xa đến, định tìm người thân thôi.

Và quay sang chỉ bé Thảo Nhi, Thế Vỹ tiếp:

- Cái con bé này đây nó có tên là Thảo Nhi. Nó là cháu gái của ông Lý Đại Hải từ phương Bắc xuôi đến Dương Châu này, chỉ là muốn đoàn tụ với người thân. Nhưng nghe nói là ông Lý Đại Hải không còn ở đây nữa. Vậy quý ngài có thể cho chúng tôi biết, bây giờ ông ấy ở đâu không?

- Ai đấy? Ai đấy? Tôi vừa nghe tiếng một người trẻ tuổi nói. Ai vậy? Ai vậy?

Đôi tay bà qươ quào như muốn chụp lấy một cái gì.

- Trời ơi! Ở đâu rồi? Sao không nói nữa đỉ nói cho tôi nghe, tôi muốn nghe rõ. Nói đi!

Nguyệt Nương nắm lấy bàn tay đang quơ quào ở khoảng không của bà Tịnh Chi, nói:

- Phu nhân ơi, phu nhân! Ở đây có ba người khách lạ không quen biết, họ đến mục đích để tìm Lý Đại Hải đấy...

Bà Tịnh Chi vùng ra nói:

- Đừng có ngăn cản tôi! Hãy lên tiếng nữa đi, cậu Hai, tại sao cậu không nói gì cả. Tôi van cậu mà. Cậu hãy nói nữa đi!

Thế Vỹ bấy giờ mới giật mình. Chàng nhìn kỹ người đàn bà mù trước mặt, Thế Vỹ không biết phải phản ứng ra sao. Bé Thảo Nhi cũng có vẻ sợ hãi, nó sà vào lòng Thanh Thanh.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 24-1-2012 21:51:39 | Chỉ xem của tác giả
Bà Tịnh Chi vẫn bước đến, giọng thê lương:

- Sao vậy? Sao chẳng chịu lên tiếng nữa. Đừng có đày đọa lão gìa mù lòa này mà...

Thế Vỹ bị những lời trên làm cảm động, vội nói:

- Thôi được rồi, để tôi nói. Thưa bà... Nếu tôi không lầm thì bà đã nhầm lẫn giọng nói của tôi với người nào đó. Thật ra tôi chỉ là một người xa lạ.

- Người xa lạ.

Bà Tịnh Chi càng run rẩy hơn. Hình như bà đang ở trạng thái xúc động quá độ. Bà chụp lấy tay Thế Vỹ, kêu lên:

- Không! Không! Không! Tại sao vậy? Tại sao con cứ nói mình là người xa lạ? Con là Nguyên Khải. Con là con của trai yêu quí của ta mà? Con đã trở về! Trời ơi! ta cảm ơn trời phật. Cuối cùng rồi con cũng trở về. Nguyên Khải ơi. Con có biết, ta đã chờ, đã đợi con. Ta đã khổ biết bao nhiêu rồi không?

Thế Vỹ bàng hoàng. Những hiểu lầm này làm Thế Vỹ lúng túng, Thế Vỹ muốn vùng thoát khỏi bàn tay bà lão, nhưng không đành. Đầu chàng bất ngờ lại nhức bưng lên.

- Bà lão ơi, bà đã nhìn lầm người rồi, tôi không phải là Nguyên Khải nào cả. Tôi họ Hà, Hà Thế Vỹ. Tôi là người từ Bắc Kinh đến.

Thế Vỹ nói, Nguyệt Nương cũng bước tới nắm tay bà Tịnh Chi, mục đích là định gỡ ra cho Thế Vỹ, bà nói:

- Phu nhân này, phu nhân! Đây nào có phải công tử nhà mình đâu, phu nhân đã nhận sai người rồi, nhận sai thật đấy, phu nhân hãy buông người ta ra đi.

Bà Tịnh Chi vừa khóc vừa nói:

- Ta không nhầm lẫn đâu! Giọng nói của con trai ta mà, làm sao ta có thể không phân biệt được. Nguyên Khải con! Mẹ biết là con đã hận cha mẹ lắm. Con không chịu tha thứ. Nhưng mà... con hãy nghĩ lại đi. Dù gì con cũng là con của ta, không lẽ con không chịu nhận cả me...

Thanh Thanh thấy chuyện càng lúc càng rắc rối, không dằn được bước tới phụ Nguyệt Nương gỡ tay bà Tịnh Chi ra.

- Bà này kỳ không? Hãy buông anh Thế Vỹ ra chứ? Anh ấy lần đầu tiên đến xứ Dương Châu này, lần đầu tiên đến đây làm sao có thể là con trai của bà được chứ?

Thảo Nhi cũng tiếp lời:

- Đúng rồi! Đúng rồi đấy. Chúng tôi đến đây chỉ là để tìm bác Hải thôi.

Nhưng ngay lúc đó, bà Tịnh Chi quay qua hướng Thanh Thanh.

- Cô là ai?

Thanh Thanh giật mình.

- Da... da... Con là... em gái của anh ấy!

Bà Tịnh Chi lắc đầu nói lớn:

- Không phải... Mi là Nhược Lan phải không?

Thanh Thanh tròn mắt. Sao có chuyện kỳ cục vậy? Hết hiểu lầm này đến hiểu lầm khác, Thanh còn chưa biết thế nào thì đã nghe bà Nguyệt Nương nói với ông Trường Quý.

- Hết thuốc chữa rồi, ông hãy đi mời lão gia ra đi!

- Vâng.

Rồi ông Trường Quý vội vã rút lui vào trong.

Còn lại, Thanh Thanh vội đính chính:

- Tôi không phải là Nhược Lan, tên tôi là Thanh Thanh!

Bà Tịnh Chi lắc đầu:

- Ngay cả cái tên, bọn bây cũng thay đổi. Thôi được! Xanh xanh đỏ đỏ gì cũng được, bây giờ mẹ đã thừa nhận con, bắt đầu từ giây phút này. Con sẽ là dâu con của ta. Con đồng ý chứ?

Thanh Thanh vội vã nói:

- Không được! Không được! Con không phải là dâu con của bà.

Bà Tịnh Chi lớn tiếng nói làm cả Thanh Thanh giật mình:

- Con không được cãi! Bây giờ con hãy đứng qua một bên để ta nói chuyện với Nguyên Khải.

Và bà kéo mạnh Thế Vỹ vào lòng, ôm chặt như một đứa con nít. Bà vừa khóc vừa nói:

- Bọn con rồi cũng về đây. Mẹ đã thừa nhận Nhược Lan là dâu thì bọn con đừng bỏ mẹ đi nữa... Nhược Lan con cũng đừng giành lấy Nguyên Khải của mẹ. Còn tất cả những chuyện cũ. Tụi con cũng hiểu cho. Tất cả đều là sai lầm của cha con chứ không phải mẹ. Tụi con đừng trách mẹ. Nguyên Khải này! Nguyên Khải! Con phải thương mẹ chứ? Con không nhìn thấy đôi mắt của mẹ sao? Nó đã mù lòa vì quá nhớ thương con. Con phải thấy chứ?

Thế Vỹ trong lúc đầu lại nhức như búa bổ, thấy choáng váng và thấy như ngất đi, chàng nói:

- Thưa bà... Xin bà đừng lắc mạnh con nữa. Thật tình con chẳng biết chuyện gì đã xảy ra ở đây. Con mệt quá, trời đất đang quay mòng. Con không chịu nổi nữa.

Bé Thảo Nhi chen vào:

- Vâng, đúng đấy bà ạ. Anh con bị thương ở đầu. Vết thương còn chưa lành. Bà đừng có xiết mạnh anh ấy quá.

Bà Tịnh Chi chợt kinh hoảng lên, bà sờ soạng:

- Cái gì? Lại bị thương ở đầu nữa à? Đâu bị thương chỗ nào đâu? Để mẹ sờ xem? Trời ơi... Nguyệt Nương... Nguyệt Nương đâu rồi? Mau bảo lão Trường Quý đi gọi lương y đến! Đến mau!

Đang lúc tình hình chưa ngã ngũ, thì ông Chấn Đình đã bước ra. Ông có vẻ rất nghiêm khắc. Sự xuất hiện của ông làm mọi người đều khiếp sợ. Ông vừa ra đến, đã hét:

- Tịnh Chi này! Tịnh Chi! Em làm gì ồn thế? Em đã uống thuốc chưa? Tại sao kỳ quặc thế này? Ôm người lạ vào người không ra cái thể thống gì cả. Có buông ra ngay không?

Bà Tịnh Chi vẫn đứng yên, ông lớn tiếng:

- Tôi bảo là buông ra! Bà có nghe tôi không?

Bà Tịnh Chi có vẻ sợ hãi. Mặt bà tái đi, nhưng đôi tay vừa lơi ra thì chợt như sợ điều gì, bà ôm chặt hơn nữa. Bà hướng mặt về phía chồng, giọng trách móc:

- Anh Đình, đã mười năm qua. Anh đã chia rẽ mẹ con tôi anh làm tôi đau khổ muốn chết đi được. Bây giờ nó đã về... sao anh còn nhẫn tâm làm điều đó. Không! Có thể nào em cũng không để cho anh cắt đứt tình mẹ con em lần nữa đâu. Anh có giết em chết cũng được. Nhưng em... Em sẽ không để con em bỏ đi nữa, sẽ không bao giờ...

Ông Chấn Đình quát:

- Thật đã hết thuốc chữa rồi!

Và ông bước tới kéo mạnh tay bà Tịnh Chi ra.

- Em phải buông ra! Buông tay ra không?

Bà Tịnh Chi càng ghì chặt:

- Không! Không! Không buông ra đâu!

Và thế hai người cứ giằng co. Thế Vỹ đứng giữa bị lắc như cây gỗ, Vỹ muốn nói nhưng không nói được gì cả. Trước mặt chàng tối sầm lại, và chàng lại ngất đi không còn biết gì nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 24-1-2012 22:17:42 | Chỉ xem của tác giả
Chương 4


Và Thế Vỹ đã ngã bệnh.

Trong ký ức từ nhỏ cho mãi đến giờ. Thế Vỹ gần như trưởng thành từ lồng son, chưa hề biết bệnh nặng hay tai họa gì.

Vậy mà chỉ có một lần bỏ nhà đi hoang. Với mục đích là tìm "ý nghĩa cuộc sống", chưa gì Thế Vỹ đã gặp quá nhiều thử thách. Cái giá phải trả quá đắt. Lần đầu Thế Vỹ biết chuyện cô dâu trốn chuyện về nhà chồng, lần đầu đánh lộn, lần đầu xuống Dương Châu. Lần đầu bị người ta nhận lầm là con... Rồi ngã bệnh phải nằm lại trong một gia đình xa lạ. Như vậy là người xưa nói cũng có lý: "Đọc một ngàn quyển sách không bằng đi một dặm đường xa"... mà Thế Vỹ thì coi như chỉ mới khởi đầu. Chàng không biết là rồi đây mình còn sẽ đối đầu với bao nhiêu chuyện lạ nữa.

Trên giường bệnh, Thế Vỹ cứ mê cứ tỉnh suốt mấy ngày liền. Thế Vỹ có mê nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không biết gì xảy ra chung quanh. Chàng nghe thấy hết. Có điều không phản ứng được. Thế Vỹ biết mình được nằm trong một chiếc phòng trang hoàng lịch sự không kém chiếc phòng của mình ở Bắc Kinh. Có tranh thủy mạc treo tường, có trường kỷ, có các tủ đầy ắp sách... Người đàn bà mù lúc nào cũng ngồi bên cạnh hết:

"Nguyên Khải đã trở về" lại. "May quá... Biết trước là con nó sẽ về, nên tôi bắt mấy đứa nhỏ phải quét dọn phòng luôn..".

Và gần như lúc nào trong phòng cũng có người, hết lương y bắt mạch cho thuốc, đến a hoàn mang cơm nước lên, rồi chủ nhân vào thăm... Riêng người đàn bà mù thì dường như lúc nào cũng túc trực bên giường... Đó là chưa nói vì không nhìn thấy, nên bà ta cứ mò mẫm nắm lấy tay Thế Vỹ vuốt ve luôn sợ Thế Vỹ rơi biến mất.

Đã có mấy lần, chủ nhân Chấn Đình thấy xốn mắt, ra lệnh cho a hoàn kéo bà ta ra. Và Thế Vỹ đã nghe người đàn bà đau khổ kia vừa vùng vẫy vừa khóc.

- Nguyệt Nương ơi, Nguyệt Nương... Em nỡ lòng như vậy sao? Em phải nói giúp với lão gia giùm ta chứ? Ông ấy bây giờ đang giận, đang ghét ta. Ta nói gì cũng chẳng chịu nghe. Nhưng ta biết. Ông ấy sẽ nghe cô, Nguyệt Nương, cô hãy giúp ta, hãy van lão gia cho Nguyên Khải ở lại, rồi thế nào ta cũng chịu cả. Nếu cô muốn, ta sẵn sàng nhường cả cái chức nữ chủ nhân hiện nay của ta cho ngươi.

Nguyệt Nương cũng òa lên khóc:

- Phu nhân ơi! Tại sao phu nhân lại nói vậy? Phu nhân muốn tôi chết không kịp trối ư? Tôi lúc nào cũng chỉ là thân phận tôi tớ, đâu dám trèo cao, tôi không muốn bị trời chu đất diệt...

Trong khi ông Chấn Đình giận dữ nói:

- Bà lại ăn nói lẩm cẩm gì nữa vậy? Cái nỗi khổ tâm ấy lâu nay trong nhà còn chưa đủ sao? Bà còn định gây thêm rắc rối. Nào Hà Hoa, Thu Quế, Ngân Hạnh đâu, bọn bây hãy đến đây, dìu phu nhân về phòng đi!

Và ông quay sang Nguyệt Nương:

- Nguyệt Nương này, bổn phận của cô là phải trông chừng bà ấy, mà này đã cho phu nhân uống thuốc chưa?

Bà Tịnh Chi gào lên khi bị kéo lôi ra ngoài:

- Tôi không uống thuốc! Không uống nữa! Tôi bây giờ không còn bệnh hoạn gì nữa. Nguyên Khải trở về đây là tôi đã hết bệnh rồi. Đầu óc tôi hết sức tỉnh táo... Anh Chấn Đình! Tôi van anh! Tôi lạy anh... Anh đừng chia cách mẹ con tôi nữa... Hãy để mẹ con tôi được đoàn tụ.

Và chuyện ồn ào đó một ngày không biết xảy ra bao nhiêu lần. Thế Vỹ nhiều lúc thắc mắc, tại sao mình lại bị lôi cuốn vào cái bi kịch gia đình thế này? Chàng rất mong là mình bình phục nhanh chóng để sớm rời khỏi nơi này, để không còn phải trực diện với những rắc rối nữa.

Và rồi, sang đến ngày thứ tư, cơn sốt của Thế Vỹ cũng hạ bớt. Thế Vỹ tỉnh táo hơn.

Chiều hôm ấy, sau một giấc ngủ dài. Thế Vỹ vừa tỉnh dậy đã nghe mùi thuốc bốc lên thơm cả góc phòng. Thế Vỹ còn nghe Thảo Nhi nói với Thanh Thanh:

- Thật là hiếm có dịp này. Bây giờ trong phòng chỉ còn em, chị và anh Thế Vỹ. Chớ mấy ngày trước, phòng lúc nào cũng đầy người, muốn nói chuyện gì cũng khó khăn. Chỉ một mình bà lão mù đã phát khiếp, còn thêm ông chủ nhà, ông ấy sao mà dữ quá.

Thanh Thanh ngồi bên bếp lửa trông chừng thuốc, vừa nói:

-Suỵt! Em không cẩn thận tí nào cả. Nói sau lưng người ta là không tốt, người ta nghe được kỳ lắm, bà lão mù cũng sắp đến đây. Nguyệt Nương trông chừng bà ta không xuể đâu.

Bé Thảo Nhi thắc mắc:

- Nhưng rồi chúng ta sẽ làm sao đây? bác Hải thì biệt tăm, còn anh Thế Vỹ lại bệnh thế này. Rắc rối quá... à... Mà có lẽ bác Hải sẽ đến làng Đông Sơn tìm em rồi, hay là mình quay trở lại nơi ấy đi?

Thanh Thanh vội nói:

- Không được! Thảo Nhi này, có thế nào mình cũng không thể trở về nơi cũ. Bởi vì em nghĩ xem. Từ đây đến đấy vừa phải ngồi tàu buồm, tàu hỏa, xe chở cá, đi bộ... Con dường thì dài đăng đẳng lại núi non trùng điệp. Đấy anh Thế Vỹ biết chữ xem bản đồ mà còn đi rất lâu mới đến, còn hai chị em chúng mình... dốt như vầy làm sao tìm được đường? Mà chưa nói, nếu về đến nơi bị bắt lại chưa hẳn là toàn mạng. Thôi, chị không về đâu.

Bé Thảo Nhi nghe phân tích, nói:

- Vậy em cũng không về, em đi theo chị hay là... bác Hải tìm không được em sẽ quay trở lại Phúc gia trang này. Chị nghĩ có thể như vậy không?

Thanh Thanh nói:

- Nghe Nguyệt Nương nói, bác Hải của em trước kia là quản gia ở Phúc gia trang này. Ông ấy làm những mấy chục năm đấy, nhưng rồi sau đấy vì cãi nhau với lão gia nên mới bỏ đi. Thế này thì cũng có thể một thời gian, bác ấy nguôi ngoai cơn giận thì sẽ quay trở lại. Chị nghĩ là... hay mình cứ nán lại ở đây một thời gian chờ xem... nhưng không biết người ta có cho mình ở lại không nữa..

Bé Thảo Nhi nói:

- Chắc cho mà... nhưng cũng tùy anh Thế Vỹ, nếu anh ấy chọn chịu ở lại mình mới ở, đúng không?

Ngay lúc đó, Thế Vỹ mở mắt, quay người lại nói:

- Không được! không được! Anh mà khỏe là phải đi ngay thôi.

Bé Thảo Nhi thấy Thế Vỹ đã tỉnh dậy, mừng rỡ chạy tới nói:

- Ồ! Anh Thế Vỹ! Anh khoẻ rồi à? Thấy anh tỉnh lại em mừng lắm. Sao? Đầu có còn nhức nữa không? Để em sờ trán anh xem có còn sốt nữa không nhé? Ồ... Ồ... Bớt rồi! Bớt rồi! Chị Thanh Thanh ơi, chị Thanh Thanh!

Thanh Thanh đã rót thuốc ra chén, bưng lên trước mặt Thế Vỹ với nụ cười, nói:

- Anh tỉnh rồi đấy à? Bé Thảo Nhi nó nói nhiều quá phải không? Nhưng mà, quả tình anh đã bệnh nhiều lắm đấy. Nào thuốc đã sắc xong đang còn nóng đây... Anh hãy uống ngay cho mau hết bệnh.

Thế Vỹ chăm chú nhìn Thanh Thanh. Suốt khoảng lộ trình dài hơn tháng bên nhau, Thế Vỹ quá bận rộn, mệt mỏi... mãi đến bây giờ mới thật sự ngắm được cô bạn đồng hành. Cái khuôn mặt xinh xắn với ánh mắt nhu mì... Bất giác làm Thế Vỹ xao động, Thế Vỹ không ngờ Thanh Thanh lại đẹp thế này. Và chẳng hiểu sao Thế Vỹ lại thấy lúng túng, Thế Vỹ chỉ nói:

- Vâng cám ơn cô. Tôi sẽ cố uống thuốc để mau lành bệnh và khi lành, tôi sẽ đi ngay.

Thế Vỹ ngồi dậy, đỡ lấy chén thuốc trên tay Thanh Thanh uống một hơi. Nhưng không hiểu sao, khi vừa buông chén ra, Thế Vỹ thấy cái ánh mắt tươi tắn ban nãy trên mặt Thanh Thanh biến mất... mà thay vào đó là nét buồn phảng phất. Thanh Thanh không nói gì, chỉ lặng lẽ gom lấy chén thuốc rồi quay đi.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 24-1-2012 22:26:25 | Chỉ xem của tác giả
Bé Thảo Nhi nắm lấy tay Thế Vỹ, nói:

- Anh Thế Vỹ, anh biết không? Lão bà mù kia lầm tưởng anh là con trai bà ấy. Bà Nguyệt Nương nói, nếu anh chịu ở lại, an ủi bà lão thì Phúc gia trang này sẽ cảm ơn anh nhiều lắm. Đợi bao giờ bà ta hiểu ra, rồi anh đi cũng được. Còn em và Chị Thanh Thanh sẽ ở lại đây chờ bác Hải. Anh Thế Vỹ này... hay là anh cứ ở lại đây để cùng có bạn với chúng em?

Thế Vỹ lắc đầu:

- Không được! Không được! Đây không phải là mục tiêu để tôi đến. Chần chờ mãi thế này mất thời gian quá. Tôi phải đi ngay thôi.

Rồi Thế Vỹ nhỏm dậy, ngó quanh như tìm kiếm cái gì. Thanh Thanh hỏi:

- Anh muốn tìm cái gì vậy?

Thế Vỹ hớt hải:

- Túi tiền của tôi đâu rồi?

Thanh bước tới hộc tủ lấy túi tiền ra trao cho Thế Vỹ:

- À. tôi đã cất giùm anh rồi. Còn nguyên đây. Chẳng ai lấy của anh đâu!

Thế Vỹ giải thích:

- Tôi không có ý vậy? Tôi sẽ không mang theo hết đâu. Tôi sẽ để lại một nửa cho hai người, mang theo một nửa cũng đủ rồi.

Thanh Thanh nhìn Thế Vỹ với đôi mắt đỏ hoe:

- Anh ghét chúng tôi. Anh không thích ở gần bên chúng tôi phải không? Anh thật là vô tình... mấy bữa qua, tôi đã lo thuốc thang cho anh... rồi bây giờ anh khỏe, anh định bỏ mặc chúng tôi ra đi. Anh...

Thế Vỹ ngẩn ra chưa hết phản ứng sao thì bé Thảo Nhi nói:

- Thôi được rồi, được rồi, anh chị đừng có cãi nhau nữa. Anh Thế Vỹ, hay là bọn này sẽ không chờ bác Hải nữa. Anh đi đâu bọn này theo đó, chúng tôi sẽ cùng đi.

Thế Vỹ lắc đầu nói:

- Không được, không được mà! Tôi đã cố gắng đưa hai người đến xứ Dương Châu này, thì đã coi như nhân chí nghĩa tận rồi, bây giờ tôi phải lo cho tương lai của tôi. Từ đây về sau, bản thân tôi chưa chắc là tự lo nổi, chứ đừng nói là phải bảo vệ người khác. Mấy người muốn đến Dương Châu thì đã đến nơi rồi. Sao lại đòi hỏi đi theo tôi đến Quảng Châu nữa? Mấy người phải ở lại thôi, đừng có làm phiền tôi nữa.

Bé Thảo Nhi ôm lấy Thế Vỹ, nước mắt như mưa, nói:

- Đừng đi! Đừng đi anh! Sao anh đành bỏ chúng em lại đây. Em không chịu đâu. Anh đi đâu bọn em sẽ theo đấy thôi.

- Ai muốn bỏ đi chứ?

Bên ngoài có tiếng bà Tịnh Chi. Giọng hỏi đau khổ của bà làm tất cả bàng hoàng. Thế Vỹ quay ra, bà lão mù đang cùng Nguyệt Nương và ông Chấn Đình bước vào.

Bà Tịnh Chi hỏi với giọng tắt nghẹn:

- Nguyên Khải! Con nói là con muốn bỏ đi nữa phải không nào? Tại sao? Tại sao vậy? Không lẽ lần trở về này của con chỉ đày đọa mẹ thêm? Mẹ biết là con thù mẹ vì ngày xưa... mẹ đã không hết lòng binh vực... không hết lòng đứng bên con... Vì vậy... con muốn mẹ bị trừng phạt, mẹ phải nát cả cõi lòng... Con biết chứ? Lần con bỏ đi đó mẹ không còn thiết sống nữa, con ơi!

Và bà nắm lấy tay Thế Vỹ, nắm thật chặt không buông ra, và nói:

- Không! Không! Lần này thì không! Mẹ sẽ không để con ra đi nữa... Có chết mẹ cũng giữ con lại... Mẹ nói rồi...

Nguyệt Nương bước tới, nhìn Thế Vỹ van xin:

- Công tử ơi, công tử. Tôi thấy thì công tử nên mở lượng từ bi, cứu lấy phu nhân của chúng tôi. Tạm thời công tử đừng nên đi đâu cả, hãy ở đây. Ở càng lâu càng tốt. An ủi được cho phu nhân chúng tôi một ngày hay một ngày. Tôi van công tử. Tôi cầu xin công tử...

Ông Chấn Đình bước tới, định kéo bà Tịnh Chi ra khỏi Thế Vỹ:

- Bậy quá! Bậy quá! Sao có chuyện kỳ cục như vậy. Nguyệt Nương, mi là người sáng mắt, không lẽ mi cũng điên giống như phu nhân mi ư? Đây nào có phải Nguyên Khải đâu?

Bà Tịnh Chi quay lại, nước mắt đầm đìa:

- Sao lại không? Sao lại không phải chứ? Chấn Đình, tại sao anh lại có thể tàn nhẫn như vậy? Không lẽ tận cùng trái tim anh chẳng hề có một chút mảy may nào tình cảm để hối hận về những gì mình đã làm trước đây? Chẳng phải chuyện của Nguyên Khải là nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời anh? Chẳng phải là anh cắt đứt cái tình cảm trong trái tim mình với con người. Em biết mà... anh nào có giống như em... Em thật chua xót khi đôi mắt em đã mù lòa mà em vẫn còn nhận ra. Còn anh? Anh còn đôi mắt sáng... Thế mà anh lại nhẫn tâm, anh phủ nhận cả tình thân ruột thịt. Anh chối bỏ con cái. Không lẽ anh không biết rằng lần quay về của Nguyên Khải là ý trời? Trời muốn nó quay về để chúng ta chuộc lại tội lỗi, xóa hết những lỗi lầm, không lẽ anh muốn bỏ qua cả cơ hội này ư? Anh Đình...

Những lời oán than đầy nước mắt làm mọi người có mặt trong phòng ngẩn ra. Ngay cả Thế Vỹ cũng không biết phải làm sao. Còn ông Chấn Đình, đôi mắt đỏ ngầu, sắc mặt nhợt nhạt hẳn. Nguyệt Nương thì không cần nói, bà ta đang ôm mặt khóc ngất. Nguyệt Nương vừa khóc vừa sụp xuống chân ông Chấn Đình:

- Lão gia ơi lão gia! Lão gia nên thương xót cho phu nhân tôi. Đã bao nhiêu năm qua phu nhân đã đau khổ lắm rồi, tôi theo hầu phu nhân bao nhiêu năm... tôi biết... Cuộc đời của người đầy mưa sa bão táp. Phu nhân sống được đến ngày nay là chỉ nhờ vào hy vọng. Bây giờ lão gia hãy mở rộng lượng hải hà thương xót...

ông Chấn Đình cúi xuống nhìn Nguyệt Nương. Thật ra thì trái tim ông cũng tan nát từ lâu. Gia đình này thế nào? Có còn là một gia đình nữa không? Người vợ thì mù lòa đãng trí. Con thì chỉ có một đứa nhưng đã không còn. Nguyệt Nương là người dưng mà vẫn còn biết trung hậu, bất giác ông quay qua Thế Vỹ. Cậu thanh niên này, dáng dấp cũng con nhà lành. Mặt mũi thanh tú, ăn nói lễ phép chững chạc chứng tỏ xuất thân cũng thuộc hàng nho gia. Nguyên Khải. Nghĩ đến con, bất giác trái tim ông như thắt lại, nỗi đau còn đó và cứ khoét sâu trong lòng ông.

Ông Chấn Đình nói với Thế Vỹ bằng những lời tắt nghẹn:

- Nghe tôi nói này. Chuyện đưa đến tình cảnh hôm nay thật tôi cũng không biết xử trí ra sao. Nhìn vóc dáng của cậu, tôi biết cậu là người có học, trung hậu, biết lễ nghĩa. Tôi...

Ông Chấn Đình phủi phủi tay áo, như lấy lại bình tĩnh rồi nói:

- Tôi thành tâm muốn mời cậu ở lại đây. Nếu cậu đồng ý tôi sẽ cho người đi tìm Lý Đại Hải về đây để bé Thảo Nhi và bác nó đoàn tụ. Như vậy, cậu sẽ không còn cái cảm giác là mình lưu lại không có lý do, được chứ?

Bé Thảo Nhi nghe nói mừng rỡ, hét lên:

- Ồ, anh Thế Vỹ, anh Vỹ... Lão gia đồng ý cho người đi tìm bác Hải của em về rồi. Anh nhận lời đi! Nhận đi!

Và quay sang ông Chấn Đình, nó sụp xuống lạy:

- Con xin cảm ơn lão gia! Cảm ơn Lão gia!

Bà Tịnh Chi cũng mừng rỡ. Bà lắc mạnh tay Thế Vỹ vừa khóc vừa nói:

- Nguyên Khải con! Cha con đã đồng ý chuyện con ở lại. Vậy thì con đừng bỏ đi đâu nữa. Con cũng biết tính cha con đấy, ông rất ương nghạnh khó chịu, nhưng bây giờ đã chịu để con ở lại thì rõ ràng ông ấy đã thay đổi, đã hồi tâm. Con ở lại nhé Nguyên Khải? Con không được bỏ đi đâu nữa con trai của mẹ. Cha mẹ rồi sẽ đền bù lại những gì sai lầm.

Người đàn bà mù vừa nói vừa ngước mắt lên nhìn Thế Vỹ. Cái đôi mắt không thấy đường của bà ta đầy lệ nhưng là những giòng lệ mừng rỡ, lấp lánh. Thế Vỹ cảm thấy có cái gì thắt chặt trong tim.

Thế Vỹ cảm động nói:

- Thôi được, tạm thời tôi ở lại đây. Và nếu chưa đi thì... có gì cho tôi ăn không? Tôi cảm thấy đói rồi.

Bà Tịnh Chi đứng thẳng người dậy, quay về hướng Nguyệt Nương nói nhanh:

- Ăn à? Nguyệt Nương đâu, hãy ra lệnh cho đầu bếp làm mau cho một tô cháo gà, thịt xé nhỏ nhé, thêm một chén chè táo với hạnh nhân nữa. Nguyên Khải! Tất cả đều là những món con thích ăn. Mẹ lúc nào cũng bắt đầu bếp chuẩn bị sẵn vì mẹ biết thế nào rồi con cũng quay về mà.

Và như vậy Thế Vỹ, Thảo Nhi và Thanh Thanh đã tạm thời ở lại Phúc Gia Trang.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 24-1-2012 23:23:34 | Chỉ xem của tác giả
Chương 5


Một tuần lễ sau, sức khỏe của Thế Vỹ gần như hoàn toàn bình phục.

Thế Vỹ vẫn được sắp đặt ở trong phòng Nguyên Khải đã ở trước kia. Căn phòng hướng mặt ra vườn hoa, ở đây Thế Vỹ mới cảm nhận được hết cái đẹp vườn tược của phương Nam. Nó gần như khác hẳn cái thú chơi cây cảnh ở miền Bắc, mọi thứ như hòa nhập với thiên nhiên.

Chẳng hạn, trong khu vườn hoa của Phúc gia trang này... Có lẽ vì ảnh hưởng của khí hậu Thái Hồ, nên vườn hoa cũng được chia làm bốn cảnh: Xuân, Hạ, Thu, Đông... Mỗi nơi lại xây dựng một lầu nhỏ, một nhà thủy tạ để ngắm cảnh... Rồi những chiếc hành lang dài, khiến cho căn nhà có vẻ dài hơn, sâu thẳm hơn. So với cái kiến trúc phương Bắc, cái đẹp của nó mộc mạc hơn... Vỹ nhớ lại ở Bắc Kinh... Kiến trúc ảnh hưởng nặng của Cố cung, nên các dinh thự phần lớn đều được xây theo kiểu mái cong cầu kỳ. Đẹp một cách tráng lệ kiểu cách. Còn ở đây, nhà nhà đều xây theo lối khác hẳn. Tổng thể thì có một cổng lớn bên ngoài, kế đến là vườn hoa với đường sỏi nhỏ, hai bên là hai hàng trúc xanh... Mấy bụi chuối tiêu, một khung cảnh thi vị lạ lùng... Mà Thế Vỹ yêu nhất là góc tường chắn gió phương Đông... Ở đây mọc đầy những loại dây leo lá nhỏ... Chúng bám kín cả bờ tường. Mỗi làn gió thổi đến, những chiếc lá rung rinh như hò reo, như thì thầm. Chúng giống như những con sóng màu xanh. Và giữa những con sóng đó, thỉnh thoảng lại điểm tô một cánh hoa đỏ. Cái cảnh giản dị mà đẹp khiến nhiều lúc Thế Vỹ mơ mộng rồi ngạc nhiên. Tại sao trong cái khung cảnh đẹp một cách hữu tình thế này lại chẳng có một chuyện tình ướt át hay éo le xảy ra... Mà chỉ là một cuộc xung đột giữa cha với con đưa đến những kết thúc bi thảm?

Nhưng rồi... Thế Vỹ thắc mắc cũng không lâu, thì mấy ngày sau đấy... Nguyệt Nương trong những giây phút vui miệng đã kể lại cho bọn Thế Vỹ nghe chuyện của Nguyên Khải:

Chuyện thế này. Mười mấy năm trước, Nguyên Khải yêu phải một cô tớ gái trong nhà là Nhược Lan, chuyện đó ở những gia đình thế phiệt cũng bình thường thôi. Nếu như Nguyên khải chịu nhận Nhược Lan làm thiếp. Còn chuyện hôn nhân chính thức từ từ tính sau. Đằng này Nguyên Khải là người theo tân học, chịu ảnh hưởng phương tây. Với chủ trương "một vợ một chồng", nên cương quyết đòi cưới Nhược Lan làm vợ chính thức. Vì vậy mới gây nên họa lớn. Ông Chấn Đình đã giận dữ, ông nổi giận lôi đình. Mọi người khuyên can, Nguyên Khải có năn nỉ thế nào ông cũng không chấp nhận. Chẳng những thế còn tìm đủ mọi cách để tách rời hai người. Nghe nói lúc đó có một cuộc đấu trí hết sức khốc liệt. Nguyên Khải phận làm con, lại ở giữa cái không khí đầy phong kiến ấy, không có cách gì tốt hơn là đưa Nhược Lan đi trốn. Chuyện bỏ đi này không có gì trầm trọng nếu như Nguyên Khải không học đòi phương tây, đưa Nhược Lan vào một giáo đường ở Thượng Hải để nhờ các cha cố làm phép cưới.

Hôn lễ cử hành xong, Nguyên Khải nghĩ là chuyện đã rồi, nên đưa Nhược Lan trở về nhà. Ông Chấn Đình lại cương quyết thủ cựu làm sao có thể chấp nhận chuyện đó? Thế là... Ông chẳng nói chẳng rằng, lại hạ lệnh đuổi cả Nhược Lan và Nguyên Khải ra ngoài. Và để tỏ thái độ của mình, ông còn nói:

- Này Nguyên Khải bắt đầu từ giây phút này. Mi không còn là con của ta... Mi ở ngoài có đói khổ có sống chết thế nào cũng mặc... Vì mi đã lựa chọn... Đừng có quay về đây... Nhà họ Phúc chúng tao thà là tuyệt tử tuyệt tôn. Chớ không thể có một thằng con nghịch tử như mi... Từ nay mi chẳng còn mang họ Phúc nữa...

Lúc đó, Nguyên Khải đứng ngoài sân. Tứ bề gió lộng, Nguyên khải cũng rất cứng cỏi, chàng quỳ xuống khấn đầu lạy tạ từ bà Tịnh Chi:

- Mẹ ơi. Theo lệnh của cha từ đây về sau, con không còn được gọi mẹ là mẹ nữa. Mẹ hãy tha tội bất hiếu cho con. Con sẽ trở thành một người xa lạ với Phúc gia trang này và bây giờ, con xin phép mẹ con đi!

Hôm đó, bà Tịnh Chi ở vào cảnh thật khó xử. Bênh con thì trái lệnh chồng. Mà nghe lời chồng thì phải bỏ con ư? Bà sụp xuống khóc lóc van nài, nhưng chẳng ai chịu nghe. Cuối cùng rồi Nguyên Khải cũng bỏ đi. Và vì cái câu nói cuối cùng của Nguyên Khải ám ảnh mãi bà... Nó như một lời trối trăn cuối cùng của Khải.

Một năm sau đấy... Nhược Lan đã mang xác chồng đem về trả lại cho Phúc Gia trang.

Thế Vỹ nghe nói giật mình, tròn mắt nhìn Nguyệt Nương:

- Xác Nguyên Khải? Nguyên Khải chết? Tại sao chết? Chết bằng cách nào?

Nguyệt Nương buồn bã nói:

- Cậu ấy chết thật! Lúc Nguyên Khải chết cậu ấy chỉ mới 23 tuổi. Cái hôm mà chiếc áo quan mang về. Quý vị có tin không? Lại đúng vào ngày sinh nhật thứ 45 của lão gia... Lúc đó quan khách đầy nhà, Nhược Lan trong bộ áo lam lũ, phủ phục trước quan tài không chịu đứng dậy. Khách khứa nghe tin đổ dồn ra. Người người thấy cảnh trên đều tái mặt, tội nghiệp cả lão gia và phu nhân... Đang vui lại nhận tin sét đánh... không ai có thể tin một chuyện như vậy có thể xảy ra được. Lão gia đã hạ lệnh cho gia nhân mở nắp quan tài ra xem. Nắp quan tài vừa mở... Rõ ràng là thiếu gia đang nằm trong đấy... Và phu nhân vừa trông thấy đã ngất xỉu ngay lập tức... Từ đó... Mặc dù đã trông thấy sự thật, nhưng phu nhân cấm tất cả mọi người trong nhà không ai được nói là Nguyên Khải đã chết. Phu nhân chối bỏ sự thật. Và suốt ngày chỉ biết khóc. Sáng khóc, chiều khóc rồi tối khóc. Khóc mãi cho đến khi đôi mắt mù hẳn. Rồi tinh thần suy sụp... Người lẫn hẳn đi... phu nhân cứ cho là Nguyên Khải hiện còn sống, hiện đang sống ở một nơi rất xa... Chớ Nguyên Khải chưa chết.

Rồi Nguyệt Nương quay sang Thế Vỹ:

- Đó chính là lý do tại sao hôm đầu tiên cậu đến đây... Phu nhân đã nghi ngờ giọng nói của cậu... Rồi sau đấy lại nghe cậu xưng mình là "người xa lạ"... Cái câu nói cuối cùng của Nguyên Khải ba tiếng "người xa lạ" kia đã in quá sâu vào đầu người. Càng làm phu nhân tin chắc cậu là Nguyên Khải hơn.

Thì ra là vậy! Thế Vỹ thở dài, nhưng vẫn thắc mắc.

- Nhưng mà... Lúc đó Nguyên Khải còn thanh niên, đang ở vào thời kỳ sung sức nhất... Làm sao có thể chết non như vậy?

- Nghe nói là cậu ấy bị bệnh chết... Chi tiết thế nào thì chúng tôi cũng không rõ. Nhưng tính của Nguyên Khải rất khẳng khái. Điều đó thì ai cũng rõ. Lúc Nguyên Khải và Nhược Lan bỏ đi, hai người chỉ có tay trắng, không mang theo một của cải gì cả nên có lẽ chết nghèo. Cũng chính vì lý do đó mà chẳng bao giờ phu nhân tha thứ cho lão gia.

- Có lẽ...

- Sao lại có lẽ? Đó là sự thật. Vì cậu cũng biết đấy. Nguyên Khải là con nhà giàu sang quyền quý. Ngay từ nhỏ bất cứ một thứ gì cũng không thiếu, cũng được nuông chiều, cũng có người phục vụ Đâu biết cực khổ là gì. Bây giờ ra ngoài với đôi bàn tay trắng. Làm sao có thể chịu được cái khổ của người chứ?

Thanh Thanh tò mò:

- Thế còn Nhược Lan? Sau đấy thì thế nào? Bây giờ chị ấy ở đâu?

Nguyệt Nương yên lặng một chút nói:

- Sau đấy cô ta đã bỏ đi!

Nguyệt Nương định ngưng lại ở đây, nhưng nghĩ ngợi rồi không biết sao lại tiếp.

- Đấy là một người đàn bà bất hạnh, ngay cái hôm mang xác chồng về Phúc gia trang... Nhược Lan cũng tỏ ra không còn thiết sống, cô ấy đã như người thất lạc hồn phách. Vậy mà còn phải chịu những lời đay nghiến của lão gia, Nhược Lan đã nhiều lần nhào tới định đập đầu vào quan tài, nhưng nhờ có thiếm Chu, mẹ Nhược Lan giữ lại. Bằng không đã có thêm cái chết thứ hai... Rồi giữa cảnh tang tóc, đầy tiếng khóc than đó, Nhược Lan đã được thiếm Chu dìu ra ngoài.

- Từ đó... Chúng tôi chẳng ai còn thấy Nhược Lan đâu nữa... mười năm đã trôi qua... Và cô ấy hiện sống chết ra sao. Chúng tôi cũng không biết.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách