Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Tác giả: love_milk_tea9
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Lịch sử Việt Nam

 Đóng [Lấy địa chỉ]
111#
 Tác giả| Đăng lúc 6-8-2013 21:13:56 | Chỉ xem của tác giả
Khoảng 1 vạn năm trước: Có văn hóa Hòa Bình

Văn hóa Hòa Bình thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá mới được phát hiện ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, trong đó tập trung nhiều nhất tại Hòa Bình và Thanh Hóa.


Văn hóa Hòa Bình thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá mới được phát hiện ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, trong đó tập trung nhiều nhất tại Hòa Bình và Thanh Hóa. Văn hóa Hòa Bình còn được phát hiện ở nhiều nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Các bộ lạc nguyên thủy, chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã biết trồng các loại rau củ, cây ăn quả và đặc biệt là đã biết trồng lúa.

Văn hóa Hòa Bình đã có nông nghiệp sơ khai nhưng chưa có đồ gốm, vì thế còn được gọi là văn hóa đá mới trước gốm.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 8.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=593&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

112#
 Tác giả| Đăng lúc 6-8-2013 21:17:41 | Chỉ xem của tác giả
Khoảng 8000 năm trước: Có văn hóa Bắc Sơn

Văn hóa Bắc Sơn thuộc Sơ kỳ thời đại đá mới của người nguyên thủy nảy sinh từ trong lòng văn hóa Hòa Bình.


Văn hóa Bắc Sơn thuộc Sơ kỳ thời đại đá mới của người nguyên thủy nảy sinh từ trong lòng văn hóa Hòa Bình. Các di tích thuộc văn hóa Bắc Sơn được phát hiện trong các núi đá vôi Bắc Sơn (thuộc tỉnh Lạng Sơn) và tỉnh Bắc Cạn. Các di tích này cũng tìm thấy trong vùng phân bố của văn hóa Hòa Bình như Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình...

Cư dân Bắc Sơn mặc dù đã biết đến nông nghiệp nhưng nguồn sống chính vẫn là nhờ săn bắt và hái lượm. Một thành tựu kỹ thuật mới của cư dân Bắc Sơn là đã biết chế tác đồ gốm. Đồ gốm Bắc Sơn thường có miệng loe và đáy tròn. Độ nung của gốm chưa cao. Mặc dù văn hóa Bắc Sơn đã đạt đến trình độ cao hơn văn hóa Hòa Bình, đã là một văn hóa mới có gốm sơ kỳ, nhưng cấu trúc xã hội của cư dân Bắc Sơn vẫn nằm trong khuôn khổ công xã thị tộc mẫu hệ.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 8.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=594&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

113#
 Tác giả| Đăng lúc 6-8-2013 21:22:56 | Chỉ xem của tác giả
Khoảng 6000 năm trước: Phát hiện di chỉ Đa Bút - Quỳnh Văn

Tại đồi vỏ hến Đa Bút (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã tìm được nhiều chiếc rìu làm bằng đá cuội, chỉ mài ở lưỡi và khá nhiều mảnh gốm còn thô vụng, độ nung thấp.


Tại đồi vỏ hến Đa Bút (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã tìm được nhiều chiếc rìu làm bằng đá cuội, chỉ mài ở lưỡi và khá nhiều mảnh gốm còn thô vụng, độ nung thấp. Đồ gốm ở đây đã phát triển hơn đồ gốm trong văn hóa Bắc Sơn. Chủ nhân di chỉ Đa Bút là những người săn bắt, đánh cá và cũng đã biết đến thuần dưỡng súc vật như bò, chó… Khảo cổ học xếp di chỉ này vào giai đoạn "đá mới cuối Bắc Sơn".

Tại Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) con người đã đánh bắt sò điệp về ăn và vứt vỏ lại ngay nơi cư trú của họ, lâu ngày vỏ tích lại thành những đồi lớn. Người Quỳnh Văn đã biết làm đồ gốm. Gốm được nặn bằng tay, chưa biết dùng bàn xoay, nhưng đã có độ dày khá đều. Người Quỳnh Văn sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, săn bắt và bước đầu đã biết đến nông nghiệp. Các nhà khảo cổ học xếp di chỉ Quỳnh Văn là loại tiêu biểu nhất của văn hóa đá mới có gốm ở ven biển Nghệ Tĩnh.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 8.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=595&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

114#
 Tác giả| Đăng lúc 6-8-2013 21:28:00 | Chỉ xem của tác giả
Khoảng hơn 4000 năm trước: Có văn hóa hậu kỳ đá mới

Văn hóa hậu kỳ đá mới tại Ba Xã và hang Mai Pha (Lạng Sơn), Mả Đống (Ba Vì, Hà Tây), gò Con Lợn (Quang Húc, Tam Nông, Phú Thọ), Bái Tử Long (Quảng Ninh), Thạch Lạc (Hà Tĩnh), Bàu Tró (Quảng Bình), các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ.


Văn hóa hậu kỳ đá mới tại Ba Xã và hang Mai Pha (Lạng Sơn), Mả Đống (Ba Vì, Hà Tây), gò Con Lợn (Quang Húc, Tam Nông, Phú Thọ), Bái Tử Long (Quảng Ninh), Thạch Lạc (Hà Tĩnh), Bàu Tró (Quảng Bình), các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ.

Nhìn chung, vào cuối thời đại đá mới, trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước, bao gồm cả vùng rừng núi, trung du, đồng bằng châu thổ, duyên hải và hài đảo đã tụ cư nhiều bộ lạc có kỹ thuật làm đồ đá và đồ gốm gần tương tự nhau. Nhiều bộ lạc đã lấy nông nghiệp lúa nước làm hoạt động kinh tế chủ yếu. Họ đã bắt đầu định cư trong các xóm làng.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 9.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=596&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

115#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 09:01:47 | Chỉ xem của tác giả
Khoảng 4000 năm trước: Có văn hóa Phùng Nguyên, đồ đồng xuất hiện

Văn hóa Phùng Nguyên. Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực sông Hồng đã đạt đến trình độ cao trong kỹ thuật chế tác đồ đá và biết đến nguyên liệu đồng thau.


Văn hóa Phùng Nguyên. Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực sông Hồng đã đạt đến trình độ cao trong kỹ thuật chế tác đồ đá và biết đến nguyên liệu đồng thau. Các di tích thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội và Hải Phòng.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 9.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=597&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

116#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 09:13:20 | Chỉ xem của tác giả
Khoảng 3500 năm trước: chế tạo đồ trang sức

Người nguyên thủy đã để lại các "công xưởng" chế tạo đồ trang sức tại Tràng Kênh, Thủy Nguyên, Hải Phòng, ở Bãi Tự (Bắc Ninh), ở Dậu Dương, Hồng Đà (Phú Thọ).


Người nguyên thủy đã để lại các "công xưởng" chế tạo đồ trang sức tại Tràng Kênh, Thủy Nguyên, Hải Phòng, ở Bãi Tự (Bắc Ninh), ở Dậu Dương, Hồng Đà (Phú Thọ). Đây là những cơ sở sản xuất có kỹ thuật cao, có sự phân công lao động và trao đổi nguyên thủy ở vào giai đoạn chuyển tiếp từ Hậu kỳ thời đại đồ đá mới sang Sơ kỳ thời đại đồng thau.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 9.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=598&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

117#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 12:18:39 | Chỉ xem của tác giả
Khoảng 3070 năm trước: Có văn hóa Đồng Đậu, thuộc Trung kỳ thời đại đồng thau

Có văn hóa Đồng Đậu (thuộc xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc) thuộc Trung kỳ thời đại đồng thau ở vào nửa sau thiên niên kỷ thứ IV tr.CN.


Có văn hóa Đồng Đậu (thuộc xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc) thuộc Trung kỳ thời đại đồng thau ở vào nửa sau thiên niên kỷ thứ IV tr.CN. Đây là giai đoạn kế tiếp sự phát triển cao hơn so với giai đoạn trước. Nếu như ở Phùng Nguyên, con người mới biết đến kỹ thuật luyện kim thì ở Đồng Đậu kỹ thuật luyện kim đã thực sự phát triển. Trong các di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu, hiện vật bằng đồng thau chiếm khoảng 20% số công cụ và vũ khí mới nhiều loại hình phong phú như rìu, mũi lao, mũi tên, lưỡi câu, giũa… Người ta đã để lại dấu vết của các làng nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi, săn bắt, làm đồ gốm và các nghề thủ công khác. Địa bàn phân bố của văn hóa Đồng Đậu đã được phát hiện tại Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội…

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 10.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=599&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

118#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 12:22:30 | Chỉ xem của tác giả
Khoảng 3045 năm trước: Có văn hóa Gò Mun, thuộc Hậu kỳ thời đại đồng thau

Có văn hóa Gò Mun (mang tên di chỉ phát hiện đầu tiên vào năm 1961 ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), thuộc Hậu kỳ thời đại đồng thau.


Có văn hóa Gò Mun (mang tên di chỉ phát hiện đầu tiên vào năm 1961 ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), thuộc Hậu kỳ thời đại đồng thau. Đặc điểm của giai đoạn này là đồ đồng phát triển mạnh và chiếm ưu thế so với đồ đá (hiện vật đồng thau chiếm trên 50% tổng số công cụ và vũ khí phát hiện được). Về loại hình, đã có mũi tên, lưỡi câu, mũi nhọn, giũa, giáo… và đáng lưu ý là sự xuất hiện rìu lưỡi xéo, lưỡi liềm. Đồng thau cũng được dùng để chế tạo đồ trang sức như vòng tay bằng đồng.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thuỷ đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 10.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=600&Itemid=33
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

119#
Đăng lúc 8-8-2013 00:05:23 | Chỉ xem của tác giả
An Dương Vương


An Dương Vương trong tâm thức nhân dân ta
Dương Trung Quốc


"Chết thì bỏ con bỏ cháu
Sống thì không bỏ mồng Sáu tháng Giêng"

Câu ca với những lời lẽ quả quyết nhưng lại rất mộc mạc, hồn nhiên ấy là nói về tình cảm thiết tha với ngày Hội làng của dân xã Cổ Loa và 7 xã xung quanh, thuộc huyện Đông Anh, ngoại ô Hà nội. Tâm điểm của lễ hội là tòa Thành ốc (Cổ Loa) và tâm linh của lễ hội hướng về An Vương Vương. Đó là những di tích và nhân vật gắn liền với một thời đoạn lịch sử vẫn còn chất đầy huyền thoại tiếp nối thời đại các vua Hùng cũng vần vũ những đám mây ngũ sắc của những huyền thoại.

Nếu thời đại các vua Hùng còn định vị đuowjc bởi địa danh Phong Châu mà các thế hệ sau tôn phong là Đất Tổ và xây dựng ngôi Đền thờ Tổ thì tên tuổi của An Dương Vương còn lại một chứng tích vật chất đầy sức thuyết phục, cũng là chứng tích vật chất về một cái mốc đầu tiên ghi nhận Hà Nội hôm nay bao gồm cả vùng đất từng là kinh đô trước khi  Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long hơn một thiên niên kỷ.

Về An Dương Vương, "Từ điển bách khoa Việt Nam" viết một cách ngắn gọn: "tên thật là Thục Phán, người sáng lập và là vua nước Âu Lạc. Có giả thiết cho là thủ lĩnh người Tây Âu ở vùng núi phía Bắc đã từng xung đột với vua Hùng và cũng là người chống Tần thắng lợi (214 - 208 trước CN), nối ngôi vua Hùng, hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Tục truyền An Dương Vương được rùa thần giúp đỡ cho móng làm lẫy nỏ rất hiệu nghiệm, nên đã đánh bại nhiều lần xâm lược của Triệu Đà. Sau đó Triệu Đà dùng mưu (cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu) lấy cắp lẫy nỏ thần rồi mới đem quân sang đánh (179 trước CN) An Dương Vương thua chạy đến Nghệ An, nhảy xuống biển tự tử"

Lời giảng nghĩa ngắn ngủi ấy cố gắng khẳng định một nhân vật có thật và một thời đại có thật trong lịch sử dân tộc ta là cái gạch nối giữa thời đại các vua Hùng với những thời đại sau đó trong dòng mạch liên tục của một quốc gia tự chủ và đã tạo dựng  được một nền văn minh có bản sắc riêng biệt bên cạnh một nền văn minh lớn cũng là một mối thử thách thường trực và khủng khiếp từ phương Bắc tràn xuống. Nhưng trong lời giảng nghĩa ấy vẫn phải nhắc đến những từ "giả thiết",  "tục truyền"...

Bởi lẽ, từ nhiều thế kỷ trước trong các cuốn sách như "Viện điện u linh"; "Lĩnh Nam chích quái", "đại Việt sử ký toàn thư" hay các tác phẩm của Nguyễn Trãi (Dư địa chí). Phan Huy Chú (lịch triều hiến chương loại chí) đều nhắc tới An Dương Vương họ Thục tên Phán là con của vua Thục (đất Tứ Xuyên - Trung Quốc ngày nay) vì xung khắc của tổ phụ với Hùng Vương của nước Văn Lang mà mang quân đánh chiếm, lập nước Âu Lạc, xưng vương và xây thành Cổ Loa. Nhưng rồi cuối thế kỷ XIX, một số sử thần lại cho rằng Âu Lạc và người đứng đầu Thục Vương không dính dáng gì đến nước Ba Thục mà chỉ là một thế lực ở lân cận "gắn liền với nước Văn Lang". Sang đầu thế kỷ XX, có học giả còn cực đoan hơn khi cho rằng" nước Nam không có An Dương Vương nhà thục" (Nguyễn Văn Tố" còn một số sử gia người Pháp lại khẳng định "Trước nhà hán không có lịch sử An Nam"...

Nhưng trong tâm thức của nhiều người Việt Nam nhất là của dân "bát xã hộ nhi" (tám làng thờ cúng và tham gia tế lễ trong ngày hội ở Chùa Thượng) thì An Dương Vương chính là Vua Chủ ăn sâu vào

(Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 4/2001)

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=398&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

120#
Đăng lúc 8-8-2013 00:07:42 | Chỉ xem của tác giả
An Tiêm


Nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương dựng nước. Theo dã sử và truyền miệng, ông họ Mai, tên An Tiêm được vua Hùng Vương thứ XVII yêu mến và gả con gái cho, vợ chồng sống trong an vui. Ông thường tâm sự với vợ: “Giàu sang này đều là do tiền kiếp”.

Câu nói trên lọt vào tai bọn nịnh thần, chúng tâu lên khiến vua Hùng Vương giận, đày ông và gia đình ra ngoài hải đảo sống với nghề trồng dưa, mà dưa rất ngon. Cuộc sống rất chật vật, nhưng không vì vậy mà ông than oán bất cứ ai kể cả nhà vua. Một thời gian sau, dưa ông được đem về đất liền. Có người đem dâng lên nhà vua, nhà vua ăn thử dưa do An Tiêm trồng và tiến cống, thấy quả thật như lời truyền trong dân gian. Từ đó vua Hùng Vương ân xá cho vợ chồng, con cái An Tiêm; cho gia đình ông trở về đất liền và phục chức cũ.

Cuộc đời ông và sự nghiệp trồng dưa của An Tiêm được nhà Văn Nguyễn Trọng Thuật hư cấu nên tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc có tên Quả dưa đỏ. Tác phẩm được giải văn học của Hội khai trí tiến đức năm 1925 ở Hà Nội.

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=399&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách